SKKN Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cuộc sống

SKKN Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cuộc sống

Vật lý là môn khoa học mà khi học tốt môn này sẽ giúp các em có sự tư duy tốt hơn để học tập các môn khác, là cơ sở để các em có hứng thú trong học tập.

Khác với các môn khác, Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm. Gắn liền với đời sống con người. Mục đích của việc dạy – học Vật lý không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học viên những kiến thức, kỹ năng vật lý mà loài người tích lũy được, mà còn phải quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học viên năng lực suy nghĩ độc lập, không dập khuôn, năng lực sáng tạo, năng lực hành động thực tiễn để tạo ra những kiến thức mới.

Môn Vật lý có vai trò rất quan trọng, là môn nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống và có rất nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày, giúp học viên làm quen với các kiến thức mới, góp phần vào việc nâng cao hiểu biết của học viên về các hiện tượng, sự việc xảy ra trong thực tế cuộc sống và cung cấp những kiến thức cơ bản giúp các em hiểu được bản chất của các hiện tượng, sự việc một các khoa học, linh hoạt và giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống như: hiện tượng cầu vồng trong tự nhiên; việc tra được cái búa vào cán búa; việc giũ quần áo cho sạch bụi.

Song hiện nay, việc giảng dạy bộ môn Vật lý trong các Trung tâm GDNN-GDTX vẫn còn xu hướng tách rời lý thuyết với thực tiễn. Học viên không có thói quen vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết các hiện tượng, sự việc gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Đối với đa số học viên hiện nay, quá trình học Vật lý chỉ diễn ra trên lớp, chưa biết các vận dụng các kiến thức Vật lý đã học vào thực tế cuộc sống.

 

doc 15 trang thuychi01 40894
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRUNG TÂM GDNN-GDTX NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ 
VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
Người thực hiện: Vi Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật Lý
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1
I. Lý do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu
1
IV. Phương pháp nghiên cứu
1
B. NỘI DUNG
2
I. Cơ sở lý luận của SKKN
2
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2
III. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
3
1. Đàm thoại và giải thích
3
2. Đưa bài tập định tính và câu hỏi có nội dung thực tế vào tiết dạy Vật lý
9
3. Tham khảo SGK, sách giáo viên, sách bài tập các khối 10, 11, 12 
10
4. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học viên sau mỗi giờ dạy để rút kinh nghiệm
10
IV. Hiệu quả của SKKN
10
C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
11
I. Kết luận
11
II. Kiến nghị
11
Tài liệu tham khảo
13
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Vật lý là môn khoa học mà khi học tốt môn này sẽ giúp các em có sự tư duy tốt hơn để học tập các môn khác, là cơ sở để các em có hứng thú trong học tập.
Khác với các môn khác, Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm. Gắn liền với đời sống con người. Mục đích của việc dạy – học Vật lý không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học viên những kiến thức, kỹ năng vật lý mà loài người tích lũy được, mà còn phải quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học viên năng lực suy nghĩ độc lập, không dập khuôn, năng lực sáng tạo, năng lực hành động thực tiễn để tạo ra những kiến thức mới.
Môn Vật lý có vai trò rất quan trọng, là môn nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống và có rất nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày, giúp học viên làm quen với các kiến thức mới, góp phần vào việc nâng cao hiểu biết của học viên về các hiện tượng, sự việc xảy ra trong thực tế cuộc sống và cung cấp những kiến thức cơ bản giúp các em hiểu được bản chất của các hiện tượng, sự việc một các khoa học, linh hoạt và giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống như: hiện tượng cầu vồng trong tự nhiên; việc tra được cái búa vào cán búa; việc giũ quần áo cho sạch bụi...
Song hiện nay, việc giảng dạy bộ môn Vật lý trong các Trung tâm GDNN-GDTX vẫn còn xu hướng tách rời lý thuyết với thực tiễn. Học viên không có thói quen vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết các hiện tượng, sự việc gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Đối với đa số học viên hiện nay, quá trình học Vật lý chỉ diễn ra trên lớp, chưa biết các vận dụng các kiến thức Vật lý đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Mục đích nghiên cứu
- Tạo thói quen vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống thường ngày
- Kích thích hứng thú học tập môn Vật lý cho học viên nhằm phát hiện, đề xuất và thử nghiệm một số biện phát để nâng cao sự ham học hỏi của học viên đối với các hiện tượng, sự việc vật lý.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn cuộc sống của học viên lớp 10C1 -> 12C1 Trung tâm GDNN-GDTX Như Thanh.
- Khách thể nghiên cứu: Học viên Trung tâm GDNN-GDTX Như Thanh
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp đàm thoại
2. Đưa bài tập định tính và câu hỏi có nội dung thực tiễn vào tiết dạy Vật lý
3. Tham khảo SGK, sách giáo viên, sách bài tập các khối 10, 11, 12
4. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học sinh sau mỗi giờ dạy để rút kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG
	I. Cơ sở lý luận của SKKN:
Trên tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay, việc dạy học môn Vật lý nói riêng và các môn học khác nói chung đã đổi mới theo phương pháp dạy học tích cực. Song trong thực tế cách dạy học truyền thống vẫn ăn sâu vào tiềm thức của mỗi giáo viên, do tính bảo thủ hoặc kém khả năng thích ứng. Để khắc phục cách truyền thụ một triều, phát huy tính tích cực, sáng tạo, kích thích tính tự học, tự nghiên cứu của học viên thì nhất thiết phải kết hợp lý thuyết với thực điễn đời sống.
Kiến thức giảng dạy ở nhà trường nếu không được lồng ghép, tích hợp, liên hệ cụ thể bằng thực tế phong phú, sống động của đời sống muôn màu, muôn vể, không vận dụng vào đời sống thì chỉ là lý thuyết, là vấn đề của sách vở mà thôi. Với thực tiễn đất nước ta thì sản phẩm giáo dục phải là những con người năng động, có tri thức tiên tiến, phải biết tạo ra những giá trị mới để giải quyết những vấn đề nhiều mặt trong đời sống xã hội và kinh tế của địa phương mình. Để trò sáng tạo thì người thầy phải biết sáng tạo trước, phải hướng việc tạo điều kiện cho ta tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc cho học viên tập dượt giải quyết một số vấn đề vật lý trong thực tiễn đời sống.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Dạy học là một nghệ thuật, nó không chỉ đơn thuần là việc cung cấp kiến thức cho học viên, truyền cho các em những gì mình biết mà còn là cả một quá trình nghiên cứu, sáng tạo để có được những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất giúp học viên tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức, rè luyện và nâng cao khả năng vận dụng tri thức vào cuộc sống.
Học viên trên địa bàn gồm học viên người kinh và người dân tộc thiểu số, đa số các em là con em nông dân. Trình độ, khả năng tiếp thu rất kém (vì đầu vào gần như là số 0). Bên cạnh đó học viên ít học bài, làm bài tập ở nhà, dành nhiều thời gian cho việc giải trí: game, phim, cùng nhau tụ tập... Mặt khác, các em hầu như không tham gia xây dựng bài nên khả năm trình bày ý kiến của mọi người bằng ngôn ngữ vật lý là khó khăn dẫn đến các em không theo kịp, dễ chán. Ngoài ra các em không học bài cũ dẫn đến kiến thức chồng chéo lẫn nhau nên mất căn bản cũng là nguyên nhân học viên không tập trung trong tiết học.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế: chưa có phòng học bộ môn, dụng cụ thí nghiệm tính chính xác không cao... không có khuôn viên để tổ chức các buổi học ngoại khóa...
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn liền một cách chặt chẽ với thực tế cuộc sống con người, những hiện tượng vật lý trong cuộc sống luôn đặt ra cho ta nhiều câu hỏi cần giải thích. Khi đã giải thích được ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác có liên quan. Mà trong thực tế, tại Trung tâm GDNN-GDTX Như Thanh, học viên xem quá trình học tập Vật lý là một quá trình ghi nhớ, do đó học viên không rèn luyện được ý thức và thói quen vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, đề tài này giúp các em hiểu kiến thwucs đã học, từ đó vận dụng tốt hiệu quả trong cuộc sống.
III. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
1. Đàm thoại và giải thích
1.1. Vật lý lớp 10:
Ví dụ 1: Bài 10 - Ba định luật Newton 
	 - ÁP dụng định luật I Newton - Quán tính
Em hãy giải thích vì sao:
a. Khi nhổ cỏ không nên bứt đột ngột?
b. Trước khi mắc áo ta lại có động tác giũ áo?
c. Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập chân lại?
Trả lời:
a. Nếu bứt đột ngột, do quán tính phần rễ có xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên khiến cây cỏ dễ bị đứt ngang.
b. Giũ áo với mục đích làm cho áo sạch bụi. Khi ta giũ áo, cả tay và áo đều chuyển động với cùng một vận tốc khác 0. Tay đột ngột dừng lại, áo dừng theo. Nhưng những hạt bụi bám trên áo do muốn bảo toàn vận tốc khác không ban đầu nên tiếp tục chuyển động và văng ra khỏi áo (Trường hợp tượng tự là vẩy bút khi bút bị tắc mực).
c. Khi nhảy từ trên cao xuống, toàn bộ cơ thể đều chuyển động với vận tốc khác 0, khi chân chạm đất vật tốc bằng 0, do đó nửa cơ thể trên có xu hướng giữ nguyên vận tốc do đó chân phải gập lại để từ từ giảm vận tốc cho phần thân trên, tránh dồn trọng lực vào 2 chân dễ bị gãy.
Ví dụ 2: Bài 36 – Sự nở vì nhiệt của vật rắn 
a. Khi đi khám răng, bác sĩ thường hay khuyên chúng ta không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Vì sao?
Trả lời: Vì chúng ta ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh thì răng chúng ta sẽ bị nở ra hoặc co lại đột ngột về nhiệt dẫn đến hỏng men răng.
b. Hãy giải thích vì sao giữa 2 đầu thanh ray của đường sắt lại phải có 1 khe hở?
Trả lời: Dưới tác dụng của nhiệt độ (trời nắng, ma sát giữa bánh tàu và thanh ray) thì thanh ray sẽ bị nở dài. Khi bị nở dài khe hở sẽ giúp thanh ray vừa vặn tiếp xúc với nhau, để đảm bảo đường tàu vẫn thẳng tránh gây tai nạn cho tàu.
c. Khi nào con đường sắt tháng Mười dài hơn, về mùa hè hay mùa đông?
- Đối với câu hỏi: “Đường sắt tháng Mười dài bao nhiêu?” có người trả lời: “Dài trung bình 640Km, về mùa hè thì dài hơn về mùa đông 300m”
Câu trả lời lạ tai ấy không phải vô lý như bạn nghĩ đâu. Nếu gọi chiều dài của đường sắt là chiều dài của những thanh ray liên tiếp thì quả thật mùa hè nó dài hơn mùa đông. Ta nhớ rằng khi nóng lên thì đường ray dài ra 1/100.000 chiều dài của nó khi nhiệt độ tăng lên 10C. Làm phép tính ta thấy: Vào những ngày hè nóng bức, nhiệt độ đường tay có thể đạt tới 30-400C hoặc cao hơn. Về mùa đông đường ray lạnh tới -250C hoặc thấp hơn. Nếu tạm xem nhiệt độ chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông là 550C thì nhân chiều dài tổng cộng 640Km với 0,000001 rồi nhân với 55 thì ta thấy con đường dài ra thêm Km. Vì vậy khi làm xong đường ray, tại nơi tiếp giáp của các thanh ray chúng ta phải để chừa một khoảng trống để cho đường ray có thể dài ra tự do khi nóng lên. [3]
Ví dụ 3: Bài 38 – Sự chuyển thể của các chất 
a. Không có tủ lạnh và cũng không có đá, làm thế nào để có được một cốc nước chanh mát để uống vào mùa hè? (Không được thả xuống giếng nước)
Trả lời:
- Pha nước chanh đổ vào 1 mình đựng bằng kim loại.
- Treo bình đó vào chỗ càng nhiều gió càng tốt.
- Lấy 1 khăn ướt phủ lên bình.
- Luôn tưới nước lên khăn khi khăn khô.
- Sau một thời gian, nước chanh trong bình đã được làm lạnh. Vì gió càng nhiều tốc độ bay hơi càng nhanh, khi bay hơi nhiệt độ của khăn giảm. Vì bình bằng kim loại dẫn nhiệt tốt, nên nhiệt trong nước chanh sẽ truyền cho khăn làm cho nước chanh lạnh dần.
Ví dụ 4: Bài 35 – Biến dạng cơ của vật rắn
Giới thiệu (có minh họa) các kiểu biến dạng của vật rắn.
Dây cáp của cần cẩu đang chuyển động; dây xích của xe đạp hoặc xe máy đang chạy... là những vật rắn bị biến dạng kéo do phải chịu các lực kéo. Những lục này có tác dụng kéo dài và giảm tiết diện ngang của vật rắn.
Trụ và móng cầu; cột đường và móng nhà.... là những vật rắn bị biến dạng nén do phải chịu các lực nén. Những lực này có tác dụng nén ép, có thể làm giảm độ dài và tăng tiết diện của vật rắn.
Sợi dây thép bị cắt bằng kìm, tấm thép bị cắt, các đinh tán ghép 2 thanh giằng thân cầu... là những biến dạng cắt, do phải nhịu những lực cắt. Những lực này có tác dụng là cho các lớp tiếp giáp bên trong vật rắn trượt trên nhau.
Ví dụ 5: Bài 37 – Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.
a. Tại sao có thể dùng ô để che mưa?
Trả lời: Do tác dụng của lực căng bề mặt nên nước mưa không thể lọt qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô, dù cũng như trên mui bạt ô tô tải.
Ngược lại, khi giặt quần áo ta phải hòa tan xà phòng vào nước để làm giảm đáng kể lực căng bề mặt của nước, để nước xà phòng dễ thấm vào các sợi vài khi giặt để làm sạch các sợi vài.
b. Tại sao cây có thể chuyển được nước từ dưới đất lên để nuôi cây?
Trả lời: 
Do hiện tượng mao dẫn, nước có thể dâng lên từ đất qua hệ thống các ống mao dẫn trong bộ rễ và trong thân cây để nuôi cây tươi tốt.
Tương tự, dầu hỏa có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn lên đến ngọn bấc để cháy. [2]
Ví dụ 6: Bài 32 – Nội năng và sự biến đổi nội năng. 
 Bức xạ nhiệt và vấn đề hiệu ứng nhà kính
Hằng ngày Mặt trời truyền xuống Trái Đất qua hình thức bức xạ nhiệt một lượng năng lượng khổng lồ, bằng 20.000 lần tổng năng lượng mà con người tiêu thụ. Nhờ có bầu khí quyển, Trái Đất không hấp thụ toàn bộ lượng bức xạ này của Mặt Trời mà phản xạ trở lại khoảng một phần ba. Cũng nhờ có bầu khí quyển mà một phần bức xạ nhiệt do Trái Đất phát ra được phản xạ trở lại Trái Đất. Do đó, bầu khí quyển có tác dụng như một “nhà kính” bảo vệ Trái Đất, giữ cho Trái Đất có nhiệt độ ổn định, thích hợp với sự sống của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Do đó nếu làm tăng lượng khí CO2 trong khí quyển sẽ làm tăng “hiệu ứng nhà kính” làm cho bức xạ nhiệt của Trái Đất thoát ra khỏi khí quyển giảm đi, còn lượng bức xạ nhiệt của Trái Đất bị phản xạ trở lại tăng lên. Kết quả là khí quyển và Trái Đất không ngừng nóng lên sẽ đe dọa sự sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. [2]
1.2. Vật lý lớp 11
Ví dụ 1: 	 Bài 19: Từ Trường
 	Ứng dụng của nam châm
Nhờ đâu mà cánh cửa tủ lạnh không có khóa, then cài, mà đóng vẫn chặt.
Trả lời: 
Người ta đặt một nam châm ngầm trong thành bên của tủ và một miếng sắt ngầm trong cánh cửa, gần mép cửa, nam châm hút miếng sắt làm cho cánh cửa tủ ép chặt vào thành tủ.
Ngoài ra người ta còn ứng dụng nam châm để làm ra la bàn. Bộ phận chính của la bàn là 1 kim nam châm có thể quay tự do xung quanh một trục cố định đi qua trọng tâm của nó. Đặt la bàn tại 1 vị trí xác định, xa các nam châm khác và các dòng điện, kim nam châm của la bàn luôn luôn nằm theo hướng xác định không đổi gần trùng với phương Nam – Bắc. Xê dịch la bàn sang những vị trí khác ( không quá xa vị trí cũ) ta thấy hướng của kim nam châm vẫn không đổi. Đó là do kim nam châm luôn chịu tác dụng của từ trường Trái Đất (Cho học viên thực hành với la bàn).
Ví dụ 2: 	Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân
Để tăng vẻ đẹp và chống gỉ cho các đồ dùng thường ngày người ta làm thế nào?
Trả lời:
Để tăng vẻ đẹp và chống gỉ cho các đồ dùng thường ngày, người ta thường mạ lên chúng 1 lớp kim loại trơ. Công nghệ mạ thường dùng là công nghệ điện phân. Bể điện phân lúc này gọi là bể mạ có Anot là 1 tấm kim loại để mạ, catot là vật cần mạ. Chất điện phân thường là dung dịch muối kim loại để mạ ( nếu mạ niken ta dùng NiSO4 tan trong nước, nếu mạ bạc thì ta dùng muối AgNO3). [4]
Ví dụ 3: 	Bài 26: Khúc xạ
Khi đi bơi hoặc xuống ao, hồ, sông ngòi, bể bơi cần chú ý điều gì? 
Trả lời:
Chú ý khi đi bơi: Những người không biết bơi hoặc đang tập bơi thường hay quên định luật khúc xạ ánh sáng nên có thể gặp hậu quả đáng tiếc. Bởi vì, tất cả các vật chìm trong nước khi chúng ta nhìn từ trên bờ xuống cũng thấy chúng dâng lên cao hơn vị trí thực của chúng. Đáy hồ, ao, sông, bể bơi, các vật chìm dưới đáy bể chứa nước khi nhìn vào sẽ thấy hình như được nâng lên do đó làm cho độ sâu của nước giảm đi khoảng 1/3 độ sâu thực của nó do hiện tượng khúc xạ ánh sáng gây ra. Sự nhầm lẫn về độ sâu của nước có thể gây ra nguy hiểm cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Ví dụ 4: Mặt trời mọc lúc nào?
	Giả sử bạn nhìn thấy mặt trời mọc lúc 5 giờ sáng. Nhưng chúng ta biết, ánh sáng không phải truyền ngay tức khắc; phải cần một thời gian để tia sáng kịp đi từ nguồn sáng đến mắt người quan sát. Do đó ta có thể đặt câu hỏi: Nếu ánh sáng truyền đi ngay tức khắc thì chúng ta sẽ nhìn thấy mặt trời mọc vào lúc nào?
	Ánh sáng đi từ mặt trời đến trái đất mất 8 phút. Vậy nếu ánh sáng truyền ngay tức khắc thì phải chăng chúng ta sẽ nhìn thấy mặt trời mọc sớm hơn 8 phút, tức là 4 giờ 52 phút. Tôi lại kết luận rằng câu trả lời này hoàn toàn không đúng. Nguyên do vì mặt trời “mọc” thực ra chỉ có nghĩa là trái đất chúng ta quay những điểm mới trên bề mặt của nó tới vùng được chiếu sáng sẵn. Cho nên, mặc dù ánh sáng có truyền ngay tức khắc đi nữa thì bạn cũng vẫn nhìn thấy mặt trời mọc vào cùng một lúc như trường hợp ánh sáng truyền đi phải mất một số thời gian tức là vẫn nhìn thấy vào đúng 5 giờ sáng. Nhưng nếu quan sát bằng kính thiên văn, sự xuất hiện của “một tia lửa” ở đĩa mặt trời thì lại là một chuyện khác; nếu ánh sáng truyền ngay tức khắc thì bạn sẽ nhìn thấy tia lửa xuất hiện trước 8 phút. [3]
Ví dụ 5: 	Bài 29: Thấu kính mỏng
Tại sao người ta khuyên không tưới cây lúc trời đang nắng?
Trả lời: 
Khi tưới cây, mỗi giọt nước đọng trên lá cây có tác dụng như 1 thấu kính hội tụ. Ánh sáng mặt trời có tác dụng nhiệt, nhiệt này tập trung tại tiêu điểm của thấu kính làm cho lá cây bị héo.
Ví dụ 6: 	Những sai lầm về thị giác
Cái nào lớn hơn
	Trên hình vẽ a, hình e líp nào lớn hơn: Hình dưới hay hình trong bên trên?
	Hình a
Bạn rất khó tránh khỏi ý nghĩ cho rằng hình dưới lớn hơn. Kì thực 2 hình đó bằng nhau và chỉ vì hình ở ngoài, phía trên còn có một hình ê líp nữa bao quanh tạo thành ảo thị cho rằng hình ê líp phía trên nhỏ hơn phía dưới một chút. Thêm nữa, cả hình vẽ ấy, qua con mắt của chúng ta, thì không phải là một hình phẳng, mà là một hình khối có đạng như một cái gầu múc nước (Đối với chúng ta, những đường ê líp vô hình chung đã biến thành những vòng tròn nhìn theo phối cảnh và 2 đường thẳng 2 bên là 2 thành gầu), tất cả những cái đó đều là tăng thêm ảo giác của chúng ta.
m
a
 . .
 .
n
 b
 .
 	 Hình b
	Trên hình b, khoảng cách giữa 2 điểm a và b hình như lớn hơn khoảng cách giữa 2 điểm m và n. Sự có mặt của đường thẳng thứ 3 kẻ từ cùng 1 đỉnh đã làm tăng thêm ảo thị [5]
1.3. Vật lý lớp 12
Ví dụ 1: 	Bài 11: Đặc trưng sinh lý âm 
 	Độ to của âm
Dân gian có câu “thùng rỗng kêu to”. Điều này có đúng về mặt kiến thức vật lý không? Hãy cho biết ý kiến của em.
Trả lời:
Câu nói “Thùng rỗng kêu to” trong dân gian dùng để châm biếm những người làm việc không ra gì, nhưng nói thành tích thì rất giỏi. Tuy nhiên, câu nói trên về mặt kiến thức vật lý lại rất đúng. Khi gõ vào chiếc thùng rỗng bên trong, phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm to và vang xa. Ngược lại, với chiếc thùng đặc khi ta gõ phần võ thùng không thể dao động mạnh nên âm tạo ra nhỏ hơn và không thể vang xa.
Điều này lý giải vì sao khi làm trống người ta lại phải để rỗng bên trong và mặt trống phải được căng thật căng.
Ví dụ 2: 	Ứng dụng của sóng siêu âm.
Ứng dụng nổi tiếng nhất của siêu âm là phép ghi hình ảnh bằng siêu âm. Một đầu dò siêu âm phóng vào cơ thể người bên chùm siêu âm song song ( tần số từ 1 – 5 MHz) rất ngắn (cỡ vài ms) rồi ghi các thời gian đi về của xung, kết hợp với 1 máy vi tính, mỗi xung phản xạ cho ta 1 ảnh của 1 điểm trên vật đã phản xa. Máy phát chừng 1000xung/giây và được di chuyển đều đặn để cho hình ảnh của toàn bộ vật mà ta cần quan sát trên màn hình của máy vi tính. Kỹ thuật này đã được áp dụng phổ biến trong các bện viện để quan sát các cơ quan nội tạng như gan, tuyến giáp, dạ dày, tuyến tiền liệt, thai nhi.
Ngoài ra trong y học còn dùng sóng siêu âm có tần số cao để phá vỡ các viên sỏi trong thận ( kỹ thuật tán sỏi), các cục máu đông mà không cần phẫu thuật.
Trong công nghiệp, máy đầm dùng siêu âm được dùng khá phổ biến để đầm bê tông, đầm đá rải đường. [1]
Ví dụ 3: 	Bài 27: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại
a. Tại sao ngồi gần lò than, bếp cùi, bóng đèn điện em cảm thấy nóng (mùa hè), ấm (mùa đông)?
Trả lời:
Trong ngọn lửa than, lò sưởi, bóng đèn điện có một loại bức xạ nhiệt không nhìn thấy được gọi là tia hồng ngoại. Chính bức xạ này có tác dụng nhiệt lên da chúng ta. Trong công nghiệp người ta dùng tia hồng ngoại để sấy khô các vật liệu sơn: Vỏ xe máy, ô tô... [1]
b. Tại sao mùa hè chúng ta lại tắm ra nhiều “ghét” hơn mùa đông?
Mùa hè thời gian nắng trong ngày dài hơn mùa đông. Da con người tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chịu tác dụng của tia tử ngoại, làm cho tế bào da chết này bong ra ta gọi là “ghét”. Còn mùa đông thì ít hơn vì tế bào da bị chết cũng ít hơn do ta ít phải tiếp xíc với ánh nắng mặt trời hơn.
Ví dụ 4: 	Bài 24: Tán sắc ánh sáng
Ứng dụng hiện tượng tán sắc ánh sáng để giải thích hiện tượng cầu vồng bảy sắc.
Mùa hè, sau cơn mưa rào nhẹ, vào lúc sáng hoặc buổi chiều nắng, đứng quay lưng về phía mặt trời và nhìn lên bầu trời, đôi khi ta thấy một dải sáng hẹp hình vòng cung có 7 màu nổi bật như vẽ trên nền trời.
Đó là do ánh sáng mặt trời bị tán sắc trong các hạt mưa (lăng kính) sinh ra. Vì vật tán sắc là một khối cầu nên hiện tượng phức tạp hơn so với lăng kính.
Ví dụ 5: 	Bài 28: Tia X
Nếu không may bị ngã và nghi ngờ mình bị gãy tay (chân), chúng ta sẽ làm gì trước tiên?
Trả lời:
Trước tiên đến bệnh viên chúng ta sẽ được chỉ định đi chụp X-quang. Đây là một ứng dụng của tia X, vì tia X làm đen kính ảnh nên trong y tế người ta dùng nó để chụp điện thay cho quan sát trực tiếp bằng mắt.
Ngoài ra tia X còn có tính chất phát quang một số chất. Vì vậy, nó còn được dùng trong y học để chiếu điện. Trong công nghiệp người ta dùng tính chất này của tia X để tìm khuyết tật trong sản phẩm đúc bằng kim

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_vat_ly_vao_thuc_tien_cuoc_song.doc