SKKN Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Lịch Sử thế giới 12 THPT nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Lịch sử là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với quá khứ, hiện tại, tương lai và xã hội xung quanh. Đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước bài giảng môn Lịch sử không chỉ là một bài học về kiến thức cơ bản về rèn luyện kỹ năng, về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài học về đời sống. Mỗi bài giảng Lịch sử cần chứa đựng một thực tế nhất định của đời sống. Để giúp học sinh ( HS) khắc sâu kiến thức, phát huy tính chủ động tích cực tư duy của từng em, phải lồng vào mỗi bài học “chất nóng” của thực tế sinh động và từ đó giúp học sinh hiểu ra chân lý cuộc sống.
Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên quan đến nội dụng bài giảng và liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu cần thiết đối với môn Lịch sử ở trường THPT. Trong đời sống xã hội hiện nay, mỗi ngày có nhiều thay đổi, nếu chỉ tổ chức học tập cho các em theo các nội dung, các số liệu sách giáo khoa thì chưa thể cập nhật hết các thông tin, tính thời sự của vấn đề cần tiếp thu.
Qua thực tế nhiều năm đi dạy tôi nhận thấy: việc tự tìm hiểu kiến thức của các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là đối với một trường đóng ở địa bàn kinh tế khó khăn như trường THPT 4Thọ Xuân chúng tôi. Phần lớn các em đang còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới ngoài sách giáo khoa. Cho nên từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên
(GV) vừa khắc sâu kiến thức cho HS vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt.
Qua việc gắn kết thực tế HS hiểu được quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một nước từ trong quá khứ, hiện tại, tương lai, những thuận lợi cần phát huy, những khó khăn cần khắc phục. Việc liên hệ thực tế, vận dụng những kiến thức mới, đang xảy ra sẽ giúp HS có cái nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về những diễn biến của các hiện tượng, vấn đề mới trong xã hội ngày nay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử 12, tăng cường hiểu biết của HS về những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế ngoài sách giáo khoa tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Lịch Sử thế giới 12 THPT nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh”
MỤC LỤC 1. Mở đầu....................................................................................................trang 2 1.1.Lí do chọn đề tài..............................................................................................2 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................4 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...................... 4 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện............................................................... 6 2. 3.1 Một số biện pháp vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử thế giới lớp 12 THPT......................................................................6 2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện ................................................................9 a. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong lời giới thiệu bài giảng..........9 b. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong quá trình dạy học bài mới.......................................................................................................................12 c. Vận dụng liên hệ các kiến thức thực tiễn sau khi kết thúc bài học..................17 d. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn thông qua các bài tập về nhà.......17 e. Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong kiểm tra, đánh giá...............18 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..........................................................19 3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................20 3.1. Kết luận........................................................................................................20 3.2. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................20 Tài liệu tham khảo............................................................................................22 Danh mục SKKN được giải..............................................................................23 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Lịch sử là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với quá khứ, hiện tại, tương lai và xã hội xung quanh. Đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước bài giảng môn Lịch sử không chỉ là một bài học về kiến thức cơ bản về rèn luyện kỹ năng, về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài học về đời sống. Mỗi bài giảng Lịch sử cần chứa đựng một thực tế nhất định của đời sống. Để giúp học sinh ( HS) khắc sâu kiến thức, phát huy tính chủ động tích cực tư duy của từng em, phải lồng vào mỗi bài học “chất nóng” của thực tế sinh động và từ đó giúp học sinh hiểu ra chân lý cuộc sống. Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên quan đến nội dụng bài giảng và liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu cần thiết đối với môn Lịch sử ở trường THPT. Trong đời sống xã hội hiện nay, mỗi ngày có nhiều thay đổi, nếu chỉ tổ chức học tập cho các em theo các nội dung, các số liệu sách giáo khoa thì chưa thể cập nhật hết các thông tin, tính thời sự của vấn đề cần tiếp thu. Qua thực tế nhiều năm đi dạy tôi nhận thấy: việc tự tìm hiểu kiến thức của các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là đối với một trường đóng ở địa bàn kinh tế khó khăn như trường THPT 4Thọ Xuân chúng tôi. Phần lớn các em đang còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới ngoài sách giáo khoa. Cho nên từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên (GV) vừa khắc sâu kiến thức cho HS vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt. Qua việc gắn kết thực tế HS hiểu được quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một nước từ trong quá khứ, hiện tại, tương lai, những thuận lợi cần phát huy, những khó khăn cần khắc phục. Việc liên hệ thực tế, vận dụng những kiến thức mới, đang xảy ra sẽ giúp HS có cái nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về những diễn biến của các hiện tượng, vấn đề mới trong xã hội ngày nay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử 12, tăng cường hiểu biết của HS về những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế ngoài sách giáo khoa tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Lịch Sử thế giới 12 THPT nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh” 1.2. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đề tài tôi đã sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến phần kiến thức Lịch sử thế giới từ năm 1945 - 2000 lớp 12 (chương trình chuẩn), qua đó thấy được sự cần thiết phải vận dụng những kiến thức mới nảy sinh, liên hệ thực tế đến những nội dung của môn học để nhằm tăng thêm hiệu quả giảng dạy, thấy được sự gắn kết giữa bài học với cuộc sống thực tế hàng ngày của các em, mở mang vốn kiến thức, tăng thêm hứng thú học tập cho HS. Việc vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tế giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề, làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú với việc học tập hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhằm vận dụng liên hệ các vấn đề mới về kinh tế - xã hội về một số quốc gia, khu vực trong chương trình Lịch sử 12 mà sách giáo khoa chưa kịp cập nhật nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, để học sinh hiểu được sâu sắc hơn nội dung bài học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây: Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp quan sát. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến: Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay là vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm phát triển khả năng sáng tạo,tự học , khuyến khích học tập của HS. Vì vậy, việc liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho các em sự hứng thú, hăng say trong học tập. Vận dụng kiến thức mới , liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học góp phần xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đồng thời giúp cho HS có được những hiểu biết về các vấn đề kinh tế - xã hội của thế giới, của một số quốc gia và khu vực. Từ đó, các em ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường. Bên cạnh đó còn góp phần xây dựng cho HS những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin. Ngoài ra còn giúp các em phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống. Việc dạy học Lịch sử lớp 12 có nhiều kiến thức liên quan thực tế hiện nay trong cuộc sống, nội dung chương trình phản ánh về tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội, đổi mới kinh tế của đất nước, khu vực, các vấn đề nóng mang tính chất toàn cầu. Nội dung chương trình sách giáo khoa chỉ cung cấp cho cả GV và HS các kiến thức cơ bản của các vấn đề, các số liệu trong sách giáo khoa có những nguồn cách đây đã lâu không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Vì thế, để nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử 12 phần Lịch sử thế giới, tôi đã tìm hiểu những vấn đề mới, những sự kiện mới xảy ra trong bối cách đất nước và thế giới có nhiều biến động, vận dụng liên hệ thực tế hiện nay qua các nguồn tư liệu (Internet, tivi, sách báo...) để cung cấp, cập nhật những thông tin mới nhất cho học sinh, qua đó giúp các em hứng thú hơn trong học tập và cũng nâng cao hiệu quả trong việc dạy học của bộ môn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm * Về phía giáo viên: Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy: hiện nay GV đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn bài và lên lớp. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng câu hỏi, nhiều GV thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, đôi khi chưa sát với đối tượng học sinh. Không kích thích được năng lực tự lực, tự sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó, mới, làm cho HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Kiến thức về Lịch sử kinh tế - xã hội luôn thay đổi, nếu GVchỉ dập khuôn máy móc theo SGK thì chưa phản ánh đúng, đủ tình hình phát triển của các quốc gia và khu vực, cập nhật những vấn đề mới và nóng của thế giới. Từ đó việc yêu cầu HS liên hệ với nền kinh tế - xã hội nước nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Đồng thời việc cập nhật các kiến thức, sự kiện mới của nhiều GV còn chưa kịp thời, đang còn sử dụng những kiến thức cũ mà nhiều số liệu này không còn hợp với tình hình hiện tại. Tôi ví dụ như: trước năm 2013 Nhật Bản là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế giới thì đến sau năm 2013 lại tụt xuống vị trí thứ 3 (sau Hoa Kì và Trung Quốc) hoặc hiện nay nước Anh không còn là thành viên của Liên minh Châu Âu ( EU). Mặt khác, cách kiểm tra đánh giá của nhiều GV hiện nay chủ yếu tập trung vào việc ghi nhớ, tái hiện kiến thức mà còn ít những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người GV đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. GV cần là người hướng dẫn HS chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức Lịch sử. Đa số GV bỏ qua phần liên hệ thực tế, cập nhật kiến thức mới là do một trong các lý do sau: thời gian không còn đủ, phần liên hệ được coi là phần phụ, giáo viên ít có kỹ năng thực tế, việc truy cập các số liệu mới còn hạn chế... * Về phía học sinh Khi được hỏi “Các em có thường hay xem tin tức thời sự không?” thì trên 95% các em HS được hỏi đều trả lời “không”, ngay cả việc nắm bắt thông tin của địa phương các em cũng đang còn nhiều hạn chế. Một số HS còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt kiến thức bộ môn Lịch sử của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm, quy luật, hiện tượng một cách máy móc. Học sinh chưa biết vận dụng chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên các em hay nhàm chán. Các em mới chỉ hiểu và nắm được kiến thức SGK, còn phần mở rộng thì hạn chế nhiều, đặc biệt là đối với những kiến thức kinh tế - xã hội lại liên tục thay đổi. Qua quá trình điều tra khảo sát HS lớp 12 trường THPT Thọ Xuân 4 trong năm học 2015 - 2016 tôi thu được kết quả thể hiện sự hứng thú của HS đối với môn học như sau: Lớp Số học sinh Rất thích học Bình thường Không thích học SL % SL % SL % 12A1 46 12 13,2 22 47,8 12 26,1 12A2 36 6 16,7 20 55,6 10 27,7 12A3 45 10 22,2 20 65,8 15 21,0 12A4 48 5 26,1 25 44,5 18 33,3 12A5 42 8 19,1 18 42,8 16 38,1 12A6 40 6 15,0 19 47,5 15 37,5 Tổng 257 47 18,3 124 48,2 86 33,5 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 2.3.1. Một số biện pháp vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn trong dạy học phần Lịch sử thế giới lớp 12 THPT Để thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Lịch Sử đòi hỏi người GV không chỉ bám sát kiến thức chuẩn và kỹ năng để thiết kế bài giảng sao cho đạt được các yêu cầu cơ bản cung cấp tối thiểu lượng thông tin cần thiết mà còn phải hướng dẫn HScó thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, GV vừa khắc sâu kiến thức cho HS vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt. Khi đánh giá kết quả và thành tích học tập của HS, khâu liên hệ thực tiễn những vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội tuy chưa phải là khâu tối ưu trong phương pháp giảng dạy, những lại là khâu rất cần thiết giúp GV đánh giá chính xác hơn ưu điểm của từng HS, khắc phục lối học tủ, học vẹt làm giảm vai trò tích cực, chủ động và tự luận của các em trong quá trình học tập. Từ đó giúp GV nắm được mức độ phân hóa về trình độ học lực của HS trong lớp giúp GV tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp truyền giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của HS nhằm nâng cao khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức của các em sau mỗi bài học. Trong quá trình dạy học, để vận dụng mới, liên hệ thực tế kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội của các quốc gia, khu vực, một số vấn đề nóng của thế giới, tôi đã thực hiện các bước như sau: Bước 1. Thu thập thông tin: Giáo viên và học sinh sưu tầm tư liệu thực tế qua sách báo, tranh ảnh, chọn lọc thông tin qua mạng ôn lại những kiến thức đã học, giúp học sinh tiếp thu được những thông tin cần thiết về các vấn đề lịch sử cần học. Bước 2. Xử lí thông tin: Thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết. Bước 3. Vận dụng: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài hơn. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu này tôi xin đưa ra một số phương pháp để vận dụng kiến thức mới, liên hệ kiến thức thực tế trong quá trình giảng dạy phần Lịch sử thế giới 12 chương trình sách giáo khoa cơ bản: * Phương pháp trần thuật, miêu tả: Đây là phương pháp dùng lời nói của giáo viên. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của tự nhiên, kinh tế, xã hội. Ví dụ: Khi dạy bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỷ XX, bên cạnh những thành tựu SGK cung cấp, GV cần liên hệ cho HS thấy được sang tới thế kỷ 21, khoa học kỹ thuật của nhân loại có những bước phát triển thần kì. Chúng ta có những vật liệu mới, những sản phẩm công nghệ trong mơ và trong lĩnh vực xây dựng, loài người cũng đã tạo ra những kì quan đáng kinh ngạc như: 1. Công nghệ thụ tinh 3 bố mẹ, từ sự kiện con cừu Đôly , GV liên hệ vào đầu năm 2016, em bé thụ tinh từ công nghệ 3 bố mẹ đầu tiên đã được chào đời. Công nghệ đột phá này chính là một phương pháp mang tầm lịch sử của y học thế giới và hứa hẹn sẽ là niềm hi vọng có con cho hàng triệu ông bố bà mẹ khắc phục được các bệnh nan y di truyền. công nghệ này được phát triển dựa trên nền kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Cụ thể, bào thai sẽ được ra đời từ nhiễm sắc thể của hai người phụ nữ và một người đàn ông khi kết hợp ADN của cha mẹ với ti thể khỏe mạnh của phụ nữ hiến tặng. Phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu những căn bệnh di truyền cho con cái. Tuy nhiên công nghệ này hiện vẫn đang nhận nhiều ý kiến trái chiều. ( Nguồn: google.com) 2. Ước mơ sở hữu một chiếc ô tô bay để tránh tắc đường và vi vu trên bầu trời của con người giờ đây đã có thể trở thành hiện thực chứ không chỉ còn dừng lại trên màn ảnh hay các câu chuyện viễn tưởng. Một công ty công nghệ của Hà Lan, đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng mua mẫu ô tô bay Liberty sắp được đưa vào sản xuất, để tìm kiếm 1 giải pháp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông. ( Nguồn: google.com) Từ đó GV hướng dẫn HS liên hệ đến thành tựu khoa học công nghệ nước nhà. Việt Nam đã có nhiều thành tựu và sản phẩm khoa học có vị trí xứng đáng trong khu vực và thế giới. Việt Nam là nước sản xuất Vaccin hàng đầu khu vực, một trong 10 quốc gia trên thế giới đóng được giàn khoan tự nâng, quốc gia dẫn đầu về thiết kế thi công nhà máy thủy điện cỡ lớn... * Phương pháp giảng giải: Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề khó, giáo viên nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về tự nhiên, về những biến động kinh tế, xã hội của một quốc gia hay khu vực Ví dụ 1: Khi dạy về những hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản ở bài 8, GV tích hợp với kiến thức Địa lý yêu cầu HS giải thích : Vì sao Nhật Bản nghèo nàn về tài nguyên, lại thường hay xảy ra động đất, sóng thần? Ví dụ 2: Khi dạy bài 7 về các nước Tây Âu, GV yêu cầu HS giải thích: Vì sao các nước Tây Âu có thể liên kết với nhau về kinh tê- chính trị, tiến tới “nhất thể hóa” Châu Âu? * Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy. Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời lớn nhất thực hiện chuyến bay quốc tế đầu tiên. Solar Impulse, máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới của Thụy Sỹ, đã thực hiện thành công chuyến bay quốc tế đầu tiên hồi tháng 5/2011 trên quãng đường dài 630km từ Thụy Sỹ sang Brussels, Bỉ trong khoảng 13 giờ. ( Nguồn: google.com) Ví dụ: khi dạy về thành tựu khoa học kỹ thuật của Nhật Bản, Tây Âu ngoài kiến thức trong SGK, GV giới thiệu cho HS những phát minh ứng dụng mới nhất ở các quốc gia, khu vực này: Turbine gió là máy dùng để biến đổi động năng của gió thành cơ năng. Các nước ở châu Âu đã hợp tác để xây dựng hệ thống lưới điện năng lượng tái tạo. Hệ thống này sẽ kết nối các turbine ở ngoài bờ biển Scotland với các tấm thu năng lượng Mặt trời lớn ở Đức, kết nối năng lượng tạo ra từ những con sóng đổ vào bờ biển Đan Mạch và Bỉ với các đập thủy điện ở Na Uy. Một công nghệ cung cấp lượng điện năng khổng lồ và đặc biệt là nó rất "xanh". ( Nguồn: google.com) - * Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: Giáo viên đưa ra một vấn đề và yêu cầu cả lớp giải quyết hoặc học sinh tự nêu ra vấn đề và cả lớp cùng giải quyết. Ví dụ 1: Khi dạy về Liên minh Châu Âu ( EU) GV cần liên hệ kiến thức thực tế, giúp HS hiểu được những thách thức mới mà Tây Âu đang gặp phải: Tại sao hiện nay người nhập cư lại đổ xô tới châu Âu? Hoặc Tại sao người ta gọi Châu Âu là “miền đất hứa”? Ví dụ 2: Khi dạy về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) GV đặt ra câu hỏi: Em có biết, năm 2015, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập, người lao động có trình độ có thể tự do làm việc tại các nước trong khối không? * Phương pháp động não: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó. Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm. Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 Nhật Bản, GV yêu cầu HS giải thích “ hiện tượng thần kỳ Nhật Bản”. Tại sao lại là Nhật Bản mà không phải Mỹ, hay một đất nước khác? Yếu tố nào, kinh tế, chính trị hay điều gì đã đưa Nhật Bản trở thành cái tên gắn hai chữ “thần kỳ”? Ví dụ 2: Khi dạy bài 5 “ Các nước Đông Nam Á”, nội dung kiến thức mới về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập năm 2015, GV đặt câu hỏi giúp HS suy nghĩ, động não: Thời cơ và thách thức từ AEC cho các nước ASEAN trong đó có Việt Nam là gì? * Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành Các bài tập sẽ giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Ví dụ 1: Khi dạy bài 10: Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đối với các quốc gia, dân tộc. GV giao bài tập về nhà giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nước nhà “Em hãy kể tên các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia? Thời cơ và thách thức lớn nhất của Việt nam khi tham gia các tổ chức đó?” Ví d
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_kien_thuc_moi_lien_he_thuc_tien_vao_mot_so_bai.doc