SKKN Vận dụng kiến thức “lực coriolit” giải thích một số ván đề trong giảng dạy địa lý tự nhiên đại cương - Lớp 10 trung học phổ thông

SKKN Vận dụng kiến thức “lực coriolit” giải thích một số ván đề trong giảng dạy địa lý tự nhiên đại cương - Lớp 10 trung học phổ thông

- Kiến thức của bộ môn Địa Lý là rất cần thiết liên quan nhiều đến các vấn đề thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Mang tính giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hội nhập và đặc biệt hơn nữa là những kiến thức trong bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai. Những vấn đề về ô nhiễm môi trường, biển đảo Việt Nam đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người

 - Thực tế cho thấy khoa học Địa lý là hết sức cần thiết của học sinh trong việc vận dụng kỹ năng và kiến thức cùng với những ứng dụng thực tiễn khoa học Địa lý trong tương lai khi trở thành những người lao động chính thức trong xã hội.

 - Đặc biệt khi lựa chọn đề tài này bản thân tôi nhận thấy trong quá trình dạy học phần Địa lí tự nhiên Đại cương lớp 10. Cụ thể như sau:

+ Khi giảng dạy về các vấn đề tự nhiên liên quan đến khoa học Trái đất. Chương II, Bài 5: Vũ Trụ. Hệ mặt trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Mục II.3: Sự lệch hướng chuyển động các vật thể. (SGK cơ bản: Địa lí lớp 10) Hay còn gọi là lực Coriolit. Tôi nhận thấy đơn vị kiến thức này có liên quan đến rất nhiều các đơn vị kiến thức khác trong quá trình dạy phần kiến thức Địa lí Tự nhiên Đại Cương. Sự chuyển động của các loại gió trên địa cầu, hướng di chuyển của dòng biển, hay cơ chế hoạt động của Bão

 - Một lý do quan trọng nữa đó là: Mặc dù kiến thức đó đã đề cập cụ thể trong bài học đã nêu trên nhưng khi học ở các đơn vị kiến thức khác trong cùng một hệ thống sách giáo khoa vấn đề này được nhắc đến như một quy luật mà không chỉ ra nguyên nhân tác động của lực Coriolit, điều nay khiến cho học sinh khó hiểu và dẫn đến việc ghi nhớ một cách máy móc.

- Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: VẬN DỤNG KIẾN THỨC “ LỰC CÔRIOLIT” GIẢI THÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG-LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. trong giảng dạy Địa lý nhà trường Trung học Phổ Thông.

 

docx 12 trang thuychi01 12543
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức “lực coriolit” giải thích một số ván đề trong giảng dạy địa lý tự nhiên đại cương - Lớp 10 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN DỤNG KIẾN THỨC “ LỰC CORIOLIT” GIẢI THÍCH MỘT SỐ VÁN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG - LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 
- Kiến thức của bộ môn Địa Lý là rất cần thiết liên quan nhiều đến các vấn đề thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Mang tính giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hội nhập và đặc biệt hơn nữa là những kiến thức trong bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai. Những vấn đề về ô nhiễm môi trường, biển đảo Việt Nam đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người 
 - Thực tế cho thấy khoa học Địa lý là hết sức cần thiết của học sinh trong việc vận dụng kỹ năng và kiến thức cùng với những ứng dụng thực tiễn khoa học Địa lý trong tương lai khi trở thành những người lao động chính thức trong xã hội. 
 - Đặc biệt khi lựa chọn đề tài này bản thân tôi nhận thấy trong quá trình dạy học phần Địa lí tự nhiên Đại cương lớp 10. Cụ thể như sau:
+ Khi giảng dạy về các vấn đề tự nhiên liên quan đến khoa học Trái đất. Chương II, Bài 5: Vũ Trụ. Hệ mặt trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Mục II.3: Sự lệch hướng chuyển động các vật thể. (SGK cơ bản: Địa lí lớp 10) Hay còn gọi là lực Coriolit. Tôi nhận thấy đơn vị kiến thức này có liên quan đến rất nhiều các đơn vị kiến thức khác trong quá trình dạy phần kiến thức Địa lí Tự nhiên Đại Cương. Sự chuyển động của các loại gió trên địa cầu, hướng di chuyển của dòng biển, hay cơ chế hoạt động của Bão
 - Một lý do quan trọng nữa đó là: Mặc dù kiến thức đó đã đề cập cụ thể trong bài học đã nêu trên nhưng khi học ở các đơn vị kiến thức khác trong cùng một hệ thống sách giáo khoa vấn đề này được nhắc đến như một quy luật mà không chỉ ra nguyên nhân tác động của lực Coriolit, điều nay khiến cho học sinh khó hiểu và dẫn đến việc ghi nhớ một cách máy móc. 
- Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: VẬN DỤNG KIẾN THỨC “ LỰC CÔRIOLIT” GIẢI THÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG-LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. trong giảng dạy Địa lý nhà trường Trung học Phổ Thông. 
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học của thầy và trò, vận dụng phát huy chương trình đổi mới căn bản và toàn diện chương trình phổ thông, tiệm cận tới định hướng giáo dục, xây dựng bài dạy theo hướng dạy và học theo chuyên đề của Bộ Giáo Dục và đào tạo trong xây dựng chương trình sách Giáo Khoa mới trong giáo dục ở các nhà trường Trung Học Phổ Thông.
- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn trong trong giảng dạy bộ môn Địa lý ở nhà trường Trung Học Phổ Thông.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, sử dụng nền tảng đó vận dụng để giải quyết vấn đề. Có ý thức trong cuộc sống, gắn liền với môi trường tự nhiên và phát triển bền vững.
- Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào kiến thức và vận dụng kiến thức dạy học bộ môn Địa lí.
- Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên trước yêu cầu cấp thiết của xã hội.
- Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Cũng như mong muốn có sự đóng góp kinh nghiệm của bản thân tới các bạn đồng nghiệp, đồng thời mong nhận được sự đóng góp ‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎ý kiến trao đổi thảo luận nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời.
 * Sáng kiến có giá trị trong ứng dụng vào thực tiễn dạy học bộ môn địa lý ở cấp Trường Trung Học Phổ Thông. Đáp ứng yêu cầu đổi mới về dạy và học. Tiệm cận đến phương hướng dạy và học theo hướng tích hợp nội môn và liên môn của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo.
1.3. Đối tượng:
- Hệ thống kiến thức khoa học Địa lí tự nhiên – Sách giáo khoa Địa lí lớp 10. 
- Là học sinh đang học trên ghế nhà trường Trung Học Phổ Thông.
- Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lý Trung Học Phổ Thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Tư duy nghiên cứu khoa học giảng dạy.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Xuất phát từ thực tiễn dạy học cùng với kinh nghiệm 18 năm dạy học bộ môn khoa học Địa lí. Với kiến thức chuyên môn và thực tế dạy học, cụ thể từ việc giảng dạy chương trình Địa lí tự nhiên Đại cương lớp 10 THPT qua quá trình dạy học tôi nhận thấy mối liên quan về kiến thức xâu chuỗi trong các bài học từ cơ bản kiến thức về sự chuyển động lệch hướng của các vật thể được trình bày trong sách giáo khoa. Bài 5: Vũ Trụ. Hệ mặt trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục. 
- Tại mục II.3 có đề cập đến sự chuyển động lệch hướng các vật thể trên bề mặt đất do phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính.
-Lực làm lệch hướng chuyển động các vật thể đó gọi là lực Coriolit, lực này tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay
- Từ đơn vị kiến thức nêu trên đến các nội dung liên quan tại bài12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính và bài 16: Sóng, Thủy triều. Dòng biển khi mô tả hoạt động của các loại gió và hướng chuyển động của các dòng biển thì kiến thức liên quan trọng tâm này lại không đựoc đề cập đến như là một tác nhân quan trọng làm rõ sự chuyển động đó
* Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, bản thân cảm nhận được vấn đề khi chuyển tải kiến thức cho học sinh và mối liên hệ kiến thức liên quan mà đưa ra Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân với chủ đề: VẬN DỤNG KIẾN THỨC “ LỰC CÔRIOLIT” GIẢI THÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG-LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 
- Ngoài ra với sáng kiến kinh nghiệm này còn có thể được sử dụng cho việc giải thích các hiện tượng thiên tai trong tự nhiên như Bão, hướng di chuyển của Bão, hoạt động của Bão ở Việt Nam, hay các hiện tượng mòn lún không đều của hệ thống đường ray tàu hỏa hoặc hiện tượng lún không đều của các tuyến đường giao thông vận tải đường bộ
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, trong quá trình dạy học giữa giáo viên và học sinh gặp phải một số vấn đề như sau:
* Đối với giáo viên: 
 + Gặp phải khó khăn khi chuyển tải kiến thức cụ thể về đơn vị kiến thức mục 3 SGK Địa lí cơ bản trang 21.
 + Dạy học một cách khiên cưỡng khi trình bày nội dung mục 1. Phân bố các đai khí áp và gió trên trái đất (Bài 12. Mục I.1. Hình 12.1 Trang 44 SGK địa lí cơ bản).
 + Khó cắt nghĩa và chỉ ra nguyên nhân gốc của các vấn đề mang tính quy luật của hiện tượng chuyển động của các dòng biển giữa Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu.
* Đối với học sinh:
+ Tiếp nhận các thông tin kiến thức nêu trên một cách khiên cưỡng, máy móc mà không hiểu được bản chất gốc của các hiện tượng tự nhiên được nêu ra trong các bài học nói trên.
* Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ giải quyết về cơ bản các vấn đề đó.
2.3. Giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề nêu trên:
 2.3.1: Vận dụng kiến thức kết hợp Địa lí và Vật lý: Nội dung lực Coriolit.
 Liên hệ kiến thức vật lý làm rõ việc hình thành lực Coriolit liên quan đến vận tốc góc và vận tốc dài ứng với đặc điểm hình khối cầu của trái đất. Được biểu diễn bằng công thức:
 * Tốc độ góc:
 ω = 2πT (rad/s)
-T là chu kỳ
-1giờ = 3600S 	 T= 24X 3600S
 Tốc độ góc của Trái đất khi quay quanh trục là: 
 ω = 2π24x3600 =7,27x10-5 (rad/s)
* Từ đây ta có công thức liên hệ giữa tốc độ góc với tốc độ dài là:
 V= r x ω (V là tốc độ dài)
Ta có tốc độ dài của trái đất là: 
 V= r x 7,27x10-5 (r bán kính trên các độ vĩ)
*Kiến thức Địa lí:
 Do Trái Đất tự quay, mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất đều chịu tác động của lực gây ra chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay theo hướng từ tây sang đông của Trái Đất. Phương của tổng hợp lực này chính là hướng chuyển động của vật thể. Đồng thời do Trái Đất tự quay nên tốc độ dài của mỗi điểm càng xa tâm Trái Đất càng lớn, trong khi vật thể muốn bảo toàn chuyển động ban đầu của mình theo quán tính. Do vậy, càng xa tâm Trái Đất thì độ lệch của chuyển động so với phương ban đầu càng lớn. Mọi vật chuyển động theo chiều kinh tuyến từ xích đạo về cực và từ cực về xích đạo ở bán cầu Bắc sẽ bị lệch về tay phải.
 Một vật chuyển động theo vĩ tuyến ở bán cầu Bắc sẽ hướng ra xa trục quay Trái Đất khi đi về phía đông, hướng về trục quay khi đi về phía tây.
 Một vật chuyển động theo phương thẳng đứng ở bán cầu Bắc sẽ hướng về phía đông khi từ phía trên xuống (tương tự rơi tự do), hướng về phía tây khi từ phía dưới lên. (Vật rơi tự do từ trên cao xuống mặt đất đồng thời chịu tác động của hai lực: lực hút thẳng đứng vào tâm Trái Đất và lực theo quán tính nằm ngang theo chiều từ tây sang đông, kết quả là bị lệch về hướng đông).
 Bán cầu Nam thì ngược lại. 
 1. Hướng ban đầu
 2. Hướng sau khi lệch
2.3.2: Vận dụng kiến thức nêu trên vào giải quyết các nội dung kiến thức cụ thể:
- Từ kiến thức về Lực Coriolit nêu trên ta làm rõ được nội dung kiến thức mục II.3: Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất. (SGK – Bài học số 5, mục 3 trang 21)
- Vận dụng giải thích rõ được hướng di chuyển của các loại gió trên địa cầu dưới tác động của lực Coriolit
 -Giải thích tác động của lực Côriôlis đến hoàn lưu khí quyển: 
Không khí trên mặt đất ở xích đạo bị đốt nóng, nở ra và bay cao lên, đến một độ cao nào đó bị lạnh đi. Do phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống lại được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đông do tác động của lực Côriôlis. Tới vĩ độ 300 – 350, độ lệc đã lên tới 900 so với kinh tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn, hạ xuống rất mạnh, tạo ra các vùng áp cao bên dưới, làm thành đai áp cao cận nhiệt đới. Sự xuất hiện của các đai áp cao này làm phát sinh đai hoang mạc cận nhiệt trên các đại lục và vùng lặng gió trong các đại dương.
 Do sự chêch lệch về khí áp, có gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt về phía xích đạo và phía hai cực.
 Những luồng gió thổi về phía xích đạo theo chiều kinh tuyến dưới tác động của lực Côriôlis sẽ thổi theo hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc đông nam – tây bắc ở bán cầu Nam. Gió này gọi là gió tín phong (Mậu dịch).
 Những luồng gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực Côriôlis làm lệch về phía đông, lên tới các vĩ độ 450 – 500 hầu như thổi theo hướng tây – đông, tạo thành đai gió tây (gió Tây ôn đới).
 Những luồng gió thổi khu áp cao ở cực về xích đạo cũng bị lực Côriôlis tác động, tới các vĩ độ dưới 650 đã có phương song song với vĩ tuyến và hướng từ đông sang tây được gọi là gió đông (gió Đông cực).
 Vùng ôn đới nằm giữa đai gió Đông và đai gió Tây là vòng đai lặng gió. Từ đây, gió thổi đến từ hai phía Bắc và Nam ngược nhau đã tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới.
-Giải thích tác động của Côriôlis đến các dòng biển:
 Lực Côriôlis có thể tác động trực tiếp (thông qua gió) đến hướng chảy của các dòng biển.
 Những dòng biển chảy từ xích đạo về phía bắc như: Giơ-xtrim, Bắc Đại Tây Dương, Cư-rô-si-vô, Bắc Thái Bình Dương đều bị lệch sang phía đông và chảy theo hướng tây nam – đông bắc.
 Những dòng biển chảy từ xích đạo về phía nam (dương lưu tín phong Nam Đại Tây Dương chảy ven bờ đông Bra-xin, Ma-đa-ga-xca, Đông Úc,) càng chảy về nam càng lệc về phía đông, tới vĩ tuyến 400 – 500 Nam thì lệch hẳn về phía đông.
 Các dòng chảy từ phía đông về phía tây dọc xích đạo ở các đại dương, càng về phía tây càng tỏa rộng ra. Phần trên xích đạo, các nhánh bị lệch về phải chảy lên phía bắc. Phần dưới xích đạo, lệch về trái, rẽ xuống phía nam.
 - Ngoài ra lực quán tính Côriôlis tác động trực tiếp đến dòng chảy của sông. Trong mỗi sông, ở bán cầu Bắc, áp lực của dòng chảy lên bờ phải của sông mạnh hơn so với bờ trái, còn ở bán cầu Nam, bờ trái của sông chịu áp lực của nước sông mạnh hơn. 
- Giải thích cơ chế hình thành của các cơn bão.
 Ở trên chúng ta đã biết, dưới ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis ở Bắc bán cầu, gió thổi có xu hướng lệch về phía đông. Nước ta nằm ở Bắc bán cầu, tại các vùng biển lực Coriolis làm cho gió bề mặt trong vùng xoáy luôn có chiều ngược với kim đồng hồ.Các cơn bão ở Bắc bán cầu luôn có dạng xoáy ngược chiều kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu thì ngược lại.Bây giờ chúng ta sẽ giải thích để làm rõ điều đó thông qua sơ đồ hình dưới đây:
 Bão gây ra do các tâm áp thấp ở ngoài biển tức là có một vùng áp suất thấp, không khí xung quanh sẽ chạy dồn về đó, biến thành gió và biển động. Các mũi tên màu đỏ chỉ thị sự dồn về tâm của không khí. Như trên ta nói các vật thể chuyển động trên Trái Đất ở bán cầu Bắc chịu tác động của lực Coriolis hướng sang bên phải, vậy lực Coriolis tác động lên các phần tử không khí có hướng như mũi tên đen. Chính sự sắp xếp đó buộc không khí vừa chạy vào trong vừa bị kéo sang phải, khiến bão có dạng hình xoáy ngược chiều kim đồng hồ.Bão ở Nam bán cầu sẽ có dạng ngược lại, tức là quay theo chiều kim đồng hồ.
 - Giải thích hướng di chuyển của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới ở nước ta.
 Chuyển động của một cơn bão bao gồm hai dạng chuyển động thành phần khác nhau. Đó là chuyển động xoáy của gió bề mặt, có tốc độ gió được biểu thị bằng “sức gió” và chuyển động tịnh tiến của toàn bộ vùng xoáy hay cũng chính là tốc độ di chuyển của “mắt bão” có tốc độ biểu thị bằng tốc độ di chuyển của áp thấp nhiệt đới hoặc bão. Hướng di chuyển tịnh tiến của toàn bộ vùng xoáy được gọi là hướng di chuyển của bão.
 Tại các vùng biển ở Bắc bán cầu như nước ta, do ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis sinh ra do chuyển động tự quay của Trái Đất, gió bề mặt trong vùng xoáy luôn có chiều ngược với chiều kim đồng hồ (như đã nói ở mục a). Do đó, hầu hết các cơn bão có ảnh hưởng đến vùng biển nước ta đều hình thành từ trung tâm Thái Bình Dương, vượt qua Philipin đi vào biển Đông. Trừ một vài trường hợp đặc biệt, các cơn bão (hoặc áp thấp nhiệt đới) đều có hướng di chuyển chủ đạo là từ phía Đông(Đông Nam - Đông Bắc) sang phía Tây ( Tây Bắc - Tây Nam). 
 Tại một thời điểm nào đó tưởng tượng trãi một đường thẳng đi qua tâm bão theo hướng di chuyển của bão thì đường thẳng ấy sẽ chia vùng bão thành hai nữa, “bên phải (nửa phía bắc, nếu bão di chuyển từ Đông sang Tây) và bên trái (nửa phía Nam). Ở nữa bên phải tốc độ gió mạnh hơn, phạm vi ảnh hưởng của gió mạnh hơn, mưa và sóng biển cũng dữ dội hơn so với nữa bên trái. Do đó, sức tàn phá của cơn bão ở nữa phía Bắc bao giờ cũng mạnh hơn ở nữa kia. Sở dĩ có hiện tượng đó là do ở nửa bên phải, chiều của gió xoáy trùng với chiều di chuyển của bão nên tốc độ gió tổng cộng là lớn hơn. Còn ở nữa bên trái thì ngược lại(xem hình trên), tàu thuyền ở nửa bên phải rất dễ bị cuốn vào vùng gần trung tâm là nơi có sức tàn phá của bão
 - Giải thích hiện tượng mòn không đều của đường ray xe lửa, hay lún không đều của các tuyến đường giao thông vận tải đường bộ: 
 Nếu tàu hỏa chạy theo hướng từ Nam ra Bắc thì đường ray bên phải sẽ bị nghiến rất mạnh. Đường Bắc - Nam cũng như vậy, làn đường Ôtô đi từ Nam ra Bắc thì bánh bên phải sẽ làm đường bị lún nhiều hơn, còn đi từ Bắc vào Nam thì ngược lại
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
- Với sáng kiến kinh nghiệm nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn công tác giáo dục tại trường THPT Nông Cống I. Nơi tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí kết quả đạt được rất tích cực.
+ Đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân: Bài dạy trở nên súc tích hấp dẫn, hiệu quả hơn về mặt chuyển tải kiến thức. Nôi dung kiến thức sách giáo khoa được chuyển tải một cachs dễ hiểu và hiểu sâu hơn. Khắc họa được kiến thức và vận dụng được kiến thức đó vào thực tiễn các biểu hiện của thiên nhiên.
+ Đối với đồng nghiệp: Có thể sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này để vận dụng trong công tác soạn giáo án và giảng dạy, làm cho bài dạy được thuận lợi, khắc sâu được kiến thức. Đồng thời có thể liên hệ được các đơn vị kiến thức trong các bài học khác nhau của phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10.
+ Đối với các em học sinh: Tạo được hứng thú, ham tìm hiểu và yêu thích môn học. Giúp các em khắc họa sâu kiến thức, biết vận dụng kiến thức bộ môn và liên môn nhằm giải thích được các hiện tượng tự nhiên thực tiễn trong đời sống hằng ngàynắm bắt và hiểu sâu hơn về kiến thức khoa học Địa lí và ý nghĩa thực tiễn của kiến thức đó trong thực tiễn cuộc sống. 
- Năng lực tư duy: Phát huy được năng lực tư duy tổng quát đến tư duy cụ thể chi tiết. Giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức phát huy năng lực tư duy sáng tạo
-Khả năng hợp tác: Hình thành khả năng hợp tác làm việc theo nhóm - hỗ trợ thảo luận rút ra kết luận đánh giá vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể: Biết vận dụng kiến thức, tổng hợp kiến thức để giải thích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề cụ thể đặt ra trong quá trình làm việc.
- Kỹ năng tổng hợp phân tích đánh giá: Kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng xử lý vấn đề. Tổng hợp, phân tích, đánh giá
3. Kết luận, kiến nghị:
 Mặc dù là đề tài sáng kiến kinh nghiệm ở phạm vi hẹp, mang tính định hướng nắm bắt xu thế đổi mới giáo dục, nhưng thực tiễn đã có sự kiểm chứng rõ ràng. Kết quả học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, có sự phù hợp với đặc điểm tư duy và năng lực học của các em. 
 Do thời gian làm đề tài chưa được kiểm chứng nhiều, việc áp dụng chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Mong được sự đóng góp ‎ kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để quá trình dạy học sinh phù hợp với năng lực tư duy, phù hợp với xu hướng đổi mới học tập và giáo dục của nước nhà, tiệm cận đến xu hướng đổi mới năm học 2018 -2019, cũng như việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của tôi được tốt hơn. 
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tính thực tiễn và có khả năng ứng dụng cao. Vì vậy xin kính đề xuất lên cấp trên nên mở rộng phong trào, khuyến khích các thầy cô giáo phát huy trí tuệ, mạnh dạn hơn nữa trong việc nghiên cứu sáng tạo khoa học gắn liền với công tác giáo dục qua chủ để giảng dạy theo hướng nghiên cứu bài dạy và tích hợp liên môn để bài học ngày càng hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn, thu hút khích lệ niềm hăng say hứng thú học tập và nghiên cứu của các em học sinh và đồng nghiệp. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
 Thanh hóa, ngày Tháng Năm 2018
 Tôi xin cam kết đây là SKKN của cá nhân tôi. Không sao chép nội dung của người khác
 Nguyễn Đức Phượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 10 – THPT
2. Sách giáo viên Địa lí 10- THPT
3. Sách giáo khoa Vật Lý 10- THPT
4. Tranh ảnh khoa học Địa lí

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_kien_thuc_luc_coriolit_giai_thich_mot_so_van_d.docx
  • docCV34-M2-Bia.doc
  • docxMỤC LỤC-SKKN 2018 NỘP.docx