SKKN Vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn

Lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử địa phương nói riêng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối việc giáo dục thế hệ trẻ. Nó sẽ giúp học sinh hiểu biết và tự hào về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước qua việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống.

 Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, có quan hệ với lịch sử dân tộc và lịch sử thế . Lịch sử là quá trình phát triển theo những xu hướng nhất định của các sự kiện trong thời gian, không gian và những bối cảnh lịch sử cụ thể. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang dấu ấn, sắc thái địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có nhiều sự kiện lịch sử địa phương đồng thời là sự kiện của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu từ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Do đó lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy:

 “Dân ta phải biết sử ta

 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

 

doc 19 trang thuychi01 6630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1-3
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3 Đối tượng nghiên cứu
3
1.4 Phương pháp nghiên cứu
3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4-6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.3.1 Nhận thức
6-7
2.3.2 Tổ chức thực hiện
7-14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
15-16
III. KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử địa phương nói riêng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối việc giáo dục thế hệ trẻ. Nó sẽ giúp học sinh hiểu biết và tự hào về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước qua việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống...
 Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, có quan hệ với lịch sử dân tộc và lịch sử thế . Lịch sử là quá trình phát triển theo những xu hướng nhất định của các sự kiện trong thời gian, không gian và những bối cảnh lịch sử cụ thể. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang dấu ấn, sắc thái địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có nhiều sự kiện lịch sử địa phương đồng thời là sự kiện của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu từ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Do đó lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy:
	“Dân ta phải biết sử ta
	Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 Tiếc rằng, trong nhiều năm qua, những tiết học về lịch sử địa phương ở trường THPT vẫn còn nhiều bất cập về nhận thức, về nội dung giảng dạy, về phương pháp thực hiện... Do đó, lịch sử địa phương chưa xứng tầm với vị trí và vai trò vốn có . Thực tế trên chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả dạy – học lịch sử địa phương ở nhà trường hiện nay chưa cao. Việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức thông qua lịch sử địa phương vì vậy cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn. 
    Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết tình trạng này?. Theo tôi, một giải pháp tích cực và thiết thực trước mắt chính là từ sự tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học trong từng bài giảng của giáo viên.
 Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài "Vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn”
1.2 Mục đích nghiên cứu
	- Tôi vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy phần lịch sử địa phương ở trường THPT chuyên Lam Sơn thuộc lớp 12, cụ thể là: Vai trò của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) và chống Mĩ (1954-1975)
- Với đề tài này, tôi sử dụng kiến thức một số môn học khác như Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc, Toán, Tin học... để giảng dạy và làm nổi bật những nội dung trọng tâm của tiết học. 
- Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn thực hiện giờ học Lịch sử thực sự là một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và thực sự tạo được hứng thú học tập và phát triển toàn diện cho học sinh.
- Tìm ra phương pháp dạy học theo hướng tích cực để giảm bớt sự khô khan trong giờ học và đưa ra phương pháp bổ trợ nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập ở các em
- Góp một kinh nghiệm nhỏ bé trong việc giải quyết thực trạng việc dạy và học lịch sử địa phương ở các trường trung học phổ thông nói chung và THPT chuyên Lam Sơn nói riêng.
	1.3 Đối tượng nghiên cứu 
- Vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy một tiết lịch sử địa phương ở trường THPT chuyên Lam Sơn thuộc lớp 12, cụ thể là: Vai trò của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) và chống Mĩ (1954-1975).
- Đơn vị nghiên cứu: Một số lớp 12 Trường THPT chuyên Lam Sơn
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác- Lênin, sáng kiến được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử, logic, liên ngành, điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
Lênin từng viết “Lịch sử bao giờ cũng phong phú về nội dung, cũng đa dạng về nhiều mặt, cũng sinh động hơn những điều mà chúng ta hình dung được”. Vì vậy muốn học sinh học tốt môn lịch sử thì trong mỗi giờ học lịch sử giáo viên phải lôi cuốn các em vào bài học thông qua các dẫn chứng minh họa từ kiến thức liên môn.
Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử nói chung và phần lịch sử địa phương nói riêng là hình thức sử dụng tri thức các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề lịch sử, giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết vấn đề liên quan đến lịch sử, hình thành khả năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử, góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em trong quá trình học tập.
Trên thế giới, đây là một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trong nhiều thập kỉ qua. Ở Việt Nam thì được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho người học nhận thức được sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.
Đây là một giải pháp không mới nhưng phù hợp và hiệu quả để nâng cao chất lượng bài học.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	- Hiện nay, các trường THPT thực hiện nội dung giảng dạy trên cơ sở phân phối chương trình do nhà trường chủ động biên soạn căn cứ trên điều kiện thực tế của đơn vị nhưng phải tuân thủ theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm học 2009-2010. Về thời lượng, đối với cấp THPT, lớp 12 là 2 tiết/năm học.
	- Thực tế Trường THPT chuyên Lam Sơn cũng có thực trạng thầy cô dạy sử thường rất ngại dạy các tiết lịch sử địa phương bởi nhiều lý do:
+Thứ nhất, Chương trình sử địa phương không có một bài dạy cụ thể nào, phần lớn đều do các thầy cô chủ động biên soạn và thực hiện. Vì không có giáo án thống nhất, lại bố trí ở cuối kỳ nên thường bị bỏ qua hoặc cho học sinh tự tìm hiểu lấy. Điều này dẫn đến nhiều bất cập khi thực hiện triển khai tiết dạy lịch sử địa phương.
+Thứ hai, môn sử vốn được xem là “môn phụ” nên giáo viên có rất ít giờ trên lớp (thường mỗi khối lớp chỉ có 1-2 tiết/tuần), nếu vì lý do gì mà phải nghỉ học tất nhiên sẽ chậm chương trình và 2 tiết dạy sử địa phương được thầy cô chủ yếu dùng để dạy bù chương trình chậm.
+Thứ ba, mỗi một giáo viên có một quan điểm và thế mạnh khác nhau về nội dung và phương pháp dạy lịch sử địa phương nên khó thống nhất nội dung này. Thầy cô giáo muốn dạy tốt tiết lịch sử địa phương thường phải bỏ ra rất nhiều công sức tìm tòi, sưu tầm tài liệu. Việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho tiết dạy lịch sử địa phương rất mất thời gian . Mặt khác, nguồn tư liệu về thần phả địa phương không có căn cứ nào, chủ yếu dựa vào các câu chuyện truyền lại trong dân gian, vì thế những kiến thức lịch sử địa phương có khi chính những người trông coi di tích cũng không nắm vững nên việc cung cấp kiến thức lịch sử địa phương cho các thầy cô giáo quả là điều khó.
+Thứ tư, tiết dạy sử địa phương không có nội dung cụ thể trong chương trình, nên không có cơ sở để kiểm tra đánh giá dẫn đến giáo viên có thể “mạnh ai nấy làm”.
Vì những nguyên nhân trên, tiết dạy lịch sử địa phương đã từng bị xem nhẹ, thậm chí là bỏ qua.
	- Vận dụng kiến thức liên môn	khiến giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn:
                + Một là, giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
               + Hai là, vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy kiến thức liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
 +Ba là, đối với học sinh, dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
              + Bốn là, xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ)  với các môn không thi, ít thi (môn phụ), trong đó học sinh trường chuyên có tư duy tốt nhưng thường học lệch nên chưa có niềm say mê học lịch sử, thường mang tính đối phó.
- Tuy nhiên để có sáng kiến kinh nghiệm này thì bản thân tôi gặp một thuận lợi rất cơ bản là từ năm học 2010-2011, Trường THPT chuyên Lam Sơn đã lắp máy chiếu đa năng trên tất cả các phòng học. Thêm vào đó, tôi cũng biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử nên việc thực hiện rất thuận tiện và thấy hiệu quả trực tiếp rõ rệt.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1.Nhận thức:
-Trước hết tôi phải xác định đúng vị trí và vai trò của lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông.
- Thứ hai, tìm hiểu các kiến thức liên môn liên quan đến bài dạy
- Thứ ba, vận dụng kiến thức liên môn để thiết kế giáo án 
- Thứ tư, giao nhiệm vụ cụ thể từng nội dung trong bài cho học sinh tìm hiểu trước nhàm nâng cao hiệu quả giờ học.
2.3.2.Tổ chức thực hiện
- Tôi đã áp dụng kiến thức liên môn dạy phần Lịch sử địa phương lớp 12 với nội dung: “Vai trò của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và chống Mĩ (1954-1975)” như sau:
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Vai trò của Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và chống Mĩ (1954-1975)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Hiểu rõ vai trò to lớn của nhân dân Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến thần thành của dân tộc là kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thanh Hóa luôn xứng đáng là hậu phương lớn trong hai cuộc kháng chiến
	2. Về tư tưởng:
- Tự hào về truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp giữ nước của nhân dân Thanh Hóa.
- Giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh với sự cảm phục, biết ơn, trân trọng những người con ưu tú của quê hương xứ Thanh, từ đó tự soi vào bản thân mình trong quá trình học tập và rèn luyện .
	3. Về kĩ năng:
- Cñng cè kÜ n¨ng trình bày, tường thuật, ®¸nh gi¸, ph©n tÝch c¸c sù kiÖn lÞch sö ®Ó rót ra nh÷ng nhËn ®Þnh và bài học lịch sử.
- KÜ n¨ng c¶m nhËn lÞch sö qua tranh ¶nh vµ t­ liÖu kh¸c, kÜ n¨ng sö dông các bảng biểu so sánh, đọc bản đồ.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
Số liệu về đóng góp của Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến.
Bản đồ hành chính Việt Nam và Thanh Hóa
Phim và tranh ảnh tư liệu
Một số bài hát, clip về Thanh Hóa
Máy chiếu.
III. Tổ chức tiến trình dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dẫn dắc vào bài mới 
 “ Cối kê chuyện cũ người nên nhớ
 Hoan - Ái còn kia chục đạo quân”
Những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan của vua Trần Nhân Tông đã khẳng định: Thanh - Nghệ là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp giữ nước Đại Việt vào thế kỉ XIII. Trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc từ 1945 - 1975, Thanh Hóa vẫn luôn xứng đáng là niềm tin yêu, là hậu phương to lớn và vững mạnh của cả nước. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
 3. Tổ chức các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động tập thể 
- Trước hết tôi trình chiếu lược đồ Việt Nam để học sinh định hình vị trí của Thanh Hóa và phát vấn: Tên gọi Thanh Hóa có từ bao giờ? Ý nghĩa của tên gọi đó?
=> Mục đích là để học sinh có thể hiểu kiến thức sơ đẳng về vùng đất mình đang sinh sống và học tập. Trên thực tế rất nhiều học sinh không hề biết gì về kiến thức này.
- Sau đó tôi trình chiếu bản đồ hành chính Thanh Hóa và tiếp tục phát vấn:
- Nêu vài nét về vị trị trí địa lí của Thanh Hóa?
- Học sinh trả lời và bổ sung cho nhau. Giáo viên nhận xét và chốt lại ý ‎chính. 
=> Đây là nội dung mà tôi vận dụng kiến thức địa lí để học sinh hiểu rõ không những về vị trí như tiếp giáp những tỉnh nào? Địa thế sông, núi, rừng, biển, tài nguyên khoáng sản ra sao?. Từ đó có thể hiểu được vì sao vùng đất Thanh Hóa lại có vị thế đắc địa như một vương quốc riêng và điều đó đã tác động hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây? Tại sao gọi gọi là vùng đất đế vương, đất “thang mộc”? Vì sao nhà Trần đã từng phải cho người bí mật, đục núi, lấp sông nơi đây để trấn yểm các huyệt mạch đế vương ? Hay tại sao quân Tây Sơn trước khi tấn công quân Thanh lại rút lui về phòng tuyến Tam Điệp?. Ngay cả Bác Hồ cũng đã từng nói:
 “ Xứ Thanh biển bạc rừng vàng
 Ruộng đồng bát ngát, xóm làng liên miên”
- Tôi chuyển ‎ý bằng một câu hỏi: Vậy Thanh Hóa có vị trí như thế nào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ?
- Tôi gọi học sinh trả lời, sau đó nhận xét và chốt ‎ý. Một mục đích của tôi trong phần này là học sinh sẽ hiểu hơn vì sao trong bối cảnh những tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, công việc bề bộn khó khăn, đường xá xa xôi, nguy hiểm, Bác Hồ lại về thăm Thanh Hóa vào 20/2/1947...Sau đó chuyển sang phần 2.
- Tôi khái quát hành động đánh phá địa bàn Thanh Hóa của Pháp từ khi Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược 1946 trở đi . Đồng thời cung cấp số liệu quân dân Thanh Hóa đã đánh bao nhiêu trận, diệt bao biêu tên, thu bao nhiêu vũ khí..Phần này tôi sử dụng kiến thức địa lí thông qua việc so sánh các số liệ bằng biểu đồ .
- Sau đó tôi minh họa bằng hai ví dụ :
 + Minh họa thứ nhất tôi nêu vấn đề để học sinh trả lời : Các em có biết vì sao trong khuôn viên của cơ quan Công an Tỉnh Thanh Hóa có tượng đài một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Lợi và ở Sầm Sơn cũng có một ngôi trường mang tên Trường THPT Nguyễn Thị Lợi không ? Bà là ai ? Có chiến công gì ?
- Sau khi học sinh nêu sự hiểu biết của mình, tôi nhận xét, bổ sung, tạo biểu tượng về nhân vật qua việc trình chiếu hình ảnh, tường thụât trận đánh để minh họa cho tinh thần chiến đấu của một điệp báo viên, dù không phải quê gốc ở Thanh Hóa, nhưng trận đánh diễn ra trên quê hương Thanh Hóa dưới sự tổ chức và dìu dắt của trưởng ty công an Thanh Hóa lúc bấy giời là Hoàng Đạo..
+ Minh họa thứ hai bằng chính câu ca: « Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu ». Học sinh sẽ hiểu đây là hành động yêu nước của nhân dân Thanh Hóa như thế nào để thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ « Tiêu thổ kháng chiến ». Từ đó liên hệ với sự xuyên tạc, biến tấu ngày nay của nhiều người.
- Tôi chốt ý bằng một câu hỏi: Vai trò đầu tiên của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp là gì ?.
- Đồng thời nêu vấn đề tiếp cho học sinh thảo luận trả lời: Nhân dân Thanh Hóa còn làm gì cho cuộc kháng chiến ?.
- Tôi nhận xét và bổ sung, đồng thời cung cấp các số liệu về thanh niên nhập ngũ, thanh niên xung phong, dân công phục vụ kháng chiến, xe đạp thồ, thuyền các loại... thông qua tiếp tục vận dụng kiến thức và kĩ năng của môn địa lí bằng các loại bảng biểu, kết hợp trình chiếu một số hình ảnh minh hoạ như : Anh Cao Văn Tỵ chở 320kg trên chiếc xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Xe cút kít của ông Bầm được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắn lịch sử Điện Biên Phủ, mũ, quần áo, dép cao su, túi xách những vận dụng quen thuộc của dân công Thanh Hóa dùng để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ...
=> Thông qua những đóng góp này học sinh sẽ hiểu rõ vì sao trong lần thứ hai về thăm Thanh Hóa, Hồ Chí Minh nói “ Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó” .
- Tôi đưa ra câu hỏi chốt ý: Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa có ý nghĩa gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
- Học sinh trả lời, tôi chốt ý và chuyển sang phần 3.
* Hoạt động tập thể 
- Trước hết tôi gợi cho học sinh nhớ và trình bày khái quát âm mưu, thủ đoạn của Mĩ đối với miền Bắc trong các cuộc chiến tranh phá hoại, đặc biệt là lần thứ nhất .
- Sau đó tôi đặt câu hỏi: Âm mưu và hành động của Mĩ đối với Thanh Hóa trong các cuộc chiến tranh phá phá hoại là gì?. Hãy nêu một vài tấm gương tiê biểu của quân dân Thanh Hóa mà em biết?.
- Tôi sử dụng công nghệ thông tin trình chiếu một số đoạn phim tư liệu về chiến thắng Hàm Rồng - Nam Ngạn ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 kết hợp với âm nhạc như bài hát “Chào sông Mã anh hùng”, “ Hoan hô các cụ già bắn rơi máy bay”, tranh ảnh... để minh họa. Mục đích là để học sinh hiểu , sâu thêm về những năm tháng bi hùng của quê hương, giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh. 
- Đồng thời tôi tiếp tục sử dụng kiến thức địa lí và Toán thông qua việc lập các bảng biểu, tính phần trăm các số lượng về trận đánh, số máy bay bị bắn rơi, tàu chiến bị chìm, giặc lái bị bắt sống, thanh niên nhập ngũ... của Thanh Hóa trong tỉ lệ phần trăm của cả nước.
- Sau đó, tôi chốt luận điểm thứ nhất bằng câu hỏi: Vậy, Thanh hó có đóng góp gì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh phá hoại?
- Tôi đưa ra câu hỏi chốt ý: Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa có ý nghĩa gì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
* Hoạt động cá nhân
- Để củng cố bài học, tôi thiết kế một trò chơi lịch sử có tên gọi “ Nhận diện lịch sử”
- Mô tả trò chơi : Có một vòng tròn 10 ô số, mỗi số ứng với một bức tranh lịch sử cùng một câu hỏi yêu cầu học sinh nhận diện. 10 học sinh sẽ chọn số ngẫu nhiên để trả lời.
- Nội dung các bức tranh gồm: hình ảnh các cụ lão dân quân Hoằng Trường-Hoằng Hóa bắn rơi máy bay Mĩ, người lái chiếc xe Jeep áp giải Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh từ Dinh Độc lập đến Đài Phát Thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng Đào Ngọc Vân, anh hùng lấy thân mình cứu pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ Tô Vĩnh Diện, người hỏi cung tướng Đờcátxtơri Nguyễn Xuân Tính, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Thị Tuyển với kì tích tải một lúc hai hòm đạn nặng tới 98 kg trong cuộc chiến tại Hàm Rồng Nam Ngạn 1965, Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc - đơn vị nữ đầu tiên của miền Bắc bắn rơi máy bay Mĩ bằng súng bộ binh, huyền thoại sống Lò Văn Bường bị giặc bắn vào mắt vẫn chống cự đến cùng, người tham gia bắt sống tướng Đờcátxtơri Đào Văn Hiếu, anh hùng Trần Đức, Lê Công Khai.
- Mục đích : Học sinh biết được những con người, những chiến tích tiêu biểu không chỉ làm rạng danh quê hương mà cò rạng danh non sông. Đặc biệt trong mỗi thời khắc quan trọng của lịch sử đều có có mặt của những người con Thanh Hóa. Từ đó, giáo dục học sinh sự cảm phục, trân trọng, biết ơn, thêm yêu quê hương và cố gắng xứng đáng với các thế hệ cha ông.
- Tôi chốt lại bài học bằng một câu hỏi: Em biết gì về những việc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đã tri ân những người có công với nước? Liên hệ bản thân ?.(hoặc sau khi học xong bài này em có dự định làm những gì để góp phần tri ân 
các thế hệ cha ông đã không ngại hi sinh xương máu cho độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của Tổ quốc?
- Kết thúc bài giảng, cùng với những lời dặn dò cho tiết học mới tôi sẽ lồng vào ca khúc “ Khúc tình ca Thanh Hóa” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng” hoặc bài ráp qua video “Quê tôi Thanh Hóa”.
1. Vị trí của Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ .
- Là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng.
 +Hậu phương vững chắc của hai cuộc kháng chiến
 +Là cầu nối giữa chiến trường Bắc Bộ với Bình Trị Thiên
 + Là cửa ngõ tiếp giáp với Tây Bác, Việt Bác và Thượng Lào
2. Vai trò của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
* Kiên quyết giáng trả mọi âm mưu đánh chiếm và phá hoại của kẻ thù, giữ yên “kho hậu cần” của cuộc kháng chiến.
* Đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ.	
=> Ý nghĩa : Góp công góp sức làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
3. Vai trò của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
- Giữ vững mạch máu giao thông Bắc Nam, nối liền con đường chiến lược chi viện co miền Nam.
- Chi viện sức người, sức của hết sức to lớn cho tiền tuyến miền Nam
=> Ý nghĩa : 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_giang_day_lich_su_dia_phuon.doc
  • docBìa SKKN.doc