SKKN Vận dụng kĩ thuật liên văn bản vào dạy đọc hiểu hai đoạn trích: Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) giúp nâng cao hiệu quả dạy học và học cho học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4
Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nghành Giáo dục và nhân dân hết sức quan tâm. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã khẳng định một trong những giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục là “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục”. Hội nghị lần thứ VIII BCH Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết chỉ đạo: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển nhằm tạo “chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”. Nghị quyết đã hướng tới xây dựng một nền giáo dục nước nhà có những chuyển biến mạnh mẽ, vận động theo quỹ đạo chung của giáo dục thế giới, chú trọng triển phẩm chất, năng lực người học. Hơn nữa, mục tiêu của Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (Áp dụng từ năm 2018 - 2019), đã chỉ rõ: Giúp học sinh phát triển hài hòa cả thể chất lẫn tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa cần cù, sáng tạo. Với mục tiêu này, chúng ta có thể thấy thấy chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến đề cao vai trò, vị trí của người học, phát triển một cách toàn diện và sâu sắc hơn cho các em.
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3 III. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 9 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG KĨ THUẬT LIÊN VĂN BẢN VÀO DẠY HỌC HAI ĐOẠN TRÍCH 11 1. Một số hình thức kết nối các văn bản với nhau 11 1.1 Liên kết văn bản văn học với các loại văn bản khác 11 1.2. Liên kết văn bản văn học với các phương diện, lĩnh vực khác 11 1.3. Liên kết văn bản văn học với phong cách của nhà văn 13 1.4. Liên kết văn bản văn học với thể loại 14 1.5. Liên kết văn bản văn học với giai đoạn văn học 15 2. Nguyên tắc vận dụng 17 2.1. Kết hợp các văn bản phù hợp với mục tiêu cụ thể của giờ học 17 2.2. Giữ vai trò chủ đạo của văn bản chính 18 2.3. Đảm bảo cách thể hiện hiện riêng của văn bản đang học 18 2.4. Sử dụng tranh ảnh minh họa phù hợp 19 3. Kết quả vận dụng 20 C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 23 I. Kết luận 23 II. Đề xuất 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nghành Giáo dục và nhân dân hết sức quan tâm. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã khẳng định một trong những giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục là “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục”. Hội nghị lần thứ VIII BCH Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển nhằm tạo “chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”. Nghị quyết đã hướng tới xây dựng một nền giáo dục nước nhà có những chuyển biến mạnh mẽ, vận động theo quỹ đạo chung của giáo dục thế giới, chú trọng triển phẩm chất, năng lực người học. Hơn nữa, mục tiêu của Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (Áp dụng từ năm 2018 - 2019), đã chỉ rõ: Giúp học sinh phát triển hài hòa cả thể chất lẫn tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa cần cù, sáng tạo. Với mục tiêu này, chúng ta có thể thấy thấy chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến đề cao vai trò, vị trí của người học, phát triển một cách toàn diện và sâu sắc hơn cho các em. 2. Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã cố gắng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu để rút ra kinh nghiệm nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Thực tế trải nghiệm giảng dạy khiến tôi có nhiều trăn trở đối với môn Ngữ Văn thuộc chương trình THPT nói chung và hai đoạn trích: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 nói riêng. Tôi cũng thường xuyên đi dự giờ các đồng nghiệp để tích lũy và học hỏi kinh nghiệm dạy học cho mình. Dù đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học cả truyền thống lẫn hiện đại song tôi thật sự chưa thấy hài lòng và thỏa mãn với các tiết dạy của mình cũng như của các giáo viên khác. Cái khó của người dạy và người học tác phẩm của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở chỗ: hai ông không chỉ là những nhà văn xuất sắc của nền văn học VNHĐ mà còn là hai nhà văn hóa, có vốn sống phong phú, vốn hiểu biết uyên bác về nhiều lĩnh vực. Để tiếp cận được những văn bản này đòi hỏi người dạy mà cả người học cần được trang bị phông văn hóa chung ở mức tối thiểu như các tư liệu về lịch sử, địa lí, văn chương cổ, các văn bản của tác giả hoặc nhiều văn bản khác liên quan tới tác phẩm. Từ những vấn đề trên là nguyên nhân thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài: "Vận dụng kĩ thuật liên văn bản vào dạy đọc hiểu hai đoạn trích: Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) giúp nâng cao hiệu quả dạy học và học cho học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4”. Đây là một vấn đề bổ ích, thiết thực đối với nghề nghiệp của chúng tôi. Qua bài viết này, tôi mong muốn tìm ra giải pháp giảng dạy hai tác phẩm trên đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn cho học sinh THPT, giúp các em khai thác đúng hướng thể loại kí, cũng như khơi gợi trong các em những rung động đích thực và sự đồng cảm sâu sắc đối với hai nhà văn – hai nhà văn hóa ưu tú của nền văn học Việt Nam hiện đại. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Đề tài vận dụng kết hợp nhiều phương pháp: - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích tổng hợp III. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần đặt vấn đề, phần kết luận thì phần giải quyết vấn đề có các nội dung sau: - Cơ sở của đề tài - Một số biện pháp vận dụng kĩ thuật liên văn bản vào dạy học hai đoạn trích trên - Hiệu quả ứng dụng của đề tài B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lý thuyết liên văn bản và kỹ thuật liên văn bản. 1.1.1. Khái niệm liên văn bản và đặc điểm của kỹ thuật liên văn bản Liên văn bản là một trong những khái niệm trọng yếu nhất trong các lý thuyết văn học thế giới từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay, có sức hút mạnh mẽ với các học giả quốc tế nói chung và các lý thuyết gia nghiên cứu phê bình văn học nói riêng. Thuật ngữ liên văn bản là thuật ngữ xuất hiện trong ngành lí luận văn học hiện đại. Khái niệm liên văn bản gắn liền với ba tên tuổi: J.Derrida, R.Barthes và J.Kristeva - các lý thuyết gia tiên phong trong trào lưu Giải cấu trúc và phê bình Hậu hiện đại. "Nếu Jacques Derrida là người đầu tiên khơi động ý tưởng “không có gì ngoài văn bản” để manh nha những ý thức phôi thai về vai trò của intertextuality thì, Roland Barthes mới là kẻ đi đầu trong sự cổ xuý và quảng bá tư tưởng này như một bước đột phá lớn - đưa văn học từ điểm nhìn gò bó và tù hãm dựa trên hệ lý thuyết cấu trúc luận (structualism), sang một cách nhìn rộng hơn, sâu hơn và nhiều tự do hơn của lý thuyết giải cấu trúc (deconstruction), qua tác phẩm Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968) – lần đầu tiên, một nhà phê bình đánh dấu sự cáo chung vai trò của người viết áp đặt lên nguồn gốc của một tác phẩm văn học" . Khái niệm liên văn bản xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu luận “Bakhtine, từ ngữ, đối thoại và tiểu thuyết” do J.Kristeva khởi xướng vào mùa thu năm 1966, đọc tại seminar do R.Barthes chủ trì. Đối với J.K risteva: “Văn bản không được hình thành từ những ý đồ sáng tác riêng tây của tác giả mà chủ yếu là từ những văn bản khác đã hiện hữu trước đó: mỗi văn bản là một sự hoán vị của các văn bản, nơi lời nói từ các văn bản khác gặp gỡ nhau, tan loãng vào nhau và trung hòa sắc độ của nhau”. Nói cách khác, không có văn bản nào thực sự cô lập, một mình một cõi, như một sự sáng tạo tuyệt đối: văn bản nào cũng chịu sự tác động của văn bản văn hóa, cũng chứa đựng ít nhiều những cấu trúc ý thức hệ quyền lực thể hiện qua các hình thức diễn ngôn khác nhau trong xã hội. Từ đó có thể thấy: " Khái niệm liên văn bản nhắc nhở cho người đọc nhận biết một cách có ý thức rằng, mỗi văn bản tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác, có thể xuất hiện trước hoặc cùng thời; thực tế, văn bản lệ thuộc vào những văn bản khác còn nhiều hơn vào chính người tạo ra nó" . Trong ý nghĩa này, Kristeva xem văn bản có tính sản xuất, lúc nào cũng là quá trình vận động và tương tác liên tục. Có thể nói, R.Brathes là người thành công hơn cả trong việc phát triển lý thuyết liên văn bản. Phân tích mối quan hệ từ tác phẩm đến văn bản, ông cho rằng “Sáng tạo ra tác phẩm, mỗi tác giả tất yếu sẽ chắt từ “kho lưu trữ” văn bản vô tận, kiến tạo cấu trúc ngữ nghĩa của mình với sự hỗ trợ của chất liệu được cất giữ trong văn bản, có thể là những lời, những câu riêng lẻ hay cả một đoạn văn được cố ý vay mượn từ tác phẩm của người khác, đọc được trên báo chí, nghe được ngoài đường phố, từ màn hình ti vi... những diễn văn thuyết trình đủ loại, những thể loại, phong cách, mã xã hội, diễn ngôn... tức là những gì tạo nên các ngữ cảnh văn hóa riêng lẻ cũng như văn bản văn hóa nói chung. Người nói/người viết không mấy hiểu rõ “văn bản” riêng của mình (ký ức văn hóa của mình) nhưng ngoài ý muốn, ký ức ấy vẫn chi phối họ ngay từ thời thơ ấu. Bên cạnh đó, nhận định của Barthes: “Liên văn bản được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn bảnbất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản” - tức là được nhận định như là sự xóa nhòa ranh giới giữa các văn bản của các tác giả riêng rẽ, giữa văn bản văn học cá nhân và văn bản vĩ mô của truyền thống, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau (không nhất thiết là mang tính nghệ thuật) giữa văn bản và độc giả và cuối cùng, giữa các văn bản và hiện thực. Tác phẩm và văn bản liên quan tới hai dạng khác nhau của ý thức con người. Tác phẩm gắn với ý thức cá nhân của chủ thể ý chí (tác giả) còn văn bản - như đã nêu trên - gắn với ký ức vô thức của văn hóa. Văn bản có sự phong phú ngữ nghĩa vô hạn, còn phạm vi đọc và kinh nghiệm văn hóa của người tiếp nhận lại hữu hạn. Thực sự đời sống được kiến tạo và xây dựng lên từ văn bản ở một mức độ vô cùng lớn lao và sâu rộng, nó đã trở nên tự động hóa chính đối tượng tiếp nhận như chúng ta thường lãng quên. Từ đó đến nay, học giới quốc tế đã tiếp nhận và vận dụng rộng rãi khái niệm liên văn bản trên nhiều lĩnh vực. Liên văn bản là một hệ thống lý thuyết phức tạp, kỹ thuật liên văn bản cũng muôn màu muôn vẻ trong sáng tác và tiếp nhận. Những tư tưởng, diễn ngôn được triển khai từ khái niệm liên văn bản đã trở nên vô cùng phong phú trong đó hàm chứa không ít quan điểm đối lập đồng thời cũng được làm chỗ dựa để mở rộng sang các địa hạt khác nhau: tôn giáo, lịch sử, xã hội học... 1.1.2. Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong sáng tác và tiếp nhận văn bản Thực tế đã cho thấy, liên văn bản như là một thuộc tính cố hữu của văn bản. Lý thuyết liên văn bản được xây dựng trên thế giới quan của thế kỷ 20 bởi các lý thuyết gia hiện đại và hậu hiện đại; vì thế nó tương ứng với những sáng tác của thời hậu hiện đại - vài chục năm trở lại đây. Như vậy có thể thấy: "Một khi bắt đầu, từ một góc độ văn hoá, một quan niệm đạo đức hay một ẩn dụ trong văn bản, tính chất liên văn bản của việc đọc sẽ càng lúc dẫn chúng ta đi xa và đi sâu trong sự phân tích. Khi đạt đến mức độ đủ sức phá vỡ tính chất trung tâm của cấu trúc, sự hoạt tác của các yếu tố trong cấu trúc/hệ thống (văn bản) tự thân sẽ trở thành các yếu tố tự do và tương tác lẫn nhau trong bối cảnh của một trò chơi ngôn ngữ". Tuy nhiên, do bản thân liên văn bản ôm chứa nhiều vấn đề của sáng tác, của tồn tại, trong đó có những vấn đề mang tính “xuyên thời gian” nên nó hoàn toàn có thể được vận dụng trong dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông đối với đối tượng khám phá của chúng ta là những văn bản thuộc các thế kỷ trước. Sáng tạo ra tác phẩm, mỗi tác giả sẽ chắt từ “kho lưu trữ” văn bản vô tận của mình với sự hỗ trợ của chất liệu được cất giữ trong văn bản; có thể là những lời, những câu riêng lẻ hay cả một đoạn văn được vay mượn từ tác phẩm của người khác, đọc được trên báo chí, nghe được ngoài đường phố, từ màn hình ti vi... những diễn văn thuyết trình đủ loại, những thể loại, phong cách, mã xã hội, diễn ngôn... tạo nên các ngữ cảnh văn hóa riêng lẻ cũng như văn bản văn hóa nói chung. Mọi văn bản đều là tấm vải mới đan dệt từ những trích dẫn đã từng được sử dụng. Như vậy khi vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong sáng tác trong dạy học Ngữ Văn ở THPT, chúng ta cần rất uyển chuyển, linh hoạt trong việc thực hiện các thao tác nhằm rèn tập cho học sinh một tư duy mới với những kỹ năng cần thiết để các em có thể có thể đọc hiểu văn bản văn học một cách sống động, ham thích, mang đầy tính độc lập, khám phá và sáng tạo theo tinh thần liên văn bản. Khái niệm liên văn bản định hướng cho người đọc nhận biết một cách có ý thức rằng: mỗi văn bản tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác, có thể xuất hiện trước đó hoặc cùng thời và thực tế thì văn bản lệ thuộc vào những văn bản khác còn nhiều hơn vào chính người tạo ra nó. Điều này đã được M.Foucault, một lý thuyết gia hậu hiện đại nhấn mạnh:" Những biên giới của một cuốn sách không bao giờ rõ ràng: bên kia trang bìa ghi ra tựa đề cuốn sách, bắt đầu từ những dòng đầu tiên cho đến khi cuốn sách ngưng lại ở dấu chấm cuối cùng, vượt ra ngoài cấu trúc nội tại và hình thức tự thân của cuốn sách ấy; thực chất, cuốn sách bị trói chặt vào một mạng nhện các trích dẫn từ nhiều cuốn sách khác, những văn bản khác, hay những dòng văn lắng lại trong ký ức thu nhận được, trong nhiều quá trình đọc trước đây. Cuốn sách chỉ là một điểm nối kết nhỏ bé trong một mạng lưới vô cùng rộng lớn... trong nhiều trường hợp viết chỉ là một “Trò chơi của ngôn ngữ”: người viết tạo ra càng nhiều yếu tố tự do trong ngôn ngữ bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu và việc tạo nghĩa từ các trò chơi này tùy thuộc vào người đọc. Người đọc - trong nhiều trường hợp có vai trò to lớn trong việc tạo ý nghĩa cho “trò chơi ngôn ngữ” này. Như thế, theo lý thuyết liên văn bản - vai trò người đọc nói chung và đọc hiểu văn bản văn học nói riêng - là rất quan trọng. Thừa nhận vai trò của người đọc không đồng nghĩa với việc phủ nhận vai trò của nhà văn bởi nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học cũng hàm chứa đầy tài năng, tâm hồn, trí tuệ và trái tim nhạy cảm của chính những người sáng tác. 1.2. Tùy bút/bút kí Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều là những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt ở thể loại ký. Cả hai nhà văn đã có những đóng góp đáng kể trong sự vận động và phát triển của nền văn học nước nhà. Mỗi người một phong cách, một dấu ấn cá nhân rất riêng nhưng họ đều rất thành công ở thể loại ký (gồm tùy bút và bút kí). Để từ đó, nhắc tới tùy bút, không ai là không nhớ đến Nguyễn Tuân. Và ở thể loại bút kí, mọi người đều nhớ ngay đến nhà văn của mảnh đất cố đô Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nguyễn Tuân là một tác giả lớn có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc. Trong quá trình sáng tạo văn học hơn nửa thế kỷ của mình, nhà văn đã hình thành cho mình một phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác và thành công trên nhiều thể loại nhưng dường như "đo ni đóng giày" cho nhà văn phải kể đến đó là tùy bút. Ở thể loại này, tác giả đã cho ra đời những đứa con tinh thần hết sức đặc sắc như: Tùy bút Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, Kháng chiến và hòa bình...Trong đó, đoạn trích Người lái đò Sông Đà in trong tập Sông Đà đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn của bậc THPT. Tác phẩm gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ dạng phác thảo. Đề tài của Sông Đà là cuộc sống, con người Tây Bắc trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Qua tác phẩm, nhà văn đã cho mọi người thấy cái không khí phấn chấn trong cuộc sống mới không chỉ diễn ra ở những thành phố lớn, những đô thị sầm uất mà ngay cả ở những nơi heo hút nhất, xa xôi nhất và ngút ngàn nhất cũng rạo rực không kém. Tác giả đã khám phá ra "chất vàng mười" ẩn dấu trong tâm hồn của người dân Tây Bắc mộc mạc, thuần hậu. Qua đoạn trích Người lái đò sông Đà và tác phẩm Sông Đà, người đọc sẽ thấy rất rõ không khí của thời đại lan toản khắp không gian và núi rừng đại ngàn Tây Bắc xa xôi, phản ánh rõ bức tranh chuyển mình của Tây Bắc, "cuộc đời mới đang bén rễ đâm chồi mạnh và nơi đây đang kết tinh nhiều giống hoa say nồng chưa nở một lần trên đồi lũng Thái Mèo". Ra đời sau tùy bút Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tập bút ký xuất sắc viết tại Huế năm 1981, rút từ sáng tác cùng tên của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm gồm 8 bài ký, viết ngay sau năm 1975, trong đó thấm đẫm lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và chủ nghĩa anh hùng. Những cảm hứng ấy được thể hiện rõ nét trong tình yêu, lòng tự hào sâu sắc của nhà văn đối với vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của thiên nhiên đất nước, với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của dân tộc, với những phẩm chất cách mạng kiên cường của con người Việt Nam thời đại mới. Những nội dung ấy được truyền đạt bởi một ngòi bút tài hoa với những hiểu biết sâu rộng, lối hành văn hướng nội, đẹp đẽ sang trọng, súc tích và tinh tế được xuất phát từ cảm hứng về dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế. Dòng sông quê hương được soi chiếu từ nhiều góc độ của lịch sử, địa lý, văn hóa... Qua những suy tư và liên tưởng, dòng sông đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của đất cố đô với trang sử vẻ vang, với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, trở thành biểu tượng cho văn hóa và tâm hồn con người xứ Huế. Bài tùy bút mang đậm phong cách tùy bút bởi giọng văn phóng túng và sự bộc lộ cái “tôi” suy tư, trữ tình của nhà văn. Như vậy, hai đoạn trích trên đều là những tác phẩm đặc sắc của hai đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi văn bản đều có những đặc sắc rất riêng, thể hiện rất đậm nét phong cách cá nhân của mỗi tác giả. 1.3. Các công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tác phẩm kí/tùy bút ở nhà trường phổ thông. Trong bức tranh thể loại của văn học Việt Nam, kí chiếm một số lượng lớn tác phẩm và cũng có nhiều tác phẩm đặc sắc từ trung đại đến hiện đại. Chính vì vậy, trong chương trình Ngữ Văn của học sinh THPT, các em đã được làm quen với thể loại này qua một số đoạn trích tiêu biểu như: Vào phủ chúa Trịnh trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác; Người lái đò Sông Đà in trong tập Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? rút từ tập bút kí cùng tên của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Dẫu số lượng tác phẩm chưa nhiều nhưng phần nào đó phản ánh được diện mạo của thế loại kí trong tiến trình vận động và phát triển của thể loại văn học Việt Nam. Hiện nay theo quan sát, thống kê và tìm hiểu của chúng tôi, các công trình, bài viết hướng dẫn dạy đọc hiểu theo đặc trưng của thể loại ký/ bút kí không nhiều, có thể kể đến một số ví dụ điển hình như: Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn một cách đọc của tác giả Phan Huy Dũng; Chuyên đề dạy - học Ngữ Văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Lê Thị Hường; Về việc giảng dạy thể ký và ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình văn học phổ thông của tác giả Lê Trà My, in trên Tạp chí Giáo dục (2003); Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh phổ thông qua dạy học tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông? luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hồng Mai (2005); Người lái đò Sông Đà, vẻ đẹp của một dòng sông chữ in trong tác phẩm Nghĩ từ công việc dạy Văn của Giáo sư Đỗ Kim Hồi Nhìn chung, các chuyên đề, bài viết trên đều có chung một hướng tiếp cận theo đặc trưng thể loại. Khai thác hai văn bản kí của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ văn 12 theo đặc trưng thể loại là một hướng tiếp cận khoa học, phù hợp với đặc thù môn Ngữ Văn. Nó sẽ hình thành ở giáo viên phương pháp phù hợp để đi vào khám phá tác phẩm, từ đó thấy được cái hay cũng như vẻ đẹp riêng của kí so với các thể văn xuôi khác. Giáo viên có cơ sở khoa học để soạn giảng giáo án và lên lớp một cách hợp lí. Còn về phía học sinh, các em sẽ được trang bị một “chìa khóa” để “mở cửa” vào thế giới nghệ thuật của hai tác phẩm kí. Nhờ đó, học sinh vừa hiểu được đối tượng miêu tả, vừa thấy được vẻ đẹp, chất thơ duyên dáng của mỗi bài kí. Hơn nữa, học sinh có điều kiện để rèn luyện tư duy văn học theo thể loại. Tuy nhiên, như trên đã nói, những công trình này cũng chỉ mới dừng lại ở phương pháp tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Nghĩa là các giá trị văn học khám phá được còn bị “đóng khung” trong nội tại tác phẩm. Nó chưa có được sự mở rộng ý nghĩa đến vô hạn như hình thức tiếp cận theo hướng liên văn bản. 2. Cơ sở thực tiễn Qua thực tế giảng dạy, dự giờ và tham khảo ý kiến những đồng nghiệp khác trên địa bàn, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng kĩ thuật liên văn bản vào đọc hiểu văn bản nói chung và hai đoạn trích: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng có một số vấn đề cần lưu ý sau: Để tiếp cận đến cái đích này, người giáo viên Ngữ Văn ở nhà trường THPT
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_ki_thuat_lien_van_ban_vao_day_doc_hieu_hai_doa.doc