SKKN Vận dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn THPT

SKKN Vận dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn THPT

- Ngành giáo dục những năm gần đây đã chú ý tới đổi mới phương pháp dạy học trong các cấp học, bộ môn học. Các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà giáo ưu tú từng nghĩ tới nhiều phương pháp để dạy học hiệu quả, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Với bộ môn Ngữ Văn ở cấp THPT sự đổi mới ấy thể hiện rõ trong một số phương pháp như: phương pháp nhập vai, đọc sáng tạo, đàm thoại, vận dụng công nghệ thông tin.Song mỗi phương pháp vẫn còn mang những hạn chế nhất định, chưa thay đổi được tư duy sáng tạo, chưa phát huy hết tính tích cực, tự giác, chủ động của người học.

- So với bộ môn học khác, Ngữ Văn là môn học mang đặc thù thù riêng, môn học của nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”, đa nghĩa, tính hình tượng cao. Trong khi đó mỗi trang văn, mỗi tác phẩm văn học đều truyền tải tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng, lí tưởng, nhân sinh quan .của tác giả. Mặt khác trong giờ giảng, người giáo viên dạy Văn vừa phải đảm bảo hệ thống kiến thức đồ sộ của bài học, song cũng cần cho học sinh cảm thụ được thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, phong phú, sáng tạo, sang trọng, đẹp đẽ, đầy hình tượng thẩm mĩ. Trong khi đó những bộ môn khác có thể dùng những kí hiệu, đường nét, màu sắc, âm thanh .hỗ trợ thêm cho việc dạy học, làm rõ những đơn vị kiến thức như: hội họa dùng màu sắc, đường nét, âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu, điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ ) tạo nên hình khối, đường nét v.v Còn giáo viên dạy Văn chỉ có ngôn từ để giúp học sinh cảm thụ bộ môn của mình nên mỗi giờ học dễ sa vào thuyết giảng, dài dòng, lan man Vì điểm này môn Văn dần trở nên ngại học, nhàm chán, thụ động với học sinh ở độ tuổi trưởng thành THPT.

 

doc 26 trang thuychi01 8562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG HIỆU QUẢ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG 
DẠY HỌC NGỮ VĂN THPT
Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2017
 MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
- Ngành giáo dục những năm gần đây đã chú ý tới đổi mới phương pháp dạy học trong các cấp học, bộ môn học. Các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà giáo ưu tú từng nghĩ tới nhiều phương pháp để dạy học hiệu quả, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Với bộ môn Ngữ Văn ở cấp THPT sự đổi mới ấy thể hiện rõ trong một số phương pháp như: phương pháp nhập vai, đọc sáng tạo, đàm thoại, vận dụng công nghệ thông tin...Song mỗi phương pháp vẫn còn mang những hạn chế nhất định, chưa thay đổi được tư duy sáng tạo, chưa phát huy hết tính tích cực, tự giác, chủ động của người học.
- So với bộ môn học khác, Ngữ Văn là môn học mang đặc thù thù riêng, môn học của nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”, đa nghĩa, tính hình tượng cao. Trong khi đó mỗi trang văn, mỗi tác phẩm văn học đều truyền tải tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng, lí tưởng, nhân sinh quan .của tác giả. Mặt khác trong giờ giảng, người giáo viên dạy Văn vừa phải đảm bảo hệ thống kiến thức đồ sộ của bài học, song cũng cần cho học sinh cảm thụ được thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, phong phú, sáng tạo, sang trọng, đẹp đẽ, đầy hình tượng thẩm mĩ. Trong khi đó những bộ môn khác có thể dùng những kí hiệu, đường nét, màu sắc, âm thanh ...hỗ trợ thêm cho việc dạy học, làm rõ những đơn vị kiến thức như: hội họa dùng màu sắc, đường nét, âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu, điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ) tạo nên hình khối, đường nét v.v Còn giáo viên dạy Văn chỉ có ngôn từ để giúp học sinh cảm thụ bộ môn của mình nên mỗi giờ học dễ sa vào thuyết giảng, dài dòng, lan manVì điểm này môn Văn dần trở nên ngại học, nhàm chán, thụ động với học sinh ở độ tuổi trưởng thành THPT.
- Phương pháp “Vận dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn THPT” sẽ khắc phục được những hạn chế của lối giảng Văn truyền thống, hơn nữa sẽ giản hóa được đơn vị kiến thức lớn ở mỗi bài học. Mặt khác tính ưu việt của phương pháp này chính là giúp học sinh hiểu rõ được cấu trúc bài học một cách mạch lạc, khoa học nhất, thấy được trọng tâm kiến thức cần tiếp nhận, tránh học vẹt, học máy móc. Đây cũng là phương pháp thúc đẩy học sinh phát huy được sự nhạy cảm phong phú trong liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn, sự chủ động, tích cực, đặc biệt tất cả học sinh đều có thể tham gia xây dựng bài 
Vì những lí do trên, lại là người trực tiếp giảng dạy nhiều năm tôi nghĩ rằng đề xuất một phương pháp dạy học hiệu quả hơn cho môn Văn là việc cần thiết. Vì thế tôi chọn đề tài “Vận dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn THPT”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích giúp học sinh tóm tắt, ghi nhớ, tư duy, cảm thụ một cách hệ thống những đơn vị kiến thức trong mỗi bài học Đọc Văn - Tiếng Việt - Làm văn - Ôn tập.
- Đề tài cũng giúp học sinh phát huy được tiềm năng trong khả năng sáng tạo, tư duy, tạo sự hứng thú học tập tích cực, chủ động trong mỗi giờ học. 
- Đề tài còn đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài sẽ nghiên cứu về Sơ đồ tư duy và hiệu quả sử dụng sơ dồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn THPT. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu loại hình: sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại. Đó là một kĩ thuật hình họa, một dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động của bộ não. 
 - Phương pháp thực nghiệm: được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối với các lớp được chọn làm đối tượng thực nghiệm. 
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng trong quá trình khảo sát, phân tích kết quả thực nghiệm và tổng hợp kết quả thực nghiệm
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: được sử dụng trong quá trình hệ thống hóa kiến thức các tác phẩm và thể hiện bằng SĐTD.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Sáng kiến có cái nhìn đầy đủ hơn về phương pháp, kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Văn.
- Trong sáng kiến sẽ đưa ra nhiều phân loại kiểu bài bộ môn Ngữ Văn có thể áp dụng sơ đồ dạy học: Nghị luận văn học, Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
- Mindmap) do Barry Buzan và Tony Buzan là hai tác giả đầu tiên tìm ra khái niệm “Sơ đồ tư duy”. Các tác giả này đã dựa trên những đặc điểm của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra SĐTD theo nguyên lí hoạt động của bộ não. Vì thế người học cá khả năng phát huy toàn bộ tư duy khi sử dụng sơ đồ tư duy. Họ cũng từng nghiên cứu bộ não của con người gồm 2 bán cầu: não phải và não trái. Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng. những yếu tố đó sẽ tác động, kích thích não trái. Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy và phân tích cho ra sản phẩm. Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất và khi hai bán cầu não có sự tương tác, tác động, kích thích lẫn nhau nó sẽ đem đến cho con người khả năng to lớn. ). Vì thế sơ đồ tư duy là mô hình giúp người học nhằm hệ thống, tái hiện lại kiến thức bằng các kí hiệu, đường nét, màu sắc qua sự tác động của não bộ.
- Nghị quyết 40/2000 - QH10 của Quốc hội khóa 10 và Chỉ thị số14/2001/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao trình độ, đổi mới PPDH. Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH. Cho nên sử dụng SĐTD sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong học tập. Điều này rất phù hợp với mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Sự phát triển của công nghệ thông tin trong hệ thống trường học làm cho thực trạng dạy và học môn Ngữ văn tại trường THPT hiện nay được nâng cao, đổi mới. Những mô hình, sơ đồ, biểu đồ giản tiện về công đoạn, thời gian mang nhiều ưu việt được đưa vào quá trình dạy học. Vì thế những giờ học đã trở nên sôi nổi và hứng thú. Học sinh không còn cảm thấy ngại học môn Văn như trước, không còn thụ động trước những đơn vị kiến thức đồ sộ. Ngược lại các em có thể chủ động tiếp cận kiến thức qua những sơ đồ tư duy.
- Tuy nhiên hiện nay việc đưa SĐTD vào ứng dụng trong quá trình dạy học đối với môn học Ngữ văn, nhất là các tiết đọc hiểu còn là vấn đề gặp không ít khó khăn, trở ngại đối với giáo viên. Cụ thể như trong việc tổ chức, thiết kế các hoạt động dạy học với việc sử dụng SĐTD. Qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn đối với các đồng nghiệp trong tổ, tôi nhận thấy, hầu hết các giáo viên chưa quen với cách dạy học bằng SĐTD. Họ mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng SĐTD để hệ thống hóa kiến thức mỗi bài ôn tập, tổng kết một phân môn, một mảng kiến thức nào đó mà thôi chứ chưa mạnh dạn phát huy được tính phổ biến và đa năng của SĐTD trong các tiết đỌC hiểu văn học.
- Không chỉ đối với giáo viên mà ngay học sinh trong trường có nhiều em chưa có khái niệm gì về SĐTD, chưa quen với cách học bằng SĐTD và còn nhiều lúng túng khi thiết lập một SĐTD. Vì thế việc đưa phương pháp dạy học theo sơ đồ tư duy vào dạy bộ môn Ngữ Văn là việc cần làm ngay để kích thích tư duy người học.
- Thực tế chất lượng trong mỗi giờ giảng Văn đang là vấn đề đáng bàn. Thời gian bó hẹp trong 45 phút, học sinh quen với cách cảm thụ theo kiểu truyền thống, chưa chủ động tư duy, chiếm lĩnh tri thức. Các giờ Tiếng Việt và Làm văn tư duy trừu tượng khá dài. Phần đọc hiểu văn bản lượng kiến thức cần nhớ và học thuộc tương đối lớn. Vì những lí do đó đã tạo ra tâm lí của học sinh với môn Văn: chán học, ngại ghi chép, ngại viết bàitạo nên nhiều bài văn khô khan, thiếu cảm xúc, không sáng tạọ
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
2.3.1. Cách tạo - các bước vẽ sơ đồ tư duy: 
- Cách tạo sơ đồ tư duy: 
 +  Dùng SĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá cho bài mới sau đó hỏi những câu hỏi liên quan đến bài mới để học sinh tìm ra các ý kết nối cho bài mới. Cuối cùng học sinh có thể tự hoàn thiện được sỏ đồ tư duy cho bài học mới. 
 Qua SĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
+ Công cụ vẽ sơ đồ tư duy: vẽ bằng tay hoặc bằng máy vi tính. Học sinh dùng giấy A4 và hộp màu cùng trí tưởng tượng để vẽ. Nếu vẽ bằng tay học sinh có thể tưởng tượng ra các cấu trúc hình vẽ khác nhau như: hình xương cá, hình cây, hình quả, hình tròn, hình càng cua, cánh bướm Sau đó dùng màu phù hợp để tô tạo những điểm nhấn. Bước cuối cùng là ghi những ý chính vào hình vẽ để hoàn thiện sơ đồ tư duy. Khác với cách thức vẽ bằng máy vi tính, HS có thể sử dụng các phần mềm Mind Mapping, phần mềm Bzan’s iMindMap, phần mềm Mindjet MindManager Professional) hoặc vẽ bằng Microsoft Word, hình ảnh trung tâm có thể dễ dàng tìm kiếm trên internet.
 + Quy tắc vẽ sơ đồ tư duy: cần tuân theo các quy tắc: nhấn mạnh, liên kết và mạch lạc. 
 - Các bước vẽ sơ đồ tư duy 
 + Vẽ chủ đề chính ở trung tâm: HS phải xác định được trọng tâm của bài học hoặc chủ đề chính của bài học rồi vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy đặt nằm ngang bằng hình ảnh hoặc từ khóa (Lưu ý đến kích thước, màu sắc để làm nổi bật nội dung của chủ đề chính).
+ Từ chủ đề trung tâm vẽ thêm các nhánh nhỏ hơn để cụ thể ý cho chủ đề trung tâm. Các nhánh nhỏ này chính là các tiêu đề phụ bằng hình ảnh hoặc chữ in hoa xung quanh hình ảnh trung tâm. Để làm nổi bật học sinh có thể chú ý đến cách bố trí và sử dụng màu sắc. 
+ Từ tiêu đề phụ học sinh vẫn có thể chia ra những tiêu đề nhỏ hơn nữa và dùng thêm các chi tiết hỗ trợ. Trong khi vẽ, HS cũng nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. 
+ Cuối cùng để hoàn thiện sơ đồ tư duy của mình HS có thể thêm nhiều hình ảnh và sử dụng màu sắc giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, bổ sung các liên kết cần thiết để hoàn thiện sơ đồ tư duy của mình.
- Cấu trúc một sơ đồ tư duy như sau:
+ Hình ảnh, biểu tượng trung tâm thể hiện một ý tưởng chính hay nội dung chính.
+ Từ hình ảnh trung tâm này sẽ được chia ra các nhánh chính, nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn.
+ Các nhánh nhỏ này lại được chia tách thành các nhánh nhỏ hơn nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn nữa.
+ Tiêu điểm ở mỗi nhánh sẽ được khái quát bằng các cụm từ ngữ, câu văn hoặc một hình ảnh cụ thể ngắn gọn hàm súc.
- Hiệu quả của sơ đồ tư duy:
– Sơ đồ tư duy tạo sự tập trung của mắt và bộ não, kích thích quá trình tư duy, giúp người tiếp nhận có khả năng ghi nhớ dễ dàng, hiệu quả.
- Sự kết nối của các nhánh chính, nhánh phụ sẽ tạo sự liên kết chặt chẽ trọng tâm của vấn đề, kích thích được khả năng tưởng tượng và liên kết các ý tưởng của bộ não.
- Ghi nhớ sâu sắc vấn đề bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng mạch lạc, không thiếu ý, lặp ý, viết lan man, tự do trong diễn đạt.
- Học sinh sử dụng SĐTD hỗ trợ học tập ở nhà, phát triển tư duy lôgic, tự học trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ BĐTD trên giấy, bìa hoặc để tư duy một vấn đề mới. Nhờ vậy học sinh có khả năng tư duy lôgic, khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép.
 - Học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính trong học tập qua việc vẽ SĐTD.
2.3.2. Vận dụng tư duy trong dạy văn và học văn.
2.3.2.1. Trong tiết đọc hiểu văn bản
Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. 
Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một 
khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. 
Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được 
nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các 
nhánh. 
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung 
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. 
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. 
- Văn bản minh họa:
*Lập sơ đồ kết cấu của Bình Ngô đại cáo và phân tích tác dụng của nghệ thuật kết cấu đó
Bình Ngô đại cáo là một áng văn nghị luận có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố nghệ thuật. Kết cấu của bài cáo rất chặt chẽ, thể hiện tính chính luận và sự kết hợp chính luận - nghệ thuật. Trong bài cáo của Nguyễn Trãi ta không chỉ thấy được tư tưởng nhân nghĩa mà còn thấy được chân lí độc lập tác giả đưa ra ngay từ đầu tác phẩm. Từ tiền đề chính nghĩa soi sáng vào thực tiễn ta lại thấy được tác giả vừa tố cáo được tội ác của giặc Minh đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Qua bài cáo người học cũng dễ rút ra được bài học lịch sử đầy ý nghĩa.
Nhìn vào sơ đồ tư duy sau chúng ta có thể thấy rõ hơn được về nội dung tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
Tiền đền chính nghĩa
Tư tưởng nhân nghĩa
Chân lí độc lập
Tiền đền chính nghĩa soi sáng vào thực tiễn
Giặc Minh phi nghĩa
(Tố cáo tội ác giặc Minh)
Đại Việt chính nghĩa
 (Ca ngợi cuộc kh.nghĩa Lam Sơn)
Kết luận: Chính nghĩa chiến thắng
Þ Bài học lịch sử
Sơ đồ kết cấu trên cho thấy tính chính luận mẫu mực của một áng văn chính luận. Trước hết nêu lên tiền đề chính nghĩa có tính chân lí làm cơ sở vững chắc cho lập luận. Trên cơ sở ấy, tác giả đem tiền đề lí luận soi sáng vào thực tiễn để chứng minh tính đúng đắn của nó. Cuối cùng là kết luận được rút ra từ thực tiễn. Đó là lời kết luận phải đổi bằng xương máu nên vô cùng thấm thìa. Bài học được rút ra có giá trị nhân văn to lớn và sâu sắc
*Lập sơ đồ tư duy cho “Rừng Xà Nu” (Nguyễn Trung Thành):
Rừng Xà Nu chỉ là một truyện ngắn nhưng dung lượng hiện thực của nó thật lớn lao. Đó là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào Tây Nguyên với sự trưởng thành của một thế hệ cách mạng mới, trẻ trung nhiệt tình, mưu trí và kiên cường. Đọc Rừng Xà Nu có cảm tưởng như được xem một bộ phim về số phận một con người với biết bao sự kiện. Truyện bắt đầu từ hiện tại từ cái thời điểm anh chiến sĩ giải phóng quân TNú đặt chân lên mảnh đất quê hương ‘‘sau ba năm đi lực lượng” rồi ngược dòng thời gian trở về quá khứ. Quá khứ cứ hiện dần lên trong sự hồi tưởng của TNú, trong lời kể của tác giả, trong lời kể của cụ những mảng đời quá khứ, những mảng đời hiện tại, cứ đan ngang, soi tỏ cho nhau để cắt nghĩa sự trưởng thành của thế hệ TNú, sự trưởng thành của làng Xô Man trong cuộc chiến đấu với kẻ thù, để làm nổi rõ chủ đề của truyện, từ nỗi đau riêng và nỗi đau chung. Vì thế tư tưởng này đã chi phối kết cấu tác phẩm. Để vẽ sơ đồ tư duy tác phẩm ta phải thấy được hình ảnh trung tâm chính trong truyện là rừng Xà Nu và ý nghĩa của hình tượng này. Từ hình tượng Rừng Xà Nu chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp của con người Tây Nguyên anh dũng và kiên cường trong tranh đấu, tình nghĩa với đồng bào, son sắt với quê hương. Các nhân vật trong tác phẩm cũng tượng trưng cho những thế hệ con người Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh vệ quốc bảo vệ quê hương. Cho nên ở sơ đồ này chúng ta có thể chia thành hai nhánh lớn về hình tượng rừng Xà Nu và vẻ đẹp con người Tây Nguyên. Từ hai nhánh lớn tỏa ra các nhánh nhỏ cụ thể hơn về vẻ đẹp của hai hình tượng này. 
Rừng Xà Nu
Ca ngợi vẻ đẹp con người Tây Nguyên
Hình tượng Xà Nu mang nhiều ý nghĩa
Cụ Mết già làng vững chắc
Hình tượng T Nú
Mai biểu tượng cho thế hệ trẻ
Dít, bé Heng thế hệ tương lai nối tiếp
Chịu thương tích, chết chóc
Ham ánh sáng mặt trời
Sức sống mãnh liệt
Có mặt trong sự kiện của làng
Gắn bó với người dân Tây Nguyên
Mưu trí, dũng cảm
Yêu nước sâu sắc
Giàu tình yêu thương
Trung thành với cách mạng
*Lập sơ đồ tư duy cho văn bản “Những đứa con trong gia đình” ( Nguyễn Trung Thành): 
Đây là tác phẩm đã dựng nên được hình tượng những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thuỷ chung, son sắt với cách mạng. Những con người này có những nét chung thống nhất, thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật Nguyễn Thi. Đó là: Căm thù giặc sâu sắc ; Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc ; Giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung son sắt với quê hương và cách mạng. Tuy nhiên, trong cái dòng sông truyền thống của gia đình ấy, “mỗi người một khúc”, có nét tính cách riêng, không ai giống ai. Vì thế khi khai thác tác phẩm giáo viên cần chỉ rõ ra điểm chung và khác biệt giữa các nhân vật trong tác phẩm:
Chú Năm: lạc quan, yêu đời, thường bày tỏ tâm tình bằng câu hò bài hát. Chú Năm xuất hiện trong thiên truyện như một biểu tượng cho truyền thống gia đình. Những việc làm của nhân vật này luôn nhằm động viên, khích lệ con cháu sống mạnh mẽ hơn.
Chiến: tính tình bộc trực, sớm biết thu vén việc gia đình, nhất là dũng cảm, gan góc.
Việt: thẳng thắn, chiến đấu dũng mãnh “gan lì”...
Như vậy ở tác phẩm này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy như sau: vẽ hình một dòng sông hoặc một cột dài nhất. Từ đó vẽ các nhánh tỏa ra. Mỗi nhánh tỏa ra tượng trưng cho một nhân vật. Theo thứ tự nhân vật chú Năm đầu tiên rồi đến nhân vật má Chiến, Chiến, Việt
- Nhìn vào sơ đồ sau ta có thể thấy rõ nét hơn về nội dung tác phẩm.
Những đứa con trong gia đình
Má chiến
Chú Năm
Chị Chiến
Việt
- Người phụ nữ Nam Bộ giàu đức hy sinh
- Căm thù giặc sâu sắc
- Thương con vô bờ

- Người nông dân Nam Bộ bộc trực, vui tính, giàu tình cảm
- Lưu giữ được truyền thống gia đình

- Có nhiều nét giống má
- Giàu tình yêu thương
- Đảm đang tháo vát
- Kiên cường trước kẻ thù

-

- Lộc ngộc vô tư trẻ con
- Giàu tình cảm
- Dũng cảm, bất khuất
- Đại diện cho vẻ đẹp tuổi trẻ miền Nam

 * Lập sơ đồ tư duy cho văn bản “Chiều tối” - Hồ Chí Minh: 
Đây là tác phẩm nằm trong “Ngục trung nhật kí” của bác. Vì thế khi vẽ sơ đồ tư duy giáo viên cần lưu ý học sinh phải đưa cả các yếu tố như: đề tài, bố cục, giá trị nội dung và nghệ thuật vào. Đặc biệt giá trị nội dung giáo viên cần định hướng những nội dung chính cho học sinh lưu ý:
- Bài thơ cho ta thấy được vẻ đẹp tinh thần quên mình, một trái tim giàu lòng yêu thương biết quan tâm đến những điều bình dị nhất, một ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống của bác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Thành công nghệ thuật của tác phẩm là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa tả cảnh ngụ tình và trữ tình hiện đại. 
- Thấy được nhãn tự của bài thơ chính là điểm sáng ở cuối bài: cái nhìn lạc quan đầy tin tưởng vào ngày mai của bác.
Sơ đồ tư duy sau đây là một gợi ý cho tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh).
Tinh thần lạc quan

Nội dung: Con người luôn ở vị trí làm chủ cuộc sống

Bức tranh thiên nhiên cảnh chiều tối
Buổi chiều tối

Chiều tối

Tiểu dẫn

Đề tài

Bố cục

Xuất xứ
Đề tài
Bố cục

Tình yêu thiên nhiên
Cuộc sống lao động

Đoạn 1: 2 câu đầu
Đoạn 2: 2 câu sau

Tình yêu bao la
Sự sống chân chính

Nghệ thuật:

Cổ điển
Hiện đại
Hướng từ ánh sáng đến bóng tối
Bức tranh về đời sống con người
Cô em xóm núi xay ngô
Là cuộc sống lao động
Tương phản với màn đêm
Vận động từ bóng tối đến ánh sáng
Khát vọng thầm kín về cuộc sống tự do
Bức tranh thiên nhiên
Chim mỏi
Chòm mây lẻ loi cô độc
2 nét chấm phá (chim và mây): Là hình ảnh trong thơ cổ điển
*Lập sơ đồ tư duy cho văn bản “ Đàn ghi ta của LorCa” (Thanh Thảo)
Đây là một bài thơ hay song cảm thu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_hieu_qua_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_ngu_van_th.doc