SKKN Vận dụng cấu trúc Jigsaw hoạt động học hợp tác trong dạy học về chất và nguyên tố, Hóa học lớp 10 – nâng cao - THPT

SKKN Vận dụng cấu trúc Jigsaw hoạt động học hợp tác trong dạy học về chất và nguyên tố, Hóa học lớp 10 – nâng cao - THPT

Thế kỷ XXI với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực thích ứng . Những yêu cầu trên đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ chế độ đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương pháp, cách thức đào tạo phù hợp.

 Đối với giáo dục ở bậc phổ thông trung học, chúng ta đã có sự đổi mới to lớn về chương trình đào tạo đó chính là sự ra đời của bộ sách giáo khoa mới với nội dung và hình thức thể hiện mới. Chính vì thế mà yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cũng là một vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục.

Học hợp tác theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước phát triển Phương pháp này ở Việt Nam đã được chú trọng nghiên cứu áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên việc nghiên cứu mới được thực hiện ở việc áp dụng các cấu trúc chung của hoạt động học hợp tác.

Với đặc trưng của môn hóa học là một môn khoa học kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm học sinh có thể tự tìm tòi khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ bằng hoạt động học hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở phổ thông trung học. Sự áp dụng cấu trúc này sẽ khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phương pháp và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Vận dụng cấu trúc Jigsaw hoạt động học hợp tác trong dạy học về chất và nguyên tố, Hóa học lớp 10 – nâng cao - THPT”.

 

doc 26 trang thuychi01 12424
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng cấu trúc Jigsaw hoạt động học hợp tác trong dạy học về chất và nguyên tố, Hóa học lớp 10 – nâng cao - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 
Thế kỷ XXI với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực thích ứng.. Những yêu cầu trên đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ chế độ đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương pháp, cách thức đào tạo phù hợp. 
 Đối với giáo dục ở bậc phổ thông trung học, chúng ta đã có sự đổi mới to lớn về chương trình đào tạo đó chính là sự ra đời của bộ sách giáo khoa mới với nội dung và hình thức thể hiện mới. Chính vì thế mà yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cũng là một vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục. 
Học hợp tác theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước phát triển  Phương pháp này ở Việt Nam đã được chú trọng nghiên cứu áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên việc nghiên cứu mới được thực hiện ở việc áp dụng các cấu trúc chung của hoạt động học hợp tác.
Với đặc trưng của môn hóa học là một môn khoa học kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm học sinh có thể tự tìm tòi khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ bằng hoạt động học hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở phổ thông trung học. Sự áp dụng cấu trúc này sẽ khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phương pháp và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Vận dụng cấu trúc Jigsaw hoạt động học hợp tác trong dạy học về chất và nguyên tố, Hóa học lớp 10 – nâng cao - THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng cấu trúc Jigsaw học hợp tác vào việc tổ chức hoạt động dạy học hợp tác cho học sinh trong giảng dạy về chất và nguyên tố, Hóa học lớp 10 – nâng cao – THPT góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo hướng dạy học tích cực.
3. Đối tượng nghiên cứu
 - Các kiến thức trong chương trình THPT liên quan đến nội dung của SKKN.
 - Hệ thống bài học áp dụng về chất và nguyên tố, Hóa học lớp 10 nâng cao
 - Tình hình thực tiễn ở địa phương: Học sinh bậc trung học phổ thông, đặc biệt là học sinh trường THPT Đào Duy Từ (nơi tôi trực tiếp giảng dạy).
 4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích tổng hợp các cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp dạy học theo hoạt động học hợp tác, theo các cấu trúc hoạt động học hợp tác.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
+ Quan sát dự giờ tiết học của giáo viên có kinh nghiệm có áp dụng các cấu trúc học hợp tác trong một bài dạy hóa học phổ thông cụ thể về chất và nguyên tố, Hóa học lớp 10 chương trình nâng cao.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm nghiệm tính hiệu quả, khả thi của những đề xuất.
+ Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Dạy học theo hoạt động hợp tác là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS được chia thành từng nhóm nhỏ liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của các thành viên, bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Phương pháp học hợp tác cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới. Khi trao đổi, mỗi người nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, xác định được những điều cần học hỏi thêm. Giờ học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp thu thụ động từ GV.
Sơ đồ tóm tắt cấu trúc hoạt động tương tác giữa GV và HS trong quá trình dạy học hợp tác theo nhóm được mô tả như sau:
Kết luận, đánh giá
Nêu vấn đề hướng dẫn HS tự nghiên cứu
Hoạt động của GV
Tổ chức, điều khiển thảo luận nhóm, giao việc
Tổ chức thảo luận lớp trao đổi kết quả hoạt động các nhóm
Tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học tập
Hoạt động của HS
Nhiệm vụ tự nghiên cứu theo cá nhân
Trao đổi nhóm – hoạt động hợp tác với bạn trong nhóm
Trao đổi kết quả các nhóm – hoạt động hợp tác với bạn trong lớp
Chính vì vậy việc “Vận dụng cấu trúc Jigsaw hoạt động học hợp tác trong dạy học về chất và nguyên tố, Hóa học lớp 10 – nâng cao - THPT” là rất cần thiết, nó giúp cho sự phát triển của trí tuệ cùng các kĩ năng tư duy của học sinh khi học tập môn Hóa học cũng như các môn học khác. 
2. Thực trạng việc sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học THPT
Hiện nay giáo viên ở trường THPT chỉ áp dụng dạy học hợp tác trong các tiết ôn tập đó là một hạn chế vì theo tôi nếu chỉ dừng lại ở một mục đích ôn tập củng cố tri thức cũ sẽ làm giảm đi hiệu quả mà dạy học hợp tác theo nhóm có thể mang lại. Nói cách khác, không khai thác được tiềm năng vốn có của dạy học hợp tác. Cần phải đa dạng mục đích sử dụng hoạt động học hợp tác trong các bài ôn tập củng cố; lĩnh hội tri thức mới; khái quát và hệ thống hóa kiến thức; hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Qua sự quan sát giờ học, trao đổi với giáo viên, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan
+ Thói quen sử dụng hình thức dạy học lớp – bài với tương tác GV với cả lớp đã ăn khá sâu vào trong giáo viên.
+ Đa số GV chưa hiểu đúng bản chất và cách thức tổ chức, điều khiển một hoạt động học tập theo nhóm, cũng như các cấu trúc học hợp tác do đó còn lúng túng trong tổ chức hoạt động hợp tác hoặc sử dụng phương pháp này một cách hình thức. Học sinh còn quen với cách học thụ động chưa có nhận thức, kỹ năng cơ bản và thói quen học tập tự lực và hợp tác theo nhóm.
+ Quy chế tính điểm đối với HS cũng như đánh giá GV chưa khuyến khích GV và HS áp dụng phươg pháp này.
Nguyên nhân khách quan
+ Lớp học quá đông, bàn ghế cố định khó di chuyển.
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá vẫn còn những phần yêu cầu học thuộc máy móc chưa phát huy được tính sáng tạo của HS. Việc đánh giá cá nhân, nhóm chưa được thực hiện theo nguyên tắc khách quan, công bằng.
Với những nhận xét và đánh giá ban đầu tôi đã mạnh dạn thực hiện một số giờ dạy có áp dụng cấu trúc học hợp tác Jigsaw để đánh giá bước đầu về tính phù hợp và hiệu quả của phương pháp này.
3. Vận dụng cấu trúc Jigsaw trong tổ chức hoạt động học hợp tác theo nhóm cho một số nội dung về chất và nguyên tố, Hóa học 10 THPT – nâng cao
 Quy trình tổ chức hoạt động học hợp tác hợp tác theo cấu trúc Jigsaw của Aronson :
1. GV nêu vấn đề nghiên cứu: GV chuẩn bị các yêu cầu cần làm rõ ở các phần kiến thức trong nội dung (theo phiếu học tập).
2. Tổ chức các nhóm và nêu yêu cầu hoạt động nhóm.
3. Báo cáo kết quả hoạt động nhóm trong thời gian xác định.
4. Tiến hành làm bài kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động nhóm.
GV cho HS làm bài kiểm tra cá nhân nội dung bài kiểm tra gồm các phần kiến thức đã thảo luận. Đưa ra đáp án cho HS tự chấm, nộp bài cho GV kiểm tra lại và tính điểm TBC của cả lớp từ đó tính chỉ số cố gắng của các thành viên và của cả nhóm.
3.1. Tổ chức hoạt động học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw cho nội dung về chất và nguyên tố, Hóa học 10 -THPT – nâng cao
Từ quy trình trên tôi tiến hành xây dựng cấu trúc hoạt động học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw cho nội dung sau:
Ví dụ 1: Tính chất hóa học của SO2
1. GV nêu yêu cầu, nội dung cần nghiên cứu: Tính chất hóa học của SO2
2. Tổ chức các nhóm học tập: Mỗi nhóm lớn gồm 3 - 4 HS. 1 - 2 HS sẽ nghiên cứu một phiếu học tập và trở thành nhóm chuyên gia. Các nhóm chuyên gia làm việc để đưa ra câu trả lời cho nội dung của mình.
Phiếu học tập 1: 
1. Vì sao lại nói SO2 là một oxit axit, là anhiđrit axit của axit sunfurơ. Chứng minh bằng các PTHH. Axit sunfurơ là axit yếu hay mạnh? bền hay không bền .
Trả lời: 
 SO2 là oxit axit vì nó là oxit của phi kim S có thể tác dụng với:
- dung dịch kiềm tạo muối: SO2 + 2 NaOH à Na2SO3 + H2O.
- Oxit bazơ tạo muối: SO2 + Na2O àNa2SO3.
SO2 là anhiđrit axit của axit sunfurơ vì nó tan trong nước tạo ra axit sunfurơ: SO2  + H2O H2SO3 ( axit sunfurơ).
Axit này là một axit yếu chỉ mạnh hơn axit cácbonic và axit sunfuric, không bền, là axit 2 nấc.
2. Khi cho SO2 tác dụng với dung dịch kiềm thì có thể tạo ra mấy loại muối, tên gọi của các loại muối đó. Tỉ lệ số mol SO2 và kiềm như thế nào để tạo ra các loại muối trên? 
Trả lời: 
SO2 tác dụng với dd kiềm tạo ra 2 loại muối, muối axit và muối trung hòa: SO2 + 2 NaOH à Na2SO3 + H2O.
 (muối sunfit)
 SO2 + NaOH à NaHSO3 + H2O
 (muối hiđro sunfit).
Đặt nNaOH / nSO2 = a 
Ta có: a £ 1à muối axít,
 1 £ a £ 2 à 2 loại muối, 
 a ³ 2à muối trung hòa.
Phiếu học tập số 2:
Xác định số oxi hóa của S trong SO2. Vì sao SO2 có tính khử, tính khử được thể hiện khi tác dụng với các chất nào? Dẫn ra cách tiến hành các TN, hiện tượng, chứng minh bằng PTHH.
Trả lời: 
- Số oxh +4.
- Đó chưa phải là số oxi hóa cao nhất của S, do đó S còn khả năng cho 2e để lên số oxh dương cao nhất +6 thể hiện tính khử.
S+4 à S+6 + 2e ( thể hiện tính khử)
- Tính khử thể hiện khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh (KMnO4, dd Br2)
TN1: Dẫn khí SO2 qua dd brom có màu nâu đỏ, dd mất màu: 
SO2 + Br2 + 2H2O à 2HBr + H2SO4
( có thể yêu cầu HS xác định số oxi hóa các chất trước và sau phản ứng từ đó thấy rõ vai trò các chất )
TN2: Dẫn khí SO2 qua dung dịch thuốc tím, dd mất màu tím:
2SO2 + 2KMnO4 + 2H2O à K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
Phiếu học tập số 3:
SO2 có tính oxi hóa không? Tại sao. Tính oxi hóa thể hiện khi tác dụng với các chất có tính khử như thế nào so với tính khử của SO2..Dẫn ra các PTHH chứng minh.
Trả lời: 
- SO2 có tính oxi hóa do số oxi hóa của S là +4 chưa phải là số oxh thấp nhất của S, nó có thể nhận thêm e để xuống số oxh thấp hơn (0, -2)GV có thể hỏi thêm nó có thể bị khử xuống số oxh -2 không? 
S+4 + 4e à S0 (thể hiện tính oxi hóa).
- Tính oxi hóa thể hiện khi tác dụng với các chất khử mạnh hơn SO2 (H2S, Mg)
- PTHH: SO2 + 2H2S à 3S + 2H2O.
 SO2 + 2Mg à S + 2MgO
- Thời gian cho các HS “chuyên gia” tìm hiểu đọc tài liệu và hoàn thành nội dung của mình (1- 2 HS trả lời một nội dung trong phiếu học tập) 3 phút.
- Thảo luận nhóm lớn: các chuyên gia trình bày những phần nội dung kiến thức của mình để đảm bảo cả nhóm đều nắm được cả 3 nội dung của phiếu học tập. Các thành viên trong nhóm phải tích cực thảo luận đưa ra những vấn đề chưa rõ để các nhóm chuyên gia trả lời, vì nội dung GV đưa ra sẽ được vận dụng trong bài kiểm tra cá nhân. Thời gian thảo luận trong nhóm lớn là 3 phút.
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm thảo luận.
3. Báo cáo kết quả hoạt động nhóm:
Tổ chức thảo luận chung cả lớp giữa các nhóm với nhau (5 phút)
GV sẽ gọi bất kỳ thành viên nào đó của bất kỳ các nhóm trả lời các nội dung trong phiếu học tập lần lượt cho đến hết, ở từng vấn đề có thể hỏi thêm các kiến thức liên quan, bổ sung thêm tính tẩy màu của SO2, động viên HS các nhóm khác tích cực hỏi những nội dung chưa nắm rõ, hiểu kỹ để đảm bảo kiến thức chuẩn bị cho bài kiểm tra cá nhân ngay sau đó.
Trong khi các nhóm thảo luận GV thống nhất ý kiến, viết bảng hoặc trình chiếu những kiến thức cơ bản cần nhớ (tóm tắt theo các nội dung như phiếu học tập)
+ SO2 là oxit axit.
+ SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (các PTHH minh họa). Tính khử đặc trưng hơn tính oxi hóa.
4. Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra cá nhân (10 phút) để đánh giá kết quả, có thể làm vào giấy hoặc vở bài tập chuyên dùng cho hoạt động nhóm để GV có thể tiện thu và kiểm tra lại.
Đề kiểm tra (10 phút)
Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây không đúng:
A. SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
B. SO2 là anhiđrit của axit sunfuric.
C. SO2 có thể bị khử thành S trong phản ứng với các chất oxi hóa.
D. SO2 thể hiện tính khử khi tác dụng với dd nước clo.
Câu 2: Hoàn thành PTHH sau:
a. SàSO2à S.
b. SO2 + Br2 +à HBr + 
c. SO2 + K à K2O + 
Câu 3: Sục 2,24l (đktc) khí SO2 vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5 M. Tính nồng độ mol/l của các chất sau phản ứng.
C âu 4: Nêu tính chất hóa học của SO2. Mỗi tính chất cho một ví dụ minh họa.
Đáp án
Câu 1. B (1đ)
Câu 2. (2,0 đ)
S + O2 à SO2 (0,5 đ)
 SO2 + 2H2S à 3S + 2H2O (1đ)
b. SO2 + Br2 + 2H2O à 2HBr + H2SO4 (1,5 đ).
c. SO2 + 6K à 2K2O + K2S (1,5đ).
Câu 3. (4,5đ):
 Số mol SO2: 0,1 mol (0,25 mol), số mol NaOH: 0,15 mol (0,25 mol).
Tỉ lệ số mol NaOH/ số mol SO2 = 1,5 à tạo ra 2 loại muối (0,25 đ).
SO2 + NaOH à NaHSO3 + H2O (0,5đ).
a a a
SO2 + 2NaOH à Na2SO3 + H2O (0,5đ)
 b 2b b
 ta có:	àa = b = 0,05 mol (0,75 đ)
Vậy nồng độ các chất sau phản ứng là:
NaHSO3: (1đ)
Na2SO3: (1đ).
Câu 4.(2,5 đ)
5. GV thu lại bài kiểm tra chấm điểm, tính điểm TBC của cả lớp sau đó tính điểm cố gắng của các nhóm. Thông báo kết quả vào giờ học sau.
Ví dụ 2: Luyện tập chương 5
Phiếu học tập số 1:
1. Viết cấu hình electron của nguyên tử các halogen, xác định điểm giống và khác nhau về cấu tạo nguyên tử của chúng?
2. Cho các giá trị độ âm điện :
2.66 3.98 2.96 3.16 2.1 0.9. 
Hãy lựa chọn các giá trị độ âm điện đúng với nguyên tử các nguyên tố Halogen điền vào bảng sau và rút ra quy luật biến đổi độ âm điện theo điện tích hạt nhân.
Nguyên tố
Độ âm điện
Nhận xét:..........................................................................................................
3.Tính chất hóa học đặc trưng của các halogen. Viết PTHH minh họa.
4. Hoàn thành PTHH sau ghi rõ điều kiện phản ứng. Xác định quy luật biến đổi tính chất hóa học của các halogen theo điện tích hạt nhân.
H2 + F2 à
H2 + Cl2 à
H2 + Br2 à
H2 + I2 à
Phiếu học tập số 2:
1.Tính chất hóa học của các Halogen hiđric? Viết PTHH minh họa.
2.Cho biết vai trò của HX trong các phản ứng sau từ đó rút ra quy luật biến đổi tính chất của các Halogen hiđric.
Phiếu học tập số 3.
 a. Viết CTHH hợp chất chứa oxi của clo, brom xác định số oxi hóa của các nguyên tố halogen trong các hợp chất đó.
b. Xác định số oxi hóa của flo trong hợp chất OF2. Số oxi hóa của nguyên tố Flo trong hợp chất chứa oxi của flo và các halogen còn lại có điểm gì khác nhau? vì sao.
Phiếu học tập số 4: Trình bày nguyên tắc, phương pháp điều chế các halogen trong PTN và trong CN. Viết PTHH minh họa
Điều chế
Nguyên tắc điều chế
Phương pháp
PTHH
F2
Cl2
Br2
I2
ĐỀ KIỂM TRA: 15 phút
Câu 1: Chất nào có tính axit yếu nhất trong các dung dịch chất sau: HF, HI, HCl, HBr.
A. HF B. HI C. HCl D. HBr.
Câu 2: Cho phản ứng sau: Cl2 + Br2 + H20 àHBrO3 +....
Hệ số cân bằng đơn giản nhất trước Cl2 là:
A. 5 B. 10 C. 1 D. 2
Câu 3: Ion có tính khử mạnh nhất là:
A. B. C. D. 
Câu 4: Khí clo tiếp xúc với quỳ tím ẩm, hiện tượng xảy ra là :
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ
B. Giấy quỳ mất màu
C. Giấy quỳ ban đầu màu đỏ, sau đó bị mất màu
D. Giấy quỳ giữ nguyên màu tím.
Câu 5: Cho các chất sau: H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, KCl, FeCl3, MnO2, Fe, NaOH, Cl2, NaNO3. Số chất có phản ứng với HI là:
A.5 B. 6 C. 7 D. 4.
Câu 6: Giải thích tại sao các nguyên tử Cl, Br, I lại chỉ có các số oxi hóa dương là: +1,+3,+5,+7 trong các hợp chất mà không có số oxi hóa dương chẵn.(do các nguyên tử có AOd, ở trạng thái kích thích các nguyên tử này có thể có 3 , 5, 7 electron độc thân, ở trạng thái cơ bản có 1e độc thân)
Câu 7: Cho 2,06 g muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 đủ thu được kết tủa (B). Kết tủa này sau khi phản ứng phân hủy hoàn toàn cho 2,16g bạc. Tìm công thức muối A (NaBr)
Câu 8: Cho 200 g dung dịch HX (X là các nguyên tố halogen) nồng độ 14.6 %. Để trung hòa dung dịch trên cần vừa đủ 250 ml dung dịch NaOH 3,2 M. Hãy tìm CTPT HX (HCl)
Câu 9: Sục 2,24l khí Cl2 (đktc) vào 500 ml dung dịch gồm NaBr 0,32M và NaI 0,1 M. Hãy tính nồng độ mol/l của dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
(số mol Cl2 = 0,1 mol, số mol NaBr = 0,16 mol, số mol NaI = 0,05 mol.
PTHH: Cl2 + 2NaI à 2NaCl + I2 (1)
 0,025 mol 0,05 mol 0,05 mol
 Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2 (2)
 0,075 mol 0,15 mol 0,15 mol
Do I- có tính khử mạnh hơn Br- nên phản ứng xảy ra theo thứ tự như trên. Vậy dung dịch sau phản ứng gồm:
 NaCl: 0,2 mol à CM = 
NaBr dư: 0,01 mol à CM = 
3.2. Xây dựng giáo án bài dạy có tổ chức hoạt động học tập hợp tác theo cấu trúc Jigsaw
Giáo án bài luyện tập chất và nguyên tố
 Chương VI: Nhóm oxi
 Bài luyện tập: Luyện tập về oxi, ozon và hiđro peoxit
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
+ Củng cố tính chất hoá học của oxi (tính oxi hoá mạnh) và so sánh với ozon, ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. Các PTHH chứng minh.
+ Các phương pháp điều chế oxi trong PTN và trong CN.
+ Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của hiđro peoxit (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). Giải thích.
2. Kỹ năng:
+ Phân tích, so sánh, giải thích các tính chất hoá học của oxi, ozon, hiđrô peoxit dựa vào lý thuyết đã học. Viết các PTHH , các PTHH điều chế
+ Giải các bài tập định tính và định lượng liên quan.
II. Chuẩn bị
+ HS đọc lại các bài đã học.
+ GV chuẩn bị các phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Viết CTCT, cấu hình electron của oxi, số oxh.
Trả lời: O = O, cấu hình e của 8O: 1s2 2s2 2p4, số oxh hóa đặc trưng là -2 trong hợp chất với các nguyên tố khác.
2. Tính chất hoá học đặc trưng của oxi (giải thích) oxi có thể tác dụng được với các chất nào? Viết các PTHH minh hoạ
 Trả lời: 
 + Tính chất hóa học đặc trưng: tính oxi hóa mạnh do oxi có độ âm điện lớn (chỉ nhỏ hơn F) lớp ngoài cùng có 6e dễ dàng nhận 2 e để tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
+ Oxi có thể tác dụng với:
- Kim loại (trừ Au, Pt..): 4Na + O2 à2Na2O.
- Phi kim (trừ halogen): C + O2 à CO2.
- Hợp chất (vô cơ, hữu cơ): C2H5OH + 3O2 à 2CO2 +3H2O 
 2H2S + 3O2 à 2SO2+ 2H2O
 3. Nêu các phương pháp điều chế oxi trong PTN và trong CN. Viết các PTHH: 
 Trả lời:
 - Trong phòng TN: Phân hủy các hợp chất giàu oxi, kém bền với nhiệt như KMnO4,KClO3, H2O2 (xt MnO2)...:2KClO3 à 2KCl +3O2
 - Trong CN: chưng cất phân đoạn không khí lỏng, điện phân nước có hòa tan axit mạnh hoặc bazơ mạnh (Chất điện môi).
 2H2O 2H2 + O2
 Phiếu học tập số 2
 1. CTCT của ozon theo quy tắc bát tử. 
2. Tính chất hoá học đặc trưng của ozon (giải thích), so sánh với oxi. Viết các PTHH minh hoạ sự khác nhau đó.
Trả lời:
Tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn cả oxi do phân tử ozon không bền dễ bị phân hủy thành O nguyên tử thể hiện tính oxi hóa mạnh:
PTHH: Ag + O2 không phản ứng
 2Ag + O3 à O2 + Ag2O
Phiếu học tập số 3
1. Viết CTCT của hiđro peoxit, xác định số oxi hóa của H,O trong H2O2.
Trả lời:
H – O – O – H, số oxi hóa của oxi là -1, của H là +1.
Nêu các tính chất hoá học, giải thích và viết PTHH minh hoạ các tính chất
đó. 
 Trả lời: 
 2O-1 + 2e à 2O-2 
H2O2 (thể hiện tính oxh)
 2O-1 à O20 + 2e 
 (thể hiện tính khử)
à H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa:
Tính oxi hóa: H2O2+2KI à I2 + 2KOH.
Tính khử: 5H2O2+2KMnO4 + 3H2SO4 à 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O.
à Tính kém bền: 2H2O2 à 2H2O + O2 (xt MnO2)
Đề kiểm tra (10 phút) 
Câu (1 đ): 
Để chứng minh ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, ta thường dùng phản ứng hóa học của ozon với :
A. KCl B. Ag C. HCl D. Cl2
Câu 2 (2 đ): 
Tỉ khối của hỗn hợp X gồm oxi và ozon so với hiđro là 18. Phần trăm thể tích của oxi và ozon có trong hỗn hợp X lần lượt là: 
A. 75% và 25% B. 50% và 50% C. 30% và 70% D. 25% và 75% 
Câu 3 (1 đ): 
 Ðể nhận biết oxi và ozon người ta không thể dùng:
A. DD KI và hồ tinh bột B. PbS (đen) C. Ag D. Cácbon
Câu 4 (3 đ): 
Nêu hiện tượng và viết PTHH và cho biết vai trò các chất trong phản ứng trong các trường hợp sau:
a. Nhỏ vài giọt dung dịch H2O2 vào ống nghiệm đựng hỗn hợp 1ml dd KI và 3 – 4 giọt dung dịch hồ tinh bột.
b. Nhỏ 4-5 giọt dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm đựng 2ml dd KMnO4, sau đó nhỏ tiếp 4-5 giọt dd H2O2.
c. Đưa 2 thanh kim loại bạc vào hai bình đựng khí oxi và bình khí ozon.
Câu 5 (3 đ):
 Có một hỗn hợp khí oxi và ozon có tỉ khối so với nitơ là 1,5. Hơ nóng 1 thanh Mg có khối lượng 16.8g rồi đưa vào bình đựng hỗn hợp khí trên đến khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh Mg tăng thêm 20 % so với ban đầu. Tính số mol các khí trong hỗn hợp ban đầu.
Đáp án: 
C

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_cau_truc_jigsaw_hoat_dong_hoc_hop_tac_trong_da.doc
  • docBia sang kien kinh nghiem.doc