SKKN Vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử để giải nhanh một số dạng bài tập di truyền liên quan đến tính xác suất

SKKN Vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử để giải nhanh một số dạng bài tập di truyền liên quan đến tính xác suất

- Để học tốt và thi tốt các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay, học sinh cần đổi mới phương pháp học tập và làm quen với hình thức thi cử. Nếu trước đây học và thi môn sinh học theo hình thức tự luận, đòi hỏi học sinh cần học thuộc và nhớ từng câu, từng chữ hoặc đối với bài tập thì cần phải giải trọn vẹn các bài tập đó. Nay học sinh lưu ý trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã được học và biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định các phương án đúng, sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập cần làm thế nào để có được kết quả nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất? Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả các giáo viên và học sinh.

 - Ngoài khó khăn nêu trên, cả giáo viên và học sinh còn gặp phải khó khăn hơn nữa đó là chương trình sinh học lớp 12 thời gian dành cho các bài tập di truyền liên quan đến tính xác suất rất ít, nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của các bài tập này là không nhỏ, trong khi đó các bài tập xác suất luôn là những bài tập thú vị, hay nhưng khá trừu tượng và phần lớn là khó. Chính vì vậy, khi gặp phải các dạng bài tập này các em thường tỏ ra lúng túng, không định hướng đúng cách giải quyết, làm nhưng thường thiếu tự tin.

 Xuất phát từ tầm quan trọng nói trên và nhận ra điểm yếu của HS về giải các bài tập di truyền liên quan đến tính xác suất, bằng kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm giảng dạy phần DTH ở cấp THPT, cùng với nổ lực tự nghiên cứu, tìm tòi, tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử để giải nhanh một số dạng bài tập di truyền liên quan đến tính xác suất”

 

doc 24 trang thuychi01 7430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử để giải nhanh một số dạng bài tập di truyền liên quan đến tính xác suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUÁN NHO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“VẬN DỤNG CÁCH TÍNH THÔNG QUA TẦN SỐ GIAO TỬ ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH XÁC SUẤT”
Người thực hiện: Lê Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2017
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
 CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
 - DTH: Di truyền học
 - THPT:Trung học phổ thông
 - ĐH: Đại học
 - CĐ: Cao đẳng
 - HS: học sinh
 - HSG: Học sinh giỏi
 - DT: di truyền 
 - SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
 - XS: Xác suất
 - TNKQ: trắc nghiệm khách quan
 - P: bố mẹ
 - F1: thế hệ lai F1
 - F2 : thế hệ lai F2
 - ♀: giới cái
 -♂ : giới đực
 - SĐL: Sơ đồ lai
 - KG: kiểu gen
 - KH: kiểu hình
 - TLKH: tỉ lệ kiểu hình
 - TLKG: tỉ lệ kiểu gen 
 - PLĐL: Phân li độc lập
 - CB: cơ bản
 - NC: nâng cao
 - QLDT: Quy luật di truyền
 - TTCBDT: trạng thái cân bằng di truyền
 - SGK: Sách giáo khoa
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Phần I: Mở đầu
4
2
Lý do chọn đề tài
4
3
Mục đích nghiên cứu
4
4
Đối tượng nghiên cứu.
4
5
Phương pháp nghiên cứu.
4- 5
6
Phần II: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5-21 
7
Cơ sở lí luận của SKKN.
5
8
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
5- 6
9
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6- 21
10
Hiệu quả của việc áp dụng SKKN
21
11
Phần III: Kết luận và kiến nghị
22
12
Kết luận
22- 23
13
Kiến nghị
23
PHẦN I: MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Để học tốt và thi tốt các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay, học sinh cần đổi mới phương pháp học tập và làm quen với hình thức thi cử. Nếu trước đây học và thi môn sinh học theo hình thức tự luận, đòi hỏi học sinh cần học thuộc và nhớ từng câu, từng chữ hoặc đối với bài tập thì cần phải giải trọn vẹn các bài tập đó. Nay học sinh lưu ý trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã được học và biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định các phương án đúng, sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập cần làm thế nào để có được kết quả nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất? Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả các giáo viên và học sinh.
 - Ngoài khó khăn nêu trên, cả giáo viên và học sinh còn gặp phải khó khăn hơn nữa đó là chương trình sinh học lớp 12 thời gian dành cho các bài tập di truyền liên quan đến tính xác suất rất ít, nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của các bài tập này là không nhỏ, trong khi đó các bài tập xác suất luôn là những bài tập thú vị, hay nhưng khá trừu tượng và phần lớn là khó. Chính vì vậy, khi gặp phải các dạng bài tập này các em thường tỏ ra lúng túng, không định hướng đúng cách giải quyết, làm nhưng thường thiếu tự tin. 
 Xuất phát từ tầm quan trọng nói trên và nhận ra điểm yếu của HS về giải các bài tập di truyền liên quan đến tính xác suất, bằng kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm giảng dạy phần DTH ở cấp THPT, cùng với nổ lực tự nghiên cứu, tìm tòi, tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử để giải nhanh một số dạng bài tập di truyền liên quan đến tính xác suất”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu kiến thức cơ bản về phần DTH quần thể và công thức tính tần 
số tương đối của các alen.Trên cơ sở đó, vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử để giải nhanh một số dạng bài tập DT liên quan đến tính XS cho học sinh THPT, nhằm giúp HS có các thao tác giải nhanh, xác định kết quả chính xác trong một thời gian ngắn nhất, góp phần nâng cao hiệu quả xử lí các dạng bài tập này. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 - Nội dung chương trình, tài liệu SGK sinh học 12 phần tính tần số tương đối của một alen nào đó( tần số giao tử mang alen đó) trong DTH quần thể.
 - Nội dung các bài tập thuộc một số QLDT, DTH quần thể, DTH người trong SGK sinh học 12 và các tài liệu tham khảo khác.
 - Nội dung kiến thức toán học về xác suất, tổ hợp (Giải tích lớp 11). 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Nghiên cứu lí thuyết
 - Nghiên cứu nội dung chương trình SGK sinh học 12 ở phần tính tần số tương đối của alen( tần số giao tử mang alen đó) trong DTH quần thể.
 - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo về phương pháp giải một số dạng bài tập 
DT liên quan đến tính XS ở phần các QLDT, DTH quần thể, DTH người, để tìm ra 
phương pháp giải nhanh nhất.
 - Nghiên cứu kiến thức toán học cơ bản về xác suất, tổ hợp (Giải tích lớp 11) 
 2. Thực nghiệm sư phạm
 - Sau khi vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử để giải nhanh một số dạng bài tập DT liên quan đến tính XS sẽ tiến hành thực nghiệm trên một số lớp 12 ở trường THPT năm học 2016 -2017.
 - Phân tích kết quả thực nghiệm bằng cách thu thập, thống kê, xử lý số liệu để rút ra kết luận và giá trị của phương pháp đề xuất.
PHẦN II:NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 - Tần số tương đối của alen (gen) nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.
 - Tần số tương đối của một KG được xác định bằng tỉ lệ giữa số cá thể có KG đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
 Ví dụ: d , h, r lần lượt là số cá thể mang KG AA, Aa, aa trong quần thể. N là tổng số cá thể trong quần thể.
 Gọi p, q lần lượt là tần số tương đối của các alen A và a ( p,q > 0, p+q =1).
 Cách 1: Ta có pA = ; qa= ( hoặc qa = 1- pA)
 Cách 2: Gọi x, y, z lần lượt là tần số của các KG AA, Aa, aa trong quần thể.
 Ta có x = d/N; y = h/N; z = r/N ]pA = x + ; qa = z + ( hoặc qa = 1- pA)
 - Để vận dụng các kiến thức toán học về tổ hợp- xác suất một cách có hiệu quả, cần nắm vững một vài nguyên lý cơ bản sau đây: 
 + Xác suất (P) để một sự kiện xảy ra là số lần xuất hiện sự kiện đó (a) trên tổng số lần thử (n): P = a/n
 + Công thức tính số tổ hợp chỉ áp dụng khi 2 hoặc nhiều phần tử khác nhau của một biến cố nào đó có thể có sự thay đổi về trật tự. 
 ÒSố biến cố ( sự kiện) là số tổ hợp chập k trong số n phần tử , được kí hiệu là Ckn = 
 - Nếu biến cố có 2 hoặc nhiều phần tử theo một trật tự nhất định thì bài toán không liên quan đến số tổ hợp .
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 - HS đã được trang bị kiến thức về tính tần số tương đối của một alen nào đó 
( tần số giao tử mang alen đó) trong DTH quần thể, tuy nhiên việc vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử để giải các bài tập DT là còn hạn chế do:
 + SGK rất ít đề cập, mặt khác các sách tham khảo cũng không nhiều các dạng bài tập về vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử.
 + Thầy cô ít chú trọng và thời gian trên lớp không đủ để giúp các em làm quen và rèn luyện kĩ năng để giải các dạng bài tập này.
 + Tính chất vốn trừu tượng và tương đối khó của các bài tập DT liên quan đến tính XS, đòi hỏi phải hiểu đúng bản chất sinh học và nắm chắc kiến thức toán học cần thiết mới có thể vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt, chính vì thế khi gặp các em thường mơ hồ, lúng túng, chưa định hướng được cách giải, thiếu tự tin
 - Xu hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia và HSG trong những năm gần đây có chú trọng nhiều tới các dạng bài tập vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử.
 - Nếu biết vận dụng tốt cách tính thông qua tần số giao tử trong những trường hợp cần thiết thì các em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi giải các bài tập DT liên quan đến tính XS, đặc biệt các bài tập thuộc sơ đồ phả hệ và bài tập do nhiều cặp alen chi phối, phù hợp với xu thế hiện nay là thi môn sinh học dưới dạng trắc nghiệm khách quan.
III. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử vào giải nhanh một số bài tập tính XS thuộc phép lai một cặp tính trạng do một cặp alen chi phối.
 a. Phương pháp giải
 - Dựa trên nhiều thông tin ( có thể dựa vào thông tin về những cá thể trong thế hệ trước đó) để xác định xác suất kiểu gen của bố mẹ .
 - Áp dụng cách tính thông qua tần số giao tử để giải quyết các yêu cầu của đề.
 - Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất khi cần. 
 *Lưu ý: Cách tính thông qua tần số giao tử chỉ áp dụng trong trường hợp sinh 1 cá thể , còn sinh từ 2 cá thể trở lên không áp dụng.Vì XS kiểu gen của bố, mẹ chỉ được tính một lần. 
 2. Bài tập 
 Bài 1: Bệnh uxơ nang do một gen lặn di truyền theo quy luật Menđen .Người phụ nữ bình thường có cô em gái mắc bệnh lấy một người đàn ông có anh trai mắc bệnh. Biết rằng ngoài các trường hợp bị bệnh nêu trên cả hai bên vợ ,bên chồng không có ai mắc bệnh.
 a. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh một đứa con bình thường là bao nhiêu? 
 b. XS để cặp vợ chồng này sinh một đứa con không mang alen bệnh là bao nhiêu? 
Hướng dẫn giải
 Phương pháp giải thông thường
Phương pháp giải có vận dụng cách tính thông qua tần số GT
a. Quy ước gen: A: bình thường a: bị bệnh
- Theo bài ra người phụ nữ có cô em gái mắc bệnh (có KG aa) và người đàn ông có anh trai mắc bệnh ( KG aa ) Ò nhận alen a từ mỗi bên bố mẹ ÒBố, mẹ của người phụ nữ và người đàn ông đều có KH bình thường chắc chắn mang KG dị hợp Aa
 P: Aa x Aa 
 F1 : 1 AA : 2 Aa : 1aa
 TLKH: 3 bình thường : 1 bị bệnh.
- Người bình thường có thể có một trong 2 KG với xác suất là:,
- Để sinh đứa con bị bệnh aa thì cặp vợ chồng bình thường này phải mang KG Aa với xác suất đều là 2/3 
 - XS để cặp vợ chồng bình thường sinh ra đứa con mắc bệnh là:..=
 Vậy XS để cặp vợ chồng bình thường sinh ra đứa con bình thường là: - = 
b. Người bình thường có thể có một trong 2 KG với xác suất là:,.Ta có 
+ ::
+ :
+ 
XS để cặp vợ chồng này sinh một đứa con không mang alen bệnh là:..() +...() + .. = 
- Quy ước gen: 
A: bình thường a: bị bệnh
 - Theo bài ra người phụ nữ có cô em gái mắc bệnh (có KG aa) và người đàn ông có anh trai mắc bệnh ( KG aa ) Ò nhận alen a từ mỗi bên bố mẹ ÒBố , mẹ của người phụ nữ và người đàn ông đều có KH bình thường chắc chắn mang KG dị hợp Aa
 P: Aa x Aa 
 F1 : 1 AA : 2 Aa : 1aa
 TLKH: 3 bình thường : 1 bị bệnh.
- Người vợ hoặc người chồng bình thường có thể có 1 trong 2 KG với xác suất là: ,
- Áp dụng cách tính thông qua tần số giao tử ta có 
F1: (,) (,) 
G:, , 
F2: , ,
a. Xác xuất để cặp vợ chồng bình thường sinh ra đứa con bình thường là: 1-= 
b. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh một đứa con không mang alen bệnh là 
Bài 2: Bệnh glactôzơ huyết ở người do một gen lặn nằm trên NST thường quy định di truyền theo quy luật Menđen. Một người phụ nữ có người em ruột của mẹ bị bệnh , lấy một người chồng có cô em gái cũng bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Biết rằng cha đẻ của người phụ nữ đó không mang gen gây bệnh , ngoài người em ruột của mẹ và người em gái chồng bị bệnh cả 2 bên vợ và bên chồng không có ai khác bị bệnh này. 
a. Xác suất để họ sinh đứa con đầu lòng là con gái bình thường là bao nhiêu?
b. Xác suất để họ sinh đứa 2 đứa con bình thường là bao nhiêu? 
c. Xác suất để họ sinh đứa 2 đứa con bình thường gồm có 1 trai,1 gái là bao nhiêu? 
Bài giải:
a. Quy ước gen: A :bình thường a : bị bệnh 
* Xét gia đình người chồng:
 Cô em gái của người chồng bị bệnh có KG aa Ò nhận alen a từ mỗi bên bố mẹ. 
Vậy bố mẹ người chồng bình thường chắc chắn mang KG Aa ] SĐL: P: Aa x Aa Ò 1AA : 2Aa : 1aa.
 Ò Người đàn ông ( tức người chồng) bình thường có thể có 1 trong 2 KG với xác suất là ,
 * Xét gia đình người vợ.
 - Em ruột của mẹ bị bệnh có KG aa Ò ông bà ngoại của người phụ nữ bình thường chắc chắn có KG Aa ] SĐL: P: Aa x Aa Ò 1AA: 2Aa: 1aa.
 Ò Mẹ người phụ nữ bình thường có thể có 1 trong 2 KG với XS là, 
 - Theo bài ra cha đẻ của người phụ nữ bình thường và không mang gen gây bệnh nên chắc chắn có KG AA
 - Áp dụng cách tính thông qua tần số giao tử ta có
 P’: ♀ (,) x ♂ 
 GP: , 
 F1’: :
ÒNgười phụ nữ (tức người vợ) bình thường có thể có KG với XS là ,
 * Áp dụng cách tính thông qua tần số giao tử ta có
 P’’: ♂ (,) x ♀ (,) 
 G: , , 
 F1’’: ,: 
Vậy xác suất để cặp vợ chồng bình thường sinh đứa con đầu lòng là con gái bình thường là: (1-). = 
b. Dựa vào câu a ta đã biết:
 - Người đàn ông ( tức người chồng) bình thường có thể có KG với XS,
 - Người phụ nữ ( tức người vợ) bình thường có thể có KG với XS,
 - Để sinh ra đứa con bình thường có thể bắt gặp 1 trong các sơ đồ lai sau:
 +♂ ♀ :: bình thường :bị bệnh
 +♀( ♂) ♂(♀) : bình thường
 + ♀ ♂ ( bình thường)
 Vậy xác suất để họ sinh đứa 2 đứa con bình thường là: 
 ..()2+..()2 +.. ()2 + .. ()2 = 
c. Xác suất để họ sinh đứa 2 đứa con bình thường gồm có 1 trai và 1 gái là
 .C12 .() .() = 
Bài 3:Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng.Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2.Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 
 Hướng dẫn giải:
Do F1 thu được TLKH 50% ruồi mắt đỏ: 50% ruồi mắt trắng. Nên KG ruồi bố mẹ sẽ là XaY và XAXa. → KG ruồi F1: 1 XAXa: 1XaXa: 1XAY: 1XaY
 Ruồi cái F1 có thể có KG với xác suất lần lượt là 1/2 XAXa: ½ XaXa
 Ruồi đực F1 có thể có KG với xác suất lần lượt là 1/2 XAY: 1/2 XaY 
- Áp dụng cách tính thông qua tần số giao tử khi cho F1 giao phối tự do với nhau 
 F1 x F1 : ♀ ( 1/2 XAXa: ½ XaXa ) x ♂ (1/2 XAY: 1/2 XaY )
 GF1 : ¼ XA: ¾ Xa 1/4 XA; 1/4 Xa; 1/2 Y
- Ta có bảng tổng hợp sau:
¼ XA
1/4Xa 
½ Y 
1/4XA
1/16 XAXA
1/16 XAXa
3/4Xa
3/16 XA Xa
Ò Tỷ lệ ruồi cái mắt đỏ F2 là 5/16 = 0,3125 => 31,25% 
2.Vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử vào giải nhanh một số bài tập tính XS thuộc phép lai hai cặp tính trạng do hai cặp gen chi phối và di truyền theo quy luật PLĐL.
 a. Phương pháp giải
 - Bước 1: 
 + Xét riêng từng cặp tính trạng để xác định xác suất KG của bố, mẹ. 
 + Áp dụng cách tính thông qua tần số giao tử trong mỗi phép lai xét riêng. 
 - Bước 2: Xét chung 2 cặp tính trạng để tìm tỉ lệ của loại KH cần tính xác suất. *Lưu ý:Có nhiều bài toán thuộc quy luật PLĐL, không nhất thiết phải xét riêng 
 từng cặp tính trạng, mà chỉ cần xác định xác suất KG của bố, mẹ ] Áp dụng
 cách tính thông qua tần số giao tử để giải quyết các yêu cầu của đề bài.
 b. Bài tập 
 Bài 1:Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định; alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Gen quy định hình dạng tóc nằm trên NST thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Một cặp vợ chồng 
đều tóc quăn, mắt nhìn màu bình thường, người chồng có bố và mẹ đều tóc quăn, mắt nhìn màu bình thường, nhưng có em gái tóc thẳng. Người vợ có bố và mẹ đều tóc quăn, mắt nhìn màu bình thường, nhưng có em trai thì tóc thẳng và bị mù màu. a. Xác suất để cặp vợ chồng sinh đứa con đầu lòng là con gái mắt nhìn màu bình thường và có tóc thẳng là bao nhiêu ?
b. XS để cặp vợ chồng sinh đứa con đầu lòng không mang alen lặn về 2 gen trên? 
Hướng dẫn giải:
 *Xét về hình dạng tóc
 Người chồng và người vợ đều có bố và mẹ tóc quăn nhưng em gái người chồng và em trai người vợ đều tóc thẳng ( aa ) Ò KG của bố mẹ người chồng và người vợ đều là Aa ] SĐL: P: Aa x Aa ] F1 :1AA: 2 Aa :1aa 
 Ò Cặp vợ chồng bình thường này có 1 trong 2 KG với xác suất của mỗi KG là :
 1/3 AA và 2/3 Aa. Áp dụng cách tính thông qua tần số giao tử ta có
 F1 x F1 : ( 1/3 AA : 2/3 Aa ) x ( 1/3 AA : 2/3 Aa ) 
 GF1 : 2/3 A : 1/3 a 2/3 A : 1/3 a 
 Ò Xác suất sinh con có tóc thẳng ở F2 là .=
 Ò XS sinh con không mang alen lặn ở F2 là: 2/3 A . 2/3 A = 4/9 AA
* Xét bệnh mù màu đỏ và lục
 KG của người chồng bình thường là XBY. Em trai người vợ bị mù màu XbY Ò nhận Xb từ mẹ Ò KG của mẹ người vợ bình thường chắc chắn là XBXb. Bố người vợ XBYÒ KG của người vợ có thể là 1 trong 2 KG với XS là ½ XBXb; 1/2XBXB
 Áp dụng cách tính thông qua tần số giao tử ta có
 F1 x F1: ♀ (1/2 XBXb; 1/2XBXB ) x ♂ XBY
 GF1 : 3/4 XB; 1/4Xb ½ XB; ½ Y
 F2 : XBXB: XBXb: XBY:XbY
 Ò Xác suất sinh con gái mắt nhìn màu bình thường +=
 ÒXS sinh con không mang alen lặn là ( ¾ . ½ ) XBXB + (3/4 . ½) XBY = 3/4
 * Xét chung cả 2 tính trạng 
a. XS để cặp vợ chồng sinh đứa con đầu là con gái có mắt nhìn màu bình thường và có tóc thẳng là: 1/9 .1/2 =1/18
b. XS để cặp vợ chồng sinh con không mang alen lặn về 2 gen trên: 4/9 . ¾ = 1/3 
Bài 2:Ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định tính trạng hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng. Các gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Cho cây đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1.Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau thu được F2. Biết rằng không có đột biến và chọn lọc.Trong các kết luận sau đây về F2 có bao nhiêu kết luận đúng?
 (a) Kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 2/9. 
 (b) Kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 4/9. 
 (c) Các cá thể dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ 4/9. 
 (d) Các cá thể dị hợp về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 2/9.
 A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Hướng dẫn giải:
P : AaBb ( thân cao , hoa đỏ) x AaBb ( thân cao , hoa đỏ) 
F1: 1AABB: 2 AaBB: 2 AABb: 4AaBb: 1 AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2 aaBb :1aabb
TLKH: 9 A- B–(cao ,đỏ): 3A– bb (cao, trắng): 3aaB- (thấp, đỏ): 1aabb (thấp, trắng)
 - Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp , hoa đỏ ở F1 giao phấn với nhau thu được F2
 + Cây thân cao, hoa trắng F1 có 1 trong 2 KG với xác suất 1/3 AAbb : 2 /3 Aabb 
 +Cây thân thấp , hoa đỏ F1 có 1 trong 2 KG với xác suất 1/3 aaBB : 2/3 aaBb 
 - Áp dụng cách tính thông qua tần số giao tử ta có
 F1 : (1/3 AAbb : 2/3 Aabb) x ( 1/3 aaBB : 2/3 aaBb ) 
 G : 2/3 Ab: 1/3 ab 2/3 aB: 1/3 ab 
 - KH thân cao , hoa trắng ( A-bb) F2 chiếm tỉ lệ 2/3.1/3 = 2/9 Aabb phương án (a) đúng
 - KH thân cao, hoa đỏ ( A- B- ) ở ở F2 chiếm tỉ lệ là 2/3 .2/3 = 4/9 AaBb phương án (b) đúng
 - Các cá thể dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ là 2/3 Ab. 1/3 ab + 2/3 aB. 1/3ab =
4/9 phương án (c) đúng
 - Các cá thể dị hợp về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 2/3 Ab. 2/3aB = 4/9 AaBb phương án (d) sai Vậy số phương án đúng là 3 ( Đáp án A)
3.Vận dụng cách tính thông qua tần số giao tử vào giải nhanh một số bài tập tính XS về một KH nào đó thuộc phép lai 1 cặp tính trạng do hai hay nhiều cặp gen chi phối và di truyền theo quy luật tương tác gen.
 a. Phương pháp giải: Khi bài toán yêu cầu tính xác suất về một kiểu hình nào đó thì cần phải tiến hành theo các bước sau
 - Bước 1: Xác định KG của các cơ thể bố, mẹ và viết sơ đồ lai để tìm tỉ lệ của loại KH cần tính xác suất.
 Tuy nhiên, khi đời bố, mẹ có nhiều KG khác nhau tiến hành giao phối ngẫu nhiên thì cách tốt nhất là tìm tỉ lệ giao tử do thế hệ bố mẹ đó sinh ra( tức áp dụng
cách tính thông qua tần số giao tử ), sau đó lập bảng( vì bản chất của giao phối ngẫu nhiên là do các giao tử kết hợp với nhau ) để tìm ra tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 
 - Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất( nếu đề yêu cầu)
 b. Bài tập 
Bài 1: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì quy định thân cao; các trường hợp còn lại quy định thân thấp. Ở phép lai AaBb x AaBb được F1. Cho tất cả các cây thân cao ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F2, XS để trong 3 cây này chỉ có 1 cây có KH thân cao là bao nhiêu ? 
Hướng dẫn giải:
* Bước 1: Xác định tỉ lệ của loại KH thân cao ở F2
 Quy ước gen : A – B- : thân cao ; A-bb; aaB- ; aabb : thân thấp
 ]Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại có tỉ lệ 9 thân cao: 7 thân thấp.
 *Sơ đồ lai 
 P: AaBb x AaBb 
 G: 1AB ; 1Ab; 1aB ; 1ab 1AB; 1Ab ; 1aB; 1ab 
 F1:1 AABB: 2AABb: 2AaBB: 4 AaBb: 1Aabb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
 TLKH: 9 thân cao : 7 thân thấp
- Các cây thân cao ở F1 gồm các KG với tỉ lệ :AABB: AABb:AaBB: AaBb
- Khi cho tất cả các cây thân cao ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có rất nhiều phép lai , vì vậy nếu viết các phép lai sẽ mất rất nhiều thời gian và dễ sai sót. Do vậy, cách tốt nhất là viết giao tử của tất cả các cá thể, sau đó lập bảng.
- Các loại gi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_cach_tinh_thong_qua_tan_so_giao_tu_de_giai_nha.doc