SKKN Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để xây dựng các tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh học sinh THCS

SKKN Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để xây dựng các tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh học sinh THCS

Có thể nói môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trung học cơ sở. Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ.

¬Thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nhưng tùy theo từng trình độ nhận thức và năng khiếu của từng em, từng độ tuổi khác nhau mà giáo viên biết quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Vậy không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng một biện pháp như nhau. Có học sinh ta phải tác động từ từ, có học sinh phải vừa trực tiếp và vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt được. Có học sinh chỉ cần tác động ít lâu đã nắm bắt ngay được nội dung bài học. Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự ham thích tìm tòi học tập.

 

doc 18 trang thuychi01 12340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để xây dựng các tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài. 
	Có thể nói môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trung học cơ sở. Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nhưng tùy theo từng trình độ nhận thức và năng khiếu của từng em, từng độ tuổi khác nhau mà giáo viên biết quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Vậy không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng một biện pháp như nhau. Có học sinh ta phải tác động từ từ, có học sinh phải vừa trực tiếp và vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt được. Có học sinh chỉ cần tác động ít lâu đã nắm bắt ngay được nội dung bài học. Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự ham thích tìm tòi học tập. 
Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu câu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh cảm nhận được cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học mỹ thuật.
 Là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của học sinh bằng nét vẽ rất khó khăn. Đặc biệt là phân môn vẽ tranh. Vì thế trong khi học và khi học sinh thực hành rất dễ gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì phân môn vẽ tranh đòi hỏi sự sáng tạo, sự tìm tòi,đưa ra ý tưởng của mình như thế nào cho hợp lý. 
Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đề tài, đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật. Chính điều này đã khiến tôi chọn đề tài: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để xây dựng các tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh học sinh THCS”. Mục đích của đề tài là để làm rõ tiêu chí đánh giá và vẽ tranh của học sinh THCS nhằm nâng cao chuẩn mực về đánh giá, nhận xét tranh của học sinh THCS.
II. Mục đích nghiên cứu : 
Làm rõ tiêu chí đánh giá và vẽ tranh của học sinh THCS nhằm nâng cao chuẩn mực về đánh giá, nhận xét tranh của học sinh THCS.
	Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về vẽ tranh, biết kết hợp, vận dụng linh hoạt các kỷ năng và tư duy sáng tạo khi làm bài vẽ tranh.
III. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Giáo viên dạy Mĩ thuật Trường THCS Tiến Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hoá.
 - Học sinh Trường THCS Tiến Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hoá.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc những tài liệu liên quan đến dạy học, môn Mĩ thuật , phương pháp dạy học tích cực, phương pháp luyện tập vẽ tranh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp được những ưu, nhược điểm trong bài vẽ tranh của học sinh ở trường THCS Tiến Lộc để đề ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm đó.
- Phương pháp so sánh và chứng minh:
 	+ So sánh kết quả trước và sau khi tiến hành thực nghiệm áp dụng các giải pháp đã đề ra.
 	+ Chứng minh: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để xây dựng các tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh học sinh THCS” nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường THCS Tiến Lộc đã thành công.
- Nhóm phương pháp thống kê: Thống kê bằng biểu bảng nhằm đánh giá thực trạng và thấy được hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực để xây dựng các tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh học sinh THCS theo hướng đổi mới trong môn Mĩ thuật.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận:
	- Muốn thực hiện tốt việc đánh giá bài vẽ tranh của học sinh THCS, chỉ có một cách để đạt hiệu quả tốt nhất - đó chính là yếu tố người thầy giáo.
	Phương pháp là gì? Phương pháp là cách lối, ghép, cách thức hoặc phương sách, phương thức để giải quyết một vấn đề. Nói gọn lại, phương pháp là cách thức để làm một việc nào đó. Phương pháp dạy học là phương pháp truyền thụ của thầy và phương pháp học của trò nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học, phương pháp dạy và học có những vấn đề chung, nhưng cũng có những vấn đề riêng mang tính đặc thù cho từng môn học, cho từng giáo viên.
	Đối với môn Mỹ thuật, thường vận dụng một số phương pháp sau:
	+ Phương pháp quan sát
	+ Phương pháp trực quan
	+ Phương pháp vấn đáp
	+ Phương pháp gợi mở
	+ Phương pháp làm việc theo nhóm
	+ Phương pháp tổ chức trò chơi
	+ Phương pháp luyện tập
	+ Phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống
	Ngoài ra còn có phương pháp dạy phân môn vẽ theo mẫu, thường thức mỹ thuật, vẽ trang trí, vẽ tranh.
	Trong phương pháp dạy vẽ tranh đề tài, đối với các bài thực hành, giáo viên cần đánh giá có trọng tâm từng nội dung ở một thời gian nhất định. Ví dụ: Thời gian này chú ý hơn về bố cục mảng, sau đến cách xây dựng hình tượng, và vẽ màu như thế nào? Tranh đề tài phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ hội hoạ: bố cục, hình vẽ, màu sắc Muốn vẽ tranh đề tài học sinh cần nắm vững được kiến thức cơ bản, chăm quan sát, chịu khó đọc và tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Kiến thức cơ bản là một trong các tiêu chí cần đạt được ở một bài vẽ tranh, đó là yếu tố cảm xúc, sáng tạo và ngôn ngữ hội hoạ. Và để học sinh hiểu được những tiêu chí cần đạt được ở một bài vẽ tranh, điều quan trọng là người thầy giáo phải có kiến thức sâu sắc về chuyên môn mới có thể truyền đạt được cho học sinh hiểu. Cần hướng dẫn cụ thể: Bố cục đẹp - những yếu tố nào tạo nên bố cục đẹp? Màu sắc hài hoà - vì sao lại nói là hài hoà? Hình đẹp - hình như thế nào được gọi là đẹp ?... có nghĩa là người thầy phải giải thích được rõ ràng những tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh của học sinh, vì những tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh của học sinh cũng chính là những tiêu chí cần đạt được trong một bài vẽ tranh.
	Như vậy, người thầy giáo phải luôn tự rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là năng lực sáng tạo thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường, đánh giá đúng chất lượng bài vẽ tranh của học sinh. Đó cũng là cách giúp người thầy giáo có được lòng tin trong lòng các em học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
II. Thực trạng của vấn đề:
	- Đối với học sinh THCS hiện nay, do các em được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nên các em cũng có hiểu biết ít nhiều về Mỹ thuật, rất hay có những thắc mắc khi cảm thấy thầy giáo giải thích chưa được ngọn ngành, nhất là khi chấm bài vẽ tranh, vì phần đông các em vẽ tranh đều cho tranh của mình là đẹp (đôi khi nhiều người lớn cũng có tâm lý như vậy). Nếu thầy giáo không có khả năng đáp ứng những câu hỏi chính đáng của các em về kiến thức hội hoạ, thì chính những người thầy giáo ấy đã tự đánh mất mình, cho dù thầy có dạy dỗ theo cách thức đối phó nào đi chăng nữa. Có giáo viên giảng dạy một cách mơ hồ cho học sinh, chấm bài qua loa, đại khái. Việc ấy xảy ra một phần do thầy lười biếng, một phần do thầy lơ mơ với ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình, không hiểu nên không biết phải làm thế nào cho tốt. Chính vì vậy để đánh giá bài vẽ tranh của học sinh một cách khách quan hơn, học thuật hơn, cần hiểu được đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh.
 	Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng, để việc đánh giá chất lượng bài vẽ trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, giúp học sinh tích cực học tập yêu thích môn Mỹ thuật hơn, thì các giải pháp thực hiện phù hợp, đơn giản, dễ hiểu chính là điều mà tôi luôn tìm tòi, trăn trở.
III. Các giải pháp thực hiện.
1. Nhận xét chung:
	- Đối với các em, vẽ là một trò chơi có sức hấp dẫn kỳ lạ, mọi em đều thích vẽ, có thể vẽ bất cứ lúc nào mình thích. Những hình vẽ của các em làm chúng ta từ ngạc nhiên đến cảm động, từ vui mừng đến hi vọng. Các em có một thế giới nội tâm, cảm xúc riêng biệt, mà những người lớn hình như không thể hình dung nổi.
	- Những nét ngây thơ và đáng yêu ấy là hình ảnh về thế giới tuổi thơ, những mảng màu táo bạo, hồn nhiên, tươi vui, bừng sáng, từng bố cục không bị lệ thuộc bởi lý tính, những hình vẽ không tuân thủ quy luật đúng tự nhiên, có thể không cần không gian và viễn cận.
Muốn vẽ tranh đề tài học sinh cần nắm vững được kiến thức cơ bản, chăm quan sát, chịu khó đọc và tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Kiến thức cơ bản là một trong các tiêu chí cần đạt được ở một bài vẽ tranh, đó là yếu tố cảm xúc, sáng tạo và ngôn ngữ hội hoạ.
	Ví dụ : Một bức tranh của học sinh em vẽ cái ô tô dù nhìn nghiêng nhưng vẫn nhìn thấy cả hai đèn pha, bánh trước nhỏ, bánh sau to. Nếu góp ý ngay là sai phối cảnh tức là chưa hiểu các em, làm các em cụt hứng. Các em vẽ như vậy là có lý của các em, bánh sau ô tô vẽ to vì thân ô tô chở nặng, nhìn nghiêng đèn bên kia tuy che khuất, nhưng theo em - đã là ôtô, phải có đủ hai đèn thì chạy mới an toàn. 
 Cái vô lý trong hình vẽ, nhưng lại đúng với cảm xúc trực tiếp của các em, tranh của các em thường được giải quyết theo cảm xúc của mình. Tất nhiên ở lứa tuổi THCS, các em đã có sự quan tâm về chi tiết, một số em bước đầu đã tuân thủ 
quy luật tự nhiên của sự vật, hình tượng cứng cáp, tranh có chiều sâu không gian, chi tiết như quần áo, giày dép, mắt, mũi, miệng, tay, chân được quan tâm cẩn thận.
	Vậy ta cần đánh giá như thế nào? nếu một tranh có phong cách hồn nhiên, còn tranh kia lại tỏ ra cứng cáp già dặn.
	Ví dụ tranh: " An toàn giao thông” 
 ( H. 1 )
	- Tranh vẽ có nhiều em đi cùng một làn đường mất an toàn . đề tài thật hợp với trí tưởng tượng và cảm xúc phong phú của các em. Em vẽ ra cảm xúc sôi nổi, bút pháp hối hả, khoẻ mạnh, màu sắc rực rỡ, tương phản, đường nét, đậm nhạt mạnh mẽ,. Bức tranh có một bố cục cơ bản, vững vàng. Sự thay đổi phong phú của hình vô cùng tự nhiên, hợp lý, không gò ép, gượng gạo. Tất cả thể hiện một lối vẽ có học thuật cơ bản rõ ràng mà cơ bản đó không thể ảnh hưởng đến không khí đậm đà tình cảm, hồn nhiên của bức tranh ( H1 )
Bức tranh: “buổi tối ở công viên”
(H2)
	- Bức tranh được một học sinh vẽ lại cảnh vui chơi trung thu ở công viên theo trí tưởng tượng được liệt kê đầy đủ những hình ảnh đã nhìn thấy vào trong tranh. Với cái nhìn khái quát tổng hợp, hình ảnh ngộ nghỉnh, màu sắc rực rỡ như những ánh đèn màu, với những hình ảnh vui nhộn . Bố cục tạo ra buổi vui chơi thật nên thơ. Những xúc cảm chân thực với cuộc sống đã cho em thành công trong tác phẩm ( H2 ).
- Bức tranh " An toan giao thông" và tranh " Vui trung thu" mang hai phong cách khác nhau nhưng đều đạt được giá trị thẩm mỹ cao cả về nội dung lẫn hình thức. Cho dù tình cờ hay cố ý, cả hai bức tranh đều có được sự hoàn thiện về bố cục, sự khái quát của hình mảng, sự hài hoà của màu sắc và đặc biệt là xúc cảm của em đối với cuộc sống rộn rã, náo nhiệt, lung linh
	Như vậy, không thể hoàn toàn đánh giá tranh các em theo công thức như phải yêu cầu về hình mảng, đường nét, màu sắc, đậm nhạt, yếu tố không gian. Mà ở đây ta cũng cần phải đánh giá gọi là " Phong cách trong tranh của học sinh THCS ". Vậy phong cách đó là gì? đó là bút pháp tạo hình độc đáo, bố cục mạnh dạn, vẽ theo cảm xúc đơn sơ và trong giới tính đã hình thành cá tính, các em trai thích các hoạt động như đánh trận giả, cướp cờ, đá bóng, đá cầu, xe ô tô Các em gái thích dịu dàng hơn, thích vẽ các hoạt động như chơi nhảy dây, búp bê, bán hàng, thêu may hình tượng bông hoa, con bướm, đơn giản, nhẹ nhàng. Phong cách đó gọi là " Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS " mà tôi đã nêu trên.
	- Nói như thế, không có nghĩa ta quá đề cao phong cách, cảm xúc của các em trong việc đánh giá bài vẽ mà quên đi những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ tạo hình mà ta dần định hướng cho học sinh hiểu và khám phá, đó là; hình mảng, đường nét, màu sắc, đậm nhạt và không gian. Cần chú ý ở học sinh THCS, các em nhận xét sự vật, hiện tượng tinh tế hơn học sinh tiểu học. Các em học sinh THCS đã và đang đi từng bước vào yếu tố cơ bản về bố cục, cách phối màu, đã chú ý đến tỷ lệ, phác được các hình ảnh khỏe khoắn và phong phú, đa dạng về các miếng hình.. 
 Vì vậy, khi đánh giá bài vẽ tranh của học sinh, ngoài sự quan tâm đến cảm xúc và sự sáng tạo, cần chú ý tới những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình mà tôi đã nêu ra sau đây để các em có thể áp dụng vào những tác phẩm của mình .
2. Áp dụng những tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh của học sinh THCS.
	a. Hình:
	- Hình chính là bố cục, là tỷ lệ, giải phẫu, là các mảng. Ta cần hiểu hình của mảng, hình trong mảng, có nghĩa là hình của mảng ấy phải đẹp, hình mảng trong mảng ấy phải đẹp. Hình đẹp là có sự đơn giản, khái quát hoá, lược bỏ những chi tiết không cần thiết, và giữ lại, hoàn thiện hơn đặc điểm chính của sự vật. Về toàn bộ, hình có thể làm sinh động, phong phú tranh, cũng có thể làm đơn điệu bức tranh.
	Ví dụ: ở hình 3 ( H3 ), ta lập tức chú ý ngay đến cách vẽ hình tượng và các con vật theo lối vẽ tượng trưng, các hình ảnh không cần chính xác về tỉ lệ, vị trí nhưng chính lối suy nghĩ hồn nhiên đó làm cho bức tranh thêm sinh động. phong phú về hình, thuật ngữ hội hoạ gọi là có hình ( H4). Hình vẽ của học sinh thường mềm mại, hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Vì thế mà nhiều hoạ sĩ đã yêu thích phong cách đó, tạo ra một " trường phái nghệ thuật hồn nhiên ".
(H3)
 Có nghĩa là người thầy phải giải thích được rõ ràng những tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh của học sinh, vì những tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh của học sinh cũng chính là những tiêu chí cần đạt được trong một bài vẽ tranh.
 (H4)
b. Nét:
	- Nét là yếu tố thường được các em học sinh nêu trong các bài vẽ tranh của mình. Các em chưa có sự hiểu biết về nét như người lớn. Thường sau khi vẽ xong, các em lấy bút dạ, bút sáp màu đậm vẽ viền chu vi các hình trong tranh.
Đánh giá về cái đạt và cái chưa đạt về nét trong tranh của học sinh là đánh giá chủ yếu về sự hoạt bút - tạo ra đường nét mềm mại, củng cố cho sự chắc chắn của các mảng hình, và làm độ trung gian cho các mảng màu, và nhiều khi nét vẽ nghệch ngoạc làm cho hình của tranh có được bố cục và sự tự nhiên vô cùng hợp lý, tạo thành công cho bức tranh ( H.5 ).
Ví dụ: ( H.5- nét vẽ mềm mại)
	( H.6 - nét vẽ gò bó, cứng )
Các bài vẽ tranh cũng bị hạn chế bởi một số em vẽ quá cứng nhắc, gò bó, nét vẽ chau chuốt như thước kẻ, đều đặn, thiếu không khí tình cảm, dù bố cục toàn bộ đã tương đối đạt - dẫn đến sự tẻ nhạt, cứng nhắc khi nhìn vào bức tranh.(H.6)
	Ta không đánh giá hoàn toàn về nét trong tranh của các em theo cách thức của người lớn - phải có bố cục về nét, nét thưa, nét mau, nét cứng, nét mềm, nét to, nét nhỏ, nét cong, nét thẳng, nét đậm, nét nhạt bởi các em chưa thể vẽ theo các yêu cầu như vậy, các em chủ yếu vẽ nét theo bản năng tự nhiên. Với các em có năng khiếu - tự nhiên nét vẽ sẽ hoạt và mềm mại, rất tình cờ tạo nên sự hợp lý cho bức tranh.
	c. Màu sắc:
	- Đối với học sinh, các em thường vẽ màu theo ý thích chủ quan, tự nhiên, ví dụ: trời phải xanh, mây phải trắng, bướm phải vàng,. Nhưng vì thế mà màu sắc trong tranh của các em rất trong trẻo, tươi tắn, mỗi em mỗi vẻ tuỳ vào cá tính của từng em, em có cá tính mạnh mẽ thì màu sắc trong tranh cũng tương phản mạnh mẽ, em nào tính cách nhẹ nhàng thì màu sắc cũng êm dịu, nhẹ nhàng, màu sắc của các em đưa người lớn vào kỷ niệm tuổi thơ với những cánh đồng vàng màu xanh bát ngát.
	Sự hài hoà về màu sắc trong tranh của học sinh ngoài việc được học tập và rèn luyện qua các bài thực hành mỹ thuật, một phần là sự thành công tình cờ qua năng khiếu cảm nhận thị giác. Để đánh giá chính xác hơn về sự hài hoà của màu sắc, ta cần quan tâm đến yếu tố đậm nhạt trong ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình sau đây. 
 (H.7)
d. Đậm nhạt:
	- Đậm nhạt tạo sự thành công về nhiều mặt cho bức tranh, nó có thể làm hợp lý hơn hoặc hư hỏng sự cân bằng bố cục, màu sắc và cũng có thể khắc phục được những sai sót, khiếm khuyết về hình - giúp cho bức tranh hoàn thiện hơn.
 (H.8)
* Nhìn nhận yếu tố đậm nhạt trên tranh của học sinh cơ bản như sau:
	+ Những hình tượng ở tiền cảnh bức tranh có tương quan màu sắc mạnh mẽ hơn, độ tương phản cao hơn - tức là độ đậm nhạt giữa hình tượng và nền tranh ( hoặc các yếu tố hình khác ) chênh lệnh nhau nhiều hơn, giúp cho những hình tượng muốn vẽ ở phía trước tranh có cảm giác đứng gần ta hơn.
	+ Những hình tượng ở hậu cảnh bức tranh, càng xa càng có độ đậm nhạt (sáng tối ) chênh lệch nhau ít hơn, để những vật phía sau không tạo cảm giác đứng bật lên phía trước.
	+ Nhìn nhận được đậm nhạt để chấm bài vẽ tranh cho học sinh là quan trọng, bởi đậm nhạt tốt gần như giải quyết được toàn bộ cho sự hài hoà của màu sắc, tạo nên xa gần, cân bằng bố cục, đem lại thành công cho bức tranh. ở người lớn cũng vậy, khi sáng tác tranh, sau khi tìm được hình, hoạ sĩ chỉ cần quan tâm đến đậm nhạt là giải quyết được hầu hết trong việc hoàn thiện bức tranh.
	+ Yếu tố đậm nhạt rất đơn giản khi được giải thích, nhưng không phải ai cũng rõ điều này, thường thì người ta quên mất hoặc không biết, bởi hiểu được điều này thì thầy giáo phải có khả năng sáng tác mới vỡ ra được. Vì thế mà phần lớn các thầy, khi đánh giá bài vẽ tranh của học sinh - chủ yếu ưu tiên cho các bài vẽ nặng hình thức và yếu tố trang trí, mà thực ra những bài vẽ tranh mang yếu tố màu sắc hội hoạ - để có được sự thành công thì khó hơn nhiều, vì nó còn phải có thêm một yếu tố vô cùng quan trọng - đó là yếu tố không gian, trong đó diễn tả được không gian đa chiều trên mặt phẳng.
e. Yếu tè không gian:
	- Tranh có hậu cảnh nghĩa là tạo không gian theo luật viễn cận - có không khí hơn tranh theo kiểu " đơn tuyến bình đồ ". Vẽ được hậu cảnh là rất khó, bởi làm sao hình ảnh phụ làm phong phú thêm cho bức tranh, làm chắc bố cục, tạo không gian, làm hình ảnh chính sinh động hơn.
	Khi vẽ màu, diễn tả được hình tượng và hậu cảnh theo phương pháp hội hoạ để tạo không gian cho bức tranh cũng rất khó xử lý đậm nhạt, ngoài việc khó khăn khi diễn tả khối của sự vật thì hậu cảnh và hình ảnh phụ rất khó làm át đi, làm mất tập trung cho hình ảnh chính thể hiện nội dung đề tài. Đối với học sinh THCS, tranh của các em chủ yếu vẽ theo hình thức trang trí, tô những mảng màu phẳng lên hình vẽ. Không gian chỉ được thể hiện khi các em vẽ những hình tượng ở tiền cảnh to lớn hơn những hình tượng ở hậu cảnh, và nhờ sự giải quyết đậm nhạt tốt tạo nên sự xa gần cho bức tranh.
 (H8)
Khi đánh giá bài vẽ, cần lưu ý rằng, sự phối hợp giữa cảm xúc, đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh mang đặc điểm tâm lý lứa tuổi và những yếu tố học thuật cơ bản của hội hoạ đó là sự kết hợp hài hoà, và càng không có sự cứng nhắc khi đánh giá tác phẩm của các em, yếu tố học thuật đôi khi nằm trong cảm xúc một cách tình cờ và ngược lại, cảm xúc - sự hồn nhiên của các em khi nhìn nhận sự vật tình cờ tạo nên những yếu tố học thuật thành công trong bức tranh.
	Có thể động viên khuyến khích cho những bức tranh có ý tưởng trong sáng, tích cực, hình thức thể hiện táo bạo, tính sáng tạo cao, dù bố cục hay màu sắc còn có những hạn chế nhỏ. Đặc biệt, khi đánh giá bài vẽ trong các kỳ thi học sinh giỏi môn vẽ tranh, không nên đánh giá cao những bức tranh các em tìm cách chép lại tranh đạt giải trong sách báo, tạp chí, hay những bức tranh có đến 70% là hình vẽ và màu sắc của giáo viên hướng dẫn ( vì học sinh khi chép lại tranh của giáo viên đã có sai lệch khoảng 30%), hoặc các em cóp nhặt những hình vẽ minh hoạ trong truyện hay sách giáo khoa các bộ môn khác để đưa vào bài vẽ của mình. Nếu ưu ái cho sự chép lại, vô tình ta đã đi ngược lại với định hướng giáo dục thẩm mỹ, làm mất tư duy sáng tạo của học sinh và lớn hơn là làm hại khiếu thẩm mỹ - khiếu thưởng ngoạn của những thế hệ sau. Giáo dục thẩm mỹ ở trường THCS là rèn luyện cho các em tư duy hình tượng, sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học, làm quen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập và những công việc cụ thể. Vì thế mà tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá bài vẽ tranh luôn p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_de_xay_dung_c.doc