SKKN Vai trò định hướng của người thầy trong dạy học theo chủ đề môn Vật lí khối 11 - Ban cơ bản ở trường THPT Quan Sơn 2
Câu chuyện áp lực của người thầy trong xã hội hiện đại được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc trao đổi về giáo dục hiện nay trước hết người thầy phải chịu áp lực từ chính những đòi hỏi đổi mới. Vai trò và vị trí của người thầy trong quan điểm dạy học đổi mới là lấy người học làm trung tâm. “Đứng trước đòi hỏi đổi mới ấy, người thầy có yên tâm với kiến thức mình đang có không? Có yên tâm với phương pháp mình đang có không? Người thầy phải tự bồi dưỡng như thế nào để đáp ứng được chương trình đổi mới sắp tới? Đó là một áp lực rất lớn”. Xã hội đang có những yêu cầu, đòi hỏi rất cao và cũng rất chính đáng đối với nhà giáo. Chúng ta cần coi đây là một thách thức lớn, giúp thầy cô tháo gỡ những thách thức này để trả người thầy về đúng vị trí của người thầy, đúng tâm thế của người thầy, giúp cho người thầy có một môi trường làm việc hiệu quả nhất.
Thế giới phẳng, thầy liệu có biết nhiều hơn trò?
Trước một xã hội đang có rất nhiều thay đổi, dạy học không chỉ đơn thuần là kiến thức, mà là sự hiểu biết, tiếp cận, khả năng nhận biết. Ngày xưa thầy trò dạy và học theo sách, còn bây giờ thế giới mở, có cả một kho tàng kiến thức ngoài nhà trường mà học trò có thể tiếp cận. Liệu khi lên lớp, thầy đã biết được nhiều thông tin hơn trò hay chưa? Vì thế, vấn đề ở đây không phải là thầy biết nhiều hơn, mà là thầy làm sao để làm chủ tình huống đó. Thầy muốn làm chủ, thầy phải chủ động, tiếp cận được nhiều cái mới của xã hội trong khi điều kiện của nhà trường còn hạn hẹp. Yêu cầu đó đòi hỏi thầy phải nỗ lực nhiều hơn. Vấn đề tốc độ phát triển của tri thức cũng được đặt ra. Thế giới phẳng dẫn tới thay đổi chức năng của nhà giáo. Với nguồn thông tin đa chiều, hoàn toàn khác với cách đây 10-20 năm, học sinh bây giờ biết tìm đến những bài học hay trên mạng, được mô tả cụ thể và dễ hiểu hơn so với bài giảng của thầy mình rất nhiều.
Vậy, nếu người thầy không thay đổi, sẽ gây nhàm chán, bản thân người thầy sẽ tự đào thải chính mình. Học sinh sẽ đào thải cách dạy của thầy để tiếp cận phương pháp mới. Tôi cho rằng câu tổng kết của UNESCO là súc tích nhất về vai trò của người thầy: “ Chất lượng giáo dục không vượt khỏi chất lượng nhà giáo” .
1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài . Câu chuyện áp lực của người thầy trong xã hội hiện đại được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc trao đổi về giáo dục hiện nay trước hết người thầy phải chịu áp lực từ chính những đòi hỏi đổi mới. Vai trò và vị trí của người thầy trong quan điểm dạy học đổi mới là lấy người học làm trung tâm. “Đứng trước đòi hỏi đổi mới ấy, người thầy có yên tâm với kiến thức mình đang có không? Có yên tâm với phương pháp mình đang có không? Người thầy phải tự bồi dưỡng như thế nào để đáp ứng được chương trình đổi mới sắp tới? Đó là một áp lực rất lớn”. Xã hội đang có những yêu cầu, đòi hỏi rất cao và cũng rất chính đáng đối với nhà giáo. Chúng ta cần coi đây là một thách thức lớn, giúp thầy cô tháo gỡ những thách thức này để trả người thầy về đúng vị trí của người thầy, đúng tâm thế của người thầy, giúp cho người thầy có một môi trường làm việc hiệu quả nhất. Thế giới phẳng, thầy liệu có biết nhiều hơn trò? Trước một xã hội đang có rất nhiều thay đổi, dạy học không chỉ đơn thuần là kiến thức, mà là sự hiểu biết, tiếp cận, khả năng nhận biết. Ngày xưa thầy trò dạy và học theo sách, còn bây giờ thế giới mở, có cả một kho tàng kiến thức ngoài nhà trường mà học trò có thể tiếp cận. Liệu khi lên lớp, thầy đã biết được nhiều thông tin hơn trò hay chưa? Vì thế, vấn đề ở đây không phải là thầy biết nhiều hơn, mà là thầy làm sao để làm chủ tình huống đó. Thầy muốn làm chủ, thầy phải chủ động, tiếp cận được nhiều cái mới của xã hội trong khi điều kiện của nhà trường còn hạn hẹp. Yêu cầu đó đòi hỏi thầy phải nỗ lực nhiều hơn. Vấn đề tốc độ phát triển của tri thức cũng được đặt ra. Thế giới phẳng dẫn tới thay đổi chức năng của nhà giáo. Với nguồn thông tin đa chiều, hoàn toàn khác với cách đây 10-20 năm, học sinh bây giờ biết tìm đến những bài học hay trên mạng, được mô tả cụ thể và dễ hiểu hơn so với bài giảng của thầy mình rất nhiều. Vậy, nếu người thầy không thay đổi, sẽ gây nhàm chán, bản thân người thầy sẽ tự đào thải chính mình. Học sinh sẽ đào thải cách dạy của thầy để tiếp cận phương pháp mới. Tôi cho rằng câu tổng kết của UNESCO là súc tích nhất về vai trò của người thầy: “ Chất lượng giáo dục không vượt khỏi chất lượng nhà giáo” . Vì vậy 10 năm làm nghề giáo bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi tìm tòi những phương pháp dạy để phù hợp với học trò của mình. Chắc hẳn các đồng nghiệp cũng giống như tôi hiểu rõ rằng đổi mới là để phát triển. Nên chúng ta phải nổ lực học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm ra cách tổ chức tiết học sao cho phù hợp với đổi mới của chương trình và phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Qua đợt tập huấn hè được thảo luận cùng với thầy, đồng nghiệp và đọc tài liệu tập huấn tôi đã áp dụng phương pháp dạy học chủ đề ở khối 11 bản thân đã rút ra cách thức tổ chức buổi học vật lí cho học sinh trường THPT Quan Sơn 2 hiệu quả nhất và đã được các đồng nghiệp trong tổ đóng góp để hoàn thiện. Vì vậy tôi muốn được chia sẽ kinh nghiệm dạy học theo chủ đề trong đó vai trò của người dạy là: “ Vai trò định hướng của người thầy trong dạy học theo chủ đề môn vật lí khối 11- ban cơ bản ở trường THPT Quan Sơn 2” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Qua sáng kiến này tôi muốn tìm ra phương pháp dạy môn vật lí phù hợp với học sinh nhất, để các em có thể tiếp cận với tri thức theo con đường ngắn nhất. Đồng thời trong quá trình hình thành cái mới các em ôn lại những kiến thức môn vật lí và các môn học khác mà các em đã được học trước đó. Đồng thời rút ngắn khoảng cách thầy và trò hơn trước: thầy không phải là người truyền đạt lại những kiến thức trong sách mà thầy là người giúp các em thu thập kiến thức từ nhiều kênh thông tin và cùng các em xử lý thông tin đưa ra kết luận đúng nhất cho kiến thức cần tìm hiểu. Bên cạnh đó thầy còn là người bạn, người anh lúc học trò cần giúp đỡ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là 124 học sinh khối 11 trường THPT Quan Sơn 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu . - Phương pháp tổng hợp phân tích. - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm . Giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Với sự nhận thức đúng đắn, với tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn học sinh học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên trong nhà trường. Tri thức của giáo viên là những đặc điểm quan trọng trong công tác giáo dục. Giáo viên với bất cứ lớp học nào đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy hữu hiệu, lòng nhiệt thành và đức tính thân mật. Bên cạch đó giáo viên phải phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học. Người giáo viên phải có kiến thức đa dạng. Giáo viên có kiến thức uyên thâm, có kiến thức sư phạm về các đề tài giảng dạy đồng thời phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng dạy, vào bài soạn, vào lối trình bày giản dị sáng tỏ, áp dụng vào bài làm, vào bài ôn tập, vào đường lối đánh giá cũng như các hoạt động khác của việc giảng dạy. Giáo viên có nhiều kiến thức, có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ cùng với sự nhiệt tình trong giảng dạy chắc chắn giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả và thành công hơn mong đợi. Giáo viên phải xác định được những vấn đề cần đổi mới. Giáo viên muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải xác định trước mục tiêu giáo dục được đổi mới, nội dung giáo dục đổi mới phương tiện dạy học, hình thức tổ chức và phương thức đánh giá giáo dục phải đáp ứng được nhu cầu đổi mới.Mục đích của nhà trường được xác định đào tạo những con người phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần dân tộc, có ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật tốt, chủ động sáng tạo....Các giáo viên đang cố gắng tạo điều kiện thuận tiện để xác định mục đích và xây dựng mục tiêu để phát triển chương trình dạy học bằng cách giảm lý thuyết tăng thực hành là một sự đổi mới cần thiết cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Điều quan trọng là phải lưu ý một số lĩnh vực thực tế giảng dạy. - Lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường lớp học, giảng dạy và trách nhiệm chuyên môn. - Cung cấp một khuôn khổ tuyệt vời cho cuộc đối thoại về kinh nghiệm lớp học và sự phát triển tri thức của học. -Thúc đẩy hoạt động hiệu quả nhất việc sử dụng thời gian và làm cho cả lớp tham gia. - Cung cấp đầu vào hay lập mô hình thích hợp để phổ biến tài liệu mới, kiểm tra hiểu biết và thay đổi tiến độ giảng dạy phù hợp tạo ra cách sử dụng kiến thức độc lập, theo hướng dẫn. Giáo viên phải nắm vững kỹ năng truyền đạt kiến thức. Giáo viên phải nắm vững yêu cầu nội dung giáo dục, nắm vững kiến thức và kỹ năng cần truyền đạt đến học sinh để thiết kế dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất. Nếu người giáo viên khéo kéo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì con người đang chịu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục. Quá trình học quan trọng hơn môn học, quá trình học tạo thói quen trí tuệ, kỹ năng phân tích vấn đề, khả năng tiếp thu, diễn đạt, tổ chức xử lý thông tin. Thói quen học tập là quan trọng trong giáo dục trung cấp, cao đẳng, đại học, thực tế kiến thức rất đa dạng và thay đổi theo thời gian vì vậy giảng dạy là khai thác và tận dụng nội lực của học sinh để họ sẽ tự học suốt đời. Giáo viên hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. Đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh vì vậy nhà giáo cần phải chủ động và có sáng kiến. - Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng - Luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi - Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ. - Tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học - Học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật. - Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp - Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết mềm hóa tư duy và tuy cơ ứng biến: - Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và môi trường để tìm giải pháp đồng bộ giải quyết những tình huống đa chiều. Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta dung hòa để làm "hơi khác hay tương tự cái đã có". Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ. Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho sinh viên làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều "bỏ quên học sinh". Nên bình thường, học sinh bị động trong tiếp nhận. Còn phương pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà sinh viên không còn bị thụ động. học Sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với người giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những học sinh tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Còn những học sinh học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ không còn bị động, bị nhồi nhét nữa. Như vậy, nguyện vọng hành động thế này hay thế khác là kết quả của sự mong muốn của chúng ta. Khi đổi mới phương pháp dạy học cần tránh xu hướng giản đơn hay cực đơn. Có thầy, cô thay việc "đọc, chép" bằng việc hỏi quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại không tạo được "tình huống có vấn đề". Có thể họ đã nghĩ sử dụng phương pháp dạy học mới là việc thầy đọc chép bằng việc hỏi đáp. Hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Mỗi môn học có một đặc trưng riêng. Môn vật lý là một môn khoa học thực nghiệm. Các vấn đề mà môn vật lý nghiên cứu đều là những vấn đề liên quan đến các hiện tượng, quy luật, trong cuộc sống, trong lao động. Nắm được khoa học kỹ thuật vừa giúp cho học sinh có cơ sở để đạt được những mục đích, yêu cầu đã đề ra ở trên, đồng thời giúp các em có điều kiện phát triển tốt hơn, hoà nhập được trong tương lai. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành các cấp trong việc đổi mới phương pháp dạy học. - Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn. - Là môn học đã được đổi mới chương trình và phương pháp dạy học, do đó bản thân đã vận dụng một cách linh hoạt phương pháp mới trong quá trình dạy học. - Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, một số em có sự vươn lên trong học tập. Khó khăn: Trường THPT Quan Sơn 2 là một trường miền núi cao mới được thành lập tháng 2 năm 2010. Thuộc trường vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn của huyện Quan Sơn. Điều kiện kinh tế của dân còn thấp, trình độ dân trí không đều. Tỷ lệ học sinh là con em dân tộc ít người chiếm tỉ lệ cao 90% nên khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa có phương pháp học tập, lười tư duy trong các giờ học. Điều kiện học tập, đi lại của học sinh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. - Cơ sở vật chất còn thiếu: Phòng học còn thếu, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học chưa đầy đủ. - Giáo viên giảng dạy có 30 đồng chí ở các chuyên môn khác nhau vì vậy ít có điều kiện giao lưu và tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại. - Đối với môn học: Vật lí là môn khoa học thực nghiệm khó, cần phải đi từ các thí nghiệm để phát hiện sự vật hiện tượng. Từ đó phân tích, rút ra nhận xét, kết luận, hình thành kiến thức. Song vẫn có một số giáo viên chưa định hướng được phương pháp dạy đặc thù của bộ môn. - Đối với học sinh lớp 11: + Trong năm học trước chưa được giáo viên định hướng về việc tích cực hoá tư duy trong giờ học Vật lý. + Học sinh trong lớp không đồng đều, có sự chênh lệch về nhận thức rất rõ rệt. Đặc biệt nhận thức về môn học tự nhiên (Toán, Lý). Lý do là các em chưa biết phương pháp học tập, rỗng kiến thức nên sinh ra chán học, không muốn đầu tư thời gian, tâm huyết vào việc tìm tòi khám phá. Không chỉ vậy mà còn có một số học sinh chưa yêu thích môn học. Điều đó thể hiện ở một số kết quả khảo sát đầu năm đối với bộ môn Vật lý như sau: Khảo sát chất lượng đầu năm: + Giỏi: 0/126 (0%) + Khá: 22/126 (17,46%) + TB: 62/126 (49,2%) + Yếu: 37/126 (23,36%) + Kém: 5/126 (9,98%) - Điều tra về việc hứng thú học tập bộ môn: + Thích học môn Vật lý: 35% + Không thích học môn Vật lý: 65% 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề . Để tiến hành một chủ đề dạy học bản thân tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch và tiến tình của việc dạy học tuân theo các bước như sau: Các bước Vai trò của thầy giáo Nhiệm vụ của học sinh Khởi động - Tạo tình huống có vấn đề bằng các thí nghiệm, ở đó có sự mâu thuẫn giữa kiến thức cũ khi dùng để lý giải thí nghiệm. - Đặt ra các câu hỏi định hướng cho các em theo các bước nhỏ để hình thành kiến thức. - Quan sát thí nghiệm hoặc tự tiến hành làm thí nghiệm. - Học sinh dùng những kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi từ đó thấy được sự mâu thuẫn của vấn đề. Hình thành kiến thức - Giáo viên hướng dẫn các em nghiên cứu tài liệu để tìm ra nút thắt của vấn đề. - Giáo viên giúp từng nhóm thu thập kiến thức và báo cáo. - Giáo viên hệ thống lại kiến thức mới mà các em vừa hình thành. Học sinh chia nhóm làm việc: - Tìm các kiến thức mới khác so với kiến thức cũ. - Dùng kiến thức mới để giải thích hiện tượng trong thí nghiệm. - Kiểm chứng lại kiến thức mới và trả lời câu hỏi của thầy. - Xây dựng định nghĩa, định luật và công thức mới bằng con đường chứng minh. Luyện tập Hệ thống hóa kiến thức. - Giáo viên cho học sinh làm bài tập để hệ thống hóa kiến thức. Lưu ý: Câu hỏi đưa ra có các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Bám sát vào nội dung bài học. - Học sinh nhận nhiệm vụ và độc lập làm bài. Vận dụng - Đưa ra các hiện tượng trong cuộc sống để học sinh giải thích. - Yêu cầu các em tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng đối với đời sống và sản xuất. - Hs áp dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan trong cuộc sống. -Tìm hiểu ứng dụng của kiến thức trong sản xuất, đời sống. Tôi đưa ra giáo án của một chủ đề dạy học cụ thể như sau: Chủ đề: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG (4 tiết) I. Mục tiêu Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí lớp 11, chủ đề "Khúc xạ ánh sáng" gồm có 2 nội dung như sau: a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Định luật khúc xạ ánh sáng. Chiết suất của môi trường.Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng. Ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng. b) Hiện tượng phản xạ toàn phần. Điều kiện để có phản xạ toàn phần. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần. Nội dung kiến thức trên thể hiện trong sách giáo khoa Vật lí lớp 11 gồm: Bài 26: Khúc xạ ánh sáng; Bài 27: Phản xạ toàn phần; Các bài trong chương VII “Mắt và các dụng cụ quang” cũng là phần ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a) Kiến thức - Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. - Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì và mối quan hệ giữa các chiết suất này với tốc độ của ánh sáng trong các môi trường. - Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng. - Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này. - Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của cáp quang và tiện lợi của nó. b) Kĩ năng - Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng. - Giải được các bài tập về hiện tượng phản xạ toàn phần. c) Thái độ - Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng liên quan đến khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần. - Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. - Năng lực tính toán: hoàn thành các bảng số liệu khi làm thí nghiệm. - Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và cách bố trí thí nghiệm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên a) Thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần. b) Tranh ảnh về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần. c) Các video thí nghiệm, phần mềm mô phỏng: khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần. 2. Học sinh - SGK, vở ghi bài, giấy nháp... - Mỗi nhóm hoặc nhiều nhóm 01 bộ thí nghiệm của hộp quang học với vòng tròn chia độ, khối nhựa bán trụ và đèn laze (tùy theo điều kiện của nhà trường). III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh 1. Hướng dẫn chung - Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng ở lớp 9 và nêu một số hiện tượng liên quan trong thực tế. Thực hiện thí nghiệm đo i và r, sau đó khảo sát đồ thị sinr theo sini để suy ra kết luận dẫn đến định luật, sau đó xuất hiện nhu cầu học thêm kiến thức mới trong bài học là: khái niệm chiết suất. Giáo viên: mở rộng kiến thức bằng cách đặt vấn đề nhìn một vật qua mặt nước và yêu cầu . Học sinh: xem mục “Em có biết”. Trên cơ sở định luật khúc xạ ánh sáng, tạo tình huống có vấn đề khi chiếu một chùm tia sáng đi từ nước hoặc thủy tinh ra không khí với góc tới 60o. Giao trước nhiệm vụ này cho học sinh chuẩn bị ở nhà. Qua đó, học sinh học được các kiến thức trong bài Phản xạ toàn phần một cách tích cực và tự lực. Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động - Hình thành kiến thức - Luyện tập. Phần vận dụng và tìm tòi mở rộng được giáo viên giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà và nộp bài cho giáo viên vào tiết sau. Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng dự kiến Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 10 phút Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Khúc xạ ánh sáng (Định luật khúc xạ ánh sáng. Chiết suất của môi trường. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng). 50 phút Hoạt động 3 Phản xạ toàn phần. 40 phút Luyện tập Hoạt động 4 Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập về khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần. Ở nhà, 55 phút ở lớp Vận dụng Hoạt động 5 Áp dụng hiện tượng khúc xạ ánh sáng để giải thích các hiện tượng liên quan trong cuộc sống. Tìm hiểu các ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần. Ở nhà, 25 phút ở lớp Tìm tòi mở rộng 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động Hoạt động 1(Khởi động): Tạo tình huống và phát biểu vấn đề tìm hiểu đường truyền của tia sáng qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Mục tiêu hoạt động: Giáo viên đề xuất thí nghiệm: để hai chiếc cốc lên bàn và tiến hành thí nghiệm như hình. Nội dung hoạt động: - Trước khi cho HS tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Dự đoán hình ảnh của chiếc đũa ở hai trường hợp cốc có nước và không có nước? + Mô tả thí nghiệm, qua thí nghiệm thấy được hiện tượng vật lí nào? + Kể thêm một số hiện tượng trong cuộc sống có liên quan đến hiện tượng vừa nêu? - Thảo luận xác định vấn đề nghiên cứu. b) Gợi ý tổ chức hoạt động: - GV đặt vấn đề với bộ thí nghiệm cốc nước và chiếc đũa, yêu cầu HS chia nhóm làm thí nghiệm b
Tài liệu đính kèm:
- skkn_vai_tro_dinh_huong_cua_nguoi_thay_trong_day_hoc_theo_ch.doc