SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng cho học sinh khai thác và sử dụng mạng Internet một cách có hiệu quả ở trường THPT Nông Cống 3

SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng cho học sinh khai thác và sử dụng mạng Internet một cách có hiệu quả ở trường THPT Nông Cống 3

Là một người làm việc trong ngành giáo dục, cũng đồng thời là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận ra rằng, mạng Internet xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu song nó đã có tác động đáng kể đến đời sống của mọi người dân nói chung, đặc biệt là giới trẻ hiện nay trong đó có học sinh của học sinh trường THPT Nông Cống 3.

Ngày nay, các em học sinh được sống trong thời kỳ phát triển, hội nhập, hơn bao giờ hết các em được tiếp cận với khoa học công nghệ mới một cách nhanh chóng, tiện lợi. Những tiện ích từ mạng Internet đã và đang giúp các em mở ra một chân trời mới, các em được học tập, được khám phá, được thử nghiệm, được sáng tạo, được tiếp cận những nền văn minh của thế giới, được vui chơi, giải trí với nhiều loại hình phong phú, đa dạng và có thêm nhiều sự lựa chọn bởi khoa học công nghệ, để làm phong phú thêm kiến thức của mình

Tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực và hạn chế của mạng Internet đến học sinh không phải là ít, thực tế cho thấy những hạn chế của nó đã và đang tác động đến học tập, sinh hoạt và lối sống của các em. Một mặt học sinh dựa dẫm vào những kết quả có sẵn trên mạng mà đánh mất đi thói quen tư duy, đào sâu suy nghĩ trước một vấn đề đặt ra, bên cạnh đó việc bối rối trong biển thông tin khổng lồ trên mạng Internet mà không xác định được thông tin mình cần hoặc không biết các thông tin đó có độ tin cậy đến đâu Việc quá lạm dụng mạng Internet trong giải trí cũng dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của các em. Tuy chưa có những báo cáo chính thức nào của các cơ quan chức năng về sự ảnh hưởng của mạng Internet đến sức khỏe của học sinh song trong thực tế đã ghi nhận được một số trường hợp học sinh có những hiện tượng bệnh lý có liên quan đến mạng Internet như nghiện mạng xã hội facebook, nghiện game online. Đa phần có thể thầy rằng những học sinh nào thường xuyên chơi game online đều có cảm giác mệt mỏi sau mỗi lần chơi, bên cạnh đó việc thường xuyên chơi game online và sống trong ảo giác sẽ gây ra những hành vi dần ảnh hưởng đến đạo đức, làm tha hóa nhân cách, lệch lạc về nhận thức, từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, có thể hủy hoại tương lai của các em. Đã có nhiều trường hợp học sinh vi phạm pháp luật như lấy trộm xe đạp của bạn, cầm đồ lấy tiền để chơi game online.

 

doc 19 trang thuychi01 9893
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng cho học sinh khai thác và sử dụng mạng Internet một cách có hiệu quả ở trường THPT Nông Cống 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Số trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
1.5 Những điểm mới của SKKN
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
3
2.2. Thực trạng việc khai thác và sử dụng mạng Internet của học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và của học sinh trường THPT Nông Cống 3 nói chung
5
2.3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm khai thác và sử dụng mạng Internet một cách hiệu quả
8
2.4. Kết quả đạt được
13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Là một người làm việc trong ngành giáo dục, cũng đồng thời là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận ra rằng, mạng Internet xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu song nó đã có tác động đáng kể đến đời sống của mọi người dân nói chung, đặc biệt là giới trẻ hiện nay trong đó có học sinh của học sinh trường THPT Nông Cống 3. 
Ngày nay, các em học sinh được sống trong thời kỳ phát triển, hội nhập, hơn bao giờ hết các em được tiếp cận với khoa học công nghệ mới một cách nhanh chóng, tiện lợi. Những tiện ích từ mạng Internet đã và đang giúp các em mở ra một chân trời mới, các em được học tập, được khám phá, được thử nghiệm, được sáng tạo, được tiếp cận những nền văn minh của thế giới, được vui chơi, giải trí với nhiều loại hình phong phú, đa dạng và có thêm nhiều sự lựa chọn bởi khoa học công nghệ, để làm phong phú thêm kiến thức của mình 
Tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực và hạn chế của mạng Internet đến học sinh không phải là ít, thực tế cho thấy những hạn chế của nó đã và đang tác động đến học tập, sinh hoạt và lối sống của các em. Một mặt học sinh dựa dẫm vào những kết quả có sẵn trên mạng mà đánh mất đi thói quen tư duy, đào sâu suy nghĩ trước một vấn đề đặt ra, bên cạnh đó việc bối rối trong biển thông tin khổng lồ trên mạng Internet mà không xác định được thông tin mình cần hoặc không biết các thông tin đó có độ tin cậy đến đâuViệc quá lạm dụng mạng Internet trong giải trí cũng dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của các em. Tuy chưa có những báo cáo chính thức nào của các cơ quan chức năng về sự ảnh hưởng của mạng Internet đến sức khỏe của học sinh song trong thực tế đã ghi nhận được một số trường hợp học sinh có những hiện tượng bệnh lý có liên quan đến mạng Internet như nghiện mạng xã hội facebook, nghiện game online. Đa phần có thể thầy rằng những học sinh nào thường xuyên chơi game online đều có cảm giác mệt mỏi sau mỗi lần chơi, bên cạnh đó việc thường xuyên chơi game online và sống trong ảo giác sẽ gây ra những hành vi dần ảnh hưởng đến đạo đức, làm tha hóa nhân cách, lệch lạc về nhận thức, từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, có thể hủy hoại tương lai của các em. Đã có nhiều trường hợp học sinh vi phạm pháp luật như lấy trộm xe đạp của bạn, cầm đồ lấy tiền để chơi game online.
Tốc độ lan truyền thông tin trên mạng xã hội nhanh chóng là một tiện ích, nhưng đồng thời cũng mang lại hệ quả khó lường. Học sinh ngày nay luôn được xem là nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thành tựu kỹ thuật mới, các bạn trẻ rất am hiểu việc sử dụng các công cũ kỹ thuật như điện thoại di động có quay phim chụp ảnh, chuyển tải dữ liệu lên mạng  Thế nhưng, các em cũng lại rất chậm để cảm nhận được hậu quả của những đoạn phim, bức ảnh được gửi lên mạng. Ngày nay, chỉ một chuyện nhỏ trong lớp cũng có thể dễ dàng được quay phim lại bằng điện thoại di động, cũng nhanh chóng được chuyển tải lên mạng, có hàng ngàn đến hàng triệu lượt người xem. Là lứa tuổi dễ bị kích động, dễ bắt chước, không ít những bạn trẻ tự làm hại mình khi sử dụng không kiểm soát các tiến bộ của công nghệ. Hiện tượng này đã và đang sảy ra chẳng hạn tình trạng là bạo lực học đường được các em quay lại bằng điện thoại và đưa lên mạng mạng xã hội, chỉ một kích chuột là chúng ta có thể biết các học sinh đó thuộc trường nào và ở địa bàn nào
Từ những ảnh hưởng tiêu cực trên, nếu không có những định hướng đúng đắn, để giúp các em biết lựa chọn và khai thác thông tin một cách hữu ích, thì hậu quả của nó mang lại là vô cùng nghiêm trọng. Do vậy hơn ai hết là một giáo viên chủ nhiệm người trực tiếp góp sức đưa ra những định hướng đúng đắn giúp học sinh khai thác, sử dụng mạng Internet một cách có hiệu quả góp phần tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế và đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những mặt tích cực và hiệu quả của Internet mang lại. Đó cũng chính là lý do tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng cho học sinh khai thác và sử dụng mạng Internet một cách có hiệu quả ở trường THPT Nông Cống 3”.
1.2 Mục đích nghiên cứu 
Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng học sinh đề tài nhằm mục đích nâng cao nhận thức, định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm 10C2 nói riêng và học sinh trường THPT Nông Cống 3 nói chung khai thác, sử dụng thông tin trên Internet, sử dụng mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác một cách có hiệu quả, phục vụ hữu ích cho viện học tập, giải trí lành mạnh đạt hiệu quả cao.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc đinh hướng cho học sinh lớp 10C2 sử dụng mạng Intennet một cách hiệu quả tại trường THPT Nông Cống 3.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của một đề tài SKKN tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp như: Phương pháp quan sát, điều tra xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá.
1.5 Những điểm mới của SKKN
Đề tài đã chỉ ra được thực trạng học sinh hiện nay sử dụng mạng Internet nhiều, nhưng chủ yếu dùng để chơi Game vào Facebook hoặc sử dụng để giải trí mà chưa sử dụng và khai thác phục vụ việc học tập,cũng như giải trí lành mạnh.
Đề tài cũng đề ra được một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm giúp học sinh sử dụng và khai thác mạng Internet tốt hơn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Khái niệm mạng Internet
Trên thế giới đã tồn tại nhiều khái niệm, nhiều định nghĩa khác nhau về mạng Internet, mỗi định nghĩa, mỗi khái niệm được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Internet chúng ta có hiểu đó là một hệ thống thông tin toàn cầu mà chúng ta có thể truy cập ở bất kỳ một nơi công cộng nào và nó gồm các mạng máy tính liên kết với nhau. Hệ thống này hoạt động theo kiểu truyền thông tin nối chuyển các gói dữ liệu dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa. Đây cũng là hệ thống gồm rất nhiều mạng máy tính nhỏ của tất cả các tổ chức, các trường đại học, doanh nghiệp trên toàn cầu nguồn (www.bioinfohelpdesk.org) 
2.1.2 Tác động của mạng Internet tới học sinh trường THPT Nông Cống 3 nói chung và học sinh lớp 10C2 nói riêng
Internet một phát minh vĩ đại của con người. Nhờ vào Internet, thế giới rộng lớn trở thành một ngôi làng nhỏ bé. Không thể phủ nhận, Internet có một vai trò rất quan trọng trong đời sống.Trước đây, ở thời của chúng ta có được một tờ báo là cả một sự khó khăn, có khi nhiều người đọc đi đọc lại đến khi tờ báo trở nên nhàu nhỉ hoặc nhanh nhất cũng vào một giờ cố định của chương trình phát thanh hay truyền hình. Bây giờ, tới trường có thể bắt gặp học sinh sử dụng điện thoại lên Internet bất cứ lúc nào, học sinh của chúng ta có thể cập nhật thông tin vào bất cứ thời điểm nào trong ngày bằng cách vào Internet và xem báo điện tử. 
Với nhiều tính năng yêu việt như chat, e-mail, phim ảnh, tài liệu, chia sẻ file, blog, game, giải trí Mạng Internet đã liên kết mọi người với nhau và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Chỉ cần một cái nhích chuột là cả một thế giới với muôn màu sắc sẽ hiện ra trước mắt các em. Với những tính năng yêu việt mà Intetnet đem lại rất dễ khiến học sinh “nghiện” nó một cách dễ dàng. Vậy Internet có những tích cực và hạn chế như thế nào.
Thứ nhất: Tác động tích cực
Giúp học sinh giới thiệu bản thân mình với mọi người và bày tỏ quan điểm cá nhân thông qua mạng fecebook. Các em có thể giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội và nó có thể giúp các em tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân. Hằng ngày học sinh trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong học tập, mỗi con người cần bày tỏ và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm thấy thanh thản hơn. Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trở nên khó khăn với một số người ít nói. Chính vì thế việc viết ra những suy nghĩ của mình qua bàn phím máy tính sẽ giúp các em giải tỏa được phần nào. Giúp các em kết nối bạn bè có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Qua đó cũng có thể gặp gỡ và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc học hỏi với nhau về nhiều mặt.
Học sinh có thể tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp các em dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc học tập, cho cuộc sống. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho các em hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Đặc biệt Internet đóng một phần quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Với Internet học sinh có thể tìm hiểu thêm về những kiến thức chưa được biết hay là tìm những tài liệu có liên quan đến bài học trên lớp để nghiên cứu, các em cũng có thể học tập trực tiếp thông qua những trang web như manghocsinh.vn, tailieu.vn, hocmai.vn  những trang web có bài tập và những câu hỏi rất hay bám sát chương trình học, giúp ta tìm kiếm thêm thông tin, biết thêm nhiều kiến thức phuc vụ việc học hành, thi cữ, luyện thi THPT quốc gia, học tiếng anh thì Internet chính là một người thầy lý tưởng.
Bên cạnh đó còn là một môi trường kinh doanh vô cùng lí tưởng giúp cha mẹ bán những sản phẩm của gia đình, những sản phẩm của bản thân để có thêm thu nhập phục vụ cuộc sống và học tập.
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng Internet đã mang đến cho con người nói chung và học sinh nói riêng như giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới học hành, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống của người sử dụng nó.
Thứ hai: Tác động tiêu cực
Giảm tương tác giữa người với người: Thực tế nhiều học sinh nghiện Internet đến quên cả thời gian, sao lãng học hành, không màng đến ăn uống và ngủ; dễ tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và  tách biệt với xã hội. Nghiện Internet không chỉ khiến các em dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình, mà còn khiến các em buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” từ những mối quan hệ ảo hơn những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa.
Lãng phí thời gian và xao việc học hành: Quá chú tâm vào mạng dễ dàng làm các em quên đi mục tiêu thực sự của bản thân, đó là ở lứa tuổi này việc học tập là quan trọng nhất. Thay vì chú tâm tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ học tập và cuộc sống, học hỏi những kỹ năng cần thiết, các em lại chỉ chăm chú để trở thành những “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhầm câu like không còn là chuyện xa lạ của học sinh hiện nay như trường hợp một học sinh nói rằng nếu đủ một nghìn lai sẽ đốt trường là một ví dụ điển hình. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không đáng có giữa những học sinh với nhau nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian quý báu của các em dành cho việc học tập.
Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: Nhiều học sinh rơi vào trầm cảm khi sử dụng mạng Iternet quá nhiều nhất là mạng xã hội facebook các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước. 
Giết chết sự sáng tạo: Thay vì làm một cái gì đó cần phải suy nghỉ xem làm như thế nào? Làm trong bao lâu và nếu một cá nhân không làm được có thể hỏi bạn bè cùng lớp để tăng thêm tính hợp tác và tinh thần đoàn kết thì các em lên Google, chẳng cần suy nghĩ gì cho mất thời gian. Như thế có thể thầy mạng Internet là phương tiện hiệu quả nhất để tìm kiếm thông tin nhưng nó cũng giết chết sự sáng tạo. Bên cạnh đó ảnh hưởng tiêu cực của mạng Internet còn là sự không trung thực và bạo lực trên mạng: “Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Học sinh cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực. Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời bạo lực học đường ngày một nhiều hơn. Một học sinh có thể sãn sàng đâm bạn chỉ vì không chào, hay chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ bằng con kiến.
Thường xuyên lên mạng để chơi game, để vào facebook, lang thang trên các trang mạng sẽ khiến học sinh mất ngủ: ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của con người làm cho con người khó ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều học sinh hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam mê các game online. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần, ản hướng đén việc học hành lên lớp thiếu tập trung không nghe thầy, cô giáo giảng bài.
Bên cạnh đó việc học sinh thường xuyên vào mạng nhất là mạng facebook còn làm cho thông tin cá nhận bị tiết lộ, thiếu tính riêng tư. Nhiều thông tin được đưa lên mạng khong trung thực khiến người xem hiểu sai vấn đề. Nhiều người chia sẻ thông tin mà không biết thực hư thế nào, thông tin có chính xác hay không xét về góc độ này, chúng ta có thể thấy được mặt trái của mạng xã hội, chính điều này đã vô tình gây ra những rắc rối, những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống cá nhân của những người trong cuộc.
2.2 Thực trạng việc khai thác và sử dụng mạng Internet của học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và của học sinh trường THPT Nông Cống 3 nói chung
Trường THPT Nông Cống 3 đóng trên địa bàn xã Công Liêm, học sinh gồm 7 xã vùng 3 của huyện Nông Cống. Trường có 23 lớp, số học sinh theo đạo Thiên Chúa thuộc 2 xã Công Chính và Tượng Sơn. Là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, qua tìm hiểu học sinh tôi nhận thầy rằng hiện nay hầu hết các em học sinh đều được gia đình tranh bị cho điện thoại di động để liên lạc, hoặc máy tính để phục vụ cho việc học bài. Các thiết bị này đều có chức năng truy cập mạng Internet nhất là khi mạng wifi có ở khắp nơi càng giúp học sinh truy cập mạng một cách dễ dàng. Nhưng không phải học sinh nào cũng dành thời gian lên mạng để tìm tài liệu phục vụ học tập và giải trí lành mạnh. 
Không mấy khó khăn khi vào Facebook lúc nữa đêm vẫn thấy học sinh của minh còn lang thang trên mạng say sưa bình luận một hình ảnh hay một thông tin nào đó. Tới trường tình cờ vẫn thấy học sinh lén lút dùng điện thoại trong giờ ra chơi, một chương trình văn nghệ hay môt hoạt động tâp thể nào đó ngay lập tức các tiết mục sẽ được các em quay lại rồi đăng tải lên mạng chỉ sau đó mấy phút. Hay đầu năm học một vài trường hợp học sinh của chính lớp tôi chủ nhiệm được giáo viên bộ môn phản ánh nghỉ học bồi dưỡng buổi chiều, gọi điện thoại về nhà cho phụ huynh thì được biết các em có đi học. Trao đổi với học sinh trong lớp và tìm hiểu thông tin bên ngoài tôi được biết các em đã bỏ học đi chơi điện tử vì mê game online. Cũng không ít lần phụ huynh trao đổi việc con cái của họ tan học không về nhà ngay mà thường lang thang trong quán Internet chơi điện tử mãi mới về nhiều hôm gia đình phải đi tìm, bắt viết cam kết thậm chí xin giáo viên cho nghỉ học vài ngày ở nhà để gia đình giáo dục nhưng sau thời gian đâu lại vào đấy. Đầu năm học một vài học sinh còn bị đội cờ đỏ của trường bắt gặp đang lét lút dùng điện thoại trong giờ học làm cho lớp bị hạ điểm thi đua và bản thân tôi cũng bị khiển trách.
Thực trạng học sinh lét lút dùng điện thoại trong giờ ra chơi
Nhiều gia đình học sinh có điều kiện trang bị cho các em máy tính để phục vụ viêc học hành, hay trang bị cho các em điện thoại để tiện cho việc liên lạc khi các em về muộn nhưng phụ huynh than phiền rằng thấy con mình chưa sử dụng đúng mục đích. Đôi khi vì bực tức mà đập bể điện thoại và cấm các em dùng máy tính luôn. Không những thế nhiều em chơi game online hoặc thức khuya lên Facebook sáng mai đi học không làm bài tập ở nhà hay ngủ gật trên lớp, thiếu tập trung trong giờ học bị giáo viên bộ môn ghi sổ đầu bài. Có tình trạng học sinh nữ chê bai nhau trên Facebook dẫn đến cải cọ rồi mâu thuẫn thiếu chút nữa là đánh nhau may mà tôi đã can ngăn kịp thời. 
Giáo viên tiến hành khảo sát về tình hình khai thác 
và sử dụng mạng Internet của học sinh lớp chủ nhiệm
Lớp 10C2 do tôi chủ nhiệm có rất nhiều thành phần, qua theo dõi tôi nhận thấy hầu hết các em đều có điện thoại, hoạc dùng điện thoại của cha mẹ,người thân để lên Internet. Nhiều học sinh trong lớp còn được cha mẹ trang bị cho máy tính để phục vụ việc học tập. Khi tiến hành điều tra về tình hình sử dụng Internet trong lớp tôi thấy hầu hết các em điều trả lời có sử dụng Internet và các em có thể lên mạng ở nhiều nơi tại trường qua điện thoại, tại nhà và các quán Internet. Thời gian sử dụng từ 1 đến 3 giờ mỗi ngày là chủ yếu cá biệt có học sinh sử dụng đến 5 giờ/ ngày. Nhưng thời gian ấy các em dùng mạng để tìm tài liệu phục vụ cộng việc học tập và giải trí lành mạnh thì rất ít mà chủ yếu dùng thời gian lên mạng để chơi Game và vào Facebook là nhiều. Các em điều trả lời rằng mình nhận thức được tác hại của Internet nhưng không có cách nào cưỡng lại sự cám dỗ, sự hấp dẫn của những trò chới, những trang mạng giải trí và bản thân nhiều em cũng thừa nhận ngoài một số trang mạng giải trí ra thì cũng chẳng biết trang nào khác có thể khai thác tài liệu phục vụ việc học tập, trao đổi đề thi, học hỏi kinh nghiệm học tập giữa những bạn cùng lớp với nhau để học tập tốt hơn.
Kết quả của thực trạng trên:
Hoạt động
ưu tiên
Số lượng
Tỷ lệ
Thời gian
sử dụng
Số lượng
Tỷ lệ
Tìm kiếm 
tài liệu học tập
8
17.7
Dưới 1 giờ/ ngày
11
24.4
Giải trí
26
57.7
Từ 1->3 giờ/ngày
22
48.8
Giao lưu, kết bạn
9
20.0
Từ 3-> 5h/ngày
8
17.7
Hoạt động khác
2
4.6
Trên 5 giờ/ ngày
4
9.1
Tổng
45
100%
Tổng
45
100%
2.3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm khai thác và sử dụng mạng Internet một cách hiệu quả
2.3.1 Tìm hiểu đối tượng học sinh 
Đối tượng mà chúng ta trực tiếp giảng dạy và giáo dục là học sinh THPT các em đang ở lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Ở giai đoạn này, sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của người lớn nhiều khi làm các em tỏ ra khó chịu. Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tòi, khám phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống và internet chính là chân trời mới để các em khám phá và khẳng định mình. Các em cũng muốn vượt khỏi sự ràng buộc của cha mẹ.
Ở lứa tuổi THPT, sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn và Facebook chính là phương tiện giúp các em làm được điều đó. Các em có xu hướng hợp thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để giáo lưu kết bạn. Ở giai đoạn này, quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của các em như: dễ bị xúc động, dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế của các em yếu. Tính tình của các em không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình, nhưng có trở ngại lại buông xuôi, chán nản. Dễ bị kẻ xấu lôi kéo vào những trò chơi ảo tưởng trên mạng như Game. Lứa tuổi này các em cảm thấy cái gì cũng dễ dàng đơn giản và luôn ở hai trạng thái hoặc tự ti ho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_dinh_huong_c.doc