SKKN Ứng dụng phần mềm quay phim màn hình – Camstudio trong dạy học môn Tin học THPT

SKKN Ứng dụng phần mềm quay phim màn hình – Camstudio trong dạy học môn Tin học THPT

Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hóa trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. “Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới”[4]. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007.

Môn Tin học là một môn học mới nên học sinh cũng có hứng thú tìm hiểu. Bên cạnh đó, các em cũng gặp không ít khó khăn, kể cả đối với giáo viên. Dạy học thực hành tại phòng máy với chương III – Tin học 10 (Soạn thảo văn bản) và chương II – Tin học 12 (Hệ quản trị cơ ở dữ liệu Mcrosoft Access) còn gặp hạn chế:

Thời lượng các tiết thực hành còn ít, khả năng tự nghiên cứu của học sinh (học tại trường) chưa cao, khả năng tiếp thu và nhớ các thao tác hướng dẫn của giáo viên chưa đồng đều. Trong khi đó, cơ sở vật chất hiện có của nhà trường khá thuận lợi. Một số lớp có máy chiếu (Projector), phòng máy có kết nối mạng nội bộ, có cài đặt phần mềm hỗ trợ dạy học.

Để có thể truyền tải lượng kiến thức để đạt được mục tiêu môn học, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học để học sinh có thể tiếp cận môn học một cách hiệu quả nhất.

Là giáo viên đứng lớp, tôi nhận thấy sự cần thiết của ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ quá trình dạy học. Điều này sẽ rút ngắn “lộ trình truyền đạt” của giáo viên đến học sinh.

Tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm:"Ứng dụng phần mềm quay phim màn hình – Camstudio trong dạy học môn Tin học THPT".

 

doc 18 trang thuychi01 5700
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng phần mềm quay phim màn hình – Camstudio trong dạy học môn Tin học THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
	Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hóa trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. “Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới”[4]. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007.
Môn Tin học là một môn học mới nên học sinh cũng có hứng thú tìm hiểu. Bên cạnh đó, các em cũng gặp không ít khó khăn, kể cả đối với giáo viên. Dạy học thực hành tại phòng máy với chương III – Tin học 10 (Soạn thảo văn bản) và chương II – Tin học 12 (Hệ quản trị cơ ở dữ liệu Mcrosoft Access) còn gặp hạn chế:
Thời lượng các tiết thực hành còn ít, khả năng tự nghiên cứu của học sinh (học tại trường) chưa cao, khả năng tiếp thu và nhớ các thao tác hướng dẫn của giáo viên chưa đồng đều. Trong khi đó, cơ sở vật chất hiện có của nhà trường khá thuận lợi. Một số lớp có máy chiếu (Projector), phòng máy có kết nối mạng nội bộ, có cài đặt phần mềm hỗ trợ dạy học.
Để có thể truyền tải lượng kiến thức để đạt được mục tiêu môn học, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học để học sinh có thể tiếp cận môn học một cách hiệu quả nhất.
Là giáo viên đứng lớp, tôi nhận thấy sự cần thiết của ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ quá trình dạy học. Điều này sẽ rút ngắn “lộ trình truyền đạt” của giáo viên đến học sinh.
Tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm:"Ứng dụng phần mềm quay phim màn hình – Camstudio trong dạy học môn Tin học THPT".
 Mục đích nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm này hướng tới giải quyết một số vấn đề: Các biện pháp để tổ chức tốt dạy học thực hành với chương III – Tin học 10 (Soạn thảo văn bản) và chương II – Tin học 12 (Hệ quản trị cơ ở dữ liệu Mcrosoft Access).
Phân tích sự cần thiết và vai trò của việc :"Ứng dụng phần mềm quay phim màn hình – Camstudio trong dạy học môn Tin học THPT".
Một số phương pháp dạy học đã được sử dụng có hiệu quả trong trường THPT Như Xuân.
 Đối tượng nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Ứng dụng phần mềm quay phim màn hình – Camstudio trong dạy học môn Tin học THPT" tôi đã thử nghiệm ở các lớp 10A9, 10A10 thuộc khối 10 và các lớp 12B6, 12B7 thuộc khối 12 của trường THPT Như Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2016 – 2017.
 Phương pháp nghiên cứu.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tế:
- Phương pháy điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định trí tuệ nhân loại là điểm xuất phát từ thực tiễn, từ đó xây dựng nên những khái niệm, lý luận và quay trở lại thực tiễn kiểm nghiệm. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy đến thực tiễn đó là con đường nhận thức của nhân loại. Phương tiện trực quan, kể cả ngôn ngữ lời nói sinh động làm cho người học cảm giác, tri giác được và sự khai thác gợi mở của người dạy thông qua quan sát các sự vật hiện tượng từ riêng lẻ đến bộ phận, học sinh sẽ nắm bắt nhận thức nhanh chóng.
Về cơ sở phương pháp dạy học kết hợp với trực quan sinh động: Trước hết phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của người dạy nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh để người học lĩnh hội các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Phương pháp dạy học quan hệ với các thành tố khác của quá trình dạy học như: mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện và người chỉ huy.
Nếu ta coi mục tiêu là cái đích cần đạt đến, nội dung cần truyền tải, phương pháp là con đường thì phương tiện phải tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Song người “chỉ huy” đó là người dạy cần phải biết sử dụng triệt để mới có hiệu quả. Trong thời kỳ đổi mới, giáo dục đào tạo con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu mới. Nội dung kiến thức có chỉnh lý cho phù hợp thì yêu cầu phương pháp cần được đổi mới. Phương tiện phục vụ nó càng được coi trọng để nâng cao chất lượng. [1]
Trong hoạt động dạy và học: phương pháp - phương tiện có vị trí hết sức quan trọng: nó là loại công cụ và công việc có tổ chức, có trật tự, hệ thống, kế hoạch. Nó tuân theo những qui luật tâm lý: nhu cầu, hứng thú, năng lực của người học. Được coi như là công cụ hữu hiệu, có hiệu quả tiết kiệm thời gian giúp cho người dạy và người học thuận lợi.
Các phương pháp dạy học tổ chức và thực tiễn được phân thành các nhóm lôgíc truyền thụ và tri giác thông tin (quy nạp - suy diễn).
Nhóm theo nguồn tri thức và đặc điểm tri giác thông tin (đàm thoại - diễn giảng trực quan, minh họa, biểu diễn, thực hành).
Nhóm theo mức độ tư duy độc lập, tích cực độc lập của học sinh (tái tạo, sáng tạo).
Các phương pháp khác như xây dựng động cơ học tập, phương pháp kiểm tra.
Cùng với phương pháp là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo như vậy hệ thống này phản ánh cấu trúc Luận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Văn Hóa như một hệ thống kinh nghiệm xã hội cần truyền lại cho thế hệ sau. Để chiếm lĩnh tri thức nhà giáo dục phải cùng với phương pháp cùng với phương tiện giúp học sinh thực hiện hoạt động, nhận thức được dễ dàng dưới 2 dạng cơ bản: tái tạo và sáng tạo.
Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của đề tài.
Theo khảo sát thực tế, trạng dạy – học môn Tin học hiện nay tại trường THPT Như Xuân đã có nhiều đổi mới, song vẫn còn phương pháp dạy học truyền thống. Cụ thể, toàn bộ thời lượng chương trình lý thuyết, giáo viên giảng dạy tại phòng học – có một số giáo viên sử dụng máy chiếu hướng dẫn thao tác. Và đến buổi học tiếp theo học sinh tập trung tại phòng thực hành Tin học để làm bài tập thực hành. Học sinh thực hành theo từng tiết mà phân phối chương trình đã qui định. Giáo viên đánh giá kết quả học tập thông qua các bài thực hành học sinh thực hiện.
Tôi có thể đánh giá hiệu quả và nguyên nhân của quá trình dạy – học theo phương pháp dạy học truyền thống như sau:
- Giáo viên phải trình chiếu và chỉ từng thao tác. Mặc dù các thao tác này đã được trình bày mẫu trên lớp. Nhưng đến giờ thực hành, các em quên, lại hỏi thầy cô, bạn bè nhiều, kết quả là mất thời gian, không đủ thời gian thực hành hết bài tập. Vô hình chung, không phát huy được hiệu quả của giờ học lý thuyết.
- Học sinh thường chỉ quan sát giáo viên thao tác trên máy chiếu và được nghe giáo viên hướng dẫn rồi làm theo. Do vậy, các em không theo dõi kịp, không bắt kịp kỹ năng xử lý tình huống. Kết quả là, một số em chưa hoàn thành được bài thực hành, chưa hoàn thiện về kỹ xảo thực hành. Ví dụ như kỹ xảo soạn thảo văn bản hay một số bài tập thực hành khác. Các em chưa phát huy được tính tự tìm tòi. Sức ì trong học tập dần hình thành. Học sinh trở nên rất thụ động trong quá trình khám phá môn học.
- Với thời lượng thực hành các bài tập bị rút ngắn, việc hoàn thành các bài tập rất khó khăn cho tất cả các đối tượng học sinh đặc biệt là các em có tư duy chậm, khả năng phân tích kém.
Tóm lại, việc đề ra giải pháp giúp các em kết hợp với thời gian khác ngoài giờ học hiệu quả (mà có thể không cần giáo viên hướng dẫn) là rất cần thiết. Tôi mạnh dạn đưa ra Sáng kiến kinh nghiệm"Ứng dụng phần mềm quay phim màn hình – Camstudio trong dạy học môn Tin học THPT" để khắc phục những tồn tại nêu trên.
Các giải pháp giải quyết vấn đề.
Việc sử dụng phần mềm dạy học trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh làm cho các hình thức tố chức dạy học có những đối mới và việc kết hợp giữa các hình thức dạy học này nhuần nhuyễn hơn. “Với phần mềm dạy học, hoạt động dạy và học không còn chỉ hạn chế ở trường - lớp, ở sách giáo khoa - bảng nữa, mà cho phép giáo viên có thể dạy học phân hóa theo đối tượng, học sinh học theo nhu cầu và khả năng của mình. Phần mềm dạy học giúp học sinh tự học tại trường hoặc tại nhà bằng hình thức trực tuyến để năng cao trình độ nhận thức phù hợp với khả năng cá nhân”[2].
Việc sử dụng phần mềm dạy học sẽ tạo điều kiện để việc học tập của học sinh được diễn ra sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp thu, giúp cho giáo viên có điều kiện dạy học phân hóa, cá thể hóa nhằm năng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi học sinh.
Với phần mềm dạy học, học sinh được hoạt động trong môi trường dạy học mới, giàu thông tin làm tăng kỹ năng giao tiếp, khả năng hợp tác và năng lực áp dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, phần mềm dạy học góp phần hình thành được kĩ năng học tập có hiệu quả cho học sinh. Do học sinh chiếm lĩnh tri thức đã được cô đọng, tinh giản nên thời gian dành cho lĩnh hội lí thuyết giảm đi nhiều, thời gian luyện tập được tăng lên. Như vậy học sinh được hoạt động nhiều hơn, rèn luyện kỹ năng thực hành nhiều hơn và tư duy suy nghĩ nhiều hơn.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, bên cạnh đó là giá thành của các thiết bị, máy móc giảm đáng kể, giáo viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều phần mềm dạy học. Có thể kể đến một số các phần mềm thông dụng mà giáo viên bộ môn nào cũng có thể sử dụng trong quá trình soạn thảo nội dung dạy học của mình.
Công cụ E_learning hỗ trợ dạy học.
Những công cụ E-learning hữu ích cho giáo viên. Các công cụ này được chia làm 6 nhóm, bao gồm :
Nhóm 1: Các công cụ trình chiếu
Zoho Show là chương trình hỗ trợ trình chiếu trực tuyến cho phép người dùng tạo các slide trình chiếu, hoặc nhập từ thư viện Microsoft PowerPoint (định dạng .ppt, .pps) hoặc của OpenOffice (định dạng .odp, .sxi). Người dùng có thể chia sẻ, chiếu slideshow, đồng bộ chia sẻ hoặc nhúng vào blog hoặc website.
280 Slides là ứng dụng trình chiếu trực tuyến thay thế cho các phần mềm trên Desktop với đặc điểm xử lí nhanh, đa chức năng và rất trực quan. Với công cụ này, bạn có thể tạo buổi trình chiếu, ghi chủ đề, bổ sung đồ họa và video, trình chiếu và chia sẻ qua Slideshare hoặc tải về theo định dạng của PowerPoint hoặc định dạng PDF.
PowerPoint là một công cụ trình chiếu phổ dụng, nhiều tính năng, rất quen thuộc với đa phần người dùng. Đây là lựa chọn lí tưởng trong việc tạo các slideshow trình chiếu chuyên nghiệp, hỗ trợ hiển thị chữ, biểu đồ, ảnh...
Wondershare PPT2Flash Professional đây là công cụ không yêu cầu người dùng phải có kĩ thuật cao để tạo các trình chiếu ấn tượng bằng Flash, các khóa học eLearning từ Powepoint với nhiều nội dung đa phương tiện, ô chữ... Nội dung xuất từ PPT2Flash có thể chạy trên bất kì máy chủ web, LMS nào. Người dùng còn có thể hệ thống hóa để tạo các nội dung theo khóa học SCORM và AICC, giúp theo dõi kết quả của người học.
Nhóm 2 : Các công cụ hỗ trợ mô phỏng
ScreenToaster là một công cụ ghi màn hình trực tuyến miễn phí khá hữu ích. Đây là công cụ hoàn hảo để tìm kiếm các thủ thuật, bài viết hướng dẫn, giới thiệu, các mẫu e-learning...
CamStudio là công cụ có thể ghi tất cả các hoạt động và âm thanh trên màn hình máy tính của bạn và xuất tập tin video định dạng chuẩn công nghiệp AVI, có thể sử dụng công cụ SWF Producer được tích hợp bên trong để biến các tập tin AVI thành SWF tiện dụng và tiết kiệm băng thông, dung lượng hơn khi sử dụng vào mục đích giảng dạy.
DemoCreator là công cụ ghi màn hình chuyên nghiệp, có thể tạo các thủ thuật hướng dẫn bằng video, slideshow trình chiếu, và các khóa học thực hành.
Adobe Captive là một công cụ e-learning dành cho Microsoft Windows, có thể được sử dụng để thuyết minh bằng định dạng swf
Nhóm 3: Các công cụ đánh giá.
Hot Potatoes mang đến một bộ công cụ giúp người dùng tạo các hoạt động với mục đích tự đánh giá dựa trên nền web tương tác. Bộ ứng dụng này hoàn toàn miễn phí với người dùng sử dụng vào mục đích giáo dục, phi thương mại, các quĩ phúc lợi công.
Qedoc Quiz Maker là một công cụ hỗ trợ giảng dạy miễn phí để tạo các bài học và bài tập có tính tương tác cũng như công việc chuẩn bị cho các bài thi.
Online Quiz-Creator là một công cụ đánh giá đầy sức mạnh giúp người dùng tạo các bài thi, câu đố, bài kiểm tra và bảng lấy ý kiến trực tuyến bằng Flash. Công cụ này kết hợp các nội dung đa phương tiện với những hoạt động được thiết kế có tính tương tác nhằm hỗ trợ người học trong suốt quá trình tìm hiểu tri thức, hỗ trợ khả năng theo dõi kết quả và báo cáo điểm học tập linh hoạt.
Articulate QuizMaker là một công cụ thương mại giúp tạo các bài tập và bảng thống kê ý kiến dựa trên nền web.
Nhóm 4 : Các công cụ tạo lớp học ảo
WiZiQ mang đến một công cụ e-learning trực tuyến miễn phí. Công cụ hỗ trợ e-learning này giúp tạo các buổi hội thảo qua mạng rất hiệu quả.
Adobe Acrobat Connect Pro là giải pháp hội thoại hoàn toàn qua web, có thể tạo các cuộc học trực tuyến trực tiếp, các lớp học ảo và các nhóm có khả năng đồng bộ, chia sẻ.
Nhóm 5: Hệ thống quản lí khóa học
Moodle là hệ quản trị nội dung (CMS) mã nguồn mở, được rất nhiều người sử dụng để tạo, quản lí các khóa học tuyến.
Nhóm 6: Các công cụ Blog
Blogger là nền tảng trứ danh, đơn giản và rất dễ sử dụng để duy trì một trang blog miễn phí. Bạn có thể sử dụng nó để viết nhật kí, xây dựng các khóa học hoặc giúp học sinh của bạn có thể tiếp cận thường xuyên với nguồn dữ liệu dành cho việc học tập mà bạn cung cấp.
Edublogs được coi là “cộng đồng chuyên về giáo dục lớn nhất trên mạng”. Bạn có thể đăng kí để sở hữu một trang blog chạy WordPress.[3]
Tổ chức quá trình ứng dụng phần mềm Camstudio.
- Tổ chức dạy – học cho lớp 10A9, lớp 10A10 với chương III – Tin học 10 (Soạn thảo văn bản)
Mục tiêu: Học sinh cần có được kĩ năng nhập văn bàn và trình bày văn bản: biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các đơn vị xử lí trong văn bản, thao tác soạn thảo văn bản, thao tác tìm kiếm và thay thế, tạo bảng, thao tác trên bảng và soạn thảo văn bản trong bảng.
- Tổ chức dạy - học cho lớp 12B6, lớp 12B7 với và chương II – Tin học 12 (Hệ quản trị cơ ở dữ liệu Mcrosoft Access).
Mục tiêu: Học sinh có các kĩ năng: Tạo cấu trúc bảng và các thao tác cơ bản trên bảng, tạo biểu mẫu, mẫu hỏi và báo cáo 
Hoạt động của giáo viên:
Yêu cầu:
Giáo viên sử dụng máy tính cá nhân và được trình chiếu bằng Projector.
Máy tính giáo viên được cài đặt phần mềm quay phim màn hình CamStudio (version 2.0 trở lên).
Nội dung áp dụng phương pháp
Nội dung ứng dụng phần mềm: Giáo viên cần thao tác chuẩn xác, kết hợp linh hoạt các thao tác, tạo ra những đoạn phim chuẩn, các File *.avi có giá trị như một tài liệu học tập và tham khảo.
- Soạn thảo văn bản:
Kĩ năng nhập văn bản, trình bày văn bản. Các thao tác khi làm việc với một phần mềm cụ thể
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access:
Kĩ năng tạo cấu trúc bảng (cách tạo và sửa đổi cấu trúc bảng, liên kết giữa các bảng) và các thao tác cơ bản trên bảng (cập nhật, sắp xếp và lọc dữ liệu), tạo biểu mẫu, mẫu hỏi và báo cáo 
Giải pháp:
+ Đối tượng sử dụng: Giáo viên giảng dạy môn học.
+ Thực hiện: Giáo viên tổ chức các nội dung thành nhóm thao tác.
+ Bật CamStudio. Chọn chế độ quay phim toàn bộ màn hình Region/Full Screen
Khi giảng dạy nội dung, mỗi nội dung giáo viên có phần thao tác mẫu trên lớp. Tiến hành thực hiện theo các bước sau:
Bắt đầu, Nhấn nút quay phim (Record). Thao tác mẫu nội dung giảng dạy. Phần mềm sẽ quay lại toàn bộ màn hình máy tính.
Xong nhóm thao tác, giáo viên chọn nút kết thúc (Stop), Save đoạn phim trên thành một File (kiểu *.avi).
Lưu ý, trong quá trình quay phim, giáo viên có thể không cần ghi lại một số thao tác phụ bằng cách dừng– nhấn nút (Pause)
Tùy theo mức độ khó của thao tác mẫu, giáo viên có thể có chạy tự động đoạn phim trên một hoặc nhiều lần.
+ Sau bài dạy, giáo viên có thể cung cấp File cho học sinh, coi đó là tài liệu học tập.
Hoạt động của học sinh:
Yêu cầu:
Phòng máy kết nối mạng nội bộ tốt, cài đặt phần mềm dạy học Netop School hoặc phần mềm Netsupport School 10. Các máy tính có cổng kết nối thiết bị USB.
Máy tính giáo viên và máy tính học sinh thực hành được cài đặt phần mềm quay phim màn hình CamStudio (version 2.0 trở lên).
Mỗi học sinh tự trạng bị USB hoặc thẻ nhớ.
Nội dung áp dụng phương pháp
Nội dung ứng dụng phần mềm: Thu lượm lượng kiến thức giáo viên đã truyền đạt qua phần lí thuyết, các thao tác hướng dẫn trên máy tính, các đoạn phim, File *.avi mà giáo viên cung cấp. Đó là cơ sở để các em làm bài thực hành, tạo các đoạn phim, các File *.avi cho riêng mình.
- Soạn thảo văn bản:
Các thao tác khi làm việc với một phần mềm cụ thể.
Kĩ năng nhập văn bản, trình bày văn bản: Soạn thảo văn bản đơn giản, thực hiện các thao tác định dạng văn bản theo mẫu, tìm kiếm và thay thế, tạo bảng và các thao tác trên bảng
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access:
Kĩ năng tạo cấu trúc bảng và các thao tác cơ bản trên bảng, tạo biểu mẫu, mẫu hỏi và báo cáo, 
Giải pháp:
+ Đối tượng sử dụng: 
Học sinh sử dụng phần mềm để quay phim lại các thao tác giáo viên hướng dẫn làm bài tập.
+ Bật CamStudio. Chọn chế độ quay phim toàn bộ màn hình.
 Region/Full Screen
Tùy theo mức độ tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh thì nhu cầu cần quay phim, chụp hình lại các thao tác của giáo viên cũng có những điểm khác nhau. Giáo viên không bắt buộc, việc sử dụng phần mềm là tự nguyện. Không nhất thiết các em phải quay phim lại tất cả các thao tác của giáo viên mà sự lựa chọn quay phim, chụp màn hình tùy thuộc ở các em.
Quy trình thực hiện: Các em thấy cần quay, ghi lại thao tác nào thì thực hiện lần lượt theo các nút sau.
Bắt đầu, Nhấn nút quay phim (Record). Đồng thời theo dõi thao tác của giáo viên. Phần mềm sẽ quay lại toàn bộ màn hình máy tính.
Khi giáo viên kết thúc quá trình trình diễn (Show) thì học sinh chọn nút kết thúc (Stop), Save đoạn phim trên thành một File (kiểu *.avi). Lưu các File đoạn phim trên USB. Hoặc cho tạm dừng – nhấn nút (Pause). Sau đó, quay tiếp các thao tác tiếp theo.
+ Sử dụng: 
Trong thời gian thực hành thường xuyên, học sinh có thể sử dụng các File mà các em ghi lại như là tài liệu tham khảo. Được xem lại các thao tác mẫu của giáo viên nhiều lần mà không cần có sự trợ giúp trực tiếp của giáo viên.
+ Đặc biệt, học sinh có thể tham khảo ngoài giờ thực hành trên lớp, trên bất cứ máy tính nào.
* Đặc biệt, phần mềm Netsupport School 10 còn có chức năng cho học sinh có thể gửi thông điệp yêu cầu cho giáo viên. Giáo viên và học sinh có thể trao đổi trực tiếp với nhau bằng thông điệp. Nếu có thắc mắc, giáo viên giảng lại vấn đề học sinh yêu cầu cho riêng học sinh đó mà không ảnh hưởng đến công việc của các học sinh khác trong lớp.
Ứng dụng phần mềm quay phim màn hình – Camstudio trong một số tiết dạy cụ thể.
Bài tập và thực hành 9: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH TỔNG HỢP
Làm việc với bảng.
 a1) Hãy tạo thời khóa biểu theo mẫu dưới đây:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Tiết 1
Chào cờ
Toán
Toán
Sinh Học
Toán
Tiếng anh
Tiết 2
Tiếng anh
Lịch Sử
Toán
Thể Dục
Toán
Hóa học
Tiết 3
GDCD
Thể Dục
Lịch Sử
Tin Học
Địa Lí
Sinh Học
Tiết 4
Văn
Tin Học
Tiếng anh
Vật Lý
Hóa học
Công Nghệ
Tiết 5
Văn
Văn
Địa Lí
Văn
Vật Lý
Sinh Hoạt
	 a2) Hãy điền tên các môn học theo đúng thời khóa biểu của lớp em.
Hướng dẫn:
Các em hãy cho biết để tạo bảng thời khóa biểu gồm những thao tác nào? 
(Giáo viên trình chiếu đoạn phim: và học sinh chuẩn bị câu trả sau khi xem xong đoạn phim).
Giáo viên đưa ra đánh giá, nhận xét và chốt lại nội dung: 
Tạo bảng thời khóa biểu gồm những thao tác:
B1: Tạo bảng gồm 6 hàng 7 cột.
B2: Nhập dữ liệu cho bảng.
B3: Căn chỉnh độ rộng các hàng và cột.
B4: Định dạng văn bản trong ô.
B5: Hoàn thiện bảng.
 Học sinh thực hành tạo bảng thời khóa biểu theo mẫu.
a3) Hãy trình bày bảng so sánh Đà Lạt theo mẫu dưới đây:
Địa danh
Cao độ trung bình (m)
Nhiệt độ ( oC )
Lượng 
mưa trung bình năm
 (mm)
Số ngày mưa trung bình năm (ngày)
Cao nhất
Thấp nhất
Trung bình
Đà Lạt (Việt Nam)
1500
31
5
18
1755
170

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_phan_mem_quay_phim_man_hinh_camstudio_trong_da.doc