SKKN Một số trò chơi để thúc đẩy tinh thần và động lực học cho học sinh với bộ môn tiếng Anh lồng ghép trong các buổi sinh hoạt lớp

SKKN Một số trò chơi để thúc đẩy tinh thần và động lực học cho học sinh với bộ môn tiếng Anh lồng ghép trong các buổi sinh hoạt lớp

 Trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và thông tin thì xu thế toàn cầu hóa, hội nhập giữa các nước cũng đặt ra một nhiệm vụ hết sức quan trọng cho ngành giáo dục nước ta. Trên hết mọi thời đại, bất đồng ngôn ngữ là một rào cản nặng nề cho công cuộc hợp tác, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Nhiều nước trên thế giới đang sử dụng tiếng Anh là tiếng quốc ngữ, tiếng Anh đã được chọn là ngôn ngữ quốc tế. Do đó Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục của Việt Nam ngay từ cấp Tiểu học. Tuy vậy khả năng giáo tiếp bằng tiếng anh của Học sinh, Sinh viên Việt Nam còn chưa được thành thạo, chưa tương xứng với trình độ so với các môn học khác.Đặc biệt là các em học sinh ở khu vực nông thôn. Thiết nghĩ tạo ra môi trường giao tiếp để Học sinh có điều kiện thực hành là phương pháp cần thiết để nâng cao khả năng học ngoại ngữ. Tuy nhiên thời gian trên lớp có hạn với nội dung kiến thức nhiều và lượng học sinh lớn, do đó việc thực hiện những buổi sinh hoạt lớp có lồng ghép các trò chơi Tiếng Anh vừa nâng cao tinh thần yêu thích môn học và củng cố lượng kiến thức trên lớp vừa tạo không khí thoải mái để giao tiếp là vô cùng hữu ích để khắc phục những khó khăn trên. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Anh trong trường THPT Triệu Sơn 6 và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tôi chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số trò chơi để thúc đẩy tinh thần và động lực cho học sinh với bộ môn Tiếng Anh trong các buổi sinh hoạt lớp”

docx 14 trang thuychi01 8960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số trò chơi để thúc đẩy tinh thần và động lực học cho học sinh với bộ môn tiếng Anh lồng ghép trong các buổi sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
	 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
**************&***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ TRÒ CHƠI 
ĐỂ THÚC ĐẨY TINH THẦN VÀ ĐỘNG LỰC HỌC CHO HỌC SINH VỚI BỘ MÔN TIẾNG ANH LỒNG GHÉP TRONG CÁC BUỔI SINH HOẠT LỚP.
	Người thực hiện :Lê Thị Nhàn
	Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 6
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hoạt động ngoại khóa
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
I:MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
1
1.2.Mục đích nghiên cứu
1
1.3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1
1.4.Phương pháp nghiên cứu 
2
II:NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận của đề tài
2
2.2.Thực trạng về hứng thú học tập của học sinh trước khi áp dụng SKKN
4
2.3.Các trò chơi được sử dụng để giải quyết vấn đề 
6
2.4.Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm:
9
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
10
3.2 Kiến nghị
11
V:Tài liệu tham khảo
12
I : MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
 Trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và thông tin thì xu thế toàn cầu hóa, hội nhập giữa các nước cũng đặt ra một nhiệm vụ hết sức quan trọng cho ngành giáo dục nước ta. Trên hết mọi thời đại, bất đồng ngôn ngữ là một rào cản nặng nề cho công cuộc hợp tác, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Nhiều nước trên thế giới đang sử dụng tiếng Anh là tiếng quốc ngữ, tiếng Anh đã được chọn là ngôn ngữ quốc tế. Do đó Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục của Việt Nam ngay từ cấp Tiểu học. Tuy vậy khả năng giáo tiếp bằng tiếng anh của Học sinh, Sinh viên Việt Nam còn chưa được thành thạo, chưa tương xứng với trình độ so với các môn học khác.Đặc biệt là các em học sinh ở khu vực nông thôn. Thiết nghĩ tạo ra môi trường giao tiếp để Học sinh có điều kiện thực hành là phương pháp cần thiết để nâng cao khả năng học ngoại ngữ. Tuy nhiên thời gian trên lớp có hạn với nội dung kiến thức nhiều và lượng học sinh lớn, do đó việc thực hiện những buổi sinh hoạt lớp có lồng ghép các trò chơi Tiếng Anh vừa nâng cao tinh thần yêu thích môn học và củng cố lượng kiến thức trên lớp vừa tạo không khí thoải mái để giao tiếp là vô cùng hữu ích để khắc phục những khó khăn trên. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Anh trong trường THPT Triệu Sơn 6 và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tôi chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số trò chơi để thúc đẩy tinh thần và động lực cho học sinh với bộ môn Tiếng Anh trong các buổi sinh hoạt lớp” 
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng quy trình tổ chức một số trò chơi Tiếng Anh lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp
Thiết kế một số trò chơi Tiếng Anh
Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp có trò chơi Tiếng Anh
1.3. Đối Tượng nghiên cứu
- Hệ thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu về “ kỹ năng ngôn ngữ” trong Tiếng anh 11- 12
- Các tài liệu về tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp, phát triển kỹ năng giao tiếp, phát triển tư duy, nâng cao tầm hiểu biết kiến thức bộ môn cũng như xã hội.
- Các phương pháp thiết kế các buổi hoạt động ngoại khóa trong việc dạy và học kiến về kỹ năng đọc hiểu, nghe, nói, ngữ pháp của Tiếng Anh 11 và 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Sách giáo khoa bậc trung học phổ thông
- Sử dụng hình thức trò chuyện với giáo viên và học sinh để điều tra dạy và học gây sự hứng thú cho học sinh bậc THPT cũng như hình thức áp dụng tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi
- Tiến hành nghiên cứu tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.
- Tìm hiểu thông tin trên sách , báo, internet
II: NỘI DUNG
2.1:Cơ sở lý luận của đề tài
 Ngoại ngữ là một trong những kĩ năng thuộc về ngôn ngữ trong quá trình thực hiện giao tiếp. Giống như kĩ năng học tiếng việt khi còn là một đứa trẻ, vì ngôn bản được tiếp thu qua nghe là lời nói. Học từ những bài trong sách giáo khoa cả một năm học sẽ làm cho học sinh nhàm chán vá áp lực. Khi dạy các nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên thường phải logic theo trật tự của nội dung chương trình giãng dạy, sắp xếp có trật tự như quy định của bộ giáo dục; việc dạy và học giữa giáo viên và học sinh hay lặp đi lặp lại xuyên suốt cả một năm học. Để tạo ra một không khí mới, một không gian mới, thì chúng ta phải thay đổi không gian và thời gian cho các em, để các em có cơ hội thoải mái tư tưởng, thoát ra khỏi áp lực học hành. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn tạo ra một số tiết học ngoại khóa trong một học kỳ. Tiết học ngoại khóa do giáo viên chủ động về thời gian, không gian cho học sinh, tùy vào địa điểm thuận lợi của trường học. Hơn nữa khi tham gia ngoại khóa sẽ giúp các em năng nổ hơn, dạn dĩ hơn. Chỉ cần thực hiện 2-3 lần trong một học kỳ cũng đã giúp các em có hứng thú trong việc học tiếng anh, tạo cho các em có cơ hội áp dụng những gì mà mình có được khi học trên lớp. Do đó, khi dạy học ngoại ngữ, ngoài những thủ thuật chung áp dụng cho các kĩ năng tiếp thụ, GV còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động ngoại khóa của học sinh. 
 Để có một buổi hoạt động ngoại khóa chất lượng, giáo viên cần thực hiện các thủ thuật cơ bản trong việc dạy như sau:
 Để giúp học sinh tránh được cảm giác sợ Tiếng Anh và làm cho Tiếng Anh không còn là một môn học quá khó cũng như khắc phục được những khó khăn trong việc học ngoại ngữ có hiệu quả, tôi đã cố gắng tìm tòi , nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp, cộng với những trãi nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy. Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm hay trong phương pháp dạy và tạo ra sự thích thú cho học sinh về môn Tiếng Anh. Tôi hy vọng kinh nghiệm của tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
 Điều mà các em thích nhất ở lớp học đó là được thường xuyên ứng dụng giao tiếp tiếng Anh trong nhiều tình huống khác nhau ngay trên lớp để học sinh tư duy tốt và phản xạ nhanh. Sự nhiệt tình của giáo viên cộng với những chủ đề thú vị giúp học sinh vượt qua những rào cản về cả tâm lý lẫn ngôn ngữ để không khí lớp học luôn sôi nổi, hào hứng
 “Những buổi học rất thú vị, những hoạt động ngoại khóa sôi nổi làm học sinh hào hứng học tiếng Anh. Sau khóa học, các em không chỉ nói tiếng Anh lưu loát, nghe tốt, đọc chuẩn và viết đúng văn phong mà còn mạnh dạn hơn rất nhiều trong việc giao tiếp cùng nhau. Các hoạt động ngoại khóa chính là những cơ hội tốt để học sinh ứng dụng tiếng Anh trong thực tế đồng thời cũng là cơ hội đê giáo viên nhìn nhận được khả năng của từng em trong lớp”. 
 Với phương châm “Học là phải dùng được”, áp dụng phương pháp dạy và học ứng dụng. Bởi lẽ đó nên chúng ta phải tạo ra cơ hội cho học sinh để chúng có thể áp dụng luyện tập nhũng gì mình có. Muốn lôi cuốn được các em thì giáo viên phải chuẩn bị các hoạt động có ý nghĩa thực tế, có tính hấp dẫn. Đa số học sinh của chúng ta học mà chưa dùng được, vì chưa có một tầm nhìn rộng, bản thân các em chưa nhận thấy được tầm quan trọng của Tiếng Anh phục vụ cho công việc sau này.
 Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, gần đây, trên các diễn đàn nghiên cứu, các hội nghị, hội thảo, người ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan tâm bức xúc đối với những người trực tiếp giảng dạy ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập các bộ môn trong tình hình hiện nay.
 Giải quyết thực trạng trên, cần phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khoá.
 Hoạt động ngoại khoá theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "Góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng luận, Phương pháp dạy học. Nxb Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381)
2.2.Thực trạng về hứng thú học tập của học sinh trước khi áp dụng SKKN
 Tại sao học Tiếng Anh lại là một việc khó khăn?
 Khi học sinh học thì được giáo viên truyền đạt kiến thức, các em đã quen với việc chỉ cần học ngữ pháp làm bài tập. Ngoài ra thầy cô cũng đề cao việc thể hiện ngôn ngữ qua các bài tập, cho nên hình thành thói quen khó có thể thay đổi trong việc học ngôn ngữ. Do đó việc học ngoại ngữ trở nên khó khăn hơn. Khi học, học sinh phải đối mặt với những khó khăn sau:
 - Không kiểm soát được khối lượng ngôn ngữ của bản thân.
 - Đề cao kỹ năng đọc viết để tham gia các kỳ thi.
 - Bài học có nhiều từ mới, lười học bài.
 - không chú tâm phát âm, ngữ điệu, giọng điệu.
 - Hoc sinh không nghe và nói thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em biết.
 Vậy làm thế nào để giúp các em mở rộng phạm vi học ngoại ngữ, để một tiết học tiếng anh bớt căng thẳng và trở nên thú vị. Đó là điều mà rất nhiều giáo viên đang trăn trở?
 Học sinh có cảm thấy bối rối khi phải nói Tiếng Anh hay không? có ngại vì phát âm dở? hay còn mắc nhiều lỗi ngữ pháp khi nói chăng?
Các em gặp khó khăn khi cố gắng hiểu người bản ngữ nói chuyện? hay có cảm thấy thất bại vì bạn không hiểu được ngôn ngữ của những nhân vật trong phim một cách dễ dàng?
 Có phải học sinh của chúng ta sẽ không bao giờ học Tiếng Anh tốt? các em có buồn vì học tiếng anh trong nhiều năm mà vẫn không thể nói Tiếng Anh dễ dàng?
 Để cải thiện được tình hình và trả lời được những thắc mắc trên thù đó chính là nhiệm vụ của giáo viên chúng ta.
 Các trường THPT đều muốn tạo dựng một môi trường đa dạng và phong phú, họ cũng coi trọng việc học ngoài lớp (từ môi trường và cộng đồng xung quanh) như việc học trong lớp. Vì vậy, họ cần các học sinh với những sở thích và hoạt động ngoại khóa khác nhau để đóng góp cho hàng trăm câu lạc bộ và chương trình ở trường. Mặt khác, chính những học sinh toàn diện này sẽ tận dụng tốt nhất các cơ hội ở trường đại học để trưởng thành không chỉ về học tập mà còn về xã hội, văn hóa và nhân cách.
 Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Bạn có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/ trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau: Thể thao, Văn hóa, Nghệ thuật, Tình nguyện, Tổ chứcHoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho bạn, giúp bạn trở thành một con người toàn diện và thú vị hơn. Sinh hoạt ngoại khóa của bộ môn tiếng anh không đơn giản, giáo viên phải chuẩn bị nhiều dụng cụ trực quan, nhằm giúp kích thích sự tò mò, hứng thú của học sinh đối với bộ môn này.
2.3.Các trò chơi được sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Trò chơi “Things snatch”.
	Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện tập từ vựng mà các em đã được học trong các tiết học trong tuần nhằm luyện kỹ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém.
	Để thực hiện trò chơi trong vòng 3-5 phút, trước tiên giáo viên phải chuẩn bị và mang đến lớp1số đồ vật(tên đồ vật chính là những từ vựng cần ôn)
	Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến bài học lên trên bàn để ở giữa lớp(ở vị trí dễ quan sat).
	Chia lớp thành 2 nhóm.Chọn khoảng 4 đến 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện hai nhóm này đứng cách xa nhau.Giao số cho học sinh.
	Giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng Anh còn học sinh phải lấy đúng đồ vật có tên gọi đó.Khi nào giáo viên gọi số nào thì học sinh mang số ấy ở hai đội đại diện cho hai nhóm chạy thật nhanh lên lấy đồ vật.Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật mà giáo viên gọi thì sẽ ghi được 1 điểm.Đội nào ghi được nhiều điểm hơn thì đội đó sẽ thắng.
2.3.2.Trò chơi Sentence Arranging
	Sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở các tiết Language Focus hoặc các tiết ôn tập.
	Chuẩn bị đồ dung:Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa giấy(có thể sử dụng bìa cứng hoặc tờ lịch treo tường để làm hoặc các tấm thẻ bằng plastic), kích thước to nhỏ phụ thuộc vào nội dung cần kiểm tra.
	Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các câu này lên một tấm bìa hoặc một tấm thẻ(tùy theo trình độ học sinh để giáo viên có thể chuẩn bị câu dài hay ngắn, khó hay dễ).
	Chia lớp thành 2 nhóm A và B. Tùy theo số từ của mỗi câu để gicaos viên gọi số học sinh của mỗi nhóm lên trước lớp(ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học sinh). Giáo viên xáo trộn các từ trong câu truocs khi phát cho số hopcj sinh được gọi lên bảng, mỗi em một từ.Trong khoảng thời gian nhất định(ví dụ 30 giây), những học sinh này phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một câu hoàn chỉnh và đúng.Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất giáo viên cho 2 điểm.Khi kết thúc giáo viên tổng kết điểm.Đội nào có số điểm cao sẽ chiến thắng
2.3.3.Trò chơi Spelling
	Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn một số từ vựng, rèn luyện kỹ năng nghe và nói.
	Giáo viên chia lớp thành hai dãy học sinh(thành hang dọc hay ngang) lên chơi.Giáo viên giới thiệu nội dung trò chơi rằng giáo viên sẽ đọc một từ và học sinh phải viết được từ đó lên bảng rồi đánh vần nó. Hai em đứng đầu hai dãy bốc thăm để dành quyền chơi trước.Giáo viên đọc cho hai em đứng đầu hai dãy dành quyền chơi trước một từ và hai em này phải chạy thật nhanh lên bảng viết từ đó lên bảng rồi đánh vần.Học sinh nào viết sai hoặc đánh vần không chính xác sẽ không ghi được điểm. Nếu trả lời đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được 1 điểm. Sau khi trả lời xong, bất kỳ đúng hay sai, em học sinh ấy phải ngồi xuống để dành lượt chơi cho bạn tiếp theo. Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên đã đi hết số từ cần kiểm tra hoặc cho đến khi thời gian mà giáo viên ấn định đã hết. Giáo viên tổng kết đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
2.3.4. Trò chơi Car Racing
	Đây là một trò chơi rất hay, giúp học sinh vừa học vừa chơi mà lại là một phương pháp ôn luyện từ vựng hiệu quả. Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này khi tuần đó bắt đầu hay kết thúc bài học để củng cố trong các bài ôn tập.
	Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị bảng phụ. Kẻ ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua thành những ô chữ nhật bằng nhau(học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp). Để chơi được lâu tùy theo thời gian chop phép có thể kẻ thêm nhiều đường đua khác nhau.. Ban đầu hai “tay đua”(ví dụ số 1 ghi “kite” còn số 2 ghi “cat”) sau đó bốc thăm đi trước sẽ ghi từ có chữ cái đầu của mình là chữ cuối của từ của đối thủ.Cuộc đua sẽ kết thúc khi một tay đua bị “nổ lốp” tức là ghi sai từ hoặc lặp lại từ ở đàng trước hay “hết xăng”- không tìm ra được từ tiếp theo nữa.
	Trò chơi này giáo viên có thẻ làm trọng tài, cho điểm và chia lớp thành hai đội đua với nhau hoặc hai cá nhân với nhau.
2.3.5. Trò chơi Guessing Word
	Mục tiêu của trò chơi này là ôn lại từ vựng.
	Giáo viên viết các ô chữ lên bảng. Tùy theo các từ mà giáo vieenchuaanr bị để kiểm tra để viết ô chữ sao cho phù hợp. Mỗi chữ cái là một ô. Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi.Người chủ trò ( là giáo viên hoặc một học sinh) lấy một từ theo một chủ đề mới học định kiểm tra rồi viết lên bảng hoặc ra giấy một số ô vuông tương ứng với số chữ cái của từ đó. Người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ thì chủ trò sẽ viết từ chữ cái ấy vào đúng vị trí. Mỗi lần đoán đúng sẽ ghi được 1 điểm.
	Trong quá trình chơi, đội nào tìm ra được đúng đáp án và đọc đúng từ đó thì sẽ ghi được 2 điểm. Ngược lại sau 5 lần đoán sai(số lần là do chủ trò và người chơi quy định) mà chưa tìm ra một chữ cái đúng thì đội đó sẽ thua cuộc..
2.3.6. Trò chơi Simon Says.
	Mục đích trò chơi này là phát triển kỹ năng nghe.
	Giáo viên yêu cầu cả lớp chơi bằng cách đọc các câu mệnh lệnh, học sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên. Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói các mệnh lệnh giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải chú ý và phản xạ nhanh hơn. Trong quá trình chơi học sinh nào làm sai mệnh lệnh sẽ bị ngồi xuống. Trò chơi kết thúc khi còn một học sinh duy nhất và là người chiến thắng.
2.3.7. Trò chơi Zigsaw reading
	Mục đích trò chơi này là kiểm tra kỹ năng nghe.
	Giáo viên chuẩn bị các Wordcards có ghi các thông tin cần kiểm tra. Sau đó chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 học sinh lên chơi. Giáo viên giao số cho từng học sinh. Sau đó gọi số nào thì 2 em ở mỗi đội chạy lên bảng ghép các wordcards lại với nhau sao cho đúng với thong tin cảu bài đọc hiểu mà các em đã được học gần đó. Nếu đội nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ mang về cho đội của mình 1 điểm, còn ghép sai sẽ không ghi được điểm. Sauk hi em thứ nhất xong thì trở về cuối hang và nhường chỗ cho em tiếp theo. Giáo viên cứ lần lượt gọi học sinh lên chơi cho đén khi kiểm tra xing nội dung cần kiểm tra. Giáo viên tổng kết và thong báo đội thắng cuộc.
2.3.8. Trò chơi Chinese whisper
	Mục đích: Kiểm tra mẫu câu, rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho học sinh.
	Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra, chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 em xếp thành 1 hàng dọc.
	Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm 1 câu nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thư 2, bạn này sau khi nghe được sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3. Và cứ như vậy cho đến bạn cuối hang. Bạn cuối hang có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong đội của mình.
	Nhóm nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm. Nhóm nào đọc trước nhưng sai thì quyền trả lời dành cho đội còn lại. Trò chơi tiếp tực với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo viên cần kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại. Giáo viên tổng kết điểm và thong báo nhóm thắng cuộc.
2.3.9 Trò chơi Challenging
	Mục đích: Ôn lại các từ theo chủ điểm đã học và rèn luyện kỹ năng nói.
	Giáo viên chia lớp thành 2 đội, sau đó đưa ra chủ điểm từ. Hai đội hội ý trong vòng 30 giây và lần lượt thách đấu với đội bạn. Đội nào thách đấu được nhiều số từ hơn thì được nói trước. Nếu nói đúng và đủ số lượng từ thách đấu thì ghi được 1 điểm. Nếu nói sai 1 từ hoặc nói ra 1 từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số lần thách đấu thì sẽ thua cuộc và điểm sẽ thuộc về đội kia. Cuộc chơi lặp lại với các chủ đề khác nhau. Cuộc chơi sẽ dừng lại khi thời gian ấn định đã hết hoặc giáo viên đã kiểm tra xong chủ điểm các từ cần kiểm tra.
2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm:
 Qua một thời gian tiến hành các tiết sinh hoạt lớp lồng ghép các trò chơi Tiếng Anh theo phương pháp đã trình bày ở trên, tôi thấy có những ưu điểm sau:
 - Học sinh có điều kiện thực hành theo cặp "pairwork' và theo nhóm "groupwork".
 -Với việc xem bằng hình ảnh âm thanh một vài lần, học sinh có thể nắm được thông tin chính của bài đồng thời phát triển được các kỹ năng phụ khác như: Nghe lướt, khả năng suy luận và đoán nghĩa của từ, ứng dụng thực tế trong giao tiếp, học xong dùng ngay được.
- Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau.
- GV có thể dễ dàng giúp đỡ những học sinh lười học tiếng anh.
- Học sinh được rèn luyện cả 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói. Kỹ năng đọc được thể hiện qua việc làm bài tập. Kỹ năng viết được thể hiện qua việc viết và trình bày kết quả các bài tập. 
 -Với việc một tiết sinh hoạt long ghép theo phương pháp trên, kết quả trong các tiết học chính của học sinh cũng có tiến triển rõ rệt. Thấy rõ sự sôi nỗi đối với bộ môn này.
 Bảng phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra 
Lần KT
Phương án
Số bài
Yếu, kém(%)
Trung bình(%)
khá(%)
Giỏi(%)
1
TN
40
12,5
57,5
25
5
ĐC
40
20
60
20
0
2
TN
40
7,5
37,5
40
15
ĐC
40
25
40
30
5
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
 Mỗi người có một suy nghĩ, mỗi giáo viên có một phong cách lên lớp . Song tôi nghĩ dù phương 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_tro_choi_de_thuc_day_tinh_than_va_dong_luc_hoc_c.docx