SKKN Ứng dụng phần mềm powerpoint trong soạn giảng bài: “Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam” nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy

SKKN Ứng dụng phần mềm powerpoint trong soạn giảng bài: “Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam” nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy

Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước hiện nay, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đóng một vai trò hết sức quan trọng.Nghị quyết đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ : " Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá,cần tạo sự chuyển biến cơ bản,toàn diện về giáo dục và đào tạo Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay"(Văn kiện đại hội IX- trang 201,203,204)

Để đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm gần đây nhiều phương pháp dạy học mới đã được nghiên cứu, thực hiện ở trường phổ thông như: Dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh,phát huy năng lực, phát triển tư duy sáng tạo cho các em.Đặc biệt việc ứng dụng phần mềm powerpoint vào dạy học các môn học nói chung, môn Quốc phòng nói riêng ở trường phổ thông đã đem lại hiệu quả rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học - nó không những làm thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống mà còn đổi mới cả nội dung dạy học, mở rộng khả năng lĩnh hội tri thức khoa học với chất lượng cao và tốc độ nhanh. Chính vì vậy từ năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định một trong những chủ đề của năm học là " Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin".Cho đến nay chủ đề trên không phải là mới mẻ nhưng nó có vị trí ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

 

doc 17 trang thuychi01 9760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng phần mềm powerpoint trong soạn giảng bài: “Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam” nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1.Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước hiện nay, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đóng một vai trò hết sức quan trọng.Nghị quyết đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ : " Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá,cần tạo sự chuyển biến cơ bản,toàn diện về giáo dục và đào tạoĐổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay"(Văn kiện đại hội IX- trang 201,203,204) 
Để đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm gần đây nhiều phương pháp dạy học mới đã được nghiên cứu, thực hiện ở trường phổ thông như: Dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tinTất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh,phát huy năng lực, phát triển tư duy sáng tạo cho các em.Đặc biệt việc ứng dụng phần mềm powerpoint vào dạy học các môn học nói chung, môn Quốc phòng nói riêng ở trường phổ thông đã đem lại hiệu quả rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học - nó không những làm thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống mà còn đổi mới cả nội dung dạy học, mở rộng khả năng lĩnh hội tri thức khoa học với chất lượng cao và tốc độ nhanh. Chính vì vậy từ năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định một trong những chủ đề của năm học là " Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin".Cho đến nay chủ đề trên không phải là mới mẻ nhưng nó có vị trí ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, ở Thanh Hóa trong những năm qua và hiện nay phong trào ứng dụng công nghệ thông tin(trong đó có phần mềm powerpoint) vào giảng dạy đã được thực hiện rộng rãi trong các cấp học, các trường học.Hưởng ứng phong trào của tỉnh, trường THPT Hậu Lộc 1 cũng đã triển khai phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.Tuy nhiên tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các bộ môn nói chung, đặc biệt là môn Quốc phòng nói riêng còn chậm, và nhiều hạn chế bởi không phải giáo viên nào cũng biết làm tốt powerpoint nên tâm lý còn e dè ngại đầu tư, mất nhiều công sức và thời gian.
 Vậy làm thế nào để đẩy mạnh ứng dụng phần mềm powerpoint và ứng dụng như thế nào để giảng dạy có hiệu quả, đặc biệt đối với bộ môn Quốc phòng?Trước thực tiễn và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tôi xin mạnh dạn một lần nữa đưa ra một số kinh nghiệm của cá nhân tôi đã thực hiện trong thời gian vừa qua từ năm 2014 cho đến nay thông qua bản SKKN: "Ứng dụng phần mềm powerpoint trong soạn giảng bài: “Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam”nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy” mong cùng các bạn đồng nghiệp tìm ra những giải pháp tốt nhất để ứng dụng phần mềm này vào giảng dạy môn quốc phòng đạt hiệu quả cao nhất
1.2.Mục đích nghiên cứu
 	Việc học tập môn quốc phòng nói chung và bài: “Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam” nói riêng thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập. Các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử sống động hơn, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải cố gắng hình dung, mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật lịch sử mà thầy cô thuyết giảng, thì với việc học trên bài giảng điện tử, học sinh sẽ được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó nội dung kiến thức các em nắm được nhiều hơn và in sâu hơn vào trí nhớ của các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Học sinh lớp 10A8, 10A10 trường THPT Hậu Lộc 1
	- Tác dụng của phần mềm powerpoint trong giảng dạy so với cách giảng dạy thông thường không có hỗ trợ của powerpoint 
1.4.Phương pháp nghiên cứu
	- Quan sát 
	- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận
Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn nói chung và bộ môn Quốc phòng nói riêng, giáo viên có thể lựa chọn nhiều phần mềm khác nhau như: PowerPoint,Violet, Activestudiokết hợp với các phần mềm bổ trợ khác.Trong đó phần mềm PowerPoint được sử dụng phổ biến nhất.
PowerPoint là phần mềm đồ hoạ diễn hình có trong bộ Microsoft Office. Phần mềm PowerPoit hầu như đã hiện diện sẵn trong hầu hết máy tính của người sử dụng Việt nam và giao diện của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng Word để đánh văn bản.
 	Phần mềm PowerPoint có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau trong dạy học Quốc phòng ở trường phổ thông: Từ việc xây dựng bài mới cho đến khâu củng cố, tổng kết , kiểm tra đánh giá
	Phần mềm này có thể giúp giáo viên:
 	- Dễ dàng chèn nội dung văn bản(Text),hình ảnh,video,clip,âm thanh(Insert Picture/Movie and Sound) làm cho các kênh thông tin trở nên đa dạng,phong phú,sinh động.Qua đó tạo được hình tượng một cách rõ nét, giúp học sinh cảm nhận được quá khứ lịch sử đấu tranh của cha anh đi trước một cách đúng đắn và chính xác nhất, tránh nhận thức sai lầm.Đồng thời tạo hứng thú, hình thành trong các em tình cảm, thái độ đúng đắn đối với công cuộc bảo vệ đất nước, cũng như đối với việc học tập bộ môn quốc phòng.
 	- Tạo ra các biểu đồ,đồ thị, sơ đồ(Insent Chart),niên biểu,bảng so sánh(Insent Table)với nhiều màu sắc, trình độ chính xác cao, có hiệu ứng và được trình chiếu theo trình tự nội dung vấn đề, theo xu hướng phát triểngiúp học sinh hiểu được bản chất , sự phát triển của các sự kiện, hay hệ thống, khái quát những kiến thức đã học, hoặc làm rõ những điểm giống và khác nhau của các sự kiện ...
 	- Tạo các liên kết(Hyperlink) linh hoạt, cho phép kết nối một nội dung bất kì trên một slide của giáo án điện tử đến một trang Web trên Internet(nếu máy tính có nối mạng hay đến bất kì một tập tin nào trong máy tínhđể tìm kiếm thông tin, mở rộng nội dung đang trình bày(Như tình hình biển đông trong thời gian qua,tình hình chiến sự các nước trên thế giới, tổ chức khủng bố IS, các sự kiện quan trọng đang diễn ra hàng ngày...)...
 	- Tạo và chèn các dạng kí hiệu, biểu tượng thích hợp có sẵn trong Auto Shaper với các định dạng theo điểm,theo đường,theo diện tíchvà có thể tăng,giảm kích cỡ, thay đổi hướng các kí hiệu tuỳ ý.Ngoài ra còn có thể tự biên vẽ các lược đồ,tự thiết kế các biểu tượng,thể hiện được đặc trưng của sự kiện .Các dạng kí hiệu, lược đồ trên khi được tạo hiệu ứng thích hợp sẽ giúp học sinh nhận thức rõ trình tự quá trình diễn biến, xác định rõ các địa điểm, khu vực, các đường di chuyểnqua đó góp phần tạo biểu tượng rõ nét về không gian,thời gian hay giúp học sinh nắm được các mối liên hệ giữa các yếu tố, sự kiện, hiện tượng .... 
 	- Tạo các hiệu ứng hoạt hình sinh động cho các đối tượng(văn bản, hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ, bảng biểu).Từ Menu Slide Show > Custom > Add Effect giáo viên có thể chọn nhiều hiệu ứng khác nhau cho đối tượng đã được chèn trên Slide.
Với đặc trưng của bộ môn quốc phòng thì việc ứng dụng phần mềm powerpoint vào giảng dạy là một phương pháp rất có hiệu quả, phát huy được tư duy sáng tạo, tích cực chủ động ở học sinh.
 	 + Đối với giáo viên: Tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một giáo án điện tử nhưng việc dạy học bằng giáo án điện tử sẽ giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh.Giáo án điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh, và thông qua công cụ trình diễn giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu liên quan đến nội dung bài học.Giờ học sẽ trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
 	 +Đối với học sinh: Việc học tập môn quốc phòng thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập. Các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử sống động hơn, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải cố gắng hình dung, mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật lịch sử mà thầy cô thuyết giảng, thì với việc học trên bài giảng điện tử, học sinh sẽ được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó nội dung kiến thức các em nắm được nhiều hơn và in sâu hơn vào trí nhớ của các em.
Từ những mặt tích cực đó của Bài giảng điện tử, tôi nghĩ rằng việc ứng dụng phần mềm powerpoits vào giảng dạy môn quốc phòng nói chung mà cụ thể là bài: “Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam”nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy là một điều cần thiết, và cần phát huy.
2.2.Thực trạng vấn đề
2.2.1.Thuận lợi 
- Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ, Sở ..trong thời gian qua nhà trường THPT Hậu Lộc 1 đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đã đem lại những kết quả nhất định. 
- Hiện nay nhà trường đã đầu tư cơ bản đầy đủ máy chiếu tại các phòng học để đảm bảo công tác giảng dạy.
- Đa phần học sinh ngoan ngoãn lễ phép
2.2.2.Khó khăn
- Giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ tác dụng tích cực của việc ứng dụng phần mềm powerpoint vào giảng dạy.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đó có phần mềm powerpoint còn nhiều hạn chế vì không phải giáo viên nào cúng có thể ứng dụng được, nhất là đối với các giáo viên giáo dục quốc phòng chỉ mới được đào tạo lớp nghiệp vụ 6 tháng và tâm lý ngại đầu tư mất thời gian.
 	- Trình độ vi tính của hầu hết giáo viên còn nhiều hạn chế, lại chưa được tập huấn nhiều về sử dụng phần mềm powerpoint vào giảng dạy
- Để dạy được bài giảng điện tử, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu, từ tìm
kiếm sử lý tư liệu, đến thiết kế bài giảng
- Học sinh chưa thực sự say mê môn học quốc phòng vì nó là môn phụ ít được các em quan tâm.
- Bài lý thuyết nội dung nhiều không có những hình ảnh, tư liệu giúp các em hình dung ra quá khứ hào hùng của lực lượng quân đội và công an trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành lại độc lập cho dân tộc.
 	Từ những thuận lợi và khó khăn trên với đặc trưng của bộ môn Quốc phòng có rất nhiều bài học giống như lịch sử, trong đó có bài: “Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam”.Do đó phải khôi phục lại cho học sinh những sự kiện, hình ảnh, tư liệu gần như nó đã tồn tại trước đó.Trên cơ sở đó hình thành các khái niệm, từ đó giúp các em đi sâu vào bản chất của sự kiện,nội dung bài học. Cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất sự kiện và hiểu sâu về sự kiện càng khó.Thêm vào đó học sinh không thể quan sát "trực quan sinh động" đối tượng nghiên cứu như các môn khoa học tự nhiên, giáo viên không thể làm thí nghiệm để sống lại sự kiện, nhân vật lịch sử như đã từng tồn tại trong quá khứ.
2.3.Các biện pháp đã tiến hành
 Vậy để xây dựng và giảng dạy bài:“Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam” như thế nào để có hiệu quả cao?Tôi đã làm các bước sau đây:
2.3.1. Xây dựng giáo án.
 - Xác định mục đích yêu cầu của bài học.
	+ Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của quân đội và công an nhân dân Việt Nam.
	+ Có ý thức tu dưỡng rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an
- Xác định kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của bài học.
+Làm rõ bài học truyền thống của quân đội và công an.
+ Xác định trách nhiệm của học sinh, thanh niên sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an,
 - Sưu tầm, chọn lọc các nguồn tư liệu (tư liệu viết, tranh ảnh, phim tư liệu, băng ghi âm...) có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định.
VD: 	- Một số hình ảnh về quá trình hình thành và phát triển của quân đội và công an nhân dân Việt Nam.
	- Những thước phim tư liệu về chiến công của quân đội và công an trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
 	- ......
2.3.2. Thiết kế bài giảng.
 	- Dự kiến cần đưa những tư liệu, tranh ảnh, văn bản, đồ hoạ nào? 
- Mục đích để làm gì? 
- Cách khai thác, sử dụng như thế nào? 
VD: Sau khi đã sưu tầm được một đoạn video ta sẽ chèn vi deo vào slides như thế nào?
- Bố trí, trình bày ra sao để thể hiện được tính sư phạm trong cả hình thức lẫn nội dung trình bày
2.3.3. Kiểm định sự hoàn thiện của bài giảng. 
 - Sau khi soạn, thiết kế bài giảng,Tôi cho chạy thử các nội dung định trình chiếu.
- Chỉnh sửa nội dung, hình thức các slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng sao cho hợp lí với mục tiêu đề ra, rồi mới đóng gói và đưa vào thực nghiệm giảng dạy.
2.3.4. Phương pháp tiến hành bài giảng trên lớp. 
Trong các giờ dạy học, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin được coi là phương pháp hiện đại, tối ưu góp phần tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học, thì ta cần chú ý đa dạng hoá các hình thức dạy học, tránh lạm dụng công nghệ thông tin, mà phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác như nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, thuyết trình, làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu...
Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của từng đối tượng học sinh, khả năng ghi chép bài học của các em để có hướng điều chỉnh kịp thời.
 Trong bài: “Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam” Tôi xin giới thiệu cụ thể một số tiết như sau:
SỞ GD&ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1
GIÁO ÁN
- Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoằng
- Ngày Soạn: 25/09/2016
BÀI 2: LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1.Về kiến thức:
 Hiểu được những nét chính về lịch sử ,bản chất, truyền thống anh hùng của quân đội và công an nhân dân Việt Nam.
2. Về thái độ:
 Có ý thức tu dưỡng rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.
II.CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN.
1.Cấu trúc nội dung:
Nội dung của bài gồm hai phần:
I.Lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam
II.Lịch sử, truyền thống công an nhân dân Việt Nam
2. Nội dung trọng tâm:
Làm rõ bài học truyền thống của quân đội và công an, từ đó xác định trách nhiệm của học sinh, thanh niên sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an,
3. Thời gian:
a.Tổng số: 5 tiết
b.Phân bố thời gian:
- Tiết 1: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam.
- Tiết 2: Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam ( Mục 1,2,3 SGK).
- Tiết 3: Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam ( Mục 4,5,6 SGK).
- Tiết 4: Lịch sử công an nhân dân Việt Nam.
- Tiết 5: Truyền thống công an nhân dân Việt Nam.
III.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, máy chiếu, tài liệu có liên quan
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về quân đội và công an nhân dân Việt Nam.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.ổn định tổ chức lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ:....?
3.Giới thiệu bài:
- Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến quân đội và công an(slides 1)
- GV? Qua các hình ảnh vừa xem các em liên hệ đến nội dung gì?
- HS trả lời
- GV dẫn vào bài: Những hình ảnh trên cho giúp chúng ta liên hệ đến hai lực lượng đó là Quân đội và Công an là lực lượng nồng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, góp phần quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại độc lập cho dân tộc. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiều bài “Lịch sử truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam” (slides 2).Bài học về lịch sử , truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự trân trọng với lịch sử , truyền thống của quân đội và công an nhân dân, sẵn sàng tham gia vào lực lượng vũ trang.
4.Dạy bài mới:
H/Đ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Tiết 1:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam.
- GV:Khái quát quá trình hình thành của quân đội nhân dân.
- GV trình chiếu hình ảnh các đội vũ trang đầu tiên ra đời(slides 3, slides 4, )
- HS: Chú ý lắng nghe theo dõi trong SGK để trả lời câu hỏi.
- GV? “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” được thành lập ngày tháng năm nào, ở đâu?
- HS: Trả lời...
- GV trình chiếu slides 5
- Ngày đầu thành lập“Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” đã lập được những chiến công nào?
- HS trả lời
- GV trình chiếu slides 6
- GV trình bày tiếp Tháng 4/1945 Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành “Việt Nam giải phóng quân”.
- GV trình chiếu sơ đồ slides 7
 Trong cách mạng tháng 8 tuy chỉ có khoảng 5 nghìn người, vũ khí thô sơ nhưng đã cùng toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. 
- GV: Nêu quá trình phát triển của QĐND trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- GV trình chiếu slides 8, 9 cho HS xem
- GV? Qua theo dõi sơ đồ trên em hãy cho biết QĐNDVN đã phát triển như thế nào trong cuộc kháng chiến chống pháp?
- GV:Hướng dẫn HS nghiên cứu về quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân đội.
- GV?Em hãy nêu khái quát những chiến công của quân đội từ ngày toàn quốc kháng chiến?
- HS: Theo dõi SGK trả lời...
- GV:Bổ sung tổng kết trình chiếu slides 10,11,12,13,14.
- GV chiếu slides 15 và hỏi? Nhìn vào hình em hãy cho biết tên của những anh hùng liệt đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
- GV khái quát chiến công của quân dân miền Bắc giai đoạn 1954-1965 và phong trào đồng khởi ở Miền Nam(Kết hợp trình chiếu slides 16,17)
- GV:Khái quát chiến công của quân đội trong đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.(Kết hợp trình chiếu slides 18)
- GV:Giới thiệu chiến công trong chiến lược”Chiến tranh cục bộ”.Kết hợp trình chiếu slides 19)
- GV: Phân tích tiếp chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.(Kết hợp trình chiếu slides 20)
- Với cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm1975, giải phóng miềm Nam thống nhất tổ quốc.(Kết hợp trình chiếu slides 21,22,23)
- HS: Chú ý lắng nghe ghi chép những ý chính.
- GV?Em hãy nêu tên các anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
- HS: Trả lời....
- GV:Bổ sung tổng hợp.
- GV:Đề cập nhiệm vụ và phương hướng xây dựng quân đội trong tình hình hiện nay để quân đội trung thành với Đảng, với tổ quốc, với nhân dân.
(Kết hợp trình chiếu slides 24,25,26)
Tiết 2
Hoạt động 2:Tìm hiểu về truyền thống quân đọi nhân dân Việt Nam.
- GV: KHái quát truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam.
- GV: Phân tích truyền thống thứ nhất.(Kết hợp trình chiếu slides 27) 
- HS:Chú ý lắng nghe ghi chép bài.
- GV: Phân tích làm rõ: Quyết chiến, quyết thắng thể hiện như thế nào trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta..(Kết hợp trình chiếu slides 28) 
+Biết đánh, biết thắng nó thể hiện như thế nào.
- HS: Liên hệ với bài học trước để trả lời câu hỏi
- GV: Phân tích mối quan hệ giữa quân nhân và nhân dân..(Kết hợp trình chiếu slides 29,30) 
?Là HS em phải làm gì để phát huy truyền thống trên?
- HS: TRả lời....
Tiết 3
- GV: Phân tích vai trò của sự đoàn kết thống nhất.
?..(Kết hợp trình chiếu slides 31,32) 
- GV phân tích vai trò của độc lập tự chủ ,tự cường trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
- Ý nghĩa vai trò của tinh thần tiết kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước
..(Kết hợp trình chiếu slides 33,34)
-GV ?Tinh thần quốc tế của quân đội được thể hiện như thế nào?
- HS: trả lời....
- GV nhận xét đánh giá ..(Kết hợp trình chiếu slides 35)
A. Lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
I. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Thời kỳ hình thành.
- 2 /1930 Trong chính cương vắn tắt đã đề cập tới việc “Tổ chức ra quân đội công nông”.
- Tháng 10/1930 trong luận cương chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định chủ trương xây dựng “Đội tự vệ công nông”.
-Trong quá trình phát triển phong trào cách mạng, những đội vũ trang đầu tiên đã ra đời: Đội tự vệ đỏ, xích vệ đỏ, du kích Nam Kỳ, du kích Bắc Sơn, du kích Ba Tơ, các đội cứu quốc quân.
- Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” được thành lập.Đó là thời kỳ hình thành đội quân chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.(Từ đó trở thành ngày truyền thống QĐNDVN).
- Trận Phay Khắt ( 25/12/1944 )
+ Diệt đồn Phay Khắt, tiêu diệt 3 tên địch, bắt sống 17 tên, hạ sát đồn trưởng.
- Trận Nà Ngần ( 26/

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_phan_mem_powerpoint_trong_soan_giang_bai_lich.doc
  • docBIA SKKN 2017 HOANG.doc
  • docDANH MỤC SKKN XEP LOAI.doc
  • docDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SKKN 2017 HOANG.doc
  • docMỤC LỤC SKKN 2017 HOANG.doc