SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh THPT

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh THPT

 Việt Nam vốn là đất nước luôn chú trọng đến yếu tố con người, lấy sự phát triển của con người làm căn bản và nền tảng vững chắc cho xã hội. Để làm được điều đó, việc tập trung quan tâm đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thế hệ tương lai, chủ nhân tương lai của đất nước là điều cần thiết và quan trọng bậc nhất. Thế hệ thanh thiếu niên hiện nay rất cần được sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, thể chất và các kĩ năng xã hội, thanh thiếu niên cũng cần có tinh thần tốt, tâm lí thoải mái và đầy năng lượng mới có thể đạt được hiệu quả công việc học tập, rèn luyện tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhất là lứa tuổi học sinh, em nào cũng có thể phát huy tối đa và có hiệu quả tốt nhất những khả năng, năng khiếu của mình khi trong trạng thái tươi mới, tinh thần thoải mái. Do đó, việc rèn luyện và quan tâm đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh không còn chỉ là việc cần thiết mà đã thành việc không thể không làm.

 Trong những năm gần đây, tình trạng đáng báo động cho thấy sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm lí, trầm cảm gây ra nhiều nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là học sinh, sinh viên. Những áp lực lo âu căng thẳng đến từ học hành, gia đình, xã hội, cuộc sống xung quanh không được giải tỏa dễ dẫn đến ức chế về tâm lí, gây ra các bệnh tâm thần đặc biệt là bệnh lí về trầm cảm. Tình trạng trầm cảm gây ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh khiến các em không thể hội nhập và bị tụt lùi so với xã hội, đe dọa đối với tương lai của đất nước. Chính vì thế mà mỗi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe nhằm phòng, tránh trầm cảm và giúp đỡ những người xung quanh. Những kiến thức này không chỉ cần thiết đối với bản thân học sinh mà còn rất có ích đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

 

doc 20 trang thuychi01 21422
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Việt Nam vốn là đất nước luôn chú trọng đến yếu tố con người, lấy sự phát triển của con người làm căn bản và nền tảng vững chắc cho xã hội. Để làm được điều đó, việc tập trung quan tâm đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thế hệ tương lai, chủ nhân tương lai của đất nước là điều cần thiết và quan trọng bậc nhất. Thế hệ thanh thiếu niên hiện nay rất cần được sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, thể chất và các kĩ năng xã hội, thanh thiếu niên cũng cần có tinh thần tốt, tâm lí thoải mái và đầy năng lượng mới có thể đạt được hiệu quả công việc học tập, rèn luyện tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhất là lứa tuổi học sinh, em nào cũng có thể phát huy tối đa và có hiệu quả tốt nhất những khả năng, năng khiếu của mình khi trong trạng thái tươi mới, tinh thần thoải mái. Do đó, việc rèn luyện và quan tâm đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh không còn chỉ là việc cần thiết mà đã thành việc không thể không làm.
 Trong những năm gần đây, tình trạng đáng báo động cho thấy sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm lí, trầm cảm gây ra nhiều nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là học sinh, sinh viên. Những áp lực lo âu căng thẳng đến từ học hành, gia đình, xã hội, cuộc sống xung quanh không được giải tỏa dễ dẫn đến ức chế về tâm lí, gây ra các bệnh tâm thần đặc biệt là bệnh lí về trầm cảm. Tình trạng trầm cảm gây ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh khiến các em không thể hội nhập và bị tụt lùi so với xã hội, đe dọa đối với tương lai của đất nước. Chính vì thế mà mỗi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe nhằm phòng, tránh trầm cảm và giúp đỡ những người xung quanh. Những kiến thức này không chỉ cần thiết đối với bản thân học sinh mà còn rất có ích đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 
 Mặt khác, nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn là nơi giúp các em ngày một nâng cao kĩ năng sống. Điều đó giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông, trong đó có học sinh THPT chuẩn bị bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kĩ năng được các nhà trường đang đặc biệt chú trọng là giáo dục sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh. Nhà trường sẽ là nơi gắn bó với các em trong khoảng một thời gian dài, là nơi chắp cánh ước mơ cho tương lai của học sinh. Vậy nên mỗi thầy cô giáo trong nhà trường cần phải có những kinh nghiệm, tâm huyết trong công tác giáo dục kĩ năng sống, trong đó giáo dục sức khỏe tâm thần học đường phòng tránh bệnh trầm cảm ở học sinh THPT là rất cần thiết, không chỉ có nhà trường mà cần phải có sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường và toàn xã hội cùng chung tay tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm đến các em, yêu thương, che chở cho các em để các em có cơ hội phát triển toàn diện, từng bước đẩy lùi bệnh trầm cảm ra khỏi thế hệ học sinh giúp các em có thể tối đa thể hiện khả năng của mình, trở thành những công dân tốt giúp ích cho xã hội. Đó chính là lí do tôi lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh THPT”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trước hết đề tài nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công tác giáo dục sức khỏe tâm thần nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm ở học sinh đặc biệt là học sinh THPT. 
Đề tài còn hướng tới việc tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng, tránh bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh giúp các em trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này. Giúp các em hiểu rõ hơn về tác hại của căn bệnh này để từ đó tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh và toàn xã hội,..., tác động mạnh mẽ tới việc điều chỉnh suy nghĩ, hành động, cảm xúc, cách sắp xếp công việc ở các em, tránh bị áp lực từ việc học, từ gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó ta có thể tìm ra các giải pháp, hướng đi để phòng tránh xảy ra, nhất là nơi học đường, hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của bệnh trầm cảm, xây dựng một môi trường học tập lành mạnh. Vì một xã hội Việt Nam không mắc bệnh trầm cảm, học sinh có thể phát triển toàn diện, góp phần tạo nên một cộng đồng lành mạnh, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh THPT.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 
- Phương pháp nghiên cứu lí luận về công tác giáo dục kĩ năng sống của nhà trường, của tất cả giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh.
- Phương pháp phân tích các tài liệu về thông tin sức khỏe tâm thần học đường, giáo dục kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm do rối loạn tâm lí, cảm xúc cho học sinh, để các em trang bị cho mình, cho người thân xung quanh những kĩ năng cần thiết để phòng, tránh căn bệnh này một cách có hiệu quả.
- Phương pháp khảo sát, điều tra, tổng hợp.
Phần B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh
1.1. Vai trò của nhà trường 
	Hiện nay ở mọi lứa tuổi học sinh nhất là học sinh THPT tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm luôn có nguy cơ cao. Việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường cung cấp kiến thức cho các em biết bảo vệ sức khỏe cũng như cách phòng tránh bệnh trầm cảm, phối hợp với cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe định kì cho học sinh, phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh, tư vấn và có biện pháp giải quyết kịp thời từ đó phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, định hướng, giúp các em vượt qua những rào cản về tinh thần, tạo nên một nơi an toàn bao bọc, gần gũi, chia sẻ với các em. Giúp các em cảm thấy được quan tâm, đồng cảm, được chở che và yêu thương để từ đó bồi dưỡng những tổn thương tinh thần mà các em gặp phải. 
Bên cạnh đó thầy cô giáo cũng đóng một vai trò không nhỏ. Bởi vì việc thầy cô gần gũi với các em, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, đồng cảm và chia sẻ những khó khăn mà các em đang vướng mắc sẽ khiến các em có lòng tin vào bản thân, vào cuộc sống, giúp các em có định hướng tốt trong tương lai, tránh suy nghĩ bế tắc, bi quan. Việc làm này của mỗi thầy cô sẽ giúp các em không may mắc bệnh sẽ cởi mở hơn, sẽ nói chuyện nhiều hơn thậm chí là gạt bỏ sự e dè trong giao tiếp. Chính tình yêu thương, che chở của mỗi thầy cô sẽ là liều thuốc tinh thần giúp các em tự tin hơn vào bản thân.
Hiện nay, kĩ năng phòng tránh chứng bệnh trầm cảm là một trong những vấn đề vô cùng cấp thiết không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà là toàn thể xã hội, nhất là công tác giáo dục kĩ năng phòng tránh trầm cảm cho học sinh ở nhà trường. Trầm cảm đang là vấn nạn lớn trong xã hội hiện đại và đe dọa sức khỏe của con người trên toàn cầu. Người mắc trầm cảm nếu không được điều trị sẽ gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến khả năng làm việc, học tập và cuộc sống hàng ngày. Trầm cảm ở học sinh là căn bệnh hoàn toàn có thể dự phòng được, thông qua việc tạo môi trường sống, học tập lành mạnh và quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ của gia đình, thầy cô, bè bạn, cộng đồng.
Trong thời gian qua, công tác phòng, tránh trầm cảm ở nhà trường đã từng bước được quan tâm, nhà trường đóng vai trò là lớp vỏ bao bọc học sinh khỏi những nguy cơ gây nên bệnh trầm cảm, đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục cho cả phụ huynh và học sinh có nhận thức đúng về trầm cảm, cách nhận biết, phát hiện sớm để đi khám, tư vấn và điều trị kịp thời, biết cách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo cho học sinh một môi trường hòa nhập và không kì thị, phân biệt đối xử với người có rối loạn trầm cảm.
Nhà trường vốn là môi trường học tập lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội học tập, vui chơi đề phát triển. Đặc biệt đối với học sinh cấp 3 ngôi trường THPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các em. Đó là nơi rèn luyện, chuẩn bị hành trang cho các em trước khi các em bước đến ngưỡng cửa của cuộc đời. Những bài học về kĩ năng sống nói chung và kĩ năng phòng tránh bệnh trầm cảm nói riêng cho các em là vô cùng cần thiết. Nhà trường sẽ là nơi cung cấp những tri thức, kiến thức về sức khỏe giúp các em biết phòng tránh bệnh. Những tri thức ấy sẽ giúp học sinh vận dụng vào thực tế không chỉ có ích cho bản thân các em mà còn có ích cho những người xung quanh.
1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh THPT
	GVCN là những người trực tiếp, có cách nhìn toàn diện về mọi mặt của lớp do mình chủ nhiệm, hiểu được tâm sinh lí từng lứa tuổi học sinh, không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn phải có kĩ năng sư phạm để giải quyết những tình huống phát sinh xảy ra đối với học sinh của mình. Vì thế ngoài việc đảm bảo nội dung lên lớp, vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ trong bài dạy, gây hứng thú học tập cho học sinh. Điều không thể thiếu là mỗi giáo viên cần phải có lòng nhiệt huyết với nghề, xem học trò như là những đứa con của mình, giữ vai trò giúp các em xác định đúng đắn hướng đi trong tương lai, tránh sa đọa vào các tệ nạn xã hội, vực dậy tinh thần cho các em sau những lần vấp ngã, đổ vỡ về mặt tư tưởng, suy nghĩ, rối lọan tâm lí...
	Là người tiên phong, chủ động, dày công sức, dành thời gian tìm hiểu, thu thập những thông tin, kiến thức có liên quan trực tiếp bệnh lí này, từ đó có thêm kinh nghiệm, bồi đắp vốn hiểu biết làm hành trang cho bản thân vì một thế hệ tương lai. Chính cái nhìn toàn diện, thấu đáo đó sẽ là nền tảng vững chắc giúp ích cho các em. Từ những vốn kiến thức hiểu biết về sức khỏe tâm thần học đường mà mỗi giáo viên chủ nhiệm tích lũy được trong quá trình tìm hiểu sẽ được vận dụng, soi chiếu vào thực tiễn là học sinh của mình, lấy học sinh làm trung tâm để biến những tích lũy, vốn hiểu biết của mình về căn bệnh thành bài học thực tiễn để phát hiện kịp thời các trường hợp có nguy cơ rối loạn tâm thần, từ đó đưa ra các thông số chính xác để nắm bắt được tình hình chung của lớp, giúp các em phần nào hiểu rõ hơn khi có tâm lí bất thường để nhằm phòng tránh bệnh chuyển sang loạn thần, trầm cảm, kiểm soát được hành vi của mình.
	Là cầu nối tới giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong trường tổ chức các chương trình mít tinh, ngoại khóa, hay những cuộc gặp gỡ, trò chuyện tư vấn riêng. Chính những hành động thiết thực ấy sẽ làm cho các em quan tâm hơn, hiểu biết được nhiều hơn về chứng bệnh này, từ đó không rụt rè, e ngại, mà có thể tự điều chỉnh được hành vi, rối loạn tâm lí, đẩy lùi được số lượng học sinh mắc bệnh chuyển thành trầm trọng.
	Là người hơn ai hết luôn tạo cho học sinh của mình có được không khí vui vẻ, tâm lí thoải mái mỗi khi bước chân vào lớp học. Tránh gây áp lực, căng thẳng cho các em trong những giờ học hay những giờ thi kiểm tra,... trò chuyện với các em nhiều hơn, cho các em tham gia vào các hoạt động TDTT, văn nghệ của trường để các em rèn luyện thêm bản lĩnh, sự tự tin khi đứng trước đám đông. Những việc làm, những lưu ý rất nhỏ ấy của mỗi GVCN sẽ rất có ý nghĩa 
giúp các em thoát khỏi nguy cơ đứng trước căn bệnh nguy hiểm này. 
Tư vấn cho học sinh là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh đang có những khó khăn tâm lí, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong cuộc sống xác định cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được các xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình. Mục đích của việc cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến bệnh trầm cảm là để các em dựa vào những hiểu biết ấy, áp dụng vào cuộc sống, từ điều chỉnh cuộc sống của mình để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất, tạo cho các em một môi trường học tập thoải mái, thân thiện, không quá đặt gánh nặng vào các em mà thay vào đó nên dành một phần thời gian trong những giờ sinh hoạt để trò chuyện, tâm sự và trao đổi với các em về những vấn đề liên quan đến trầm cảm, tạo cho học sinh hứng thú và tò mò về căn bệnh này. Nên lồng ghép những kiến thức liên quan trong mỗi bài giảng của mình, từng bước một đưa các em tiếp cận với vấn đề về trầm cảm và cùng giúp các em biết các để phòng ngừa căn bệnh này.
Đối với những học sinh có dấu hiệu căng thẳng, stress nhiều, giáo viên cần phải quan tâm, phát hiện kịp thời và phối hợp với tổ chức đoàn thể trong nhà trường nói chuyện với các em, đồng thời tác động vào nhận thức, giúp các em tự nhận thức, tự giải quyết vấn đề, qua đó hình thành tính tự lập, độc lập, viết tự chịu trách nhiệm, đặc biệt giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm. Những buổi tư vấn, giáo dục kĩ năng như vậy sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện cho sự phát triển nhân cách của các em, đồng thời cũng là nền tảng vững chắc và đẩy lùi những áp lực, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm.
Giáo viên chủ nhiệm cũng là lực lượng nòng cốt, phối hợp với gia đình và nhà trường tăng cường hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động thể chất và hoạt động xã hội, để các em có cơ hội tiếp xúc và hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, cung cấp kiến thức và kĩ năng cho gia đình học sinh. Phối hợp với gia đình tạo điều kiện tốt nhất giúp các em phát triển toàn diện.
2. Trầm cảm và một số nguyên nhân dẫn đến trầm cảm 
2.1. Bệnh trầm cảm là gì ?
Bệnh trầm cảm là bệnh về tâm lý. Khi bị căng thẳng hay có chuyện gì về cú sốc tinh thần cao độ thì tâm lý của con người rơi vào trạng thái “mất cân bằng”. Lúc đó không biết chia sẻ cùng ai chỉ biết im lặng một mình, lâu dần dẫn đến muốn cách biệt và không muốn nói chuyện cùng ai[1]. 
Áp lực từ việc học, gia đình, xã hội,... đang khiến cho tỷ lệ học sinh, sinh viên mắc bệnh về rối loạn tâm trí, rối loạn hành vi có chiều hướng gia tăng. Đó chính là bệnh trầm cảm của học sinh[2].
Theo tổ chức WHO cho biết: trầm cảm là kết quả tương tác phức tạp các yếu tố xã hội tâm lí và sinh học, những người gặp các sự cố nặng trong cuộc sống (thất nghiệp, mất người thân, chấn thương tâm lí) nhiều khả năng phát triển bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể lần lượt dẫn đến các rối loạn chức năng và stress nhiều làm tình trạng cuộc sống của người bị ảnh hưởng và ngay chính bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng[3].
2.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở học sinh
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
	Do sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress, mâu thuẫn gia đình, bạn bè, căng thẳng trong công việc, áp lực cuộc sống (học hành, thi cử,...).
	Môi trường sống thiếu lành mạnh, ồn ào, có nhiều thay đổi, biến động, các trò chơi điện tử, game, internet mọc lên ngày càng nhiều. Một số trường hợp các em bị lôi kéo bởi các tệ nạn xã hội, trò chơi đồi trụy, nghiện game, điện tử,... Việc các em rơi vào các trò chơi tiêu khiển thiếu tính lành mạnh sẽ khiến đầu óc căng thẳng, việc giải trí quá đà bằng game sẽ dẫn đến nghiện game và dần bỏ bê việc học, chán học. Điều này dễ làm cho căn bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh tăng lên. Ngoài ra các em bị áp lực từ nhiều phía, sự kì vọng của cha mẹ, thầy cô, học tập căng thẳng, áp lực bài vở, thi cử, kì thi nối tiếp kì thi, bài tập nhiều với nhiều môn học, thời gian học trên lớp cả ngày, cộng với sự lo lắng của phụ huynh và một số thầy cô tăng cường cho các em học thêm ngoài giờ, không những học ngày mà tối các em cũng tham gia, thời gian dành để hoạt động vui chơi giải trí, giảm stress không còn chỗ, dẫn đến càng học càng kém, các em hoang mang, áp lực, căng thẳng đầu óc, thậm chí nhiều em cảm thấy sợ khi nhìn thấy sách vở.
	Bên cạnh đó gia đình cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các em mắc bệnh trầm cảm, bởi bên cạnh những gia đình hòa thuận vẫn có những gia đình thường xuyên tranh cãi gay gắt, thậm chí cha mẹ chửi nhau, đánh đập nhau, rượu chè, cờ bạc,đánh đập, mạt sát con cái,... Chính những điều đó khiến cho các em bị tổn thương tinh thần trầm trọng, các em cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, sự không ủng hộ và hiểu tâm tư nguyện vọng của các em cũng khiến các em cảm thấy hụt hẫng, vô dụng, buồn chán, tự ti,...
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Bệnh trầm cảm xảy ra còn do các em chưa biết cách điều chỉnh sinh hoạt phù hợp, như trong học tập, vui chơi dẫn đến phải chịu áp lực, căng thẳng trong thời gian dài và làm tăng nguy cơ mắc bệnh, các em lại không có đầy đủ kiến thức về bệnh, không hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, cách khắc phục khi mắc bệnh, hoặc một số em khi mắc bệnh đã trốn tránh, thu mình, không chịu mở lòng giao tiếp và hợp tác với Bác sĩ để tìm cách trị bệnh. 
Ngoài ra, các chứng rối loạn tâm thần phát sinh từ các yếu tố di trưyền kết 
hợp với các yếu tố sinh hoạt khác, các yếu tố nuôi dưỡng cũng như các yếu tố môi trường khác. Sự ảnh hưởng giữa học sinh và môi trường xung quanh là rất phức tạp. Bộ não ảnh hưởng tới hành vi và kinh nghiệm ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ não. Bệnh trầm cảm di truyền trong gia đình, qua đó cho thấy khả năng dễ mắc bệnh về mặt sinh học có thể do di truyền.
2.3. Hậu quả
* Trầm cảm có thể để lại hậu quả lâu dài và nặng nề cho các em về mặt phát triển XH, phát triển cảm xúc và học tập, nếu không được điều trị. Một đợt trầm cảm có thể kéo dài 9 tháng, tương đương một năm học, vì vậy rất khó để các em theo kịp các bạn. HS trầm cảm cũng có thể nghiện rượu, thuốc lá, game, ma túy,.
* Thu nhập bình quân thấp hơn, tỉ lệ tốt nghiệp đại học thấp hơn, khó tìm việc làm hơn, quan hệ gia đình và xã hội ít thành công hơn.
* Bị các đợt trầm cảm nhiều gấp đôi, tiên lượng bệnh nặng nề hơn.
* Tỷ lệ toan tính tự tử và tự tử thành công cao hơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng chung
Trầm cảm là một dạng sức khỏe tâm thần (mental health) là chủ đề được WHO phát động trong chiến dịch kéo dài một năm (bắt đầu từ tháng 10 / 2016) với thông điệp “Trầm cảm: hãy cùng nói chuyện” (Depression: let’s talk) là chủ đề Ngày sức khỏe thế giới năm 2017 mà WHO muốn nhấn mạnh khi trầm cảm đứng đầu nguyên nhân gây bệnh. Ước tính mới nhất của WHO cho biết hơn 300 triệu người đang sống với trầm cảm, tăng trên 18% trong giai đoạn 2005 – 2015, thiếu sự hỗ trợ cho người bị rối loạn tâm thần cùng nỗi sợ hãi đang là “rào cản” nhiều người tiếp cận điều trị mà họ cần để sống khỏe mạnh, sống hiệu quả. Chủ đề này được công bố vào 7 / 4 / 2017, ngày cao điểm trong chiến dịch kéo dài hàng năm của WHO nhằm giúp tất cả mọi người bị trầm cảm trên khắp thế giới có cơ hội tìm hiểu và nhận được sự trợ giúp. Tổng giám đốc WHO, TS. Margaret Chan phát biểu: “ Những số liệu mới được công bố này là lời cảnh tỉnh tất cả các quốc gia cần xem lại cách tiếp cận của mình với sức khỏe tâm thần khẩn cấp điều trị nó một cách đúng nghĩa”. Một trong những bước đầu tiên là giải quyết các vấn đề xoay quanh sự thành kiến và kì thị (prejudice and discrimination), TS. Shekhar Saxena – Giám đốc khoa sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện của WHO cho biết: “Sự kỳ thị thường liên quan đến bệnh tâm thần là lí do tại sao chúng tôi quyết định lấy chủ đề chiến dich là Trầm cảm: hãy nói chuyện, đối với người sống cùng chứng trầm cảm được nói chuyện với một người mà họ tin cậy thường được cho là bước đầu tuên để điều trị và hồi phục” [3]. 
Ngày 30 / 3 / 2017 GENEVA Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật toàn cầu. Theo ước tính mới nhất của WHO hơn 300 triệu người sống với trầm cảm, tăng >18% trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2015. Chiến dịch “Ngày sức khỏe thế giới” (World Health Day) của WHO vào 7 / 4 / 2

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_giao_duc_cham_soc_suc.doc
  • docBìa phụ lục SKKN 2017.doc
  • docBia sang kien kn 2017.doc
  • docPhụ lục SKKN 2017.doc