SKKN Đổi mới tổ chức giờ ôn tập văn học ở trường THPT Hàm rồng thành phố Thanh Hóa

SKKN Đổi mới tổ chức giờ ôn tập văn học ở trường THPT Hàm rồng thành phố Thanh Hóa

Trong sự phát triển của nhà trường, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức xúc, một động lực của sự phát triển, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con người. Những năm đầu thế kỉ XXI, khi những thành tựu kì diệu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ tác động mạnh mẽ đến của cuộc sống con người, khi hệ thống giáo dục không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học lại được đặt ra một cách gay gắt. Bốn trụ cột của giáo dục thế giới trong thế kỉ XXI mà Liên Hiệp Quốc đã đề ra là: Học để biết, Học để làm, Học để sống và Học để khẳng định mình, để phát triển. Ở nước ta, Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục là nhằm “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nhĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dung và bảo vệ Tổ quốc, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ”. Môn Ngữ văn cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện.

doc 18 trang thuychi01 5240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới tổ chức giờ ôn tập văn học ở trường THPT Hàm rồng thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
------oOo------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC GIỜ ÔN TẬP VĂN HỌC 
Ở TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG THÀNH PHỐ THANH HÓA
 	Người thực hiện: Lê Hồng Phong
 	Chức vụ: Giáo viên
 	SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA 2019
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu............................................................................................................ 1
2. Nội dung.......................................................................................................... 2 
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................. 2
2.2. Thực trạng................................................................................................3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.. 3
2.3.1. Phương pháp dạy bài Ôn tập Văn học hiện nay.. 4
2.3.2. Cách thức tổ chức giờ ôn tập Văn học theo hướng học sinh là chủ thể sáng tạo 5
2.4. Thực nghiệm 11
3. Kết luận và kiến nghị. 13
3.1. Kết luận 13
3.2. Kiến nghị.. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 17
1. Mở đầu
 Trong sự phát triển của nhà trường, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức xúc, một động lực của sự phát triển, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con người. Những năm đầu thế kỉ XXI, khi những thành tựu kì diệu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ tác động mạnh mẽ đến của cuộc sống con người, khi hệ thống giáo dục không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học lại được đặt ra một cách gay gắt. Bốn trụ cột của giáo dục thế giới trong thế kỉ XXI mà Liên Hiệp Quốc đã đề ra là: Học để biết, Học để làm, Học để sống và Học để khẳng định mình, để phát triển. Ở nước ta, Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục là nhằm “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nhĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dung và bảo vệ Tổ quốc, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Môn Ngữ văn cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện.
 Đối với người học sinh phổ thông, dù sau này họ có chọn văn chương làm bộ môn gắn bó của đời mình hay không thì những hiểu biết về văn học dân tộc và văn học nhân loại (ở bất kì thời đại nào) vẫn sẽ là hành trang đi suốt cuộc đời để làm nên cái gọi là “Trình độ văn hoá” của mỗi người. Trong dòng chảy bất tận của văn học dân tộc và nhân loại, có lẽ mọi người không thể nào quên những đỉnh cao văn học như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, Những người khốn khổ của V. Huy- Gô, Lão Gô- ri- ô của Ban- Giắcvà sẽ còn rất nhiều những đỉnh cao có khả năng tạo ra sự đối thoại trong và ngoài nước. Để có thể củng cố sâu sắc hơn về vốn tri thức ấy, giờ ôn tập văn học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn (chương trình chuẩn và nâng cao) hiện hành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
 Những vấn đề nêu trên vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội để mỗi người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông phải có trách nhiệm tìm ra con đường hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức một cách tích cực sáng tạo theo đặc điểm tình hình văn hoá thời đại cũng như phong tục tập quán địa phương và trình độ cá nhân. Đặc biệt hiện nay toàn ngành đang hướng đến mục tiêu Dạy thực chất, Học thực chất, Thi thực chất thì điều đó càng có ý nghĩa. Vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng khá phức tạp nếu người giáo viên Ngữ văn không tự hình thành những kĩ năng tổ chức các hoạt đông dạy học, hệ thống hoá vấn đề một cách dễ hiểu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Tình hình ngại học các bộ môn khoa học xã hội nhân văn đang khá phổ biến trong học sinh ở trường phổ thông: Kiến thức học xong vội quên, nhất là những kiến thức cơ bản cần phải ghi nhớ; trên lớp học sinh ngại thảo luận, tranh luận; một không khí buồn tẻ bao bọc nhiều giờ Ngữ văn  Sự ngại học, coi nhẹ đó đã dẫn đến thực tế đáng buồn là kết quả thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng tương đối thấp. Nguyên nhân do nhiều phía: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ thấp, tâm lí đề cao khoa học tự nhiên thời đại số hoá của học sinhvà còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế yếu kém. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt vấn đề ở chỗ bản thân người giáo viên Ngữ văn cũng đang bị chi phối theo chính sự ngại học Văn của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách hứng thú. Đối với bài Ôn tập Văn học (cũng như ôn tập Làm văn, Tiếng Việt) lại càng khó. Ôn tập là để củng cố những kiến thức đã học, mặt khác còn là dịp để tổng kết quá trình một học kì hay một năm học. Việc tổng kết sẽ giúp chúng ta nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Thế nhưng, trong thực tế phần lớn giờ ôn tập văn học còn rất nhiều điều bất cập, chưa đạt được mục đích yêu cầu nêu trên . Có thể kể ra đây một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp của giờ ôn tập văn học:
 Là bài cuối cùng của chương trình học kì hoặc năm học, nên nếu có hạn chế về việc dạy học Văn suốt cả học kì hay năm học thì giờ học cuối cùng này cũng chịu ảnh hưởng chung .
 Là bài ôn tập nên số phận của nó nhiều khi bị xem nhẹ. Tiết ôn tập thường được đặt ở cuối học kì, cuối năm học, tức là lúc mà việc thi học kì đã đến thì cả thầy và trò dường như không đủ tập trung cho giờ ôn tập thật nghiêm túc, thật hiệu quả như mục đích đề ra. Nhiều khi tiết ôn tập được dạy qua loa, đại khái, có tính chất đối phó cho đủ chương trình, thậm chí có khi còn bị bỏ qua không dạy.
 Xã hội báo động, nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng, học sinh ngại học và những người thầy tâm huyết với nghề, quan ngại trước thực tế dạy- học Ngữ văn đã thấy vấn đề: cần chú trọng hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Ở đây chúng tôi nhấn mạnh đến vấn đề rất cụ thể : đổi mới cách dạy bài Ôn tập văn học.
 Nhà trường THPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy văn học vì số lương tiết dạy khá nhiều, và vì thế tiết ôn tập càng trở nên quan trọng. Hoà nhập với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của mình, tôi xin giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức giờ “Ôn tập Văn học” theo hướng học sinh là chủ thể sáng tạo.
 Để thực hiện tốt giờ Ôn tập văn học theo theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án (Thiết kế bài học) cho đến cách sử dụng thiết bị dạy học. Lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hơp với thực tế nhà trường và địa phương.
2.2. Thực trạng
 Chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn THPT thực hiện từ năm học 2006-2007 với 3 lớp 10, 11, 12 (Năm học 2006-2007 thực hiện ở lớp 10, năm học 2007-2008 thực hiện ở lớp 11, năm 2008-2009 thực hiện ở lớp 12 ) có nhiều điểm mới, trong đó có việc tăng hoặc giảm số lượng tiết hoc tuỳ theo từng chương trình, ban học:
+Lớp 10 : Chương trình chuẩn có 105 tiết, Chương trình nâng cao có 140 tiết
+ Lớp 11: Chương trình chuẩn có 123 tiết, Chương trình nâng cao có 140 tiết
+ Lớp 12: Chương trình chuẩn có105 tiết, Chương trình nâng cao có 140 tiết
 Có khoảng gần 50% tiết học dành cho phân môn văn học. Nhìn chung chương trình như vậy là hợp lí, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính vừa sức.
 Thời lượng dành cho Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài có nhiều nội dung mới và hay đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá, khả năng hội nhập và giao lưu văn hoá. Dù còn mới mẻ nhưng nội dung các bài như Thơ Hai- cư (Văn học Nhật Bản), Người trong bao (Sê- Khốp, Văn học Nga), Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Hầu trời (Tản Đà) của văn học Việt Nam, nhiều tác phẩm nhật dụng, Nghị luận đã góp phần đáng kể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, hệ thống về tri thức văn học. Kéo theo đó số tiết ôn tập văn học tăng lên, một năm có khoảng 4 tiết ôn tập văn học được bố trí ở cuối học kì, cuối năm học hay kết thúc một bộ phận, giai đoạn, khuynh hướng văn học nào đó.
 Tiết ôn tập Văn học được biên soạn có nhiều cải tiến so với trước đây, cụ thể đó không chỉ là những câu hỏi thuần tuý mà còn là những định hướng về nội dung và phương pháp ôn tập. Nội dung trong bài ôn tập Văn học gồm cả văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học. Sự phân bố như vậy là hợp lí, không chỉ về kiến thức mà cả về phương pháp.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng trong nhà trường phổ thông đã được chứng minh trong thực tiễn thời gian qua. Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện nhiều giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo mà khâu then chốt là không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Xét một cách tổng thể nhiều vấn đề về lí thuyết dạy học đã được phổ biến, rút kinh nghiệm, song đôi lúc chưa phù hợp với nhiều địa phương. Xuất phát từ thực tế giảng dạy cũng như vai trò một Tổ trưởng chuyên môn, tôi mạnh dạn đề xuất một cách dạy bài ôn tập Văn học theo hướng học sinh được phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo bằng việc tham gia thảo luận , tranh luận.
 2.3.1. Phương pháp dạy bài Ôn tập Văn học hiện nay
 Phương pháp dạy bài Ôn tập văn học đang được sử dụng rộng rãi ở nhà trường phổ thông hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách hệ thống hoá những tác giả, tác phẩm đã học trong học kì, trong năm, khẳng định một lần nữa những nét chính về nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật dựa trên sách giáo khoa. Có thầy cô còn khái quát hoá kiến thức cho các em dựa tên mô hình không gian, ví như ở lớp 10 học Văn học dân gian, Văn học trung đại Việt Nam, sử thi ấn Độ, Thơ Đường, tiểu thuyết Minh- Thanh của Văn học Trung Quốc, Thơ Hai- Cư của Nhật Bản. hoặc theo mô hình văn học dân tộc: Pháp có V. Huy- Gô, H. Ban- Giắc; Nga có A. Puskin, Sê- Khốp; Văn học Việt Nam có Thạch Lam, Nam Cao, Xuân Diệutrong chương trình Văn học 11. Nội dung ôn tập trong sách giáo khoa có những vấn đề lớn, sâu đòi hỏi độ tư duy cao nên trong thực tế giáo viên chỉ chọn một số nội dung đơn giản, dễ dạy. Số câu hỏi, nội dung còn lại hoặc là bị bỏ qua hoặc được giải thích một cách nông cạn, đại khái. Nhìn chung, so với bài đọc văn, bài ôn tập chưa có một cách thiết kế thống nhất (Sách thiết kế của nhiều nhà nghiên cứu văn học, nhiều nhà giáo, sách giáo viên cũng thực hiện mỗi cách khác nhau). Tuy nhiên, một thực trạng như vậy không hoàn toàn là cái dở mà cũng có cái hay của nó, đó là sự đa dạng về phong cách và phương pháp. Dĩ nhiên điều đó cũng gây nên sự lúng túng, thiếu tự tin, thiếu định hướng cho nhiều giáo viên, kể cả giáo viên có kinh nghiệm lâu năm	
2.3.2. Cách thức tổ chức giờ ôn tập Văn học theo hướng học sinh là chủ thể sáng tạo
 Chúng tôi rất tâm đắc với gợi ý thật cụ thể của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Người thầy phải suy nghĩ, phải chuẩn bị một cách sáng tạo thầy và trò có thời gian để đối thoại, thảo luận, tranh luận về tất cả cái gì có liên quan đến bài học. Trí tuệ, tài năng, tác phong của người thầy được thể hiện ở đây như nguồn ánh sáng soi vào bóng tối nhằm phát hiện những gì còn ẩn núp ở đó”. Đây cũng là cơ hội để học sinh phát huy những gì là sáng tạo, là độc đáo để góp vào cuộc thảo luận chung.
 Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn là vấn đề chủ thể học sinh. Học sinh cần được xác định như là một chủ thể có ý thức. Phát huy tính năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo của mỗi người cũng như phát huy chủ thể học sinh chính là đáp ứng một phần quan trọng của phương pháp dạy học thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập toàn cầu (Điều đó gải thích tại sao nhiều chương trình giáo dục của nước ngoài hết sức linh hoạt, một giờ học có khi cả thầy và trò cùng thảo luận và khám phá bài học).
 Ở đây, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử dụng. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy kết hợp giữa phương pháp truyền thống với những yêu cầu mới.
 Thời gian gần đây trên các chương trình phát sóng của đài truyền hình Việt Nam xuất hiện nhiều sân chơi tri thức bổ ích, thú vị, thu hút sự quan tâm yêu thích không chỉ của học sinh, sinh viên mà của toàn xã hội như: Đấu trường 100, Câu lạc bộ bạn yêu thơ, Đường lên đỉnh Olympia, Âm vang xứ Thanh (Đài PTTH Thanh Hoá). Ở các trường, các lớp vẫn thường xuyên tổ chức những cuộc thi vui về hiểu biết xã hội, kiến thức như: Em yêu khoa học, Tài trí tuổi trẻ thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh Tại sao chúng ta không biến giờ ôn tập Văn học (cũng như ôn tập Tiếng Việt, Làm văn) thành một hoạt động tương tự như thế?
Cách thức tiến hành 
 Để tiến hành một giờ dạy- học theo yêu cầu trên ta chia lớp thành 4 đội dự thi. Mỗi tổ thành một đội do tổ trưởng làm đội trưởng (hoặc một học sinh khá giỏi, nhanh trí, có khả năng thuyết phục người khác). Thay vì thuyết giảng hoặc gọi học sinh trả lời thì giáo viên soạn tất cả nội dung cần dạy dưới dạng câu hỏi và tất cả đều có quyền trả lời .
 Giờ dạy này ứng dụng công nghệ thông tin là tốt nhất. Vì vậy giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử để thuận tiện cho sử dụng câu hỏi, sinh động hơn trong tiết học và nhất là thu hút được học sinh.
Hệ thống câu hỏi
Trắc nghiệm khách quan
 Trắc nghiệm khách quan là cách kiểm tra năng lực ghi nhớ, hiểu biết bản chất bài học của học sinh sau bài học. Có nhiều dạng trắc nghiệm khách quan, nhưng trong tiết ôn tập kiểu này ta nên sử dụng 2 loại : Điền khuyết và nhiều lựa chọn. Với một câu hỏi giáo viên đưa ra 4 câu trả lời A, B , C , D trong đó có một đáp án đúng nhất. Các đội sẽ dùng bảng để trả lời (Bảng này làm bằng mêka hoặc vật dụng khác như giấy bìa: viết các đáp án đúng bằng bút lông, rất đơn giản và không tốn kém). Thời gian suy nghĩ mỗi câu là 10 giây. Có tín hiệu trả lời đều nâng bảng lên. Đội nào trả lời đúng sẽ được cộng điểm, mức điểm do Giáo viên tự quy định, quy đổi. Ghi chép kết quả là thư kí của lớp.
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn 
Ví dụ 1: “ Mặt trời của thi ca Nga” là ai?
A. Êxênhin B. M. Goorki C. A. Puskin D. L. Tônxtôi
 Câu trả lời đúng là C
Ví dụ 2 : Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Tự tình ( Hồ Xuân Hương ) được thể hiện ở:
A. Nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình 
B. Thái độ phản kháng với xã hội phong kiến
C. Tâm trạng tuyệt vọng của nhân vật trữ tình 
D. Nỗi buồn, sự phẫn uất và khát vọng sống, ý thức vượt lên của nhân vật trữ tình.
 Câu trả lời đúng là D
Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết
 Ví dụ : Hoàn thành lời nhận định của nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại : “ Ở nước ta, một năm có thể kể như . của người”.
A. Năm mươi năm B. Bốn mươi năm C. Ba mươi năm D. Hai mươi năm
 Câu trả lời đúng là C 
Kiểm tra kiến thức bằng câu hỏi trả lời ngắn
 Giáo viên ra những câu hỏi là tên một trào lưu, một con số về thời gian, sự kiện văn học, tên tác giả, tác phẩm, nhân vật. Cần soạn những câu hỏi có trọng tâm, liên hệ mật thiết với người học (có thể hỏi những câu đòi hỏi học sinh phải chịu khó tìm tòi, đọc nhiều, hiểu biết rộng mới trả lời được)
 Học sinh có thể giơ tay để giành quyền ưu tiên trả lời. Nhưng cũng có thể tạo điều kiện để các đội tham gia cùng trả lời bằng cách viết lên bảng. Sau 30 giây các đội phải đưa ra đáp án đúng. Đội nào trả lời đúng sẽ được tính điểm
Ví dụ 1 : Ai là người Châu Á đầu tiên nhận được giải Nobel văn học? Năm nào? Với tác phẩm gì? 
 Đáp án : R. Tagor. Năm 1913. Tập Thơ Dâng
 Ví dụ 2 : Hai chủ đề nổi bật trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn là gì? 
 Đáp án: Sự tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong
Câu hỏi so sánh
 Câu hỏi so sánh được sử dụng trong bài ôn tập cần mang tính tổng quát, chỉ ra được bản chất của vấn đề văn học. Đồng thời thấy được mối liên hệ tác động giữa các vấn đề với nhau (Phải hết sức tránh những câu hỏi vụn vặt, tản mạn). Trong loại câu hỏi này cần lưu ý các em trả lời trúng trọng tâm, không dài dòng.
 So sánh giữa Văn học Việt Nam với Văn học nước ngoài
 Ví dụ 1: Theo em, sự gần gũi trong sáng tác của V.Huy- Gô (Văn học Pháp) và sáng tác của Thạch Lam (Văn học Việt Nam) là gì?
 Đáp án : Sáng tác của V. Huy – gô và Thạch Lam rất gần nhau ở chủ đề tình thương yêu và triết lí tình thương yêu.
 So sánh giữa Văn học nước ngoài với Văn học nước ngoài
Ví dụ 2 : Điểm tương đồng về số phận cũng như tính cách của Xôcôlốp trong Số phận con người (Sôlôkhốp) và Xantiagô trong Ông già và biển cả (Hêminguây) là gì?
Đáp án : Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục 
Loại câu hỏi hùng biện và phát biểu cảm nghĩ
 Đây là loại câu hỏi hay nhưng khó, giúp ta phân hóa được học sinh. Có thể ra một câu hỏi chung cho cả 4 đội lần lượt trả lời để xếp loại cho điểm (hoặc ra cho mỗi đội một câu hỏi khác nhau). Các đội cử người đại diện phát biểu, tranh luận. Đây là phần sôi động nhất của tiết học, là lúc mà vai trò cá nhân xuất sắc được phát huy. Cũng qua đó giáo viên phần nào nắm bắt được năng lực, sở trường của học sinh, chuẩn bị cho mục tiêu cao hơn (Lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi chẳng hạn)
Ví dụ 1 : Một tác phẩm văn học có thể được cảm nhận khác nhau hay không? Vì sao?
Đáp án: Cảm nhận văn học là một hành động chủ quan và rất đa dạng. Người đọc có quyền lí giải tác phẩm văn học theo sự hiểu biết, theo cách nghĩ của mình và sự lí giải ấy có thể theo nhiều cách khác nhau
 Sự khác nhau này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
+ Bắt nguồn từ tính phong phú của nội dung cũng như tính đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật
+ Tuổi tác, kinh nghiệm sống, học vấn và tâm trạng khi tiếp xúc tác phẩm
+ Môi trường văn hoá - xã hội mà cá nhân đang sống
+ Sự hiểu biết nhiều chiều.
Ví dụ 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Bê- li- cốp (Người trong bao - Sê- khốp)?
Đáp án : Tuỳ thuộc vào cảm nhận của từng học sinh.
 Giáo viên tôn trọng ý kiến của từng học sinh, nhưng vẫn phải uốn nắn những lệch lạc để các em có định hướng đúng đắn về kiến thức cũng như tư tưởng, tình cảm..
Tạo không khí trong giờ ôn tập
 Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Dạy văn chính là tổ chức tối ưu hoạt động cộng đồng hợp tác giữa thầy và trò để trò tự giác , tích cực, tự lực xử lí cái nghĩa phổ biến của tác phẩm thành cái ý nghĩa độc đáo sáng tạo, phong phú riêng của từng cá nhân”. Cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm bằng nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau. Song một trong những phương pháp giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm, kiến thức lí luận văn học (Kể cả tiếp nhận qua bài ôn tập) có sự hoà đồng cảm xúc thẩm mĩ theo chúng tôi chính là tạo được không khí văn chương, làm mất sự căng thẳng, nặng nề của khối lượng kiến thức cần xử lí. Đồng thời tạo được sự dân chủ trong tiếp nhận và lĩnh hội tri thức, khi đó giờ văn sẽ thú vị hơn rất nhiều.
 Dạy văn, học văn trước hết phải có hứng thú. Trong giờ ôn tập (vốn được xem là khô khan) càng phải gợi được hứng thú ở người học (và cả người dạy). Tạo không khí trong giờ Văn nói chung và giờ Ôn tập Văn học nói riêng là một biện pháp rất quan trọng để học sinh bước đầu tiếp nhận văn chương, thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên - tác phẩm và học sinh. Xây dựng bầu không khí văn chương là cơ sở tâm lí, là nội dung khoa học, là phương pháp tạo cho học sinh đi đến sự thăng hoa trong nhận thức, cảm thụ. Có thể hình dung trong giờ ôn tập văn học, khi tạo bầu không khí văn chương, giáo viên như người dẫn chương trình thông minh, sáng tạo cộng với một chút hóm hỉnh nhằm kích thích các em tư duy. Giờ ôn tập có thành công hay không một phần quan trọng dựa vào

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_to_chuc_gio_on_tap_van_hoc_o_truong_thpt_ham_ro.doc