SKKN Ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự li 1500m cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Cầm Bá Thước

SKKN Ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự li 1500m cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Cầm Bá Thước

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường, thì đời sống của nhân dân ta được nâng cao, các nhu cầu về đời sống văn hoá tinh thần cũng được cải thiện đáng kể trong đó có cả lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) giúp chúng ta càng ý thức sâu sắc rằng: Phát triển TDTT là mong mỏi của nhân dân, là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội văn minh tiến bộ.

Phấn đấu cho sự nghiệp TDTT phát triển đúng hướng mạnh mẽ có tính chất dân tộc khoa học và nhân dân, Không chỉ góp phần tăng cường sức khoẻ cho con người, phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và các phẩm chất khác. Hơn thế nữa TDTT là một phương tiện tốt để các dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị nâng cao uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, Nhà nước và các cơ quan ban ngành khác , thì ngành TDTT Việt Nam đang có một kế hoạch, chiến lược phát triển lâu dài là xã hội hoá TDTT, đưa TDTT đến với tầng lớp nhân dân, học sinh, để nhằm nâng thể trạng của người Việt Nam thông qua đó có thể tuyển chọn cho quốc gia những tài năng thể thao.

 

doc 11 trang thuychi01 7550
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự li 1500m cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Cầm Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
Trang
Mục lục.
1. Mở đầu.
	1.1. Lí do chọn đề tài
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận
 - Kiến nghị
1
2
2
3
3
4 
4
4
5
5
7
10
10
13
13
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Nội dung
Chữ kí tự viết tắt
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
Trung học phổ thông
Học sinh
Học sinh trung học phổ thông
Giáo viên
Giáo dục thể chất
Thể dục thể thao
Cán bộ giáo viên
THPT
HS
HSTHPT
GV
GDTC
TDTT
CBGV
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường, thì đời sống của nhân dân ta được nâng cao, các nhu cầu về đời sống văn hoá tinh thần cũng được cải thiện đáng kể trong đó có cả lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) giúp chúng ta càng ý thức sâu sắc rằng: Phát triển TDTT là mong mỏi của nhân dân, là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội văn minh tiến bộ.
Phấn đấu cho sự nghiệp TDTT phát triển đúng hướng mạnh mẽ có tính chất dân tộc khoa học và nhân dân, Không chỉ góp phần tăng cường sức khoẻ cho con người, phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và các phẩm chất khác. Hơn thế nữa TDTT là một phương tiện tốt để các dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị nâng cao uy tín của đất nước trên trường quốc tế. 
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, Nhà nước và các cơ quan ban ngành khác, thì ngành TDTT Việt Nam đang có một kế hoạch, chiến lược phát triển lâu dài là xã hội hoá TDTT, đưa TDTT đến với tầng lớp nhân dân, học sinh, để nhằm nâng thể trạng của người Việt Nam thông qua đó có thể tuyển chọn cho quốc gia những tài năng thể thao.
Trong những năm qua, phong trào tham gia tập luyện TDTT của của nhân dân được tăng lên rõ rệt, vì biết được lợi ích, tác dụng của việc luyện tập TDTT nên nhiều tầng lớp từ thanh thiếu niên, học sinh, người trung tuổi cũng như những người già tham gia tập luyện TDTT. Có rất nhiêu môn thể thao để tập luyện như: Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Bơi, đi bộ, chạy nhưng tôi nhận thấy rằng đa số những người tham gia tập luyện TDTT đều chọn môn chạy bền, vì chạy bền rất dễ tập luyện, phù hợp, không tốn kém kinh phí.
Trong các trường học thì chạy bền là môn không thể thiếu được, không những vậy nó còn có thời gian tập luyện nhiều hơn các môn thể thao khác xuyên suốt theo phân phối chương trình. Cự li 1500m là nội dung thi học sinh giỏi chính thức hàng năm.
Để phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện có hiệu quả hơn, nâng cao thể lực, thành tích cho học sinh và đáp ứng với nhu cầu tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu ứng dụng đề tài “Ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự li 1500m cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Cầm Bá Thước”.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Khi có ý định nghiên cứu đề tài này, tôi luôn xác định rõ mình nghiên cứu để làm gì? Xác định được mục đích nghiên cứu giúp tôi giải quyết vấn đề có trọng tâm, cụ thể, triệt để và phù hợp hơn.	
 Trước hết, tôi muốn ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự li 1500m cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Cầm Bá Thước
Sau nữa, tôi muốn rút kinh nghiệm cho bản thân, xác định rõ: bản chất của việc vận dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự li 1500m cho học sinh là gì? Những khó khăn trong quá trình giảng dạy và tập luyện (về phía GV, về phía HS)? Các giải pháp cụ thể? Hiệu quả như thế nào? Từ đó áp dụng vào việc tập một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự li 1500m cho học sinh sao cho có hiệu quả.
	Ngoài ra, tôi muốn nghiên cứu đề tài này để trao đổi với những giáo viên được phân công dạy môn thể chất ,bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường có cùng mối quan tâm. Hi vọng nhận được những nhận xét, góp ý bổ ích của họ. Đồng thời góp chút kinh nghiệm bản thân để đồng nghiệp tham khảo.
Cuối cùng, tôi muốn đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể, cần thiết có liên quan tới đề tài nghiên cứu với Ban giám hiệu nhà trường và các đồng chí giáo viên dạy môn thể chất trong trường.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, đề tài tôi sẽ nghiên cứu và 
tổng kết là “Ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự li 1500m cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Cầm Bá Thước”. Cụ thể sẽ đi sâu vào bản chất của một số bài tập phát triển sức bền trong chạy cự li 1500m cho học sinh, những khó khăn trong quá trình giảng dạy và học tập, các giải pháp cụ thể.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp 
nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
 Bác Hồ đã từng nói: "Khỏe để học tập, khỏe để lao động". Đảng và nhà nước ta cũng luôn quan tâm tới giáo dục, coi giáo dục là "quốc sách hàng đầu". Trong ngành giáo dục, hoạt động thể dục thể thao cũng vậy.
Tài liệu Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất. SGV Thể dục lớp 11 có nêu rõ “ Mức độ cần đạt” đối với HS lớp11 như sau: 
- Biết cách thở trong chạy bền; phân phối sức trong chạy bền, hiện tượng “cực điểm” và cách khắc phục.
- Biết vận dụng những hiểu biết về luật khi tập luyện và thi đấu.
- Tiếp tục phát triển sức bền rèn luyện ý chí chống lại mệt mỏi.
Điều đó cho thấy việc rèn luyện kĩ năng chạy bền là một yêu cầu bắt buộc và vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. 
“Khái quát sơ lược về môn học chạy bền làm căn cứ cho việc nghiên cứu”.
- Điền kinh là môn thể thao không chỉ phong phú, đa dạng hấp dẫn, phù hợp mọi lứa tuổi; giới tính, mà còn là một nội dung thi đấu chủ yếu (bao gồm nhiều cự ly) trong các kỳ Hội thao, Hội khỏe Phù Đổng ...
- Chạy bền là một môn của điền kinh được giảng dạy xuyên suốt chương trình các khối lớp (từ lớp 10 đến lớp 12) của cấp THPT. Tập chạy bền để phát triển sức bền với cự ly chạy thường 800m trở lên, học sinh phần lớn ngán ngại tập luyện chạy bền vì chạy bền nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, đòi hỏi năng lực, sức chịu đựng của người tập rất nhiều, vì phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, quá trình tập luyện nhất thiết bản thân phải nỗ lực và cần có tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai. 
- Học sinh các trường THPT, ngoài việc học tập các môn văn hóa để phát triển trí tuệ, thì việc học bộ môn Thể dục, tập luyện TDTT thường xuyên ở nhà, nhằm nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật phục vụ học tập lao động và sản xuất. Đây là một nhu cầu không thể thiếu đối với bản thân của mỗi học sinh.
- Thực hiện kế hoạch thường xuyên của ngành và kế hoạch cụ thể hằng năm của nhà trường về giảng dạy bộ môn Thể dục chính khóa 2 tiết/tuần.
- Nhiệm vụ dạy học chính trong môn chạy bền là rèn luyện kỹ thuật và rèn luyện sức bền cho học sinh, đồng thời phát hiện học sinh năng khiếu để bồi dưỡng.
- Nhằm khuyến khích học sinh trong Nhà trường tích cực, hăng hái tập luyện tại lớp trong giờ Thể dục chính khóa và thường xuyên tập luyện ở nhà, đây là một công việc rất khó khăn đối với mọi giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục. Để làm được điều này các giáo viên không chỉ ngoài việc động viên, gây hứng thú về môn học cho học sinh, dạy kỹ thuật chạy bền và đưa nhiều những bài phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh tập chạy bền, để tạo cho học sinh không nặng nề, không tốn năng lượng ...vv. Tạo cho các em hứng thú luyện tập hơn.
2. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
Qua khảo sát thực tế trước khi tôi thực hiện đề tài này, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau. 
2. 2.1.Những mặt thuận lợi: 
Về phía nhà trường: Ban giám hiệu rất chú trọng công tác rèn luyện thể chất cho học sinh nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng khung chương trình, xây dựng giáo án, việc thực hiện thời gian biểu, thời khóa biểu và giảng dạy trên lớp cũng như hiệu quả bồi dưỡng; từng năm có bổ sung một số tài liệu tham khảo có chất lượng phục vụ công tác mũi nhọn này theo đề xuất của giáo viên.
Bản thân tôi là giáo viên dạy Thể chất đã gần 20 năm trong nghề, đã có một số năm học được phân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Thể chất. Trên cơ sở đó, tôi có thể học hỏi, rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp và vận dụng, kiểm nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài.
Về phía học sinh: Nhìn chung các em học sinh có ý thức học tập tương đối tốt, một số em có tinh thần phấn đấu cao. Các em cũng được học về chạy bền ở một số tiết lớp 10 và một số tiết ở lớp 11.
2.2.2. Những mặt khó khăn:
	Về phía nhà trường: Số lượng đầu sách tham khảo, tranh ảnh chưa nhiều nên mới chỉ đáp ứng nhu cầu cho một GV trực tiếp giảng dạy khối đó chứ chưa đáp ứng nhu cầu cho HS. Trong khi đó HS không có điều kiện để mua nhiều tài liệu cho riêng mình.
Về phía học sinh: Phần lớn là các em nữ đang ở độ tuổi phát triển, dậy thì nên việc chạy còn gặp nhiều khó khăn. 
2.2.3. Kết quả khảo sát:
	Trước khi áp dụng các giải pháp, tôi đã tiến hành khảo sát một số lớp, kết quả đáng suy nghĩ như sau:
 2.2.3.1. BẢNG 1: SO SÁNH ĐIỂM THI CHẠY 1500M CỦA 33 HỌC SINH LỚP 11A4 ( NHÓM THỰC NGHIỆM)VỚI 33 HỌC SINH LỚP 11A3 (NHÓM ĐỐI CHỨNG). TRƯỚC THỰC NGHIỆM.
Điểm thi
Xi
Mi(33 HS lớp 11A3)
A (Nhóm thực nghiệm)
Mi(33 HS lớp 11A4)
B (Nhóm đối chứng)
Ghi chú
0
0
0
1
0
0
2
4
3
3
8
6
4
6
6
5
9
9
6
3
2
7
1
2
8
1
1
9
1
1
10
0
0
33
33
 X = 4,33 X = 4,53
 = 2,77 = 2,85
 t = 0,476 < t = 2,101
Thông qua bảng 1 ta thấy t = 0,027 5%.
Qua 20 tiết học môn chạy bền theo phân phối chương trình áp dụng các bài tập mà tôi đã chọn cho lớp 11A3, còn lớp 11A4 tập các bài tập như thường lệ. Thêm vào đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn nhắc nhở động viên các em về nhà tập luyện. Vì điều kiện ở nhà không có sân bãi tập thường xuyên chính vì thế các em chỉ nên tập ở các bài tập bổ trợ kỹ thuật, các động tác đơn lẻ theo từng giai đoạn thể lực. Trong giờ dạy tôi luôn áp dụng luân phiên các bài tập gây hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh trong tập luyện.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Qua quá trình nghiên cứu, tôi thấy để rèn luyện kĩ năng chạy bền cho học sinh THPTcó hiệu quả cao cần thực hiện một số giải pháp sau. 
2.3.1. “ Ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong cự ly 1500m cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Cầm Bá Thước”.
Khi giảng dạy chạy bền cho học sinh giáo viên nên biết cách sử dụng tốc độ chạy phù hợp với mục đích tập. Nếu tập vì sức khoẻ, nên chạy với tốc độ đều trên toàn cự li, tuỳ theo sự tiến bộ mà tăng dần cự li và tốc độ chạy. Nếu tập nhằm nâng cao thành tích, cần tập với tốc độ thay đổi. Tuỳ theo sự tiến bộ của thể lực chuyên môn mà tăng dần độ dài các đoạn chạy nhanh và tăng tốc độ chạy (cả ở đoạn chạy chậm và ở đoạn chạy nhanh). Tuy nhiên khi tập chạy bền cần tập một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn để có thể nâng cao thành tích môn chạy bền.
1. Tập chạy lên dốc: 
Thân ngả về trước nhiều, nâng cao đùi, hai tay đánh rộng. Nếu dốc cao, nên giảm tốc độ, thậm chí có thể chuyển sang đi bộ để tiết kiệm sức.
2. Tập chạy xuống dốc:
Để giữ thăng bằng thân trên phải hơi ngã về sau, độ dài bước co thể giảm một ít hoặc tiếp đất bằng má ngoài bàn chân.
3. Tập chạy trên cát hoặc trên đất mềm, xốp:
Cần chạy bước ngắn tăng tần số để hai chân không bị lún sâu, hai tay đánh tích cực.
4. Tập chạy trong sân trường hay vườn cây:
Nếu đường hẹp, vướng cây cối, phải dùng kĩ thuật luồn lách, dùng tay gạt, đỡ để không vướng cây, tranh va đập.
5. Tập chạy trên đường có chướng ngại vật:
Nếu chướng ngại vật thấp, hẹp thì nhảy qua. Nếu chướng ngại vật cao, vững thi leo lên rồi mới nhảy sang bên kia. Cũng có thể kết hợp dùng sức của tay để chóng - vượt,
6. Chạy tăng tốc độ 3 - 4 lần các đoạn 60 - 100m:
Chú ý tăng tốc độ nhịp nhàng, không cần tăng tới tốc độ tối đa.
7. Chạy lặp lại 3 - 6 lần cự li 80 - 100m:
Chạy với tốc độ trung bình, bước chạy dài, thả lỏng và phối hợp với thở. Đây là bài tập củng cố kĩ thuật và nhịp điệu chạy, nên khi chạy không gò bó, gắng sức quá. Cần chạy đều, đẹp mà không cố chạy vượt lên.
8. Chạy ở đường vòng: 
Để luyện cho học sinh biết chạy ở đường vòng (Điều chỉnh độ ngả thân trên, mức độ và phương hướng dùng sức của tay và chân,.. ) cần cho học sinh chạy từ đường thẳng vào đường vòng và từ đường vòng ra đường thẳng.
9. Chạy việt dã: 
Có thể cho học sinh chạy lên dốc, xuống dốc, chạy trên cát , chạy ở chỗ nước nông, trên bờ ruộng, ruộng đã gặt và ruộng ngập nước
10. Chạy liên tục các cự li 400 - 1500m.
11. Chạy chậm kết hợp tăng tốc độ các cự li 500 - 1500m:
 Chạy theo hàng dọc, mỗi tổ 10 đến 15 học sinh  cho đến hết cự li.
12. Chạy có thay đổi tốc độ:
Học sinh chạy tốc độ trung bình, khi nghe tín hiệu thì lập tức chuyển sang chạy nhanh 5 - 10 bước rồi lại chạy với tốc độ ban đầu, chờ có hiệu lệnh tiếp theo lại lập tức chuyển chạy nhanh  Mỗi lần có thẻ cho tăng tốc 6 - 8 lần, thời gian giữa 2 lần tăng tốc khoảng 20 - 30 giây.
13. Làm theo động tác của người chạy trước: 
Cả lớp chạy theo đội hình hàng dọc. Em dẫn đầu chạy theo đường tự chọn, tự làm các động tác khác nhau (như khi chạy chậm, khi chạy nhanh, chạy giật lùi, bò cao, lò cò, lăn nghiêng, )
14. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, đạp sau, chạy tăng tốc độ,
 15. Bài tập hồi tĩnh:
Sau khi thực hiện các bài tập sức bền, cơ thể thường rất mệt mỏi, nếu không biết hồi tỉnh tốt sẽ khó có thể tập tiếp. Để hồi tỉnh tốt sau khi hoàn thành bài tập, không được dừng đột ngột, cũng không được đứng, ngồi hoặc nằm mà phải tiếp tục chạy nhẹ nhàng với tốc độ giảm dần phải tích cực thở sâu để thanh toán nợ ô xi. Khi thở đã trở lại bình thường thì tiếp tục làm các động tác thả lỏng chân tay để máu lưu thông và giải tỏa mệt mỏi. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi thực hiện những giải pháp nêu trên trong việc ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong cự li chạy 1.500 m, tôi thấy việc rèn luyện kĩ năng chạy bền có hiệu quả hơn. Cụ thể : 
2.4.1.Về phía GV dạy:
- Với vai trò là người định hướng, tổ chức, hướng dẫn HS ôn luyện, GV tự tin hơn trong việc lựa chọn chuyên đề, xây dựng giáo án, sưu tầm bài tập, đề thi,; 
- Do đó, việc rèn kĩ năng chạy bền cho học sinh cũng thuận lợi hơn. 
2.4.2.Về phía HS:
	Kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên về việc rèn kĩ năng chạy bền cho học sinh THPT thể hiện rõ qua những số liệu đáng mừng sau:
BẢNG 2: SO SÁNH ĐIỂM THI CHẠY 1500M CỦA 33 HỌC SINH LỚP 11A3 ( NHÓM THỰC NGHIỆM)VỚI 33 HỌC SINH LỚP 11A4 (NHÓM ĐỐI CHỨNG). SAU THỰC NGHIỆM.
Điểm thi
Xi
Mi(30 HS lớp 11A3)
A (Nhóm thực nghiệm)
Mi(30 HS lớp 11A4)
B (Nhóm đối chứng)
Ghi chú
0
0
0
1
0
0
2
0
2
3
2
4
4
3
5
5
4
8
6
6
4
7
5
3
8
4
2
9
5
1
10
4
1
33
33
 X = 6,85 X = 5,1
 = 4,19 = 3,79
 t = 3,5 > t = 2,101	
Thông qua bảng 2 ta thấy t = 3,5 > t = 2,101 chứng tỏ sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p = 5%
BIỂU ĐỒ TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM CỦA HAI NHÓM
Trước thực nghiệm: Sau thực nghiệm:
 X=6,85 X=5,1
 X= 4,33 X= 4,53
Ghi chú Nhóm A ( Nhóm thực nghiệm)
Nhóm B ( Nhóm đối chứng) 
Tuy kết quả trên cũng chưa thực sự cao như mong muốn song so với năng lực, ý thức học của học sinh và so với mặt bằng chung toàn trường thì đó đã là kết quả đáng mừng.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 
Kết luận: 
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự ly 1500m cho học sinh lớp 11A3 trường THPT Cầm Bá Thước”.
 Đã thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra.
- Khái quát sơ lược về môn học chạy bền làm căn cứ cho việc nghiên cứu.
- Tìm ra một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cư li 1500m để nâng cao thể lực, thành tích cho học sinh.
- Bằng thực nghiêm sư phạm, vận dụng vào giảng dạy và đánh giá điểm thi của học sinh.
 Tôi thấy thể lực và thành tích cự li 1500m của các em được nâng lên rõ rệt. Giờ học của các em không bị nhàm chán gò bó, sinh động hơn. 
 Với con số 33 học sinh nam được thực nghiệm và 33 học sinh nam không được thực nghiệm ở trường THPT Cầm Bá Thước tôi thấy kết quả rất tốt với các em được thực nghiệm. Vì vậy tôi mạnh dạn đem một phần nhỏ sáng kiến của mình trong nhiều năm làm công tác giảng dạy vào việc giảng dạy sức bền chuyên môn trong chạy cự li 1500m cho học sinh các cấp, những người yêu thích tập luyện môn thể thao này. 
 3.2. Kiến nghị: 
 Sau khi nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi xin đề xuất kiến nghị với Sở Giáo dục & đào tạo, nhà trường và đồng nghiệp như sau:
- Tạo điều kiện cho CBGV được tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề phương pháp đổi mới về giáo dục thể chất nhiều hơn nữa.
- Nhà trường bổ sung thêm tài liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo, nghiên cứu.
 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện và rút ra những giải pháp, kết luận mang tính cá nhân, chắc chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG 	 Thanh Hóa, ngày 02 tháng 5 năm 2018
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết
 Nguyễn Văn Long
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất 
Ts Vũ Đào Hùng – PTS Nguyễn Mậu Loan – NXB giáo dục-1998
2. Giáo trình Điền kinh
Dương Nghiệp Chí – NXB TDTT Hà nội – năn 2000.
3. Điền kinh trong trường phổ thông
 NXB TDTT Hà Nội – năm 1996.
4. Toán học thống kê ( Nguyễn Đức Văn)
5. Sinh lý học thể dục thể thao.
6. Sách giáo viên môn thể dục: 10, 11, 12 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_ben_chuyen_mon_t.doc