SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch Sử

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch Sử

 Mở đầu bài “Diễn ca” năm 1942, Bác Hồ từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

 Việc dạy cho giới trẻ bây giờ tường tận lịch sử nước nhà và từ đó bồi dưỡng tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc, tự tôn sức mạnh toàn dân Việt không chỉ là nhiệm vụ giáo dục mà cao hơn đó còn là một nhiệm vụ chính trị.

 Tuy nhiên hiện nay, vai trò của lịch sử đang ngày càng bị lu mờ, nhất là đối với thế hệ trẻ, thế hệ mà đáng lẽ cần phải quan tâm nhiều nhất đến lịch sử dân tộc. Bằng chứng rõ nét nhất của vấn đề này là việc học sinh phổ thông hiện nay không tha thiết với môn Lịch sử. Theo số liệu của quá trình khảo sát nguyện vọng các môn thi tốt nghiệp THPT năm học 2013 - 2014, số HS đăng kí thi tốt nghiệp môn Lịch sử đếm được trên đầu ngón tay. Thậm chí, có những trường có 0% học sinh đăng kí thi môn này. Còn trong kì thi Đại học, Cao đẳng năm 2013, chất lượng bài thi môn Lịch sử thấp kỉ lục: với hơn 170 trường ĐH - CĐ công bố điểm thi thì điểm 0 môn Sử đang chiếm phần lớn điểm 0 của các trường ngành xã hội. Theo thống kê, số lượng bài thi Lịch sử dưới trung bình chiếm từ 80 – 90%, cá biệt có trường điểm cao nhất đạt 5,25 điểm; tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, trong 4.474 thí sinh dự thi có đến 220 điểm 0, trong đó điểm 0 môn Sử chiếm tới 208 bài. [1]

 Qua tìm hiểu, khảo sát một số đối tượng học sinh sau nhiều năm giảng dạy, tôi cũng nhận thấy: Nhiều em không hứng thú với việc học Lịch sử, nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ, thường chỉ dừng lại ở việc cố học thuộc tên sự kiện, tên nhân vật và các mốc thời gian theo yêu cầu của giáo viên. Điều này rất đáng lo ngại và là một câu hỏi lớn cho những người làm công tác giáo dục cũng là một vấn đề nhức nhối đã và đang được toàn xã hội quan tâm. Vậy làm thế nào để có thể cuốn hút, lôi cuốn các em học sinh yêu và ham thích các tiết học, các bài học Lịch sử ? Trong khi, như chúng ta đã biết, bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng, xây dựng nền móng cho cả quá trình giáo dục và dạy học sau này. Nếu ngay từ Tiểu học, các em có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của phân môn Lịch sử, không chỉ là dạy học những kiến thức mà còn là giáo dục tư tưởng, từ đó các em hiểu Lịch sử và yêu thích việc học Lịch sử, chắc chắn ở những bậc học tiếp theo việc học Lịch sử sẽ có những sự chuyển biến tích cực.

Đó là vấn đề khiến tôi luôn trăn trở, cũng là lí do mà tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch Sử để giúp cho giờ học được sinh động và thú vị hơn, làm cho việc học tập của học sinh trở nên lý thú, gắn bó hơn với thực tiễn, thay đổi thói quen học tập thụ động của học sinh.

 

doc 19 trang thuychi01 7475
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1
1. MỞ ĐẦU
2
1.1 Lí do chọn đề tài
2
1.2 Mục đích nghiên cứu
2
1.3 Đối tượng nghiên cứu
3
1.4 Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1 Cơ sở lý luận
3
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
5
2.3 Các giải pháp 
6
2.4 Hiệu quả đạt được
14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
3.1 Kết luận
15
3.2 Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
18
Danh mục SKKN đã được xếp loại
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Mở đầu bài “Diễn ca” năm 1942, Bác Hồ từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
 	Việc dạy cho giới trẻ bây giờ tường tận lịch sử nước nhà và từ đó bồi dưỡng tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc, tự tôn sức mạnh toàn dân Việt không chỉ là nhiệm vụ giáo dục mà cao hơn đó còn là một nhiệm vụ chính trị.
	Tuy nhiên hiện nay, vai trò của lịch sử đang ngày càng bị lu mờ, nhất là đối với thế hệ trẻ, thế hệ mà đáng lẽ cần phải quan tâm nhiều nhất đến lịch sử dân tộc. Bằng chứng rõ nét nhất của vấn đề này là việc học sinh phổ thông hiện nay không tha thiết với môn Lịch sử. Theo số liệu của quá trình khảo sát nguyện vọng các môn thi tốt nghiệp THPT năm học 2013 - 2014, số HS đăng kí thi tốt nghiệp môn Lịch sử đếm được trên đầu ngón tay. Thậm chí, có những trường có 0% học sinh đăng kí thi môn này. Còn trong kì thi Đại học, Cao đẳng năm 2013, chất lượng bài thi môn Lịch sử thấp kỉ lục: với hơn 170 trường ĐH - CĐ công bố điểm thi thì điểm 0 môn Sử đang chiếm phần lớn điểm 0 của các trường ngành xã hội. Theo thống kê, số lượng bài thi Lịch sử dưới trung bình chiếm từ 80 – 90%, cá biệt có trường điểm cao nhất đạt 5,25 điểm; tại Trường  ĐH Văn hóa Hà Nội, trong 4.474 thí sinh dự thi có đến 220 điểm 0, trong đó điểm 0 môn Sử chiếm tới 208 bài. [1]
 	Qua tìm hiểu, khảo sát một số đối tượng học sinh sau nhiều năm giảng dạy, tôi cũng nhận thấy: Nhiều em không hứng thú với việc học Lịch sử, nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ, thường chỉ dừng lại ở việc cố học thuộc tên sự kiện, tên nhân vật và các mốc thời gian theo yêu cầu của giáo viên. Điều này rất đáng lo ngại và là một câu hỏi lớn cho những người làm công tác giáo dục cũng là một vấn đề nhức nhối đã và đang được toàn xã hội quan tâm. Vậy làm thế nào để có thể cuốn hút, lôi cuốn các em học sinh yêu và ham thích các tiết học, các bài học Lịch sử ? Trong khi, như chúng ta đã biết, bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng, xây dựng nền móng cho cả quá trình giáo dục và dạy học sau này. Nếu ngay từ Tiểu học, các em có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của phân môn Lịch sử, không chỉ là dạy học những kiến thức mà còn là giáo dục tư tưởng, từ đó các em hiểu Lịch sử và yêu thích việc học Lịch sử, chắc chắn ở những bậc học tiếp theo việc học Lịch sử sẽ có những sự chuyển biến tích cực.
Đó là vấn đề khiến tôi luôn trăn trở, cũng là lí do mà tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch Sử để giúp cho giờ học được sinh động và thú vị hơn, làm cho việc học tập của học sinh trở nên lý thú, gắn bó hơn với thực tiễn, thay đổi thói quen học tập thụ động của học sinh.
	1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
	Nghiên cứu các biện pháp, cách thức để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử có hiệu quả nhất, nhằm tạo hứng thú cho tiết học. Qua đó giúp học sinh yêu thích môn học và chủ động tích cực hơn trong việc nắm bắt các kiến thức Lịch sử. Bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
	1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	- Thực trạng dạy - học phân môn Lịch sử lớp 5.
	- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập trong nhà trường.
	- Các giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Lịch sử lớp 5 một cách hợp lí và có hiệu quả.
	1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
	- Phương pháp điều tra, thống kê.
	- Phương pháp thực nghiệm.
	- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Như chúng ta đã biết, sự hình thành và phát triển tâm sinh lí của trẻ ở giai đoạn Tiểu học có nhiều nét đặc trưng ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình nhận thức, tư duy và ghi nhớ của trẻ. Dựa trên cơ sở đó, chúng ta lựa chọn phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả của các giờ dạy. 
2.1.1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học :
Theo các nhà Tâm lí học, ở lứa tuổi Tiểu học, sự tập trung và độ bền của chú ý của trẻ chưa cao. Đặc biệt, trẻ chỉ tập trung và duy trì sự chú của mình khi được trực tiếp tham gia vào một hoạt động yêu thích nào đó. Ngoài ra, chú ý của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng chú ý. Những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn các em mà không cần có sự nỗ lực của chú ý, nhu cầu, hứng thú, kích thích và duy trì sự chú ý không chủ định của trẻ. Như vậy, việc cuốn hút học sinh vào những hoạt động học tập được tổ chức hấp dẫn, sinh động sẽ dễ dàng giúp trẻ tập trung và duy trì sự chú ý học tập tích cực và ghi nhớ lâu hơn. [2]
Ở học sinh Tiểu học, trí nhớ trực quan rất phát triển. Các em nhớ và lưu giữ chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Đặc biệt, các em ghi nhớ nhanh và sâu những gì mà các em yêu thích. Ngoài ra, những gì gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động đến cảm xúc, tình cảm của các em thì làm các em dễ nhớ và nhớ lâu. Sở dĩ học sinh ghi nhớ được một tài liệu nào đó là nhờ nguồn thông tin đến với các em thông qua năm giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. [2] Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta có thể dạy học phối hợp đa giác quan, tác động nhanh, mạnh đến nhận thức, tình cảm của trẻ, từ đó cải thiện trí nhớ cho trẻ. 
Ở lứa tuổi cuối bậc Tiểu học, sự tưởng tượng của trẻ đã phát triển phong phú hơn. Tưởng tượng tái tạo từng bước được hoàn thiện gắn liền với những hình tượng được tri giác từ trước hoặc tạo ra những hình tượng phù hợp với những điều mô tả, sơ đồ, hình ảnh... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị tri phối mạnh mẽ bởi những xúc cảm, tình cảm - những hình ảnh, sự việc, hiện tượng gắn liền với các rung động tình cảm của các em. [2] Và như chúng ta đã biết, khi học Lịch sử thì nhất thiết phải xây dựng bức tranh quá khứ bằng tưởng tượng. Những hình ảnh chân thực, những thước phim tư liệu, những câu chuyện, bài thơ, bài hát... sẽ là cơ sở để các em tưởng tượng và tái tạo Lịch sử.
Phát triển tư duy của trẻ là nhiệm vụ quan trọng để dạy học thành công. Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, học sinh Tiểu học dần dần chuyển từ nhận thức hình thức đến nhận thức được những đặc điểm thuộc tính, tính chất của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, kĩ năng phân biệt các dấu hiệu và chỉ ra được các thuộc tính bản chất không dễ dàng thực hiện ngay được. Trẻ thường nhầm lẫn các dấu hiệu, thuộc tính không bản chất hoặc xếp các dấu hiệu không bản chất cùng với các dấu hiệu bản chất. Đó là những khó khăn của học sinh trong quá trình lĩnh hội các khái niệm. Do vậy, người thầy phải biết phát triển tư duy và trí tưởng tượng của trẻ bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mở, thu hút các em vào những hoạt động học tập lí thú, để các em có thể phát triển nhận thức lí tính một cách toàn diện. [2]
Như vậy, từ việc phân tích những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ cho thấy: Việc thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học tập nhằm tạo cho học sinh có hứng thú với tiết học, giúp các em yêu thích và tự giác chú ý, tri giác và ghi nhớ sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các giờ dạy.
2.1.2 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học: 
Những năm gần đây, khái niệm đổi mới phương pháp dạy học chắc không còn xa lạ gì đối với giáo viên. Thế nhưng, để đổi mới phương pháp dạy học một cách có hiệu quả thì vẫn còn là điều lúng túng của rất nhiều người. Theo Luật Giáo dục năm 2005: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh.
‘‘Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân người học chứ không phải là người dạy, tức là hoạt động học cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, năng lực của học sinh, giúp các em có được thái độ đúng đắn và nắm được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát huy đầy đủ nhất năng lực của mình.’’ [3] Trong dạy học phát huy tính tích cực, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh. Học sinh không còn tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà tham gia quá trình học tập chủ động hơn. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi cách thức truyền tải thông tin cũng như các hình thức trong dạy học. Ngoài mục đích truyền thụ tri thức cho người học, các tiết lên lớp phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, sinh động. Đây là điều mà bất cứ giáo viên nào cũng hiểu, tuy nhiên, để tạo nên một không khí sinh động và lôi cuốn học sinh thì không hề đơn giản. Để làm được điều đó, người giáo viên không chỉ cần làm chủ kiến thức trong lĩnh vực dạy học của mình mà còn cần phải có hệ thống phương pháp sư phạm thích hợp để phát huy tính chủ thể của học sinh. 
 	Cũng như các môn học khác, phương pháp dạy học Lịch sử cũng đổi mới theo định hướng đó. Tuy nhiên đổi mới cần dựa trên những yếu tố đặc trưng của bộ môn. Mà đặc trưng nổi bật của nhận thức Lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của việc dạy lịch sử là tái tạo Lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin sử liệu, tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Những biểu tượng về con người và hành động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo lịch sử bằng những phương thức nào? Làm thế nào để tái hiện lại những sự kiện, những câu chuyện đã diễn ra một cách chân thực và hấp dẫn nhất. [4]
	Tóm lại: Việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thông qua các bài dạy điện tử, sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học, vai trò định hướng của giáo viên sẽ được phát huy, giảm thiểu việc giáo viên ‘‘nói thao thao trong giờ dạy’’. Đồng thời, nhờ tiện ích của việc cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức sẽ tác động mạnh lên tổng hòa các giác quan của học sinh, gây ấn tượng mạnh cho cảm xúc của các em, tạo sự hứng thú và cuốn hút học sinh vào tiết học. Từ đó, việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ trở nên nhẹ nhàng, chủ động, không còn nhàm chán, hiệu quả giờ dạy cũng theo đó mà được nâng cao.
 	2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.2.1 Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường:
Có thể khẳng định rằng, trường Tiểu học Hợp Thành là một trong những trường được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối đầy đủ và tốt so với các trường khác trong huyện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng đã được nhà trường đặc biệt quan tâm từ nhiều năm nay. Từ lâu, nhà trường đã đầu tư mua sắm 1 bộ đèn chiếu để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên trong nhà trường. Bên cạnh đó, trường cũng là một trong số rất ít trường Tiểu học trong huyện đã đầu tư được phòng học máy vi tính vào phục vụ dạy học tin học cho học sinh nhà trường. Hàng tuần, các em học sinh được học 2 tiết tin học với giáo viên Tin học. 
Bên cạnh đó, theo điều tra sơ bộ của cá nhân tôi thì trong lớp 5A có khoảng 12 em ≈ 31.6% số học sinh trong lớp là gia đình các em có máy tính, laptop hoặc máy tính bảng. 38 em = 100% học sinh của lớp là gia đình các em có 1 đến 2 cái điện thoại của bố, mẹ có thể lên mạng được.
Đây thực sự là điều kiện tốt để giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đạt hiệu quả.
2.2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên:
Cuốn theo chủ trương chung của ngành và của nhà trường, những năm gần đây, giáo viên trường Tiểu học Hợp Thành đã không ngừng học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm để ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn - giảng. 100% cán bộ, giáo viên trong nhà trường có các kĩ năng tin học cơ bản tương đối tốt. Đã và đang thực hiện soạn giáo án vi tính có chất lượng. Thường xuyên có giáo viên tham gia soạn giáo án điện tử và sử dụng tốt máy chiếu trong giảng dạy. Bên cạnh đó, giáo viên cũng đã đầu tư thiết bị phục vụ cho việc dạy học như hầu hết các giáo viên đều có máy tính để bàn, máy tính xách tay. 
2.2.3 Thực trạng dạy và học Lịch sử:
 	Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy: Việc dạy học Lịch sử ở trong nhà trường còn nhiều điều bất cập, chưa thật sự cuốn hút được sự ham mê học hỏi của học sinh. Dạy học còn nặng về lý thuyết, giáo viên nêu câu hỏi học sinh đọc nội dung thông tin hoặc quan sát kênh hình trong Sách giáo khoa để trả lời, thầy giảng trò nghe. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, dẫn đến học sinh chán học. Giáo viên cũng ít đầu tư vào môn học này.
Việc học Lịch sử của học sinh rất gượng ép. Các em hầu như không có hứng thú với những bài học Lịch sử, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, đối phó. Bên cạnh đó, không chỉ bản thân các em mà ngay cả gia đình các em cũng chưa xem trọng việc học Lịch sử, vẫn còn xem đó là môn phụ, thường chỉ chú trọng việc học Toán và Tiếng Việt. Ngay từ đầu năm học, thông qua việc nói chuyện với các em học sinh lớp 5A, tôi đã cơ bản nắm bắt được mức độ yêu thích phân môn Lịch sử của các em. Chỉ có khoảng 6em ≈ 15.8% số học sinh là yêu thích môn học này. Trong lớp có một số em rất tích cực trong học tập như các em: Châu Anh, Thúy Hằng, Ngọc Linh, Đăng Tùng. Bên cạnh đó, cá biệt có một số em gần như là không muốn tham gia học tập, hoàn toàn thụ động trong quá trình học Lịch sử như các em: Duy Chiến, Anh Kiệt, Hồng Linh.
 	Trước sự khập khiễng giữa yêu cầu và thực tế giảng dạy đó, tôi đã mạnh dạn đầu tư suy nghĩ, tìm tòi và quyết định chọn hướng đi mới trong giờ dạy Lịch sử lớp 5 để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
	2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG
	2.3.1 Thông qua Internet để tìm hiểu thêm về nội dung bài học:
	Để dạy phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải có kiến thức lịch sử, phải nắm chắc nội dung và phương pháp tổ chức quá trình dạy học. Đây là một hoạt động nhận thức khoa học, nếu giáo viên nắm vững và vận dụng tốt vấn đề này sẽ có tác dụng rất tốt vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 5 nói riêng.
	Như trên đã nói, những kiến thức Lịch sử là một chuỗi những sự kiện kéo dài qua năm tháng, với rất nhiều những nhân vật Lịch sử. Bản thân giáo viên nếu chỉ dừng lại ở những nội dung kiến thức trong sách giáo khoa thì sẽ rất khó để làm cho tiết học trở nên hấp dẫn. Người giáo viên trước khi lên lớp một tiết dạy Lịch sử, cần hiểu rõ tường tận những sự kiện mà mình sẽ giúp học sinh tìm hiểu. Đồng thời, nên lựa chọn thêm những tư liệu, những câu chuyện, những nhân vật nổi bật, lôi cuốn, hấp dẫn để cung cấp thêm cho học sinh. Giúp các em xâu chuỗi những kiến thức Lịch sử theo dòng thời gian bằng những minh chứng cụ thể. Trước đây, để có được nguồn thông tin đó, ta cần có không ít sách vở, tài liệu Lịch sử, nhưng với thời đại của công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, việc tìm kiếm thông tin thật sự đã rất thuận tiện. Thông qua Internet để tìm kiếm thông tin bổ sung cho bài dạy Lịch sử là điều mỗi giáo viên chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được. Vậy, chúng ta sẽ tìm kiếm những gì?
 	Từ nhiều nguồn thông tin, tôi đã tìm hiểu các câu chuyện, các nhân vật lịch sử có liên quan. Tôi đã đọc khá nhiều các câu chuyện Lịch sử, từ đó lựa chọn ra các tình tiết hay, hấp dẫn lồng ghép vào các tiết dạy để giới thiệu cho các em. Ví dụ như:
	Khi dạy bài ‘‘Cuộc phản công ở kinh thành Huế’’, tôi đã tìm thêm thông tin về những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương để giới thiệu cho học sinh. Thông qua việc liên hệ kiến thức lịch sử địa phương, tôi đã giới thiệu cho các em về chiến khu Ba Đình. Qua tiết học, học sinh thật sự rất thích thú khi biết về những nét đặc biệt của căn cứ Ba Đình, khâm phục trước tài thao lược và mưu trí của nghĩa quân. (Căn cứ Ba Đình cách huyện lỵ Nga Sơn 4 km, tây bắc giáp huyện Hà Trung, được xây dựng trên địa bàn ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê. Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia. Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã cho bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3m, chân rộng 8 đến 10m. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre chứa đất nhào rơm xếp vững chắc có những khe hở làm lỗ châu mai sẵn sàng chiến đấu. Thành rộng 400 m, dài 1.200 m. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận chuyển lương thực và vận động khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu được xây dựng theo hình chữ "chi", nhằm hạn chế thương vong. Ở mỗi làng, tại vị trí ngôi đình được xây dựng một đồn đóng quân... Có thể nói rằng căn cứ Ba Đình có vị trí tiêu biểu nhất, là một chiến tuyến phòng ngự quy mô nhất thời kỳ Cần Vương cuối thế kỷ XIX. [6]) 
	Với bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, để giúp cho học sinh hiểu thêm sự quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ của Nguyễn Tất Thành trên hành trình bôn ba đi tìm con đường cứu nước, giáo viên thật sự có rất nhiều điều để nói với các em, ngoài những gì sách giáo khoa cung cấp. Những câu chuyện về Người luôn là niềm cảm hứng vô tận. Các em học sinh cũng rất yêu thích những câu chuyện đó. Người giáo viên nếu khéo léo lồng ghép vào trong quá trình giảng dạy thì không chỉ làm giờ học của các em hấp dẫn mà còn lồng ghép giáo dục được cho các em nhiều kĩ năng sống cũng như định hướng giúp học sinh học tập và làm việc theo tấm gương của Người. Một số câu chuyện tôi đã tìm kiếm và kể cho các em như: Viên gạch hồng sưởi ấm của Bác khi ở Pháp. Hoặc những câu chuyện khi Bác ở London, Người đã từng làm nhiều việc từ quét tuyết, bồi bàn đến phụ bếp 
	Những thông tin có thể hỗ trợ thêm cho bài dạy ‘‘Cách mạng mùa Thu” mà tôi đã tìm hiểu để giới thiệu cho các em đó chính là những thông tin về Cách mạng tháng Tám ở địa phương Thanh Hóa. 
	Khi dạy bài ‘‘Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ’’, giáo viên có thể tìm thêm thông tin về việc làm sao bộ đội ta có thể đặt trái bộc phá khoảng 1 tấn vào lòng đồi A1 để kể cho các em. Câu chuyện tôi đã kể :“Đào hầm bí mật đặt khối bộc phá 1 tấn” được học sinh chú ý lắng nghe và rất thích thú. Các em vô cùng khâm phục sự thông minh, lòng dũng cảm của chiến sĩ ta : (Đất đồi A1 cực kỳ rắn. Tiểu đội trưởng công binh Lưu Viết Thoảng lựa chọn một tổ khỏe nhất mở cửa hầm. Cả đêm đầu chỉ khoét được vào vách núi mỗi chiều 90 cm. Quân Pháp không ngừng bắn súng và ném lựu đạn, 3 người bị thương. Ba đêm mới đào xong cửa hầm. Khi đào sâu vào lòng núi được mười mét, bắt đầu phải khắc phục thêm khó khăn: thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị tắt, số đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều không được để cho quân Pháp phát hiện. Càng đào vào sâu, công việc càng khó khăn vì vừa thiếu ánh sáng vừa thiếu không khí, nên bộ đội phải liên tục thay nhau ra ngoài để thở. Đường hầm khi hoàn thành dài tới 82m và dẫn lên tận đỉnh đồi, nơi đặt khối bộc phá. Phần lớn lòng đường hầm rất nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một người lách trườn lênPhải mất thêm nhiều ngày và rất khó khăn để đưa bộc phá đến điểm tập kết. Trong hào đi phải khom lưng, mỗi người đem từng quả bộc phá nặng khoảng 5 kg xếp hàng ngay ngắn cho tới khi đủ 1.000 kg [6] )
 Bên cạnh câu chuyện này, giáo viên có thể kể những câu chuyện khác như những chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoặc hành trình kéo ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_hoc_lich_su.doc