SKKN Tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo Việt Nam cho học sinh qua một số bài học Địa lí cấp THPT

SKKN Tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo Việt Nam cho học sinh qua một số bài học Địa lí cấp THPT

 Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, từ thuở lập nước với quá nửa thời gian là chiến tranh mà không một dân tộc nào trên thế giới chịu nhiều đau thương như vậy. Trong các giai đoạn lịch sử đó, phần lớn các thư tịch cổ đã bị quân xâm lược cố tình tiêu hủy nhằm thủ tiêu nền văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa, cai trị, Nhưng sức sống mãnh liệt của của một dân tộc anh hùng đã luôn biết cách phải bảo vệ những giá trị cốt lõi mà chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo ở giai đoạn lịch sử nào cũng là thiêng liêng nhất và luôn đau đáu trong trái tim mỗi con dân nước Việt.

doc 20 trang thuychi01 7640
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo Việt Nam cho học sinh qua một số bài học Địa lí cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2
------ & ------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO 
VIỆT NAM CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ BÀI HỌC 
ĐỊA LÍ CẤP THPT
 Người thực hiện: Hoàng thị Dung 
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA NĂM 2019
TRANG MỤC LỤC GỒM CÁC NỘI DUNG.
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài ( từ trang 3 đến trang 4)
1.2. Mục đích nghiên cứu ( trang 4)
1.3. Đối tượng nghiên cứu ( trang 4 )
1.4. Phương pháp nghiên cứu ( trang 4)
1.5. Những điểm mới của SKKN ( từ trang 4 đến trang 5)
Phần 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề ( từ trang 5 đến trang 7)
2.2. Thực trạng vấn đề ( trang 7)
a. Nội dung chương trình giáo dục phổ thông
b. Tình hình diễn biến trên Biển Đông
2.3. Giải pháp ( từ trang 7 đến trang 16)
2.4. Hiệu quả ( trang 17)
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận ( trang 17)
3.2. Kiến nghị và đề xuất ( trang 17)
1. MỞ ĐẦU
 1.1.Lí do chọn đề tài :
 Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, từ thuở lập nước với quá nửa thời gian là chiến tranh mà không một dân tộc nào trên thế giới chịu nhiều đau thương như vậy. Trong các giai đoạn lịch sử đó, phần lớn các thư tịch cổ đã bị quân xâm lược cố tình tiêu hủy nhằm thủ tiêu nền văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa, cai trị, Nhưng sức sống mãnh liệt của của một dân tộc anh hùng đã luôn biết cách phải bảo vệ những giá trị cốt lõi mà chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo ở giai đoạn lịch sử nào cũng là thiêng liêng nhất và luôn đau đáu trong trái tim mỗi con dân nước Việt.
Đất nước Việt Nam chúng ta với muôn hình vạn trạng, án ngữ trên đất liền là dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn hùng vĩ, xa ngoài biển Đông đó là Hoàng Sa và Trường Sa thực sự là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho tất cả người dân. Hơn nữa, biển còn luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những giá trị kinh tế, thương mại, du lịch, quốc phòng an ninh vô cùng to lớn.
Trong nhiều năm qua chủ quyền đất nước chưa bao giờ bình yên, chủ quyền biển đảo luôn dậy sóng, từ hải chiến Hoàng Sa 1974 đến “Vòng tròn bất tử” hải chiến Trường Sa 1988 và những ngày vừa qua là việc Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan HD 981 xâm lược vùng biển Việt Nam, song song với việc thay đổi hiện trạng ở đảo đá Gạc Ma cùng hàng loạt âm mưu nham hiểm khác,Ngày nay Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”. Hiện nay vấn đề biển Đông đang trở nên căng thẳng từ khi một số nước trong khu vực tuyên bố chủ quyền chồng lấn, đặc biệt là Trung Quốc với đường lưỡi bò 9 đoạn. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vận mệnh của đất nước đã nhận được sự quan tâm của mọi người trong đó có học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có những biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước. Muốn làm được điều đó cần phải nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Vậy phải làm sao giáo dục được tình yêu biển đảo cho thế hệ trẻ của Việt Nam – Tương lai của đất nước?
 Hiện nay việc lồng ghép vấn đề biển đảo vào bài học giảng dạy là một việc làm hết sức cần thiết, vừa tăng thêm nhận thức, tình yêu biển đảo cho các em, đồng thời cũng góp phần đổi mới trong phương pháp dạy học hiện tại theo hướng tích hợp liên môn, một xu thế đang dần phổ biến trên thế giới. Nhưng thực tế trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành môn Địa lý nội dung kiến thức có đề cập đến vấn đề biển, đảo nhưng chưa nhiều. Khi hỏi các em học sinh về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đa số các em học sinh trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, nguồn lợi kinh tế ra sao thì không phải học sinh nào cũng trả lời được. Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn các em học sinh hiện nay còn rất hạn chế.
 Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, hải đảo cho học sinh qua một số bài học môn Địa lí cấp THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu	
- Giúp học sinh hứng thú hơn trong từng bài học, có trách nhiệm hơn với quê hương đất nước, tích cực hơn trong quá trình tiếp thu tri thức và kiến thức về tình yêu biển, đảo; chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm phạm vi lãnh thổ; sự hình thành lãnh thổ; các bộ phận cấu thành lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ, đường cơ sở, đường biên giới quốc gia Việt Nam và cách xác định đường biên giới quốc gia trên biển
 - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí cho học sinh và giáo viên.
- Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu những hình ảnh, thông tin về vấn đề tranh chấp trên biển Đông; Khái quát về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và cung cấp các bản đồ về biển, đảo đưa vào các tiết dạy sao cho sinh động hợp lý, phát huy tính tích cực, tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước đối với học sinh, khắc phục thói quen học tập thụ động của học sinh hiện nay.
 Đối tượng là học sinh các lớp khối 12: 12C1; 12C2; học sinh các lớp khối 11: 11B1; 11B2; 11B4 học môn Địa lí năm học 2018- 2019 của trường THPT Hậu lộc 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
-Nghiên cứu sách Lịch sử, sách Địa lý và trao đổi, thảo luận với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, môn Địa lý của trường THPT Hậu lộc 2.
- Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp giảng dạy môn Địa lí , Lịch sử và với cả học sinh. 
- Nghiên cứu nội dung, mục tiêu các bài học trong sách giáo khoa, sưu tầm thêm tài liệu, thông tin, bản đồ biển, đảo để từ đó xây dựng sơ đồ tư duy phù hợp với chương trình giảng dạy. 
- Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Hậu lộc 2.
1.5. Những điểm mới 
Thanh Hóa là một tỉnh có vị trí nằm ven biển miền Trung nên biển đảo là một phần lãnh thổ trọng yếu của tỉnh. Lâu nay việc tuyên truyền được đẩy mạnh triển khai bằng nhiều hình thức phong phú nhằm đem đến những thông tin chính thống liên quan biển đảo và chủ quyền lãnh thổ trên biển. Đặc biệt trong những năm gần đây, một số trường học đã đưa việc tuyên truyền biển đảo vào chương trình học tập bằng nhiều hình thức. Nhà trường và giáo viên tổ chức nhiều hoạt động giáo dục bổ ích, lý thú giúp học sinh nắm vững kiến thức chủ quyền lãnh thổ quốc gia, làm giàu thêm tình yêu, niềm tự hào với biển đảo quê hương. Có thể thấy, giữa các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân trong nhà trường rất cần có sự phối hợp trong việc cung cấp kiến thức biên giới, biển đảo đầy đủ, chính xác cho học sinh. Đặc biệt là môn Địa lí. Và một điều hết sức quan trọng, là sự đổi mới, tìm tòi của giáo viên để truyền đạt, đem lại hứng thú và hiệu quả cho bài giảng. Sự hiểu biết với những kiến thức cơ bản, khoa học từ nhà trường chính là nền tảng, khởi nguồn tình cảm và ý thức giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận .
* Khái quát về biển, đảo Việt Nam
Là quốc gia nằm ven biển phía đông bán đảo Đông dương, bên bờ Tây của Biển Đông. Việt Nam - một đất nước dải đất hình chữ S với diện tích đất liền trên 330.000 km2. Có bờ biển dài 3.260 km từ Quảng Ninh ở phía Đông Bắc tới Kiên Giang ở phía Tây Nam Tổ quốc. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và chiếm 42% diện tích với 45% dân số cả nước; có khoảng 15,5 triệu người sống gần bờ biển và gần 200 ngàn người sống ở đảo và quần đảo. Tính trung bình tỉ lệ diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100km2 có 1km bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600km2 đất liền trên 1km bờ biển).Vùng biển nước ta bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển nước ta có khoảng 4.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ lãnh thổ đất liền của đất nước. Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều Đông Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6030’ Bắc đến 12000 Bắc và từ kinh độ 111030’ Đông đến 117020’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý. Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo. Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt phát, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều khoáng sản dầu khí ở vùng thềm lục địa. Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa . Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Cồn vàng. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 đến 1130 Đông, vĩ độ 15045’đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trong vùng biển rộng khoảng 30.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là Nhóm An Vĩnh, nhóm phía Tây là Nhóm Lưỡi liềm. Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam). Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Vùng ven bờ biển có một số đảo diện tích lớn như Đảo Phú Quốc (320km2 có 50 nghìn dân); Đảo Cái Bầu (200km2 trên 21 nghìn dân); Đảo Cát Bà (149km2 trên 15 nghìn dân); Đảo Côn Đảo (56,7km2 có 1.640 dân); Đảo Phú Quý (32km2 gần 18 nghìn dân) và Đảo Lý Sơn (3km2 có trên 16 nghìn dân sinh sống) còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Như vậy Biển đảo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước ta. Thực tế Việt nam được đánh giá là mảnh đất hội nhập kinh tế quốc tế cực tốt, hội đủ những thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển: có hệ thống cảng biển gắn hệ thống cảng biển quốc tế, có đường hàng hải gắn đường hàng hải quốc tế, có du lịch biển, có tài nguyên thiên nhiên biển phong phú, đa dạng, là nơi khơi thông cho các mối quan hệ quốc tế. Đồng thời cũng là nơi tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật. Kinh tế biển hôm nay sẽ là kinh tế biển tương lai. 
Biển Đông nói chung và các vùng biển đảo Việt nam nói riêng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhưng đồng thời cũng là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền và lợi ích quốc gia trên vùng biển của ta. Biển cũng là nơi lưu giữ các bí mật của quá khứ, ghi nhận những trang sử hào hùng trong các cuộc chiến tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt nam.Vì vậy việc Việt nam tuyên bố chủ quyền biển đảo đều dựa trên nguyên tắc thềm lục địa như công ước về luật biển quốc tế năm 1982 ( UNCLOS), hiệp định phân định chủ quyền trong vịnh Thái lan năm 1997, hiệp định phân định chủ quyền trong vịnh Bắc bộ với Trung quốc năm 2000 và hiệp định phân định chủ quyền với Inđônêxiavà còn nhiều bằng chứng lịch sử khác khẳng định chủ quyền Việt nam như các bản đồ địa lí cổ Việt nam ghi chép lại chỉ rõ Trường sa – Hoàng sa thuộc lãnh thổ Việt nam từ đầu thế kỉ XVII Đó là cơ sở vững chắc để Việt nam hướng mạnh về biển tăng cường tiềm lực kinh tế của mình ở hiện tại và tương lai. 
2.2.Thực trạng vấn đề :
 a. Nội dung chương trình giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung kiến thức trong môn Địa Lý có đề cập đến vấn đề biển, đảo chưa nhiều; chưa đảm bảo để thực hiện được Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “ Phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”; và Quyết định số 1461/QĐ-BGDĐT về việc giao nhiệm vụ “ Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015”.
b. Tình hình diễn biến trên biển Đông
Tình hình trên biển Đông hiện nay ngày càng căng thẳng, các cuộc xung đột ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đông, đặc biệt giữa Trung quốc, Philippin và Việt Nam. Nhận thức và thực tế như trên, với trách nhiệm là giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí tôi xin nêu lên một số giải pháp có hiệu quả từ kinh nghiệm sử dụng tư liệu sưu tầm để giáo dục tình yêu biển, đảo phục vụ giảng dạy cho học sinh từ các năm học 2014-2015; 2015 – 2016 đến nay, thể hiện qua những giải pháp sau đây.
2.3.Giải pháp chính của sáng kiến
Trong từng bài học thực tế tôi đã cố gắng lồng ghép thêm nhiều nội dung kiến thức về vùng biển đảo của nước ta có liên quan bài học qua các hình ảnh sinh động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về chủ quyền Biển - Đảo Việt Nam .
Cụ thể: 
*Lớp 11 :
Bài 11 – KHU VỰC ĐÔNG NAM Á .
Tiết 1 : TỰ NHIÊN DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung chính
HĐ 1 : Cá nhân
Dựa vào hình 11.1, hãy xác định vị trí lãnh thổ khu vực ? Nêu ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế khu vực ?
* H/s trả lời, GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2:Nhóm
Bước 1:GV chia lớp 2 nhóm và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
Bước 2 : H/s đại diện nhóm trả lời. GV chốt kiến thức 
Yếu tố
ĐNÁ lục địa hoặc ĐNÁ biển đảo
ĐH , đất,sông ngòi
......................................
Khí hậu
......................................
TNKS, biển
......................................
I. Tự nhiên :
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: 
- Nằm ở Đông Nam lục địa Á-Âu, gồm 11 quốc gia, trong đó 10 quốc gia có biển (trừ lào )
- Nằm trong khu vực nội chí tuyến 
- Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ôxtraylia
- Giữa 2 đại dương: TBD và Ấn độ dương
- Tiếp giáp với 2 nền văn minh lớn :Ấn Độ và Trung Quốc
2. Đặc điểm tự nhiên: 
a. Phần lục địa: 
b. Phần biển đảo:
*Lớp 12 
Tôi đã lồng nội dung biển đảo vào trong phần 1 và phần 2 của tiết dạy bài 2: vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí 
Hoạt động của GV&HS
Nội dung chính
- Bước 1: GV treo bản đồ hành chính VN. Sau đó yêu cầu HS đọc sgk, quan sát bản đồ , hiểu biết của mình lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 + Nêu tóm tắt các đặc điểm của vị trí địa lí nước ta?
 + Nước ta tiếp giáp với nước nào trên đất liền và trên biển?
- Bước 2: HS quan sát bản đồ treo tường hoặc át lát, đọc sgk, hiểu biết trả lời và đưa ra ý kiến.
- Bước 3: GV chốt kiến thức, kết hợp chỉ bản đồ
1. Vị trí địa lí.
- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần TT của khu vực ĐNA.
- Hệ tọa độ địa lí:(trên đất liền)
- Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài hơn.
- Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ thứ 7 ( giờ GMT
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ
Hoạt động của GV&HS
Nội dung chính 
- Bước 1: GV chia nhóm HS và yêu cầu các em thảo luận theo nội dung được phân:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ vùng đất?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu vùng biển?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu vùng trời?
- Bước 2: HS đọc sgk, quan sát át lát địa 12. Sau đó thảo luận và đưa ra ý kiến. Các nhóm bổ sung.
- Bước 3: GV chỉ bản đồ để chốt ý. Yêu cầu HS kể tên một số cửa khẩu quan trọng ở trên đất liền?
( + TQ: Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai..
 + Lào: Cầu Treo, Lao Bảo
 + Cam pu chia: Mộc Bài, Vĩnh Xương) 
Bước 4: GV chiếu hình ảnh vùng biển Việt nam và giảng cho HS hiểu được chủ quyền lãnh thổ Việt nam trên biển Đông
2. Phạm vi lãnh thổ.
a. Vùng đất.
- Tổng diện tích là: 331 212km².
- Có 4500km đường biên giới trên đất liền.
- Đường bờ biển dài 3260km.
- Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ trên biển Đông, có 2 quần đảo lớn: Trường Xa, Hoàng Xa.
b. Vùng biển.
- Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí.
- Tiếp giáp lãnh hải là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.
- Đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí (tính từ đường cơ sở).
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m.
-> diện tích trên biển khoảng 1triệu km² ở biển Đông.
c. Vùng trời.- Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
Trong quá trình dạy tôi đã chiếu hình ảnh về “vùng biển Việt nam” và giảng cho học sinh hiểu hơn về ý nghĩa của bài học.
 BÀI 42 : 
VÊn ®Ò ph¸t triÓn kinh tÕ, an ninh quèc phßng 
ë biÓn §«ng vµ c¸c ®¶o, quÇn ®¶o.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
H§1: C¸ nh©n/ CÆp
(?) Vïng biÓn n­íc ta gåm nh÷ng bé phËn nµo?
ChuyÓn ý: T¹i sao kinh tÕ biÓn cã vai trß ngµy cµng cao trong nÒn kinh tÕ n­íc ta?
(?) Ph©n tÝch c¸c ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn?
(?) X¸c ®Þnh c¸c ng­ tr­êng träng ®iÓm trªn b¶n ®å treo t­êng n«ng nghiÖp, l©m nghiÖp, thñy s¶n.
(?) X¸c ®Þnh trªn b¶n ®å CN chung 4 má dÇu thuéc vïng tròng Cöu Long.
H§2: C¸ nh©n/ CÆp
(?) X¸c ®Þnh trªn b¶n ®å c¸c ®¶o vµ quÇn ®¶o lín cña n­íc ta.
(?) X¸c ®Þnh trªn b¶n ®å c¸c huyÖn ®¶o chÝnh cña n­íc ta.
(?) T¹i sao sù ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi ë c¸c huyÖn ®¶o cã ý nghÜa chiÕn l­îc ®èi víi sù nghiÖp ph¸t triÓn KTXH cña n­íc ta?
H§3: Nhãm
- GV chia líp thµnh c¸c nhãm:
+ N1: T¹i sao ph¶i khai th¸c tæng hîp.
+ N2: Khai th¸c sinh vËt biÓn vµ 
h¶i ®¶o.
+ N3: Khai th¸c TN kho¸ng s¶n.
+ N4: Ph¸t triÓn du lÞch biÓn.
+ N5: GTVT biÓn.
+ N6: t¨ng c­êng hîp t¸c c¸c n­íc l¸ng giÒng trong gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò vÒ biÓn vµ thÒm lôc ®Þa.
- HS th¶o luËn, cö ®¹i diÖn tr×nh bµy.
- GV nhËn xÐt, bæ sung, chuÈn kiÕn thøc.
1. Vïng biÓn vµ thÒm lôc ®Þa cña n­íc ta giµu tµi nguyªn
a. N­íc ta cã vïng biÓn réng lín
- Vïng biÓn n­íc ta bao gåm: vïng néi thñy, vïng l·nh h¶i, tiÕp gi¸p l·nh h¶i vµ vïng ®Æc quyÒn kinh tÕ.
àCã vai trß ngµy cµng cao trong nÒn kinh tÕ n­íc ta.
b. N­íc ta cã ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn tæng hîp kinh tÕ biÓn.
- Khai th¸c nguån lîi sinh vËt.
- Khai th¸c tµi nguyªn kho¸ng s¶n: dÇu má vµ khÝ thiªn nhiªn.
- Ph¸t triÓn giao th«ng ®­êng biÓn.
- Ph¸t triÓn du lÞch biÓn.
2. C¸c ®¶o vµ quÇn ®¶o cã ý nghÜa chiÕn l­îc trong ph¸t triÓn kinh tÕ vµ b¶o vÖ an ninh vïng biÓn.
a. Thuéc vïng biÓn n­íc ta cã h¬n 4000 hßn ®¶o lín nhá.
b. C¸c huyÖn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tuyen_truyen_giao_duc_tinh_yeu_bien_dao_viet_nam_cho_ho.doc