SKKN Trò chơi bộ bài quân chữ giúp học sinh nhận diện, viết đúng và thuộc lòng bảng chữ cái
Đọc thông, viết thạo, làm tính đúng là các yêu cầu cơ bản trong nhiệm vụ học tập của học sinh lớp Một.
Từ Mầm non lên các lớp đầu của trường phổ thông, học sinh cần được trang bị nhiều khái niệm, kiến thức, kĩ năng để có những hiểu biết cơ bản phục vụ cho các nội dung học tập được quy định theo từng khối lớp. Trong đó các chữ cái, chữ số tiếng Việt là những “vật liệu” đầu tiên đặt nền móng cho cả quá trình học tập từ nay về sau của trẻ. Mặt khác, theo xu thế hội nhập, Làm quen tiếng Anh hiện nay cũng là một môn học tự chọn đang được quan tâm dạy học cho trẻ từ lớp Một ở nhiều trường tiểu học.
Trong quá trình dạy học và làm công tác quản lí, chúng tôi nhận thấy rằng: Học sinh tiểu học thích “Học bằng chơi, chơi mà học”. Việc thiết kế các Trò chơi học tập sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu được kiến thức, kĩ năng một cách hào hứng, chủ động, tích cực. Chính vì lí do đó, chúng tôi xin trao đổi về “Trò chơi Bộ bài quân chữ - giúp học sinh nhận diện, viết đúng và thuộc lòng bảng chữ cái”. Tính mới: Đây là một sáng kiến thiết kế nên Bộ quân bài trò chơi, chưa có tác giả nào làm và phổ biến.
Tác dụng: Trò chơi này giúp trẻ được tiếp xúc, làm quen với những quy định chuẩn mực về bảng chữ cái, chữ số tiếng Việt, tiếng Anh.
Thông qua trò chơi, trẻ có kĩ năng nhận diện chính xác để đọc đúng, viết đúng và thuộc lòng được Bảng chữ cái tiếng Việt cũng như Bảng chữ cái tiếng Anh.
TRÒ CHƠI BỘ BÀI QUÂN CHỮ GIÚP HỌC SINH NHẬN DIỆN, VIẾT ĐÚNG VÀ THUỘC LÒNG BẢNG CHỮ CÁI Phần một: MỞ ĐẦU Đọc thông, viết thạo, làm tính đúng là các yêu cầu cơ bản trong nhiệm vụ học tập của học sinh lớp Một. Từ Mầm non lên các lớp đầu của trường phổ thông, học sinh cần được trang bị nhiều khái niệm, kiến thức, kĩ năng để có những hiểu biết cơ bản phục vụ cho các nội dung học tập được quy định theo từng khối lớp. Trong đó các chữ cái, chữ số tiếng Việt là những “vật liệu” đầu tiên đặt nền móng cho cả quá trình học tập từ nay về sau của trẻ. Mặt khác, theo xu thế hội nhập, Làm quen tiếng Anh hiện nay cũng là một môn học tự chọn đang được quan tâm dạy học cho trẻ từ lớp Một ở nhiều trường tiểu học. Trong quá trình dạy học và làm công tác quản lí, chúng tôi nhận thấy rằng: Học sinh tiểu học thích “Học bằng chơi, chơi mà học”. Việc thiết kế các Trò chơi học tập sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu được kiến thức, kĩ năng một cách hào hứng, chủ động, tích cực. Chính vì lí do đó, chúng tôi xin trao đổi về “Trò chơi Bộ bài quân chữ - giúp học sinh nhận diện, viết đúng và thuộc lòng bảng chữ cái”. Tính mới: Đây là một sáng kiến thiết kế nên Bộ quân bài trò chơi, chưa có tác giả nào làm và phổ biến. Tác dụng: Trò chơi này giúp trẻ được tiếp xúc, làm quen với những quy định chuẩn mực về bảng chữ cái, chữ số tiếng Việt, tiếng Anh. Thông qua trò chơi, trẻ có kĩ năng nhận diện chính xác để đọc đúng, viết đúng và thuộc lòng được Bảng chữ cái tiếng Việt cũng như Bảng chữ cái tiếng Anh. Phần hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN GIỚI THIỆU “BỘ BÀI QUÂN CHỮ” VÀ CÁCH CHƠI. A. CẤU TẠO BỘ BÀI: 1. Số lượng, kích thước: - Bộ bài gồm 30 quân. Trong đó có 29 quân mang hình các chữ cái tiếng Việt và 01 quân Cắt tấn (tương tự quân Phăng teo trong cỗ bài Tu lơ khơ). - Chọn số lượng 30 quân là để dễ chia và định ra luật chơi. - Lấy kích thước bằng đúng quân bài Tulơkhơ thông thường (hình chữ nhật đứng, khoảng 9 cm x 6 cm, có nguýt tròn 4 góc). 2. Thiết kế, trình bày: 2.1. Mặt trong quân bài: - Mỗi quân bài giới thiệu 01 chữ cái tiếng Việt theo mẫu được quy định tại Quyết định số 31/2002/QĐ – BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Do kích thước và mục đích, mỗi Quân bài chỉ đề cập tới 4 dạng chữ viết là: + Chữ in hoa to (làm đặc trưng phân biệt quân bài). + Chữ viết thường (góc trên, trái); + Chữ viết hoa mẫu 1 (góc dưới, phải). + Chữ in thường (là loại chữ thường gặp trong sách giáo khoa và các ấn bản). - Các kiểu chữ khác như: Chữ viết hoa mẫu 2; chữ cách điệu, chữ sáng tạo không đề cập trong các quân bài để đỡ rườm và quá tải. * Trình bày: - Chính giữa quân bài là một chữ cái in hoa cỡ to (để phân biệt các quân bài) - Mép trên và mép dưới quân bài có khung dòng kẻ ô li. Khung dòng trên in mẫu chữ viết thường, khung dòng dưới in mẫu chữ viết Hoa (đúng chuẩn quy định); tiếp theo là vài chữ nét chấm mờ để trẻ có thể tập tô làm quen con chữ. - Quân “Cắt tấn” có tác dụng như quân “Phăng teo” nên mang một hình ảnh quy ước ngộ nghĩnh. 2.2. Mặt ngoài quân bài: - Ta thiết kế họa tiết, màu sắc giống nhau ở tất cả 30 quân bài để đồng nhất, tránh lộ bài khi chơi. Trong bài viết này trình bày mặt ngoài quân bài in hình lôgô của Trường Tiểu học Minh Khai 1 trên nền hoa văn đơn giản. - Nếu đơn vị nào vận dụng thì trong thiết kế có thể thay đổi các họa tiết, màu sắc mặt ngoài của bộ bài để mang sắc thái riêng của đơn vị. B. HƯỚNG DẪN CÁCH CHƠI. Tương tự như bộ bài Tu lơ khơ, “Bộ bài quân chữ” cũng có nhiều cách chơi. Chúng tôi xin giới thiệu vài cách chơi phục vụ Nội dung học tập của học sinh theo từng giai đoạn như sau: I. CHƠI NHẬN DIỆN CHỮ CÁI, TẬP TÔ CHỮ: 1. Mục đích: - Cho trẻ nhận diện được các chữ cái tiếng Việt. - Nắm được định dạng con chữ, cấu tạo chữ viết thường, viết Hoa. - Cho trẻ tập tô và tập viết trên quân bài. - Trò chơi này thích hợp với trẻ đầu lớp Một, khi học về chữ và tập tô, tập viết chữ. 2. Cách tổ chức: 2.1. Chơi nhận diện chữ cái: - Mỗi ngày, ta chọn và cho trẻ làm quen từ 4 đến 6 chữ cái. Các em sẽ chơi nhận diện và đọc đúng các chữ cái. Ai đọc sai sẽ được bạn nhắc. Giả sử: phát cho mỗi em 6 chữ B, C, D, L, M, N. + Lần đầu: bạn An ra chữ B. Các bạn khác phải lần lượt tìm trong bộ bài của mình chữ B để tấn xuống và đọc to “chữ bờ” (chữ B). + Lần hai: Bạn Bình ra chữ M. Các bạn khác phải lần lượt tìm trong bộ bài của mình chữ M để tấn xuống và đọc to “chữ mờ” (chữ M). Nếu có bạn chọn nhầm chữ N thì được nhắc, phải cầm lên và chọn lại chữ M (chữ M có nhiều nét hơn chữ N) cho đúng. + Các lần khác: chơi tương tự. Như vậy, thông qua việc chơi, các em phải quan sát và nắm vững định dạng, các nét cơ bản của con chữ thì mới ra được đúng quân bài. Khi các em đã nắm vững cấu tạo chữ thì sẽ tránh được việc đọc mò, học vẹt. Khi đã chơi thành thạo các quân chữ riêng lẻ thì các em có thể đố nhau ghép đúng các chữ đã học thành các “vần”, các tiếng, các từ. Ví dụ: ghép các chữ với “n”, ta có vần an, ăn, ân, ; ghép các chữ với “u” ta có vần ui, um, ung, uc, up, ut 2.2. Tập tô chữ: - Cùng với việc cho nhận diện chữ cái, ta hướng dẫn cho trẻ tập tô các con chữ theo các nét chấm mờ. Mỗi ngày cho các em tập tô, tập viết ít chữ theo thứ tự bài học sẽ bổ trợ tốt cho nội dung học tập chính khóa của các em. - Mỗi quân bài có 1,5 dòng tập tô. Có thể hướng dẫn trẻ tô ngày một vài con chữ tùy khả năng và thời lượng. Việc tô chữ một lần nữa giúp trẻ nhớ mặt và cấu tạo con chữ. Khi trẻ hoàn thành sản phẩm, cho trẻ đem các quân bài về khoe với người thân. Việc này tạo hứng thú cho trẻ và sự quan tâm của gia đình cùng nhà trường. - Theo chương trình Mẫu giáo lớn và những tháng đầu Học kì I năm lớp Một, trẻ chỉ được dùng bút chì. Điều này giúp ta có thể tận dụng quân bài được nhiều lần. 3. Tiểu kết: - Đây là một trò chơi học tập có tác dụng tốt đối với trẻ đầu bậc tiểu học. - Trò chơi giúp trẻ ghi nhớ, đọc đúng, viết đúng được các Chữ; là giải pháp tránh được việc trẻ đọc mò, viết nhép. - Trò chơi còn giúp trẻ hợp tác thân thiện và giúp nhau tự giáo dục một cách hào hứng, tích cực. II. CHƠI BÀI TIẾN LÊN. 1. Mục đích: Thuộc lòng bảng chữ cái thông qua trò chơi. Biết linh hoạt và hỗ trợ bạn khi tham gia chơi. 2. Luật chơi: - Quy định: Các chữ đứng sau trong Bảng chữ cái thì có giá trị cao hơn chữ đứng trước. Cụ thể giá trị từ thấp đến cao là: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y. Trong khi chơi, quân chữ có giá trị cao thắng quân có giá trị thấp. - Nhóm chơi sử dụng một bộ bài, ngồi xung quanh chiếu; chia đều các quân bài cho người chơi. Người chơi được tấn các quân bài theo thứ tự Bảng chữ cái (tức từ thấp lên cao, ta gọi là Tiến lên). Ai tấn hết mọi quân bài sớm nhất là thắng cuộc. 3. Cách tổ chức chơi: - Mỗi ván chơi nên có từ 2 đến 6 em. Thời gian đầu nên có quản trò làm trọng tài. Ví dụ: có 5 em chơi. Ta chia đều bộ bài cho 5 em. Mỗi em được 6 quân. - Người chơi cầm các quân bài được chia theo hình rẽ quạt để thấy rõ các quân bài của mình. Ai có quân bài chữ A (giá trị thấp nhất) được tấn trước. - Người nào có quân cao hơn (xếp sau trong bảng chữ cái) liền kề phải xướng to lên, rồi đánh xuống. Ví dụ: Sau khi người có quân A đã ra thì người có quân B phải reo: + “B đây” ! Rồi tấn quân B xuống; + Tiếp theo, người có quân C phải xướng to lên “C đây”, rồi đánh. + Tiếp theo, ai có quân D phải xướng tiếp “D đây”, rồi đánh ... - Như vậy, luật tấn không theo vòng tròn người chơi mà theo thứ tự bảng chữ cái. Có thể một người được tấn nhiều lần liên tiếp, miễn có đúng quân liền kề. - Nếu ai có quân liền kề mà không thuộc, không xướng lên, hoặc có người xướng sai thì Quản trò cho ngửa toàn bộ bài lên để phát hiện quân đúng cần “đi” theo thứ tự. * Đây chính là động lực để người chơi phải thuộc Thứ tự bảng chữ cái. - Ai sai để bạn phải nhắc thì sẽ bị trừ một bậc trong thứ hạng của ván chơi. - Ai phát hiện và nhắc đúng thì được ghi nhớ để được thăng hạng. - Ai có quân “Cắt tấn” sẽ có quyền cướp cái trong mọi trường hợp. VD: Người có quân “cắt tấn” thấy một người xuống bài liên tục, muốn cắt chuỗi thắng của bạn và giành quyền tấn. Hoặc bài của mình có các quân “cao số” như X, Y phải đợi lâu thì “cắt” để giành quyền đi. 4. Xếp Thứ hạng: - Ai xuống hết mọi quân bài trước tiên mà không bị nhắc, người ấy thắng cuộc hạng Nhất ván. Các bạn còn lại chơi tiếp để xếp thứ hạng theo thứ tự hết bài. - Tụt hạng là người bị nhắc: nhắc 1 lần tụt 1 hạng; nhắc 2 lần tụt 2 hạng . Thăng hạng là người nhắc đúng: 2 lần đúng được đôn lên một hạng. * Như vậy, người hết bài đầu tiên nhưng chưa chắc được Nhất vì bị nhắc. Lúc này người Nhì được đôn lên. Có tụt, có thăng hạng nên có thể có sự đồng hạng trong cùng một ván chơi. Đây chính là cách động viên, khuyến khích sự hợp tác để cùng nhau thuộc Thứ tự bảng chữ cái. III. CHƠI BÀI TẤN: 1. Mục đích: Thuộc lòng bảng chữ cái thông qua trò chơi. Biết tính toán, linh hoạt khi tham gia chơi. 2. Chuẩn bị: - Dùng 2 bộ bài, gồm 60 quân để chơi bài tấn. - Đối với trẻ nhỏ, cần có quản trò. - Đối với trẻ đã biết chữ thì tự tổ chức chơi. 3. Cách tổ chức chơi: 3.1. Hình thành nhóm chơi: - Phải có từ 2 người trở lên mới nên tổ chức chơi. - Một lớp học có thể đồng thời tổ chức được thành nhiều nhóm chơi. - Sau đây là ví dụ có 5 em chơi. 3.2. Luật chơi: - Trộn và chia đều 2 bộ bài cho 5 em. Khi mỗi em được 8 quân thì dừng lại. - 20 quân bài tồn được chồng úp sấp ở giữa chiếu chơi. Khi chơi, ai còn trên tay ít hơn 8 quân thì được rút bổ sung cho đủ 8 quân. - Người chơi xếp mặt trong bài quay vào phía mình để các bạn khác không thấy. - Ai có quân bài chữ A (giá trị thấp nhất) được tấn trước (Nếu 2 người đều có A thì ai không có quân “Cắt tấn” được đi trước. Nếu vẫn trùng thì tính đến người không có Y; X). + Có thể tấn đơn (1 quân) + Có thể tấn đôi (2 quân cùng con chữ hoặc cặp nhóm D,Đ / E,Ê / U,Ư) + Có thể tấn ba (các cặp nhóm chữ A,Ă, / O,Ô,Ơ) - Thứ tự đỡ tấn tương tự như chơi bài Tulơkhơ, theo vòng ngược chiều kim đồng hồ. + Người đỡ phải dùng quân cao hơn (xếp sau trong bảng chữ cái) để đỡ. + Người đỡ chỉ phải đỡ của 01 người tấn. Nếu đỡ xong thì được tấn người khác. - Giá trị quân bài khi đỡ tấn: + Khi đỡ tấn đôi được quyền dùng đôi cùng chữ cao hơn hoặc đôi liền kề cao hơn. VD: bị tấn đôi (C,C) ; có thể đỡ (D,D); (D,Đ); (Đ,E) đều được. + Khi đỡ tấn ba, được quyền dùng 3 định dạng cao hơn liền kề để đỡ. VD: bị tấn ba (A,Ă,Â) thì đỡ (B,C,D) ; (C,D,Đ); (O,Ô,Ơ) Lưu ý: Chỉ có hai bộ 3 được dùng để tấn là (A,Ă,Â) và (O,Ô,Ơ). - Khi tấn hay đỡ đều phải xướng lên, rồi đánh xuống (nhằm cùng nhau thuộc thứ tự). - Ai có quân “Cắt tấn” sẽ có quyền cướp cái trong mọi trường hợp. 3.3. Xếp Thứ hạng: - Ai xuống hết mọi quân bài trước tiên thì thắng cuộc hạng Nhất ván. - Các bạn còn lại chơi tiếp để xếp thứ hạng theo thứ tự hết bài. - Khi còn 2 người: Nếu ai tấn mà bạn không đỡ được thì người đó thắng, bạn thua. IV. CHƠI “BỘ BÀI QUÂN CHỮ” TIẾNG ANH. 1. Mục đích: Thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Anh thông qua trò chơi. Biết tính toán, linh hoạt khi tham gia chơi. Biết so sánh liên thông bảng chữ cái tiếng Anh và tiếng Việt. 2. Nhận xét: - Ta thấy bảng tiếng Việt có 29 chữ cái; bảng tiếng Anh có 26 chữ cái. Bảng tiếng Việt có 5 bộ cặp chữ gần giống nhau: A,Ă,Â; O,Ô,Ơ (gọi là bộ ba); D,Đ; E,Ê; U,Ư (gọi là bộ đôi); trong khi bảng tiếng Anh là 5 chữ rời tương ứng A; O; D; E; U. Nhưng, tiếng Anh có 4 chữ cái không có trong tiếng Việt là F, J, W, Z. - Từ nhận xét này ta thấy trò chơi Bộ bài quân chữ áp dụng được cho cả khi học tiếng Anh bằng cách bỏ bớt 7 chữ (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư) và thêm 4 chữ (F, J, W, Z). Vậy, bộ bài quân chữ tiếng Anh dùng để chơi gồm 27 quân (26 chữ; 1 cắt tấn). - Ngược lại, từ việc thuộc bảng tiếng Anh, ta củng cố thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Việt thêm chắc chắn bằng cách thêm các chữ trong 5 cặp A,Ă,Â; O,Ô,Ơ ; D,Đ; E,Ê; U,Ư . 3. Cách tổ chức chơi: 3.1. Hình thành nhóm chơi: - Nên có từ 2 đến 6 em cùng chơi. Ví dụ: có 4 em chơi. - Chia đều bộ bài cho 4 em. Mỗi em được 6 quân. - Thừa 3 quân đặt cọc chung giữa chiếu chơi. 3.2. Luật chơi: - Người chơi cầm các quân bài được chia theo hình rẽ quạt để thấy rõ các quân bài của mình. Ai có quân bài chữ A (giá trị thấp nhất) được tấn trước. Người nào có quân cao hơn (xếp sau trong bảng chữ cái) liền kề phải xướng to lên, rồi đánh xuống. VD: Khi có người tấn tiếp quân B; thì ai có quân C phải xướng to lên “C đây”, rồi đánh. Ai có quân D phải xướng tiếp “D đây”, rồi đánh ... (Lưu ý: khi xướng tên quân bài phải phát âm theo âm tiết tiếng Anh là “a = ây, b = by, c = xi, d = di” ). - Như vậy, luật tấn không theo vòng người chơi mà theo thứ tự bảng chữ cái. Ai có quân bài kế tiếp liền kề sẽ được tấn tiếp (có thể một người được tấn nhiều lần liên tiếp, miễn có đúng quân liền kề). - Nếu ai có quân liền kề mà không thuộc, không xướng lên, hoặc có người xướng sai thì Quản trò cho ngửa toàn bộ bài lên để phát hiện quân đúng cần “đi” theo thứ tự. - Khi tấn bị tắc quân liền kề thì người đang tấn được lật ngửa bài cọc để tìm. Khi tìm thấy thì tất cả hô to “khắc nhập” để nhập bài vào cho đúng thứ tự rồi chơi tiếp đến hết. 3.3. Sử dụng quân “Cắt tấn”: - Ai có quân “Cắt tấn” sẽ có quyền cướp cái trong mọi trường hợp. VD: thấy một người xuống bài liên tục, muốn cắt chuỗi thắng của bạn và giành quyền tấn. Hoặc bài của mình có các quân “cao số” như X, Y, Z phải đợi lâu thì “cắt” để giành quyền đi. - Việc dùng quân “Cắt tấn” nhằm tạo ra phá cách, tránh nhàm chán khi chơi. Chẳng hạn, nhóm bạn đang chơi bình thường, khi ra đến chữ H thì bị “Cắt”. Sau đó đợt “Tấn” mới bắt đầu từ chữ P, chữ Q cho đến Z là quân cao nhất. Trong trường hợp này, các quân I, J, K, L, M, N, O sẽ bị mắc kẹt. Nhóm quân này chỉ được ra sau khi quân bài cao nhất là Z đã xuất. Lúc đó ai có quân chữ I sẽ khởi đầu đợt tấn mới. Như vậy, việc “cắt tấn” này buộc mọi người phải thích nghi trật tự từ một MỐC CHỮ MỚI để linh hoạt tính toán chơi tiếp, tránh thuộc “vẹt”. - Thưởng, phạt: + Ai sai để bạn phải nhắc thì sẽ bị trừ một bậc trong thứ hạng của ván chơi. + Ai phát hiện và nhắc đúng thì được ghi nhớ để được thăng hạng. 3.4. Xếp Thứ hạng: - Ai xuống hết mọi quân bài trước tiên mà không bị nhắc, người ấy thắng cuộc hạng Nhất ván. - Các bạn còn lại chơi tiếp để xếp thứ hạng theo thứ tự hết bài. - Tụt hạng là người bị nhắc: nhắc 1 lần tụt 1 hạng; nhắc 2 lần tụt 2 hạng . Thăng hạng là người nhắc đúng: 2 lần đúng được đôn lên một hạng. * Như vậy, người hết bài đầu tiên nhưng chưa chắc được Nhất vì bị nhắc. Lúc này người Nhì được đôn lên. Có tụt, có thăng hạng nên có thể có sự đồng hạng trong cùng một ván chơi. * Lưu ý: Nếu có 5, 6 em cùng chơi thì nên dùng 02 bộ bài (tổng 56 quân) và vận dụng mục III. Luật chơi bài Tấn để chơi. Phần ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Nhờ có “bộ bài quân chữ”, học sinh đã nhận diện, phân biệt được các con chữ khác nhau, tránh việc đọc mò. Từ đó các em viết đúng, viết chuẩn, tránh được việc viết “nhép”. Thuộc lòng được Bảng chữ cái tiếng Việt cũng như thuộc lòng Bảng chữ cái tiếng Anh là một việc rất cần thiết để học sinh học tốt môn tiếng Việt và tiếng Anh. Thuộc lòng Bảng chữ cái còn giúp học sinh tăng cường Kĩ năng sống thông qua việc tra cứu sách báo ở Thư viện, biết thứ tự tên mình, viết danh sách lớp hoặc tên các nước trên thế giới, tên tỉnh thành phố trong một nước Đây là nền móng cơ bản cho việc phấn đấu thành công dân toàn cầu. 2. Kiến tạo trò chơi “Bộ bài quân chữ” là tạo nên một sân chơi trí tuệ, ít tốn kém góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua việc tổ chức Trò chơi, thiết thực thực hiện khẩu hiệu Mỗi ngày đến trường là một ngày vui: Vui học – Học vui. 3. Trò chơi “Bộ bài quân chữ” là biện pháp tích cực hóa vai trò người học, tạo môi trường thân thiện trong việc rèn luyện kĩ năng, nâng cao chất lượng dạy và học, có tác dụng bổ trợ liên môn và rèn kĩ năng sống cho học sinh. 4. Ứng dụng thực tế: Chúng tôi đã in ấn hàng trăm bộ quân bài và triển khai cho học sinh chơi. Thông qua việc tổ chức chơi mà học, đã tăng cường được sự gắn kết quan tâm giữa Gia đình với Nhà trường; tăng sự thân thiện trong tình Thầy – Trò. 5. Từ các cách tổ chức cụ thể, khuyến khích sự sáng tạo trong đội ngũ cán bộ giáo viên đồng thời khơi nguồn cho các ý tưởng sáng tạo của học sinh. Trò chơi có thể tổ chức cho mọi học sinh, nhưng đặc biệt hữu ích đối với học trò lớp Một, lớp Hai và học sinh mới học ngoại ngữ vì phục vụ trực tiếp cho nội dung học tập của các lớp này. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 26 tháng 3 năm 2017 Tôi cam đoan đây là SKKN của mình, không sao chép nội dung người khác. Tác giả: Đào Thị Yên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tro_choi_bo_bai_quan_chu_giup_hoc_sinh_nhan_dien_viet_d.doc