SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng cấp xã

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng cấp xã

 Từ xa xưa, các thế hệ người Việt Nam luôn coi trọng việc học là nền tảng cho mọi thắng lợi. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Bác Hồ khẳng định: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Trong tư tưởng của Bác về giáo dục, tự học và học tập suốt đời như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Đảng ta cũng xác định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, ý thức học tập suốt đời đã thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, muốn thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Điều đó, đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Xây dựng xã hội học tập, đảm bảo cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập đào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời”.

 Giáo dục vì sự phát triển bền vững được thực hiện thông qua giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, thông qua giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở của hệ thống giáo dục không chính quy giáo dục thường xuyên cùng với các thiết chế văn hóa - giáo dục khác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai giáo dục vì sự phát triển bền vững tại cộng đồng dân cư ở cấp xã.

 

doc 19 trang thuychi01 7410
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng cấp xã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD &ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG CẤP XÃ
 Người thực hiện: Mai Thị Tĩnh
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Tân – Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý
 THANH HOÁ, NĂM 2019
1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
 Từ xa xưa, các thế hệ người Việt Nam luôn coi trọng việc học là nền tảng cho mọi thắng lợi. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Bác Hồ khẳng định: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Trong tư tưởng của Bác về giáo dục, tự học và học tập suốt đời như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Đảng ta cũng xác định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, ý thức học tập suốt đời đã thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, muốn thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Điều đó, đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban  ngành đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Xây dựng xã hội học tập, đảm bảo cho mọi công dân có cơ hội  bình đẳng trong học tập đào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về  xã hội học tập và học tập suốt đời”.
 Giáo dục vì sự phát triển bền vững được thực hiện thông qua giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, thông qua giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở của hệ thống giáo dục không chính quy giáo dục thường xuyên cùng với các thiết chế văn hóa - giáo dục khác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai giáo dục vì sự phát triển bền vững tại cộng đồng dân cư ở cấp xã.
 Đây là mô hình giáo dục của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng, là đầu mối liên kết, phối hợp để triển khai các chương trình giáo dục, học tập khác nhau của người lớn, là trường học suốt đời của người lớn ở cộng đồng, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng xã hội về giáo dục.
 Đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân TTHTCĐ đã góp phần tạo ra môi trường học tập suốt đời “cần gì học nấy”. TTHTCĐ là nơi để người dân trong cộng đồng có thể đến đó để: Học chữ, học nghề, dự các lớp tập huấn kỹ thuật, nghe phổ biến các kiến thức phổ thông về khoa học và đời sống, đọc sách báo, hay đề nghị góp ý giải quyết một số khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong sản xuất và đời sống tham gia các hoạt động chính trị, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí, là nơi các ban ngành, đoàn thể, tổ chức hội họp, mít tinh, sinh hoạt phối hợp với nhau nhằm thực hiện thành công các chương trình kinh tế - văn hoá – xã hội – an ninh chính trị ở địa phương.
 Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trung tâm HTCĐ bước đầu cũng còn một số yếu kém, hạn chế nhất định. Còn phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn như :     Một bộ phận người dân chưa có nhận thức sâu sắc về vai trò của TTHTCĐ nên chưa chủ động tham gia các hoạt động học tập.
 Ban giám đốc trung tâm kiêm nhiệm nhiều công việc nên đôi lúc chưa thực sự quan tâm, nắm bắt kịp thời nhu cầu học tập của nhân dân.
 Cơ sở vật chất của Trung tâm còn nhiều khó khăn, thiếu phương tiện, đồ dùng và tài liệu học tập. Chưa huy động tốt nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ Trung tâm. Các điều kiện để mở các lớp học nghề dài hạn tại địa phương rất khó khăn. Kinh phí hoạt động của trung tâm còn ít.
 Để có thể đáp ứng các nhu cầu của địa phương. Để thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững ở cơ sở, cần thiết và cấp bách phải duy trì, củng cố trung tâm học tập cộng đồng về mọi mặt để trở thành một mô hình “giáo dục mở - đa nhiệm” của cộng đồng phát triển bền vững. Việc tìm ra giải pháp, biện pháp quản lý phát riển bền vững các trung tâm HTCĐ đang là một đòi hỏi cấp bách cần giải quyết.Với các lý do kể trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã ”.
Mục đích nghiên cứu
 Mục đích của đề tài này là TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả: 
 Đưa ra những biện pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại các trung tâm HTCĐ. 
Sử dụng đội ngũ của trung tâm trong việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung tổ chức các lớp học tại các trung tâm HTCĐ một các khoa học.
Mở được nhiều lớp đáp ứng nhu cầu về thông tin, hoạt động văn hóa, tuyên truyền về pháp luật, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, dạy nghề. 
Qua việc mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tại các trung tâm HTCĐ sẽ giúp cho các trung tâm HTCĐ có thêm sự trao đổi, đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của người quản lý đứng đầu các trung tâm HTCĐ trong việc tổ chức hoạt động và phát triển trung tâm HTCĐ.
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng là biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Đọc các tài liệu, sách báo, khai thác trên mạng Internet các nội dung liên quan đến công tác quản lý, các nội dung, chức năng, nhiệm vụ quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm HTCĐ.
Sử dụng phương pháp đàm thoại, trao đổi, phỏng vấn, thuyết trình. 
Sử dụng phương pháp điều tra, kiểm tra. 
Sử dụng phương pháp tự đọc, nghiên cứu tài liệu. 
Nội dung của sáng kiến
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Trung tâm học tập cộng đồng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng.
Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân.
 Trung tâm học tập công đồng với nhiệm vụ là tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội.
 Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dungvà hình thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng. Như vậy có thể nói: Xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập là mục tiêu không chỉ của nền giáo dục nước ta mà còn là mục tiêu của các nước trên thế giới. Do đó, đa dạng các giải pháp xóa mù chữ, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao dân trí trở thành nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong phát triển giáo dục. Xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập (XHHT) nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, liên tục và huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Với xu thế hội nhập toàn cầu, người học không chỉ đòi hỏi được tiếp thu những kiến thức cơ bản cần thiết cho cuộc sống mà cần có năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới. Vì vậy, việc xây dựng một xã hội học tập, đòi hỏi giáo dục phải có nhiều giải pháp khác nhau từ chính quy đến giáo dục thường xuyên, nhất là xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCÐ), hướng người học vào cách học, thái độ học, phương pháp tư duy, năng lực tìm kiếm kiến thức và tạo ra kiến thức mới, kiến thức cần thiết phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mọi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực... Nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định, việc xây dựng Chiến lược phát triển GDTX, trong đó coi việc phát triển bền vững các TTHTCÐ là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDTX, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, người dân và cộng đồng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển các TTHTCÐ. Xây dựng và ban hành chuẩn xóa mù chữ quốc gia mới cho những giai đoạn phát triển mới 2011-2020 thay thế cho chuẩn xóa mù chữ hiện nay. Phát triển mô hình điểm các TTHTCÐ hoạt động có hiệu quả cao ở khu vực miền núi, nông thôn, thành thị và mô hình trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện hoạt động, lồng ghép việc dạy văn hóa, dạy nghề và hướng nghiệp để nhân rộng ra trên phạm vi toàn quốc, nhằm tạo động lực và nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng xã hội học tập. 
 Bộ máy hoạt động của TTHTCĐ được thực hiện theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/3/2008 của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn thì cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm, gồm một cán bộ quản lý cấp xã kiêm chủ nhiệm (giám đốc trung tâm), một cán bộ của hội khuyến học và một cán bộ lãnh đạo của trường THCS đặt trên địa bàn xã kiêm phó chủ nhiệm(Phó giám đốc trung tâm). Với bộ máy 100% đều là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm HTCĐ, ngoài ra cơ sở vật chất còn rất khó khăn, nguồn kinh phí chohoạt động của trung tâm cũng còn hạn hẹp nên các hoạt động cũng bị hạn chế. Đây chính là cơ sở lí luận để tôi nghiên cứu đề tài này “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã ”.
 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mỗi công dân đều được học tập suốt đời". Mục tiêu xây dựng xã hội học tập là để không ngừng nâng cao dân trí, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.
 Thực hiện công văn số 144 CV/HKH –TH, ngày 01/8/2018 của Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa về việc Hướng dẫn tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 89/QĐ – TTg, ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020”; 3 năm thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 22/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng” đến năm 2020; Quyết định 448/QĐ-KHVN của Hội Khuyến học Việt Nam ban hành bộ tiêu chí và hướng dẫn tổ chức, đánh giá, công nhận các danh hiệu “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”, “cộng đồng học tập”, “đơn vị học tập” thuộc xã quản lý; Thông tư số 44/TT-BGD-ĐT, ngày 12/02/2014 của Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá, xếp loại “cộng đồng học tập” cấp xã; việc thực hiện các quyết định 1666/QĐ-UBND về phê duyệt “Đề án xây dựng xã hội học tập tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; Quyết định 1582/QĐ-UBND, ngày 06/5/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. 
 TTHTCĐ xã Xuân Tân hoạt động còn bị động, lúng túng trong nội dung, chương trình mở lớp, trong mối quan hệ phối hợp, cơ cấu tổ chức bộ máy và yếu tố đảm bảo để duy trì hoạt động, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về xây dựng xã hội học tập chưa thực sự đầy đủ, nội dung và chương trình hoạt động của TTHTCĐ còn nghèo nàn, cán bộ quản lý và công tác viên chưa được tập huấn đầy đủ, kinh nghiệm quản lý, tổ chức còn kém, cơ sở vật chất hạn chế, công tác tham mưu phối hợp tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng kịp nhu cầu học tập của nhân dân trong xã, người dân, người lao động rất "đói" về thông tin, về sự hiểu biết chính sách, pháp luật, kiến thức làm kinh tế, vốn sống và kỹ năng sống... Những hạn chế về nội dung, phương thức và chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ nêu trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời cho người dân, cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.
 Nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do nhận thức của một số người dân chưa đúng và chưa đầy đủ về chủ trương xây dựng xã hội học tập và vai trò của các TT HTCĐ trong xây dựng xã hội học tập. Trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các ban ngành không rõ ràng, trước hết là sự phối hợp gắn kết giữa các tổ chức, ban ngành trong toàn xã, có khi triển khai mang tính thụ động, đối phó, không đem lại hiệu quả thực tiễn. Bộ máy quản lý và giáo viên ở các Trung tâm ít được tập huấn về nghiệp vụ và giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Một số chế độ, chính sách Nhà nước đã ban hành để xây dựng xã hội học tập và xây dựng TTHTCĐ không được chính quyền các cấp cụ thể hóa và triển khai thực hiện như Thông tư số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 96 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung quy chế và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các TTHTCĐ.
 Học tập suốt đời theo tư tưởng Hồ Chí Minh là học tập để biết phải trái, học để hành, học để làm người, học để phục vụ nhân dân và nhân loại, học điều cơ bản và thiết thực, ai cũng học và giúp người khác học, ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy sự học làm cốt.
 Từ yêu cầu khách quan của cuộc sống, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới; từ quan điểm, tư tưởng học tập suốt đời của Bác Hồ, Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rất rõ 4 mục tiêu đến năm 2020 về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, về tin học và ngoại ngữ, về trình độ chuyên môn, kỹ thuật đối với cán bộ công chức, viên chức từ cấp cơ sở trở lên, 70% lao động nông thôn được cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất tại TTHTCĐ, 90% công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương, 95% qua đào tạo nghề, về kỹ năng sống, học sinh, sinh viên và người lao động được học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống.
 Tiêu chí chung nhất đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, đó là con em trong độ tuổi phải đi học, không bỏ học, kết quả học tập trung bình trở lên, có đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội, có các kỹ năng sống cần thiết. Đối với người lớn: 98% biết chữ, 70% tự giác tham gia học tập bằng các hình thức như tích cực tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, 70% gia đình đời sống ổn định, có bước phát triển, 90% số hộ đạt tiêu chí Gia đình văn hoá, 70% số hộ đạt tiêu chí Gia đình học tập.
 Khái quát 4 mục tiêu Chính phủ đề ra và tiêu chí cơ bản xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập cho thấy nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập hết sức nặng nề, rất cần sự gắn kết và phối hợp giữa ngành Giáo dục - Đào tạo với Hội Khuyến học và các đoàn thể Chính trị - Xã hội các cấp để xây dựng phong trào thi đua học tập và học tập suốt đời ở các địa phương, cơ quan, đơn vị.
 Để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước, yếu tố có tính quyết định là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức từ trong cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đến toàn dân về xây dựng xã hội học tập. Cần mở hội nghị cốt cán để quán triệt QĐ 89 và QĐ 281 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án 281 về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, đơn vị”. Tiến hành khảo sát và tập huấn xây dựng thí điểm mô hình trong năm 2014 để tập trung xây dựng, tổng kết thí điểm mô hình và triển khai đại trà từ 2016 đến 2020. Hệ thống các tổ chức phải cung ứng các cơ hội học tập, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện học tập suốt đời.
 Cần tổng kết, chắt lọc kinh nghiệm “xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học”, “xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương trong những năm qua để thí điểm xây dựng mô hình “Gia đình học tập”,”Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”. Mỗi huyện, thị, thành nên chọn tối thiểu hai điểm để xây dựng thí điểm mô hình gắn mô hình, từ đó để tổng kết và nhân rộng các mô hình, tạo được sức lan toả mạnh mẽ phong trào thi đua xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn dân; trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị.
 Phải tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm HTCĐ, tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng các Trung tâm, kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư vật chất, thiết bị và tăng cường giáo viên về công tác tại các TTHTCĐ theo Thông tư 40 và Thông tư 96 của Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính. Tiến hành khảo sát nhu cầu học của các loại đối tượng để xây dựng kế hoạch mở lớp, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy, huấn luyện tại Trung tâm.
 Tổ chức hội thảo về “thực trạng và giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ”, đi sâu các vấn đề: Tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, chương trình, nội dung, phương thức học, điều kiện đảm bảo... nhằm tạo môi trường, điều kiện để mọi người được học tập.
 Từ kinh nghiệm đã làm trong nhiều năm và kết quả thí điểm mô hình để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công nhận danh hiệu Gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập sát với thực tiễn tình hình của xã. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, công nhận danh hiệu cho các tổ chức và cá nhân. Theo định kỳ 3 năm một lần, TTHTCĐ đã tổ chức hội nghị tổng kết, biểu dương, khen thưởng các nhân tố và điển hình tiên tiến, tiếp tục xây dựng phong trào phát triển đồng đều và có chiều sâu.
 Vấn đề đặt ra là phải xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng đều, gắn kết, liên thông giữa chính quy và thường xuyên, ở ngoài nhà trường, trên địa bàn dân cư, gắn với lao động sản xuất, công tác, đời sống xã hội. 
 Trong những năm qua, Trung tâm HTCĐ xã đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã để tổ chức các lớp học theo nhu cầu học tập của người dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các lớp khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, các hoạt động về y tế, văn nghệ, thể dục thể thao, dân số, bảo vệ môi trường, các lớp dạy văn hóa, dạy nghề, các câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn nghệCác Trung tâm đã có nhiều giải pháp giúp người dân truy cập thông tin tại các điểm truy cập thông tin khoa học - công nghệ để tạo điều kiện cho người dân tìm và ứng dụng các công nghệ mới về nuôi, trồng, chế biến và bảo quản sản phẩm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Xác định vai trò, vị trí của trung tâm học tập cộng đồng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập, suốt đời của mọi người, xây dựng xã hội học tập nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng đồng, trung tâm học tập cộng đồng của xã đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ nhằm góp phần thực hiện chủ chương của Đảng về phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ cấp xã
2.3.1 Học tập nghiệp vụ
 Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ cấp xã thì trước hết Ban Giám đốc phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, giao ban do Phòng GD&ĐT tổ chức để nắm bắt nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, những điểm mạnh để phát huy, hạn chế để khắc phục trong việc tổ chức hoạt động của trung tâm, tham gia thực tế tại Thanh Hóa do Sở GD&ĐT tổ chức, tì

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_trung.doc