SKKN Tổng phụ trách Đội với một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và bảo vệ học sinh trong trường tiểu học

SKKN Tổng phụ trách Đội với một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và bảo vệ học sinh trong trường tiểu học

 Cùng với gia đình, vai trò của nhà trường cần được phát huy trong giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong đó vai trò của Tổng phụ trách Đội là đặc biệt quan trọng. Nhưng không phải ai cũng nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai trò, vị trí đó của môi trường giáo dục, học đường thân thiện. Vấn đề cốt lõi ở đây là Tổng phụ trách Đội phải tìm hiểu thấu đáo, tham mưu với Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường, phối hợp tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, trước hết là trong các thầy giáo, cô giáo. Để xây dựng được một môi trường sư phạm bảo đảm đạt được các yêu cầu về giáo dục.

 Cùng với tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, Tổng phụ trách Đội cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ xã hội gây ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và sự phát triển nhân cách của học sinh. Giúp các em học sinh có được tính kỷ luật, ý thức tự giác cao, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết cùng nhau tiến bộ. Tích cực tham gia vào các phong trào.

 Song hành với đó, Tổng phụ trách Đội phải phân tích được những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường giáo dục, tình trạng bạo lực học đường cũng có một phần lỗi của nhà trường- thầy cô giáo đặc biệt là Tổng phụ trách Đội. Nhất là với những học sinh cá biệt, học sinh mắc khuyết điểm, nếu phương pháp giáo dục, uốn nắn của nhà trường và thầy, cô không "thấu tình đạt lý" rất dễ đẩy các em đến chỗ bị cô lập, nản chí và hành động tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ các thầy cô. Đặc biệt, Tổng phụ trách Đội đóng vai trò quan trọng nhất là người gần gũi và thấu hiểu nội tâm của các em hơn ai hết. Tổng phụ trách Đội là người có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng học sinh trong nhà trường. Nên Tổng phụ trách Đội phải có lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ giúp các em đứng dậy sau những lần vấp ngã, biết tạo dựng một môi trường giáo dục thân thiện, đoàn kết, biết xây dựng, giữ gìn vệ sinh và cảnh quan sư phạm trước hết là ở lớp mình, trường mình

 

doc 16 trang Trần Đại 28/04/2023 7482
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổng phụ trách Đội với một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và bảo vệ học sinh trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ TÂN CHÂU
 TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Long An, ngày 15 tháng 01 năm 2018.
BÁO CÁO
 Kết quả thực hiện sáng kiến
Tổng phụ trách Đội với một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và bảo vệ học sinh trong trường tiểu học
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Yến 	 Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 16/02/1991
- Nơi thường trú: Ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên Tổng phụ trách Đội
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Lịch sử
- Lĩnh vực công tác: Công tác Đội
 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
 Trường Tiểu học B Long An được hình thành theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2009 của UBND thị xã Tân Châu, tọa lạc trên tuyến dân cư thuộc Ấp Long Hòa, xã Long An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Trường có 01 điểm do 3 điểm trường trước đây hợp thành, nằm ven theo bờ sông Kinh Xáng. Năm 2000 trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng cặp theo lộ giao thông Long An - Châu Phong, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 25, được biên chế thành 06 tổ gồm: Tổ Văn phòng, tổ khối 1, tổ khối 2, tổ khối 3, tổ khối 4, tổ khối 5. Các tổ chức của nhà trường gồm: Chi bộ nhà trường, Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh. Cơ sở vật chất: Trường có 30 phòng: 15 phòng học, trong đó 02 phòng cho các lớp mẫu giáo mượn, 15 phòng chức năng. Các trang thiết bị phục vụ cho quản lý, dạy học theo quy định
 1. Thuận lợi:
 Trường có hàng rào bao quanh bằng lưới B40; đủ phòng học cho học sinh, có thư viện tổ chức cho học sinh, giáo viên đọc sách, hoạt động có hiệu quả. Các khối phòng học, văn phòng, thư viện, phòng chức năng bố trí hợp lí, hài hòa, phù hợp cảnh quan chung. Có sân chơi an toàn, không có yếu tố gây tai nạn, thương tích cho học sinh. Có nguồn cấp nước hợp vệ sinh ổn định thuận tiện cho giáo viên và học sinh.
 Căn tin đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh. Có thực hiện kiểm tra căn tin thường xuyên. Không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Bảo đảm an toàn về điện; có phương tiện phòng chống cháy nổ.
 Khuôn viên nhà trường sạch sẽ, có trồng cây xanh, hoa kiểng tạo bóng mát và cảnh quan đẹp mắt.
 Lớp học đủ ánh sáng, được trang trí đẹp mắt, thân thiện, phù hợp việc dạy và học. Nhà trường có phương tiện dạy học tối thiểu theo quy định, sửa chữa kịp thời khi hư hỏng và được đưa vào sử dụng thường xuyên. Có 100% bảng chống lóa, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, đủ chỗ ngồi cho học sinh. Có tủ thuốc và phân công nhân viên phụ trách với một số loại thuốc thông dụng.
 Phối hợp với Trạm Y tế xã thực hiện các hoạt động truyền thông sức khỏe. Thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Không xảy ra tình trạng tai nạn, thương tích cho học sinh tại trường. Có quy định và giải pháp bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh.
 2. Khó khăn:
 Khả năng giao tiếp, ứng xử của học sinh còn hạn chế, một số học sinh ít có điều kiện tiếp xúc nơi đông người nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, ít phát biểu, chưa tự tin trong các hoạt động ngoại khóa cũng như các phong trào của nhà trường.Cha mẹ học sinh có nhận thức chưa cao về công tác giáo dục, còn chưa quan tâm đến việc học hành của con em. 
 - Tên sáng kiến: Tổng phụ trách Đội với một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và bảo vệ học sinh trong trường tiểu học
- Lĩnh vực: Đoàn- Đội
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
 Cùng với gia đình, vai trò của nhà trường cần được phát huy trong giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong đó vai trò của Tổng phụ trách Đội là đặc biệt quan trọng. Nhưng không phải ai cũng nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai trò, vị trí đó của môi trường giáo dục, học đường thân thiện. Vấn đề cốt lõi ở đây là Tổng phụ trách Đội phải tìm hiểu thấu đáo, tham mưu với Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường, phối hợp tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, trước hết là trong các thầy giáo, cô giáo. Để xây dựng được một môi trường sư phạm bảo đảm đạt được các yêu cầu về giáo dục. 
 Cùng với tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, Tổng phụ trách Đội cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ xã hội gây ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và sự phát triển nhân cách của học sinh. Giúp các em học sinh có được tính kỷ luật, ý thức tự giác cao, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết cùng nhau tiến bộ. Tích cực tham gia vào các phong trào. 
 Song hành với đó, Tổng phụ trách Đội phải phân tích được những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường giáo dục, tình trạng bạo lực học đường cũng có một phần lỗi của nhà trường- thầy cô giáo đặc biệt là Tổng phụ trách Đội. Nhất là với những học sinh cá biệt, học sinh mắc khuyết điểm, nếu phương pháp giáo dục, uốn nắn của nhà trường và thầy, cô không "thấu tình đạt lý" rất dễ đẩy các em đến chỗ bị cô lập, nản chí và hành động tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ các thầy cô. Đặc biệt, Tổng phụ trách Đội đóng vai trò quan trọng nhất là người gần gũi và thấu hiểu nội tâm của các em hơn ai hết. Tổng phụ trách Đội là người có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng học sinh trong nhà trường. Nên Tổng phụ trách Đội phải có lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ giúp các em đứng dậy sau những lần vấp ngã, biết tạo dựng một môi trường giáo dục thân thiện, đoàn kết, biết xây dựng, giữ gìn vệ sinh và cảnh quan sư phạm trước hết là ở lớp mình, trường mình
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
 Trong tình hình hiện nay, tất cả các vấn đề xã hội đang len lõi vào trường học, vấn đề nóng bỏng nhất là bạo lực học đường đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ bùng nổ và lan rộng. Bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu “xã hội đen” mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường. Cứ mỗi tuần có một vài trường hợp đánh nhau trong và ngoài nhà trường, thậm chí còn có cả một vài trường hợp vi phạm pháp luật.
 Tình hình game ngày nay đã thu hút không ít học sinh tiếp cận, toàn là những cảnh đấm đá man rợ mà các em học sinh là người nhập vai. Từ đó, đã dần dần phá hủy tâm hồn và nhân cách của các em, biến các em thành những con người dữ tợn.
 Trước cổng trường, đầy ắp những gánh hàng rong làm cản trở việc ra vào của học sinh đầu giờ cũng như cuối giờ, thậm chí còn xảy ra tai nạn giao thông trước cổng trường.
 Trong sân trường rất ít cây xanh, không có nơi để các em thư giãn, đọc sách, hít không khí trong lành trong giờ giải lao.
 Mặt sân trường, sân bãi luyện tập vốn còn gồ ghề làm ảnh hưởng đến việc vui chơi và luyện tập ngoài trời. Đôi khi dẫn đến tai nạn thương tích.
 Cơ sở vật chất, hàng rào chắn chưa đảm bảo an toàn cho các em.
 Trang thiết bị, dụng cụ, đồ dùng dạy học chưa đầy đủ và phong phú để phục vụ việc dạy học và thu hút các em để phát huy tính tích cực và năng động.
 Một số thầy cô chưa thật sự gần gũi thân thiện với các em. Chưa tạo tiền đề để các em gần gũi và chia sẻ khi gặp vướng mắc, khó khăn trong học tập. Việc đối xử với bạn bè trong lớp, trong trường chưa được thân thiết, vẫn còn phân biệt sang hèn, học giỏi học yếu, giao tiếp xưng hô không hài hòa tế nhị.
 Các bộ phận đoàn thể trong nhà trường chưa chủ động phối hợp tạo sân chơi thư giãn để thu hút các em, nhất là các dịp lễ lớn, nghỉ tết, nghỉ giữa học kỳ.
 1. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
“Môi trường lành mạnh an toàn và bảo vệ học sinh trong nhà trường”. Chúng ta ngầm hiểu rằng đó là một môi trường mà khi học sinh đến trường, các em thật sự an tâm, bởi lẽ các em sẽ được bảo vệ an toàn về sức khỏe như “phòng tránh được các loại tai nạn thương tích”, “an toàn thực phẩm”, “trước cổng trường không có tai nạn giao thông”. Có sân chơi bãi tập an toàn, có nhiều cây xanh gây bóng mát. Được sự chăm sóc thương yêu của thầy cô, không bị phân biệt đối xử, phân biệt giới tính. Được bạn bè quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập. Trang thiết bị học tập khá tốt và đầy đủ, phục vụ tốt cho việc học tập của các em,...
 Nhưng thực tế gần đây đối với trường học, một trong những nguyên nhân làm giảm đi hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Chưa quan tâm đầy đủ, huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh. Vì vậy, là Tổng phụ trách Đội- với nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân, tôi nghĩ mình cần phải có giải pháp, tham mưu tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém, nhất là đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh có được môi trường lành mạnh, an toàn, thân thiện vui vẻ. Phát huy tự sáng tạo chủ động của thầy cô giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục theo chiều hướng tích cực trong điều kiện hội nhập quốc tế. Không gây áp lực quá tải trong công tác giáo dục học sinh của nhà trường. Phải biết phối hợp giữa ba môi trường “nhà trường, gia đình, xã hội”. 
Chú ý nhiều hơn và đầu tư cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm khang trang để các em học sinh đến trường cảm thấy thật sự an toàn và được bảo vệ. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và chọn đề tài “Tổng phụ trách Đội với vai trò xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và bảo vệ học sinh trong nhà trường”. 
Chính vì thế, là một giáo viên Tổng phụ trách Đội, với nhiệm vụ quản lý học sinh và phụ trách các hoạt động ngoài giờ trong nhà trường, tôi thiết nghĩ mình cần phải có giải pháp để xây dựng kế hoạch, cải thiện các hoạt động với sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, tạo mọi điều kiện để các em đến trường tham gia học tập mà các em cảm thấy an toàn và được bảo vệ, vui chơi phát triển. 
 3. Nội dung sáng kiến 
 3.1. Tiến trình thực hiện
 Từ đầu năm học, trước thực trạng ban đầu với rất nhiều bất cập và khó khăn. Tuy nhiên, với nhiệm vụ và tinh thần trách nhiệm của mình. Bản thân tôi không ngừng suy nghĩ, nghiên cứu để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và bảo vệ học sinh trong trường, tạo cho các em sự hứng thú, yên tâm khi đến trường học tập vui chơi. 
 Dưới sự hướng dẫn của Hội đồng đội thị xã Tân Châu. Sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tiến hành xây dựng Chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2017- 2018. 
 Tìm hiểu thực trạng vấn đề, tham mưu các biện pháp. Từ đó định hướng và yêu cầu cụ thể, tham mưu với Ban giám hiệu, lập kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục ý thức cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường để xây dựng nhà trường lành mạnh và bảo vệ an toàn cho học sinh.
 Phối hợp với ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường.
 Điều tra cơ bản về những điều kiện, đưa ra các điều kiện, giải pháp để xây dựng trường lớp sạch đẹp đảm bảo an toàn cho học sinh.
 3.2 Thời gian thực hiện:
 Năm học 2014 – 2015 bản thân xây dựng kế hoạch, lên phương án giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực trạng của nhà trường.
 Năm học 2015 – 2016 thực hiện các kế hoạch phương án từ đó thu thập các biện pháp, minh chứng thiết cần thiết để áp dụng có hiệu quả hơn.
 Năm học 2016 – 2017 áp dụng có hiệu quả đến nay qua việc đúc kết các biện pháp đã áp dụng.
 3.3. Biện pháp tổ chức
 Thực chất, nếu chúng ta muốn thực hiện tốt vấn đề này không phải là chuyện đơn giản và dễ thực hiện mà phải có sự phối hợp và tinh thần đầy trách nhiệm vì tương lai của thế hệ trẻ. Và để thực hiện được thì vai trò của Tổng phụ trách Đội là người phải chủ động về mọi mặt, thể hiện với tinh thần đầy trách nhiệm. Phải biết phối hợp với các bộ phận đoàn thể trong và ngoài nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, là cầu nối thân thiện “Giữa thầy và trò, giữa trò và trò” với các trẻ trong và ngoài trường học. Do đó, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả như sau:
 a. Lên kế hoạch, tham mưu phân công tuyên truyền, giáo dục ý thức cho học sinh
	 Sau khi xây dựng Chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2017- 2018, tôi lại lên kế hoạch tổ chức các hội thi bám sát vào kế hoạch hoạt động ngoại khóa trong suốt năm học theo chủ điểm từng tháng, dựa theo kế hoạch tổng thể, các hội thi, cuộc thi của Hội đồng đội và Phòng Giáo Dục thị xã Tân Châu. Trong các hội thi, cuộc thi thì bản thân tôi phải chủ động từ mọi phía: thông qua Hội đồng phụ trách, tham mưu với Ban giám hiệu về kế hoạch tổ chức hội thi, cuộc thi; lập bảng dự trù, tờ trình xin kinh phí. Khi được sự đồng ý, tán thành của Hội đồng phụ trách, Ban giám hiệu và các thành viên thì tôi bắt đầu tuyên truyền sâu rộng đến phụ huynh học sinh, toàn thể cộng đồng về ý nghĩa của hội thi, tính thiết thực và mức độ giáo dục thông qua hội thi. Chuẩn bị mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho hội thi; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nhắc nhỡ thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành. Triển khai đôn đốc tập luyện, kiểm tra tiến độ thực hiện của các chi đội, lớp sao; tiến hành duyệt chương trình cho thật chu đáo theo kế hoạch. Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, sửa sai cho các chi, sao, trước khi tiến hành hội thi chính thức. Đặc biệt phải quán triệt cho được ý thức tham gia, có đánh giá, nhận xét trao quà và bảo lưu thành tích tập thể, cá nhân để cuối năm học bình xét thi đua.
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI
Năm học 2017- 2018
-------------
TT
Tháng
Chủ điểm
Nội dung các cuộc thi
Thời gian thực hiện
1
9/2017
Vui ngày hội trường
Thi tuyên truyền Pháp luật, ATGT
 19/9/2017 
Thi lồng đèn
27/9/2017
Trò chơi dân gian
2
10/2017
Chăm ngoan học giỏi
Thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ
10/10/2017
Thi Hái hoa dân chủ tìm hiểu ngày 20/10
17/10/2017 
Thi đua học tốt chào mừng ngày NGVN
17/10/2017 đến 17/11/2017
Thi nuôi heo đất
19/10/2017 đến 20/5/2018
3
11/2017
Nhớ ơn
 thầy cô
Thi Hái hoa dân chủ tìm hiểu ngày 20/11, trò chơi dân gian
8/11/2017
Thi vẽ tranh về Thầy cô giáo của em
8/11/2017
Hội khỏe Phù Đổng cấp trường
14/11/2017
4
12/2017
Uống nước nhớ nguồn
Thi đố vui về ngày 22/12
12/12/2017
Kết nạp đội, trò chơi dân gian
19/12/2017
Thi đua vệ sinh trường lớp
20/12/2017
5
1/2017
Chào mừng năm mới
Thi Thời trang xuân 2018
23/1/2018
Thi đố vui ”Tìm hiểu về ngày 3/2”
30/1/2018
6
2/2017
Mừng Đảng quang vinh
Ngày hội trò chơi dân gian
20/2/2018
Bóng đá mi ni nam
27/2/2018
7
3/2017
Tiến bước lên Đoàn
Hát về mẹ và cô
05/3/2018
Hội thi Nghi thức Đội
12/3/2018
Hội thi vẽ tranh về môi trường
19/3/2018
Thi Hái hoa dân chủ tìm hiểu ngày 26/3
26/3/2018
8
4/2017
Hòa bình hữu nghị
Thi đố vui tìm hiểu ngày 30/4-1/5
23/4/2018
Thi kể chuyện sách 
20/4/2018
9
5/2017
Kính yêu Bác Hồ
Thi tìm hiểu về truyền thống Đội
7/5/2018
Thi diễn kịch về tiểu sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ
14/5/2018
Thi kể chuyện về Bác Hồ với thiếu nhi, hát về Bác
19/5/2018
 b. Xây dựng quy chế trường học an toàn, cảnh quan sư phạm 
 Thiết lập hồ sơ ghi chép, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện trường học an toàn, đạt chuần an ninh trật tự, hồ sơ đề nghị công nhận trường học an toàn, đạt chuẩn an ninh trật tự.
 Có quy định về phát hiện và xử lí tai nạn thương tích trong trường học như tai nạn giao thông, đánh nhau trong trường, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm. Thông qua phong trào “ Trường em không có tai nạn thương tích”. 
 Căn tin có giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Phát động các phong trào bảo vệ cảnh quan sư phạm nhà trường phù hợp với lứa tuổi như: Phong trào “ Sân trường em không có rác”, “ Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”
 + Giải pháp Cụ thể:
  * Phong trào “ Trường em không có tai nạn thương tích”
 Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ của các em.
 Trường tiểu học B Long An nằm ngay tuyến đường liên xã, do đó tôi xác định nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt phong trào đó là thực hiện an toàn khu vực cổng trường. Vì vậy, tôi tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
 Thứ nhất: Treo bảng: “Khu vực đón học sinh”, “ Cấm đậu xe trước cổng trường”, “Không tụ tập buôn bán trước cổng trường”, “Nơi để xe của phụ huynh” để phụ huynh học sinh thực hiện. Đảm bảo cổng trường thông thoáng không ách tắc giao thông vào đầu giờ cũng như cuối giờ.
 Thứ hai: Qui định tất cả học sinh đi xe đạp khi ra khu vực cổng trường giờ tan học không được chạy xe mà phải dắt xe qua khu vực đông người mới được phép lên xe đi. Không đi bộ tràn ra lòng lề đường khi tan học. Tổng phụ trách Đội triển khai, phụ trách chi, Sao  nhắc nhỡ thực hiện.
 Thứ ba: Bảo vệ trực tiếp thường trực và thực hiện công tác ổn định trật tự giao thông khu vực cổng trường vào giờ đưa, rước học sinh.
 Thứ tư: Bảo vệ thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, cửa kiếng, nếu có hư hỏng về đường dây, ổ cắm, nứt kiếng phải báo cáo với Hiệu trưởng dự trù kinh phí thay liền, sửa liền, tuyệt đối không để tình trạng hôm nay hỏng mà tuần sau mới sửa.
 Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì Tổng phụ trách Đội cũng thường xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt, kỹ năng khi tham gia giao thông trên đường bộ đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Tổng phụ trách Đội phối hợp giáo viên Thể dục, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhỡ các em thực hiện.
 Bên cạnh đó thường xuyên nhắc nhỡ học sinh không sờ tay vào ổ cắm điện; không leo lên lan can trên lầu và tay vịn cầu thang; không xô đẩy nhau khi đi lên xuống cầu thang; không chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn, không tự ý xuống ao hồ tắm khi chưa được sự cho phép của người lớnHay giáo dục học sinh một số kỹ năng xử lý tình huống thường gặp trong trường như: kỹ năng xử lý tình huống khi thấy bạn bị té chảy máu chẳng hạn. Gặp tình huống trên thì các em phải báo ngay cho thầy cô biết, phải khẩn trương đưa bạn vào phòng y tế. Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra vì các em đã học nên các em có thể xử lý được ngay.
 * Phong trào “ Sân trường em không có rác”
 Phân công cho Phụ trách chi, phụ trách Sao trực tiếp thực hiện. Trang bị cây gắp rác và bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được dán các khẩu hiệu tuyên truyền như “Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Bỏ rác vào thùng”, “Hãy bảo vệ môi trường”, “Mắt thấy rác, tay nhặt liền”
 Tổ chức nội dung: “Đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi với phụ trách chi; các em nhi đồng đăng ký với anh chị phụ trách của từng sao”.
 Đội Sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát,  tình hình thực hiện của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhỡ những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo báo cáo với Tổng phụ trách Đội. Cuối tuần tổng hợp phân loại, xếp hạng, sáng thứ hai đầu tuần tuyên dương những lớp điển hình đạt thành tích tốt, không có học sinh vi phạm, nhắc nhỡ kịp thời các lớp còn vi phạm và yêu cầu cam kết thời gian tiếp theo thực hiện.
 * Phong trào: “ Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”
 Thứ nhất: Xây dựng nội qui sử dụng công trình vệ sinh của học sinh với các nội dung cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ. Ví dụ đi tiểu: đúng nơi qui định, tiểu xong nhớ dội nước sạch, rửa tay sạch sẽ; ví dụ đi đại tiện: vào khu vực qui định và đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng chỗ, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, dội nước thật sạch sau khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng  Bảng nội qui được dán ngay trước các khu vệ sinh của học sinh.
 Thứ hai: Phối hợp với giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội qui sử dụng công trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.
 Thứ ba: Kiểm tra, nhắc nhỡ thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của nhân viên phục vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn. Ít nhất một ngày phải thực hiện ba lượt vệ sinh, cụ thể là sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều và khi học sinh tan học
 c. Công tác tổ chức, phối hợp với các ban ngành. 
 Thành l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tong_phu_trach_doi_voi_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_tr.doc