SKKN Tổ chức trò chơi quân sự trong tiết dạy thực hành môn Giáo dục quốc phòng – An ninh

SKKN Tổ chức trò chơi quân sự trong tiết dạy thực hành môn Giáo dục quốc phòng – An ninh

Hiện nay, chương trình Giáo dục quốc phòng an ninh cấp Trung học phổ thông là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm giáo dục thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị cho nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

Nhận thức rõ nhiệm vụ trên, trường và tổ THPT Triệu Sơn 2 luôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh.

Trong những năm qua ban giám hiệu Trường THPT Triệu Sơn 2 và tổ Thể dục – GDQP – AN đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các giáo viên Giáo dục quốc phòng an ninh chọn nhiều hình thức giảng dạy, học tập môn học này. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh, tôi nhận thấy học sinh phải chuyển tải nhiều kiến thức, đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết và thực hành phải hợp lý và khoa học. Vì vậy các em luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và không tập trung trong giờ học. Mặt khác môn Giáo dục quốc phòng an ninh là môn học mà khi bước vào Trung học phổ thông các em mới bắt đầu tìm hiểu nhất là học sinh lớp 10 còn rất bỡ ngỡ khi nhắc tới bộ môn này. Các em thường có suy nhĩ đây là môn phụ không quan trọng nên chưa tập trung trong quá trình học. vì thế là giáo viên Giáo dục quốc phòng an ninh chúng ta phải làm thế nào để học sinh yêu thích môn học này hơn và trong tiết học sôi nổi, hứng thú, vui vẻ và thoải mái nhưng vẫn tiếp thu được trọng tâm của bài.

Từ những thực trạng trên , tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm“ Tổ chức trò chơi quân sự trong một số tiết dạy thực hành môn GDQP-AN”.

 

doc 19 trang thuychi01 7451
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức trò chơi quân sự trong tiết dạy thực hành môn Giáo dục quốc phòng – An ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“TỔ CHỨC TRÒ CHƠI QUÂN SỰ TRONG TIẾT DẠY THỰC HÀNH MÔN GDQP – AN”
Người thực hiện: Trịnh Thị Huế
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDQP – AN
THANH HÓA NĂM 2018
 MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài................	................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu	..........................................................................................1
1.3.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. ...1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề.........................................................................................2
2.2.1.Thuận lợi...........................................................................................................2
2.2.2 Khó khăn...........................................................................................................3
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Chọn đối tượng.................................................................................................3
2.3.2. Nội dung và biện pháp thực hiện.....................................................................4
2.3.2.1. Đối với giáo viên...........................................................................................4
2.3.2.2. Đối với học sinh............................................................................................4
2.3.2.3. Công tác chuẩn bị..........................................................................................5
2.3.2.2.4. Hướng dẫn thực hiện..................................................................................5
2.3.2.4.1. Tín hiệu Morse...........................................................................................5
2.3.2.4.2. Quy ước......................................................................................................7
2.3.2.4.3. Cách dùng tín hiệu Morse..........................................................................7
2.3.2.5. Hướng dẫn sử dụng mật thư..........................................................................7
2.3.2.5.1. Một số từ chuyên môn liên quan đến mật thư............................................7
2.3.2.5.2. Quy trình mã hóa mật thư..........................................................................8
2.3.2.5.3. Các ví dụ thực hành....................................................................................8
2.4. Kết quả thực nghiệm...................13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận.................................................................................................................14
* Kiến nghị...............................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chương trình Giáo dục quốc phòng an ninh cấp Trung học phổ thông là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm giáo dục thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị cho nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Nhận thức rõ nhiệm vụ trên, trường và tổ THPT Triệu Sơn 2 luôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh.
Trong những năm qua ban giám hiệu Trường THPT Triệu Sơn 2 và tổ Thể dục – GDQP – AN đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các giáo viên Giáo dục quốc phòng an ninh chọn nhiều hình thức giảng dạy, học tập môn học này. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh, tôi nhận thấy học sinh phải chuyển tải nhiều kiến thức, đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết và thực hành phải hợp lý và khoa học. Vì vậy các em luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và không tập trung trong giờ học. Mặt khác môn Giáo dục quốc phòng an ninh là môn học mà khi bước vào Trung học phổ thông các em mới bắt đầu tìm hiểu nhất là học sinh lớp 10 còn rất bỡ ngỡ khi nhắc tới bộ môn này. Các em thường có suy nhĩ đây là môn phụ không quan trọng nên chưa tập trung trong quá trình học. vì thế là giáo viên Giáo dục quốc phòng an ninh chúng ta phải làm thế nào để học sinh yêu thích môn học này hơn và trong tiết học sôi nổi, hứng thú, vui vẻ và thoải mái nhưng vẫn tiếp thu được trọng tâm của bài.
Từ những thực trạng trên , tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm“ Tổ chức trò chơi quân sự trong một số tiết dạy thực hành môn GDQP-AN”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Mục đích của đề tài là đưa một số trò chơi vào trong tiết học, nhằm giúp học sinh yêu thích môn học hơn với môn Giáo dục quốc phòng an ninh. Đồng thời tạo ý thức tự giác học tập, tâm lý thoải mái chú tâm vào bài học hơn, các em có thể vừa học vừa chơi tạo không khí sôi động cho tiết học và rèn luyện cho các em sức khỏe, tinh thần yêu nước và một số kỹ năng quân sự.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh lớp 11 ( 11C1, 11C2, 11C3, 11C4,11C5, 11C6, 11C7) năm học 2017 – 2018 Trường THPT Triệu Sơn 2, có sức khỏe bình thường, tham gia đầy đủ các buổi học Giáo dục quốc phòng an ninh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát sư phạm 
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
Chơi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với sự phát triển tự nhiên của tâm sinh lí tuổi trẻ ( từ nhi đồng qua thiếu niên đến lứa tuổi thanh niên bước vào đời sống xã hội). Những yêu cầu của các môn giáo dục có tính hệ thống, trình tự trong nhà trường các cấp, nhất là các môn Giáo dục quốc phòng an ninh sẽ được tuổi trẻ học sinh, sinh viên tiếp nhận, tự rèn luyện một cách thoải mái qua hoạt động “ chơi”. và là một việc làm tích cực góp phần giúp đỡ tuổi trẻ bước vào nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Trò chơi có mục đích rèn luyện lòng yêu nước, giáo dục ý thức quốc phòng dưới dạng vui chơi bằng các trò chơi nhỏ, trò chơi lón trong quá trình dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh. Làm cho tuổi trẻ tự nguyện rèn luyện một số kỹ năng quân sự và tự rèn luyện tính cách cá nhân của từng học sinh. Để tạo lập một nếp sống có tác phong quân sự : luôn luôn sẵn sàng hành động. Hành động đó qua vui chơi mà thấm nhuần lòng yêu nước của truyền thống lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã xội chủ nghĩa. Kết hợp với các bài học chính khóa nên hành động có ý thức, có hiệu quả hơn.
Đồng thời với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hìn thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc di vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Do đó để tạo cho không khí của tiết học Giáo dục quốc phòng an ninh trở nên sinh động, sôi nổi, hứng thú các em có thể vừa học, vừa chơi mà vẫn truyền tải được kiến thức đồng thời tạo cho các em ý thức tự giác học tập , khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần đoàn kết làm tiền đề cho những năm học tiếp theo và nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa sau này. Thì “Tổ chức trò chơi quân sự trong một số tiết dạy thực hành môn QPAN””, sẽ đạt kết quả tốt trong quá trình giảng dạy.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
So với khu vực Trường THPT Triệu Sơn 2 là trường có bề dày về kết quả đào tạo học sinh và là trường có đội ngũ sư phạm hùng hậu, đều đạt chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, có chuyên môn vững, nhiệt tình, tận tụy với công tác về quản lý và giảng dạy.
Đối với môn Giáo dục quốc phòng an ninh, nhà trường và các cấp lãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi, đội ngũ giáo viên đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình.
Điều kiện sân bãi, dụng cụ trang thiết bị cần cho môn học tương đối đầy đủ.
Nề nếp, kỹ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ nên đa phần các em chăm ngoan có ý thức học tập.
2.2.2. Khó khăn
Đây là môn học khá mới nên việc tìm kiếm tư liệu cho việc viết đề tài rất khó khăn.
Đây là môn học đối với học sinh lớp 11 các em còn coi đây là môn phụ nên không quan trọng dẫn đến ý thức học tập chưa cao.
Tình trạng học sinh chưa trang bị đầy đủ sách giáo khoa cũng làm cho việc giảng dạy kiến thức mới còn bị hạn chế.
Tài Liệu tham khảo đối với môn còn hạn chế
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Chọn đối tượng
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi chọn hai nhóm đối tượng về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn tương đương nhau. Được chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Nhóm đối chứng: học tập bình thường theo sách giáo khoa và phân phối chương trình gồm 3 lớp.
+ Lớp 11C1 có 43 học sinh
+ Lớp 11C2 có 38 học sinh
+ Lớp 11C3 có 40 học sinh
Nhóm thực nghiệm: học tập theo hướng dẫn của sách giáo viên, phân phối chương trình và học tập theo phương pháp sử dụng một số trò chơi vào trong một số bài học gồm 4 lớp.
+ Lớp 11C4 có 40 học sinh
+ Lớp 11C5 có 43 học sinh
 + Lớp 11C6 có 47 học sinh
+ Lớp 11C7 có 41 học sinh
Việc giảng dạy thực hành môn GDQP – AN trong trường phổ thông tuy có nhiều nội dung nhưng nó tương đối thuần túy, đó là: Kỹ thuật nằm chuẩn bị bắn súng, kĩ thuật đứng ném lựu đạn, kỹ thuật cấp cứu chuyển thương của khối 11 . Nếu chỉ đơn thuần là dạy kỹ thuật đông tác và tổ chức luyện tập thì khi thực hiện những nội dung trên cả người dạy và người học đều cảm thấy nhàm chán. Vì vậy trong những năm gần đây tôi đã mạnh dạn đưa thêm nội dung “Trò chơi quân sự vào môṭ số tiết học, buổi học để tạo hưng phấn cho người học cũng như người dạy.
Qua thực hiện một số lớp và tiến hành thử nghiệm ở nhiều tiết dạy tôi cảm thấy Học sinh tham gia học tập tích cực hơn, thích học môn GDQP hơn ở những lớp, giờ học không áp dụng nội dung “Trò chơi quân sự”.
Việc đổi mới phương pháp Dạy – Học là một vấn đề đang được toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng rất quan tâm, nhằm tạo sự chuyển biến lớn trong quá trình Dạy – Học càng đòi hỏi người Giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung cũng như Giáo dục Quốc phũng và an ninh nói riêng.
Vào đầu năm học 2017 – 2018, với phương pháp giảng dạy trước đây – chưa áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi quân sự, tôi gửi phiếu thăm dò đến 7 lớp tôi giảng dạy (292 học sinh khối 11) lấy ý kiến, cảm giác của các em về sự hứng thú trong học tập môn học Giáo dục quốc phòng, tôi thống kê được như sau:
PHIẾU THĂM DÒ (Đầu năm học 2017 – 2018)
Lớp
Số học sinh
Cảm giác của em như thế nào khi học môn
GDQP – AN?
Hứng thú
Chưa húng thú
Nhàm chán
11C1
43
14
20
9
11C2
38
13
19
6
11C3
40
12
22
6
11C4
40
14
21
5
11C5
43
15
24
4
11C6
47
12
24
11
11C7
41
11
22
8
Tổng số
292
91
152
49
Chiếm tỉ lệ
31,1
52,1
16,8
Qua số liệu thống kê trên cho thấy, phần lớn các em chưa hứng thú với môn học (chiếm khoảng 52,1%), và có đến 16,8% học sinh trong số 292 học sinh được tham khảo tỏ ra nhàm chán đối với môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh. Để thay đổi quan điểm, ý thức học tập của các em, nhằm giúp các em đạt kết quả tốt hơn đối với môn học này, tôi đã thay đổi phương pháp giảng dạy, thử nghiệm ở một số lớp trong một số tiết học, tôi sử dụng phương pháp giảng dạy – tổ chức trò chơi quân sự vào một số tiết học trong giảng dạy bộ môn GDQP – AN.
2.3.2. Nội dung và biện pháp thực hiện:
2.3.2.1. Đối với giáo viên
	-Việc lựa chọn trò chơi quân sự vào tiết học, buổi học nhằm làm phong phú hơn nội dung thực hành môn GDQP-AN, qua đó tạo hưng phấn cho học sinh và giáo viên tăng thêm tính hấp dẫn môn học. Đây là điểm nhấn của đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn.
	- Thực tế trong mỗi tiết dạy tôi đã vận dụng trò chơi quân sự làm cho tiết dạy sinh động hơn, phong phú hơn, học sinh hứng thú hơn với môn học. Việc này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo hơn từ khâu chuẩn bị đến khâu lên lớp, hướng dẫn học sinh cách bố trí thời gian, cũng như chọn chủ đề cho phù hợp.
2.3.2.2. Đối với học sinh
	- Tích cực tham gia vào hoạt động vừa học tích cực vừa tham gia vào trò chơi nhằm hoàn thàn nội dung chương trình.
	- Chủ động nắm vững kiến thức, xây dưng tinh thần đoàn kết, phương pháp giải quyết vấn đề bằng trí tuệ tập thể, tinh thần đoàn kết có kỷ luật, học tập tác phong quân đội.
2.3.2.3. Công tác chuẩn bị
	Giáo viên phải giải thích, hướng dẫn chơi sinh nắm vững nội dung về: Bảng mã hóa tín hiệu của Morse, mật thư, các kí hiệu, tín hiệu, hiệu lệnh, các vật dụng thường dùng trong các trò chơi và soạn giáo án
2.3.2.4. Hướng dẫn thực hiện
2.3.2.4.1. Tín hiệu Morse
Người phát minh ra dạng truyền tin Morse là ông: Samuel Finley Brese Morse. Ông sinh ngày 27/4/1791, là một họa sĩ người Mỹ, đã từng sang Anh và Pháp để học hội họa.
- Năm 1837: Ông được cấp bằng phát minh điện báo Morse.
- Năm 1844: Bản tin Morse đầu tiên trên thế giới được phát đi từ Washington đến Baltimore (khoảng 60 km) với nội dung “Vinh danh những kỳ công của Thiên chúa”.
- Năm 1872: Ông qua đời, thọ 81 tuổi.
Tín hiệu Morse là 1 dạng, 1 bộ biệt mã về chấm và gạch theo vần Alphabet, khi mở hoặc ngắt dòng điện sẽ gây nên những tín hiệu “tic, te”, xếp các tín hiệu này với nhau chúng ta được một bản tin hoàn chỉnh.
E .
T
_
A . _
N _ .
I . .
M
_ _
U . . _
D
_ . .
S . . .
O
_ _ _
V . . . _
B
_ . . .
H . . . .
CH _ _ _ _
W . _ _
G _ _ .
R . _ .
K
_ . _
L
. _ . .
Y
_ . _ _
P . _ _ .
X
_ . . _
F
. . _ .
Q
_ _ . _
1 . _ _ _ _
6
_ . . . .
C _ . _ .
2 . . _ _ _
7
_ _ . . .
Z _ _ . .
3 . . . _ _
8
_ _ _ . .
J . _ _ _
4 . . . . _
9
_ _ _ _ .
5 . . . . .
10 _ _ _ _ _
 = AA
Đ = DD
Dấu sắc = S
Dấu huyền = F
Ă = AW
Ư = UW
Dấu hỏi = R
Ê = EE
Ơ = OW
Dấu ngã = X
Ô = OO
ƯƠ = UOW
Dấu nặng = J
- Dấu(.)= tiếng “tích”, dấu(─)= tiếng “te”; người ta dùng còi để đánh tín hiệu.
- Khi viết ký hiệu người ta dùng dấu / để ngăn cách giữa các chữ cái.
Ví dụ 1: Có dãy tín hiệu sau
_ _ / ._ / ._ / _ / ._ _ _ / _._ / .... / ._ / ._ / .._ / ._.
Tra bảng quy ước ta được bản tin:
MAATJ KHAAUR có nghĩa là MẬT KHẨU.
Ví dụ2:
_ / .. / _ _ / .._. / _ / ._. / .._ / _. / _ _. / _.. / _.. / _ _ _ / _ _ _ / .. / ._ _ _ /
Tra bảng quy ước ta được bản tin:
TIMF TRUNG DDOOIJ = TÌM TRUNG ĐỘI
2.3.2.4.2. Quy ước:
* Người phát tin:
NW ( _ . . _ _): Bắt đầu đánh
GE ( _ _ . . ): Cải chính
AR ( . _ . _ . ): Hết bản tin
* Người nhận tin:
GAK: Sẵn sàng nhận tin
QSL: Đã nhận đủ
PLSRPT: Yêu cầu đánh lại từ đầu
FM...: Yêu cầu đánh lại từ chữ...
2.3.2.4.3. Cách đánh tín hiệu Morse:
* Dùng còi:
Quy ước: Tích (.) = một tiếng còi ngắn; Te (_) = một tiếng còi dài.
Yêu cầu:
- Đánh từng tiếng, rõ ràng có điểm dừng giữa hai chữ cái và hai từ.
- Không đi lại khi đánh Morse và phải đứng đầu gió để đánh (tránh trường hợp số lượng người chơi nhiều, địa điểm ngoài trời có gió to). – 
- Còi luôn ngậm trên môi cho đến khi phát hết bản tin.
*Dùng cờ:
Quy ước: Tích (.) = dùng cờ một tay; Te (_) = dùng cờ hai tay.
Yêu cầu:
- Trước khi đánh bản tin, người đánh phải xoay cờ nhiều lần bằng vòng số 8 trước bụng rồi bắt đầu đánh từng tiếng một.
- Hết một từ, giơ hai tay bắt chéo cờ trên đầu.
- Hai chân đứng thẳng, rộng bằng vai, cờ chéo trước bụng.
- Người phát tin phải đứng ở vị trí thuận lợi đảm bảo cho người nhận tin trông thấy toàn thân từ trước mặt.
2.3.2.5. Hướng dẫn sử dụng mật thư
Mật thư là văn bản được viết dưới dạng đặc biệt theo những quy ước nhất định, phải dùng những nguyên tắc đã có sẵn hoặc suy luận để giải.
2.3.2.5.1. Một số từ chuyên môn liên quan đến mật thư:
- Văn bản gốc (bạch văn): Là nội dung cần truyền đạt (bản tin).
- Khoá: Dùng để hướng dẫn cách giải. Ký hiệu : Mã hoá: Chuyển bạch văn sang dạng mật thư.
Để đảm bảo thông tin bí mật, chúng ta thường mã hoá để chuyển sang dạng mật thư. Người ta thường dùng các ký hiệu có quy ước sẵn hoặc tự sáng tạo ra đã được thống nhất từ trước: Chẳng hạn như mã hoá sang dạng quốc ngữ điện tín (hoặc biến thái của quốc ngữ điện tín) hay morse tích te, hoặc các biến thái của morse.
- Dịch mã: Chuyển thư sang dạng bạch văn (quá trình dịch mã).
Tuỳ theo quan điểm sắp xếp và cách sử dụng ta có nhiều cách sắp xếp theo các hệ thống mật mã khác nhau.
2.3.2.5.2. Quy trình mã hoá thành mật thư:
Bước 1: Tìm nội dung phù hợp cho bạch văn.
Bước 2: Suy nghĩ để đưa ra nội dung bản tin. Có chìa khoá hay không?
Bước 3: Mã hoá thành mật thư.
Ví dụ:
Mật thư (đã mã hoá): HUWOWNGS BAWCS GAWPJ TRUWOWNGR
TRAIJ
Khoá: Quốc ngữ điện tín
Bản tin: Hướng bắc gặp trưởng trại.
2.3.2.5.3. Các ví dụ thực hành:
Những thông tin hoặc mật thư thông thường:
* Mật thư:
..._ / . / . / .._. / _ / ._. / ._ / .. / ._ _ _ / _ _ _ _ / .. / . _ . / .... / .._ / _._ _ /
VEEF/TRAIJ/CHIR/HUY
Bản tin: Về trại chỉ huy
* Mật thư:
_ / ._ / ._ / ._ _. / ._ _ _ / _ / ._. / .._ / _. / _ _. / _.. / _.. / _ _ _ / _ _ _ / .. / . _
_ _ / .... / .. / _. / .... / .. _ . /
TAAPJ/TRUNG/DDOOIJ/HINHF
Bản tin: Tập trung đội hình:
Những mật thư dùng khoá:
- Ví dụ 1: Mật thư được để dưới dạng ký hiệu sau:
_ _._ / .._ / ._ / ._ / _. / .... / ._ / _. / .... / .._. / ._.. / . / . / _. / .... / ._ _ _ / _._. /
.... / _ _ _ / ._ _ / .._. /
: Được ngọc.
Dịch: QUAAN/HANHF/LEENHJ/CHOWF
Khoá “Được ngọc” có nghĩa là “Đọc ngược”. Ta sẽ được bản tin: Chờ lệnh hành quân.
Ví dụ 2:
BDDBOWBIJ/BOWR/TBRBAMJ/CBUBOOIS
 : Bò con bỏ chạy (Bò con nghĩa là Bê (B) - căn cứ vào khoá thì ta bỏ hết chữ B trong mật thư).
Ta được bản tin: Đợi ở trạm cuối.
3. SOẠN GIÁO ÁN
* Cấu trúc giáo án cũng tương tự giáo án thông thường nhưng có thêm phần trò chơi quân sự
Ví dụ: Tiết chương trình 13, Bài 4, Khối 11
Tiết: 13
Ngày soạn: 26/11/2017
Ngày dạy : 28/11/2017
BÀI 4: GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC
PHẦN 2:THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I – TỔ CHỨC GIẢNG BÀI(6 - 8 phút)
1. Tập hợp lớp kiểm tra.
- Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, kiểm tra trang bị vật chất, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ.
2. Phổ biến một số quy định.
- Tập trung chú ý nghe giảng, không mất trật tự, không làm việc riêng.
- Ra ngoài phải xin phép giáo viên.
- Giũ gìn vệ sinh chung của cả trường.
- Trang phục đứng quy định.
3. Kiểm tra bài cũ.
4. Công bố ý định giảng bài.
- Nêu tên bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu.
- Nêu nội dung, trọng tâm.
- Thời gian.
- Tổ chức, phương pháp.
II – THỰC HÀNH GIẢNG NỘI DUNG( 30-32 phút)
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của người dạy và người học
Vật chất
I - Súng tiểu liên AK
1. Cấu tạo của súng
Súng tiểu liên AK gồm 11 bộ phận chính
1. Bộ phận nòng súng.
2. Bộ phận ngắm.
3. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.
4. Bệ khóa nòng và thoi đẩy.
5. Khóa nòng.
6. Bộ phận cò.
7. Bộ phận đẩy về.
8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay.
9. Báng súng và tay cầm.
10. Hộp tiếp đạn.
11. Lê
2. Cấu tạo đạn K56
Đạn k56 gồm 4 bộ phận chính :
1. Vỏ đạn. 
2. Hạt lửa.
3. Thuốc phóng.
4. Đầu đạn.
3. Cách tháo và lắp đạn.
a) Lắp đạn.
- Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải, đặt viên đạn vào cửa tiếp đạn rồi ấn xuống. Lắp đủ 30 viên đạn sẽ nhìn thấy đáy vỏ đạn ở lỗ kiểm tra.
b) Tháo đạn.
- Tay trái cầm hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay vào trong. Tay phải dùng ngón tay cái hoặc viên đạn khác đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vậy đến khi hết đạn.
4. Thứ tự, động tác tháo và lắp súng.
a) Tháo súng.
- Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng.
+ Tay trái cầm ốp lóp tay để đầu súng hướng lên trên, mặt súng quay sang trái, tay phải nắm hộp tiếp đạn, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_tro_choi_quan_su_trong_tiet_day_thuc_hanh_mon_g.doc