SKKN Tổ chức trò chơi âm nhạc cho học sinh Tiểu học nhằm nâng cao hệu quả giảng dạy

SKKN Tổ chức trò chơi âm nhạc cho học sinh Tiểu học nhằm nâng cao hệu quả giảng dạy

Chúng ta vẫn từng nói rằng: “Âm nhạc là môn năng khiếu cũng là môn thực hành”. Tuy nhiên âm nhạc trong trường học không nhằm đào tạo các em trở thành những nhạc sĩ, ca sĩ, Cũng như việc học đọc, học viết, học vẽ, việc học hát, các em được nghe hát, nghe nhạc hoặc tham gia trò chơi, vận động theo nhạc đều nhằm mục đích phát triển khả năng âm nhạc. Nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của các em là cơ sở để hình thành một trình độ văn hóa thẩm mỹ nhất định, góp phần giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, trí tưởng tượng và có tác dụng giáo dục đạo đức, tình cảm rất tốt. Qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc. Tất cả những yếu tố đó sẽ tạo thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho nội dung học tập ở nhà trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hòa các hoạt động học tập của trẻ em.

 Trong mỗi lớp học, có nhiều đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động, tất cả học sinh trong lớp đều tiếp thu lượng kiến thức đầy đủ khi giáo viên cung cấp thì đối với môn học của tôi phụ trách qua những giờ thực giảng trên lớp, ngoài những em có năng khiếu, có giọng hát hay, mạnh dạn tự tin khi thể hiện bài hát đa số vẫn còn nhiều em quá rụt rè, nhút nhát, rất ít xung phong lên biểu diễn bài hát trước lớp, thiếu tự tin, và hơn thế nữa các em nghĩ mình hát không hay. Thiết nghĩ đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và có hứng thú khi học, bản thân tôi cũng mong muốn bằng cách nào để giúp cho tất cả các em trong lớp đề được tham gia học tập sôi nổi, nhiệt tình và tương đối đồng nhất, cho các em biết hòa mình trong tập thể, tạo nên một tâm thế sẵn sàng, ham học và đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp cho các em học tốt những môn học khác.

Muốn thực hiện được yêu cầu trên thì bản thân tôi phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và phải vận dụng thực tế qua từng chi tiết dạy. Để đáp ứng được các nhu cầu cơ bản đó tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các em học môn Âm nhạc trong nhà trường có chất lượng cao, các em thực sự hứng thú khi tham gia môn học này. Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài “Tổ chức trò chơi âm nhạc cho học sinh Tiểu học nhằm nâng cao hệu quả giảng dạy”

 

doc 20 trang thuychi01 64076
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức trò chơi âm nhạc cho học sinh Tiểu học nhằm nâng cao hệu quả giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2
3. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài
3
II. PHẦN NỘI DUNG 
3
 1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng
3
3. Giải pháp
4
4. Hiệu quả của sáng kiến
15
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
1. Kết luận
17
2. Kiến nghị
17
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
	Chúng ta vẫn từng nói rằng: “Âm nhạc là môn năng khiếu cũng là môn thực hành”. Tuy nhiên âm nhạc trong trường học không nhằm đào tạo các em trở thành những nhạc sĩ, ca sĩ,Cũng như việc học đọc, học viết, học vẽ, việc học hát, các em được nghe hát, nghe nhạc hoặc tham gia trò chơi, vận động theo nhạc đều nhằm mục đích phát triển khả năng âm nhạc. Nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của các em là cơ sở để hình thành một trình độ văn hóa thẩm mỹ nhất định, góp phần giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, trí tưởng tượng và có tác dụng giáo dục đạo đức, tình cảm rất tốt. Qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc. Tất cả những yếu tố đó sẽ tạo thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho nội dung học tập ở nhà trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hòa các hoạt động học tập của trẻ em.
	Trong mỗi lớp học, có nhiều đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động, tất cả học sinh trong lớp đều tiếp thu lượng kiến thức đầy đủ khi giáo viên cung cấp thì đối với môn học của tôi phụ trách qua những giờ thực giảng trên lớp, ngoài những em có năng khiếu, có giọng hát hay, mạnh dạn tự tin khi thể hiện bài hát đa số vẫn còn nhiều em quá rụt rè, nhút nhát, rất ít xung phong lên biểu diễn bài hát trước lớp, thiếu tự tin, và hơn thế nữa các em nghĩ mình hát không hay. Thiết nghĩ đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và có hứng thú khi học, bản thân tôi cũng mong muốn bằng cách nào để giúp cho tất cả các em trong lớp đề được tham gia học tập sôi nổi, nhiệt tình và tương đối đồng nhất, cho các em biết hòa mình trong tập thể, tạo nên một tâm thế sẵn sàng, ham học và đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp cho các em học tốt những môn học khác.
Muốn thực hiện được yêu cầu trên thì bản thân tôi phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và phải vận dụng thực tế qua từng chi tiết dạy. Để đáp ứng được các nhu cầu cơ bản đó tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các em học môn Âm nhạc trong nhà trường có chất lượng cao, các em thực sự hứng thú khi tham gia môn học này. Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài “Tổ chức trò chơi âm nhạc cho học sinh Tiểu học nhằm nâng cao hệu quả giảng dạy” 
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
	Xuất phát từ những vấn đề đặt ra, tôi đã thực nghiệp việc lồng ghép những trò chơi được ứng dụng từ nội dung của bài học để giúp học sinh nhớ được lời ca của bài hát một cách nhanh chóng và dễ dàng. Từ những trò chơi được ứng dụng tất cả học sinh trong mỗi lớp đều được tham gia. 	
Hình thành một trình độ văn hóa Âm nhạc tối thiểu cho học sinh.
Bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và có thói quen hát đúng.
Tạo cho các em hứng thú, tạo niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỷ luật, tính chính xác khoa học.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập các tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.
- Phương pháp trải nghiệm thực tế: Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy hát dân ca ở trường.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học tại nhà trường.
- Phương pháp quan sát sư phạm
	- Phương pháp so sánh
	- Phương pháp thống kê xử lí số liệu
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với các môn học khác. Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái. Thông qua những cau hát, những lời ca, những cử chỉ, những ddieuj bộ, múa vận động phụ họa, và đặc biệt là các trò chơi âm nhạc giúp các em thêm yêu thích âm nhạc và ước mong được học âm nhạc. Trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống, rèn luyện nếp sống văn minh, lành mạnh, hình thành thói quen tự tập luyện và tự tổ chức các trò chơi âm nhạc. Góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, phát hiện và bồi dưỡng những hạt nhân năng khiếu. Trong quá trình học tập còn giúp các em biết cách ứng dụng những trò chơi âm nhạc dân gian vào hoạt động học tập và sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường.
Từ đó, để học sinh lĩnh hội, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức thì người giáo viên phải thường xuyên có những biện pháp kích thích học sinh hứng thú, tự giác, tích cực trong giờ học nhằm giúp học sinh lĩnh hội tối đa kiến thức.
Tóm lại: người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học, tìm những trò chơi âm nhạc phù hợp với nội dung tiết dạy để giúp học sinh học tập, tích cực hoạt động, tự giác, phát huy tư duy sáng tạo và các tố chất cho học sinh.
2. Thực trạng
 	Như trên đã nói: Một tiết dạy học được xem là thành công nếu như người giáo viên ngoài truyền tải cho các em nắm bắt được nội dung cơ bản của tiết học còn phải đem đến cho các em một tiết học hay, tạo niềm vui, sự sôi nổi và hứng thú say mê trong quá trình học tập.
Do nhận thức vị trí, vai trò của bộ môn Âm nhạc chưa được đúng mức (quan niệm là môn phụ), một phần cũng làm ảnh hưởng tới công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Đó là sự nhìn nhận của một số bậc phụ huynh và cả học sinh về môn học này, nên môn Âm nhạc trong nhà trường Tiểu học đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Một thực tế cho thấy, nếu giáo viên chỉ dạy đủ trình tự các bước của một tiết học hát và tập đọc nhạc mà không lồng ghép nhiều trò chơi vào các tiết học thì sẽ gây cho tiết học sự khô cứng và nhàm chán. Từ đó học sinh sẽ không hứng thú khi học Âm nhạc. Bên cạnh đó một số trường Tiểu học hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo cho công tác dạy và học. Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh nhàm chán, mệt mỏi do sự lặp đi lặp lại một phương pháp dạy học khô cứng của giáo viên.
Qua thực tế giảng dạy các lớp trong năm học 2017 – 2018. Ngay đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát như sau: Khối 1,2,3 tôi tiến hành khảo sát lớp 2B; Khối 4,5 tôi tiến hành khảo sát lớp 4B. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Tổng số HS
Học sinh thể hiện tốt kĩ năng ca hát.
Học sinh thể hiện tốt khi biểu diễn.
Học sinh hứng thú khi tham gia học tập.
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
2B
 32
 6
18,8%
9
28,1%
17
53,1%
4B
 30
 7
23,3%
8
26,7%
15
50%
3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
* Các trò chơi âm nhạc:
Trò chơi 1: Nghe giai điệu đoán câu hát
a. Tác dụng của trò chơi:
Tác động vào thính giác của các em những âm thanh chuẩn mực, chính xác của bài hát. Giúp các em nắm thật vững giai điệu bài hát, tiết tấu của bài hát thông qua trò chơi.
b. Cách chơi: 
 	Giáo viên chọn một câu hát khó trong bài hoặc câu hát nào học sinh hát dễ bị sai nhạc để đàn (hoặc thổi kèn) giai điệu câu hát đó và đố học sinh đây là câu hát nào? Những học sinh không có năng khiếu vẫn có thể phát hiện ra câu hát, tuy nhiên khi hát lại các em có thể hát sai nhạc. Giáo viên lại cho những học sinh có năng khiếu hát câu hát đó. Sau đó cho cả lớp củng cố câu hát đó bằng cách hát theo tiếng đàn của giáo viên, trò chơi tiếp tục với những câu hát khác.
 	 Phần thưởng là những lời khen khuyến khích của cô và những tràng pháo tay của cả lớp cho những học sinh phát hiện ra câu hát và học sinh hát chuẩn xác câu hát đó.
Ví dụ:
 Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn
	 Vàng, đen, trắng nước da không chia tấm lòng.
Trò chơi 2: Tai ai thính nhất
Sau khi các em đã nắm vững giai điệu bài hát giáo viên thường cho các em hát kết hợp gõ nhạc cụ theo 3 cách: theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
Để giúp các em nắm chắc nhịp, tiết tấu của bài hát ta có thể cho các em chơi trò chơi này.
a. Tác dụng của trò chơi:
 	Giúp các em phát triển năng lực tai nghe, năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua trò chơi.
b. Cách chơi:
 	Giáo viên vỗ tay (hoặc gõ bằng nhạc cụ gõ) tiết tấu các câu hát từ dễ đến khó trong bài học, cho các em đoán đó là câu hát nào trong bài (có thể tiết tấu này trùng với tiết tấu các câu hát ở bài hát khác) ai thính tai nhất sẽ được thưởng điểm thi đua hoặc một tràng pháo tay của cả lớp.
	Ví dụ:
 GV vỗ tay: x x x x x x x x x 
 HS hát: Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn. 
Trò chơi 3: Nhà biên đạo múa tí hon
Trong tiết thứ 2 giáo viên thường hướng dẫn các em hát kết hợp vận động phụ họa hoặc múa đơn giản . Trước khi hướng dẫn cho các em các động tác mà giáo viên đã chuẩn bị , giáo viên có thể cho các em tự tìm các động tác phụ họa dưới hình thức trò chơi “Biên đạo múa tí hon”. Các em dựa vào nội dung lời ca để tìm ra những động tác phù hợp, sau đó giáo viên có thể sửa cho các em một số động tác rồi hướng dẫn cho cả lớp.
a. Tác dụng của trò chơi:
Trò chơi này có tác dụng dẫn dắt các em hướng tới những ý tưởng sáng tạo, thông qua các động tác minh họa cho lời ca các em hiểu được nội dung bài hát nói lên điều gì.
b. Cách chơi:
Cho những học sinh xung phong lần lượt lên hát kết hợp vận động hoặc múa các động tác mà các em tự suy nghĩ trước lớp, sau đó giáo viên nhận xét khen ngợi và sửa cho các em những động tác hay hơn.
Phần thưởng cho các em “biên đạo múa” là những ngôi sao danh dự của giáo viên và những tràng pháo tay của các bạn trong lớp.
Trò chơi: Nhà biên đạo múa tí hon ( HS lớp 2B)
Trò chơi 4: Em tập làm ca sĩ
 	Trong 2 tiết học cho một bài hát ta có thể áp dụng thêm các trò chơi khác tùy theo từng bài. Các trò chơi được cung cấp trong sách giáo viên chúng ta có thể thay bằng các tên gọi hấp dẫn giúp các em khi nghe đến tên trò chơi sẽ rất hứng thú tham gia.
 	Cũng cách gọi các em lên biểu diễn từng tốp hoặc đơn ca trước lớp ta thay bằng trò chơi có tên là: “Em tập làm ca sĩ”.
a. Tác dụng của trò chơi:
Giúp các em mạnh dạn, tự tin vào bản thân và hướng cho các em vươn tới những ước mơ cao đẹp.
b. Cách chơi:
Khi các em đã hát kết hợp vận động hoặc múa thành thạo, chuẩn xác bài hát, giáo viên gọi các em lên biểu diễn trước lớp. Nếu 2 học sinh ta gọi 2 “ca sĩ”, “song ca”, 3 học sinh ta gọi “tam ca”, 4, 5 học sinh ta gọi “tốp ca”. Các em rất thích thú khi được gọi như vậy và đa số các em rất hào hứng tham gia, hơn nữa các em lại có ý thức cao trong khi hát kết hợp với biểu diễn.
 	Giám khảo chấm điểm cho các “ca sĩ” là tập thể lớp cộng với những lời nhận xét khen ngợi, góp ý của giáo viên.
Trò chơi: Em tập làm ca sĩ (ảnh em Lê Hoàng Hương Giang – Lớp 2B)
 Trò chơi 5: Hoa đến tay ai người ấy hát
 	Đây là cách hát nối tiếp, để tạo cho các em tham gia nhiệt tình và hào hứng, thi đua hát đúng và chuẩn xác ta cho các em chơi trò chơi này.
a. Tác dụng của trò chơi:
Trò chơi này giúp các em bắt vào câu hát nối tiếp chuẩn xác cả về tiết tấu lẫn cao độ; phát huy tính nhanh nhẹn, chính xác và luyện trí nhớ cho các em.
b. Cách chơi:
Giáo viên chuẩn bị một bông hoa, có thể cho các em đứng thành hàng ngang (nếu ở trong lớp) đứng thành vòng tròn (nếu ở ngoài sân) người cầm hoa đầu tiên hát câu 1, sau đó đưa hoa cho bạn tiếp theo bạn tiếp theo bạn này phải bắt kịp câu 2 theo đúng tiết tấu của bài, cứ thế đến hết bài. Nếu ai không hát kịp hoặc bắt sai giọng thì học sinh ấy phải phạt bằng cách phải nhảy “lò cò” về chỗ ngồi theo tiếng đọc đồng thanh của cả lớp “lặc lò cò cho cái giò nó khỏe, nhảy le te cho nó khỏe cái giò”.
 Trò chơi: Hoa đến tay ai người ấy hát (ảnh minh họa)
Trò chơi 6: Hòa tấu nhạc cụ
 	Trò chơi này chỉ có thể thực hiện sau khi học sinh đã học thuộc lời ca, hát đúng giai điệu và tiết tấu của bài hát.
a. Tác dụng của trò chơi:
 	Trò chơi giúp các em vừa học hát vừa tập sử dụng các nhạc cụ gõ đệm đúng phách, đúng nhịp, đúng tiết tấu lời ca. Từ đó các em có ý thức hát thật chuẩn xác các bài hát đã được học.
b. Cách chơi:
 	Giáo viên chia thành 3 nhóm:
 Nhóm 1: Sử dụng nhạc cụ mõ.
 Nhóm 2: Sử dụng nhạc cụ thanh phách.
 Nhóm 3: Sử dụng nhạc cụ song loan.
Giáo viên cho học sinh biết hiệu lệnh:
 + Khi giáo viên giơ một ngón tay phải: Nhóm 1 vừa hát vừa kết hợp dụng nhạc cụ mõ gõ đệm theo nhịp.
 + Khi giáo viên giơ 2 ngón tay phải: Nhóm 2 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ thanh phách gõ đệm theo phách.
 + Khi giáo viên giơ 3 ngón tay phải: Nhóm 3 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ song loan gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 + Khi giáo viên giơ cả 5 ngón tay phải: Cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm theo ký hiệu của tay trái (giơ 1 ngón gõ theo nhịp, 2 ngón gõ theo phách, 3 ngón gõ theo tiết tấu lời ca).
Cuối cùng, giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm nào thực hiện hiệu lệnh, hát và kết hợp gõ nhạc cụ đúng nhất.
Trò chơi: Hòa tấu nhạc cụ (ảnh minh họa)
Trò chơi 7: Hát to, hát nhỏ
Để các em biết cách hát thể hiện đúng sắc thái tình cảm của bài hát ta có thể cho các em chơi trò chơi này. Giáo viên thực hiện trước sau đó có thể cho một số học sinh lên làm chỉ huy điều khiển trò chơi để cả lớp chơi.
a. Tác dụng của trò chơi:
 	Thông qua trò chơi, giáo viên hướng học sinh biết hát đúng theo hiệu lệnh của người chỉ huy, thể hiện đúng sắc thái to nhỏ và nội dung tình cảm của bài hát.
b. Cách chơi:
 	Giáo viên bắt nhịp cả lớp hát theo ký hiệu bằng tay, giáo viên quy ước cách chơi như sau: Khi giáo viên giơ 2 tay cách xa nhau thì học sinh hát to, 2 tay giáo viên thu lại gần nhau thì học sinh hát nhỏ hơn, khi 2 tay gần sát nhau thì học sinh hát thầm. Nhưng giáo viên cũng cần lưu ý với học sinh không được gào thét và hát to quá mà cần tập trung thực hiện theo đúng hiệu lệnh.
 Trò chơi 8: Hát nhanh, hát chậm
 	Giáo viên có thể làm mẫu trước sau đó gọi một số học sinh lên tổ chức trò chơi cho cả lớp thực hiện.
a. Tác dụng của trò chơi:
 Qua trò chơi học sinh biết điều chỉnh được tốc độ hát nhanh, hát chậm theo ký hiệu của giáo viên. Học sinh cũng biết cách hát chắc nhịp theo tốc độ của nhạc khi không cần sự điều khiển của người chỉ huy.
b. Cách chơi:
 	Giáo viên quy ước cách chơi như sau: Khi giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát giáo viên đánh nhịp luôn, khi giáo viên đánh nhịp nhanh thì học sinh hát nhanh, khi giáo viên đánh nhịp chậm thì học sinh hát chậm. Nhưng giáo viên cần lưu ý với học sinh: không được hát quá nhanh và dồn nhịp, phải thực hiện theo đúng hiệu lệnh của người chỉ huy.
 Trò chơi 9: Tiếng hát ở đâu? Bao nhiêu người hát?
b. Tác dụng của trò chơi:
Giúp các em phát triển năng lực tai nghe, năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua trò chơi.
a. Cách chơi:
 	Giáo viên gọi một học sinh lên bảng, cho học sinh này đứng quay mặt lên bảng (hoặc chuẩn bị một chiếc khăn bịt mắt), giáo viên chỉ định 1, 2 hoặc 3 học sinh hát ở phía dưới. Sau khi mở khăn bịt mắt cho học sinh trên bảng, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh này: “Tiếng hát ở bên phải hay ở bên trái của em? Có bao nhiêu bạn vừa hát?”. Phần thưởng cho học sinh trả lời đúng là một tràng pháo tay của cả lớp và những lời động viên, khen ngợi của giáo viên. Trò chơi tiếp tục với những học sinh khác.
Sau khi học sinh hát đã chuẩn xác bài hát được học, giáo viên cho các em chơi trò chơi này.
 Trò chơi 10: Phân biệt âm thanh cao, thấp, dài, ngắn
a. Tác dụng:
 	Trò chơi giúp các em phát triển năng lực tai nghe, năng lực cảm thụ âm nhạc và phân biệt được âm thanh dài, ngắn, cao, thấp trong âm nhạc.
b. Cách chơi:
Giáo viên chuẩn bị đàn phím điện tử (hoặc kèn Meledion). Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện một em lên thi với nhau.
· Trò chơi: Phân biệt âm thanh dài, ngắn
 	Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm khi nghe âm thanh bắt đầu từ 1,2,3... và tương đương với mỗi lần đếm, các em sẽ bước thêm một bước ứng với vạch phấn cô giáo đã vạch sẵn.
Giáo viên đánh đàn (hoặc thổi kèn) một số âm có trường độ ngân dài khác nhau. Sau mỗi âm, học sinh đếm nhẩm và bước đúng số vạch phấn giáo viên đã vạch tương ứng. Sau khi kết thúc, các học sinh khác sẽ nhận xét xem bạn nào là người thắng cuộc.
Em thua sẽ nhảy “lò cò” về chỗ và nhóm đó là nhóm thua cuộc.
· Trò chơi: Phân biệt âm thanh cao thấp
Giáo viên cũng gọi mỗi nhóm một học sinh đại diện lên tham gia trò chơi. Các em sẽ đứng vào phần bảng của nhóm mình.
Giáo viên dùng đàn (hoặc kèn Mededion) đánh lên cao độ của các âm, lúc đầu là 2 âm học sinh nghe và nhận biết. Nếu âm sau cao hơn âm trước các em sẽ dùng phấn đánh mũi tên của âm đầu quay xuống, mũi tên thứ 2 quay lên vào phần bảng của mình. Giáo viên lại đánh các âm tiếp theo, học sinh được nghe giáo viên thực hiện đánh đàn từ 2 đến 3 lần cho mỗi câu trả lời. Kết thúc trò chơi nhóm nào phân biệt đúng độ cao, thấp của âm thanh nhiều hơn, nhóm đó sẽ thắng.
Chú ý: Có thể gọi nhiều lượt học sinh khác nhau lên tham gia trò chơi tùy thời lượng cho phép.
	Trò chơi 11: Em tập làm chỉ huy
a. Tác dụng của trò chơi:
 	Thông qua trò chơi giúp các em phân biệt các phách mạnh, phách nhẹ của nhịp, biết phân biệt các loại nhịp. Đồng thời tạo cho các em có tính mạnh dạn, tự tin vào bản thân mình.
b. Cách chơi:
 	Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, bắt nhịp cho học sinh hát một bài hát đã học viết ở nhịp . Giáo viên cho học sinh vừa hát vừa đánh nhịp (sau khi đã hướng dẫn cách đánh nhịp cho học sinh), giáo viên mời đại diện mỗi nhóm một học sinh tham gia trò chơi. Kết thúc bài hát em nào đánh đúng nhịp sẽ ghi điểm cho nhóm mình và nhóm đó được xem là chiến thắng.
Chú ý: Trò chơi đánh nhịp áp dụng cho học sinh lớp 1, 2 ngoài ra học sinh lớp 3, 4, 5 ta có thể cho các em đánh thêm nhịp ; có thể gọi thêm nhiều “chỉ huy” lên tham gia trò chơi nếu thời lượng cho phép.
Trò chơi: Em tập làm chỉ huy ( HS lớp 2B)
Trò chơi 12: Nhìn tranh, đoán tên bài hát
 Trò chơi này tổ chức vào những tiết ôn tập cuối học kỳ.
a. Tác dụng của trò chơi:
 	 Thông qua trò chơi giúp các em nâng cao được khả năng phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và hiểu được nội dung của các bài hát sâu hơn qua các bức tranh. Qua đó cũng rèn luyện được kỹ năng ca hát cho học sinh.
b. Cách chơi:
 	Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ, đó là các bài hát cần ôn tập trong học kỳ I của lớp 1. Giáo viên treo tranh lên bảng và chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử một học sinh lên bốc thăm các phiếu mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Đây cũng là thứ tự các bức tranh có nội dung các bài hát khác nhau. Nhóm nào bốc thăm được phiếu số 1 sẽ nhìn tranh số 1 và hát bài hát có nội dung tương ứng, đó là bài hát “Quê hương tươi đẹp”. Tương tự bức tranh số 2 là bài hát “Lý cây xanh”, bức tranh số 3 là bài hát “Sắp đến Tết rồi”, bức tranh số 4 là bài hát “Đàn gà con”.
2
1
 Tranh số 1 : Quê hương Tranh số 2 : Lý cây xanh
4
3
 Tranh số 3 : Sắp đến tết rồi 	Tranh số 4 : Đàn gà con
- Nhóm nào hát đúng với bài hát có nội dung trong tranh vẽ, hát chuẩn xác và nói được tên tác giả thì sẽ được tặng điểm thi đua cao nhất cho các nhóm. Nhóm nào hát sai nội dung thì nhóm khác được quyền trình bày thay thế. Kết thúc trò chơi giáo viên cùng cả lớp đếm số ngôi sao danh dự, nhóm nào được nhiều ngôi sao hơn thì nhóm đó thắng cuộc. Nhóm nào thua thì cả nhóm phải đứng dậy hát kết hợp múa vận động phụ họa một trong những bài hát trên.
- Đối với các lớp 2, 3, 4, 5 sẽ có những bức tranh ôn tập của các lớp này với nội dung các bài hát tương ứng.
 Trò chơi 13: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ
 Trò chơi này nếu có đàn phím điện tử thì dùng hàng giả tiếng các nhạc cụ, nếu không có đàn thì giáo viên chuẩn bị một số nhạc cụ gõ như: mõ, trống nhỏ, thanh phách, song loan, sênh tiền
a.Tác dụng của trò chơi:
 Thông qua trò chơi giúp học sinh phát triển năng lực tai nghe, nâng cao khả năng phân biệt âm thanh của các nhạc cụ dân tộc. Qua đó cũng giáo dục các em thêm yêu mến các loại nhạc cụ dân tộc.
b. Cách chơi:
+ Cách 1: Giáo viên dùng đàn phím điện tử lấy sẵn một số âm sắc nhạc cụ dân tộc như: tiếng trống, tiếng kèn, tiếng sáo, tiếng đàn bầu.Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện một em lên đứng vào phần bảng của nhóm mình. Khi giáo viên đàn âm sắc của nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_tro_choi_am_nhac_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_nham_nan.doc