SKKN Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng trong công tác quản lý chuyên môn ở trường tiểu học Định Liên

SKKN Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng trong công tác quản lý chuyên môn ở trường tiểu học Định Liên

Vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây trở nên nóng bỏng và được toàn xã hội quan tâm. Ngành giáo dục đã đưa ra nhiều giải pháp, nhiều cuộc vận động mang tính cấp bách để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội hiện đại. Trường học, chính là nơi đang trực tiếp thực hiện các giải pháp, các cuộc vận động của ngành mang tính đổi mới. Vì vậy, lao động của Hiệu trưởng suy cho cùng là đảm bảo chất lượng đào tạo thông qua chất lượng chuyên môn ở trường mình trong quá trình quản lý của bản thân. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đó, Hiệu trưởng cần phải biết phối hợp với nhiều lực lượng mới có thể đạt được mục tiêu. Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh là những tổ chức, đoàn thể có khả năng tham gia vào quá trình xây dựng và đẩy mạnh công tác chuyên môn, trong đó tổ chức có khả năng thu hút đông đảo Cán bộ, giáo viên, nhân viên thành một khối đoàn kết thống nhất đó chính là tổ chức Công đoàn.

Hoạt động Công đoàn Giáo dục và Đào tạo là tập trung vào công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tích cực phối hợp cùng nhà trường xây dựng đội ngũ tham gia vào công tác giảng dạy, các phong trào đạt hiệu quả. Hiệu trưởng và công đoàn trường học cùng thực hiện chung mục đích, song chức năng hai tổ chức này lại khác nhau. Vì vậy, muốn mọi hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao, nhất thiết phải có sự phối hợp tốt giữa Hiệu trưởng và Công đoàn.

 

doc 21 trang thuychi01 6823
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng trong công tác quản lý chuyên môn ở trường tiểu học Định Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
I
MỞ ĐẦU
2
1
Lí do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu
3
3
Đối tượng nghiên cứu
4
4
Phương pháp nghiên cứu
4
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
5
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5
3
Các giải pháp và biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
10
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với nhà trường.
16
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
1
Kết luận
18
2
Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây trở nên nóng bỏng và được toàn xã hội quan tâm. Ngành giáo dục đã đưa ra nhiều giải pháp, nhiều cuộc vận động mang tính cấp bách để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội hiện đại. Trường học, chính là nơi đang trực tiếp thực hiện các giải pháp, các cuộc vận động của ngành mang tính đổi mới. Vì vậy, lao động của Hiệu trưởng suy cho cùng là đảm bảo chất lượng đào tạo thông qua chất lượng chuyên môn ở trường mình trong quá trình quản lý của bản thân. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đó, Hiệu trưởng cần phải biết phối hợp với nhiều lực lượng mới có thể đạt được mục tiêu. Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh là những tổ chức, đoàn thể có khả năng tham gia vào quá trình xây dựng và đẩy mạnh công tác chuyên môn, trong đó tổ chức có khả năng thu hút đông đảo Cán bộ, giáo viên, nhân viên thành một khối đoàn kết thống nhất đó chính là tổ chức Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn Giáo dục và Đào tạo là tập trung vào công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tích cực phối hợp cùng nhà trường xây dựng đội ngũ tham gia vào công tác giảng dạy, các phong trào đạt hiệu quả. Hiệu trưởng và công đoàn trường học cùng thực hiện chung mục đích, song chức năng hai tổ chức này lại khác nhau. Vì vậy, muốn mọi hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao, nhất thiết phải có sự phối hợp tốt giữa Hiệu trưởng và Công đoàn.
Trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Công đoàn giáo dục Việt Nam có đề ra nhiệm vụ: “Phát huy tiềm năng sáng tạo đội ngũ và sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội nhằm thực hiện chất lượng hiệu quả Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành”. Với những nhiệm vụ trên, công đoàn trường học thực sự là chiếc cầu nối giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên với Hiệu trưởng.
Trách nhiệm này đòi hỏi Hiệu trưởng không ngừng có những năng lực bản thân mà còn phải biết phối kết hợp với tổ chức Công đoàn trường học, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết nhất trí hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. 
Trên thực tế, nơi nào mà Hiệu trưởng hiểu đúng vai trò, nhiệm vụ của công đoàn, thường xuyên phối hợp trong công tác, tạo được bầu không khí trong nhà trường lành mạnh, tập thể đoàn kết một lòng vì công việc thì nơi đó chất lượng chuyên môn tốt. Ngược lại, nơi nào mà Hiệu trưởng sử dụng quyền thủ trưởng “Cứng nhắc” tự do quyết định sẽ đưa đến tình trạng thiếu dân chủ, tạo nên bầu không khí căng thẳng, gây phản ứng trong giáo viên dẫn đến mất đoàn kết nội bộ thì nơi đó chất lượng chuyên môn không cao. Vì không quy tụ được những tài năng, trí tuệ trong đội ngũ giáo viên. Thực ra, mối quan hệ này rất đa dạng và phong phú. Trường tiểu học Định Liên là trường thuộc vùng trung tâm của huyện. Chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng học sinh tuy có nhiều thuận lợi song vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng chính là vấn đề khó khăn mà bản thân trăn trở và cần phải tìm hiểu thật thấu đáo để làm tốt công tác tham mưu phối hợp nhằm từng bước đưa chuyên môn của nhà trường ngày một đi lên.
Xuất phát từ những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “ Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng trong công tác quản lí chuyên môn ở trường Tiểu học Định Liên”.
I.2. Mục đích nghiên cứu 
Nhằm đánh giá thực trạng trong công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn nhà trường trong công tác quản lý chuyên môn. Để từ đó ngày càng hoàn thiện hơn mối quan hệ giữa Công đoàn và Hiệu trưởng và vai trò lãnh đạo của Công đoàn cơ sở.
Phân tích, đánh giá hoạt động của Nhà trường, sự phối hợp của Hiệu trưởng 
và Công đoàn trong công tác quản lý chuyên môn trong những năm qua. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, cải tiến công tác quản lý và nâng cao chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao hơn. 
Xây dựng mối quan hệ giữa Công đoàn - Hiệu trưởngvà tập thể sư phạm thực sự đoàn kết, dân chủ, cùng nhau chia sẻ, gánh vác trách nhiệm chung với tinh thần trách nhiệm cao.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Mối quan hệ phối hợp giữa Công đoàn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Định Liên trong công tác quản lí chuyên môn.
- Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Học sinh trong toàn trường.
I.4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu, các văn bản chỉ đạo của các cấp.
- Phương pháp tìm hiểu, quan sát, so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các giải pháp của đề tài để kiểm chứng kết quả. 
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Với chế độ thủ trưởng thì Hiệu trưởng là người có quyền lực cao nhất của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường (Điều lệ trường TH).
Trong nhà trường ngoài những hoạt động thuộc về công tác chuyên môn dạy - học được thực hiện dưới gốc độ quản lý Nhà nước còn có những hoạt động thể hiện quyền làm chủ tập thể của các đoàn thể quần chúng như các hoạt động của tổ chức Công đoàn bởi: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là trường học Chủ nghĩa xã hội của người lao động” (Điều 1, khoản 1, chương 1 Luật công đoàn).
Đối với nhà trường hoạt động dạy và học là hoạt động chủ yếu, trọng tâm. Đó là những công việc lớn, phức tạp, đa dạng cần phải thực hiện trong cùng một thời gian, tác động cùng một lúc đến học sinh và giáo viên. Do đó, hoạt động dạy - học phải được tiến hành bằng sự tổ chức phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả của nhiều người, nhiều tổ chức trong nhà trường. Hiệu trưởng là người có trách nhiệm tổ chức và quản lý mọi hoạt động của nhà trường; trách nhiệm chủ yếu của Hiệu trưởng là đảm bảo chất lượng dạy - học, giáo dục đến thế hệ trẻ theo đúng mục tiêu đào tạo. Song quyết định trực tiếp chất lượng dạy - học không ai khác chính là đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Để giúp mối quan hệ này ngày càng tốt hơn thì Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số: 12/TT.LT ngày 08 tháng 5 năm 1992 quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa cấp chính quyền và công đoàn.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	
2.1. Thuận lợi, khó khăn
2.1.1. Thuận lợi:
Trong nhiều năm qua, đơn vị nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo. Hệ thống các văn bản chỉ đạo của các cấp rõ ràng kịp thời làm cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Chủ tịch Công đoàn nhà trường cũng đồng thời là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nên rất đồng lòng, phối hợp với hiệu trưởng trong công việc, đặc biệt là hoạt động chuyên môn.
 Ban giám hiệu nhà trường trẻ, khỏe, có lòng yêu nghề, tâm huyết, tìm tòi, ham học hỏi, cầu tiến bộ; có ý chí và tinh thần tự lực, tự cường. 
 - Bản thân Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của một người đứng đầu cơ quan và đứng đầu tổ chức Công đoàn. Chủ tịch công đoàn và Hiệu trưởng đều mong muốn xây dựng tập thể trường thực sự đoàn kết, cùng nhau cố gắng nâng cao chất lượng chuyên môn và các phong trào khác của nhà trường. Hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn ngày càng thấm nhuần hơn về vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình để có thể vận dụng vào công việc đạt hiệu quả.
Đội ngũ giáo viên đa số là trẻ. Nguồn nhân lực đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn: 100%. Tập thể sư phạm ngày một đoàn kết, tạo được sự đồng thuận cao trong nội bộ đơn vị. Cùng nhau phấn đấu vì nhiệm vụ chung. Hiệu quả công việc nói chung và chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày một tốt hơn.
 Sự phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn ngày một nhịp nhàng, khăng khít, nhuần nhuyễn, tạo ra được sức mạnh tổng hợp trong việc điều hành mọi hoạt động chung của nhà trường, đặc biệt là hoạt động chuyên môn.
2.1.2. Khó khăn:
- Kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều. Chủ tịch công đoàn là Phó hiệu trưởng, đây là một thuận lợi song cũng là khó khăn vì lượng công việc khá nhiều. Ít có thời gian để tìm hiểu sâu rộng trong việc phối hợp với nhà trường sao cho thật sự hiệu quả. 
- Ban chấp hành công đoàn chưa qua lớp đào tạo, đều làm công tác kiêm nhiệm.
- Một số giáo viên tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chưa cao. Ý thức xây dựng khối đoàn kết nội bộ còn hạn chế. Trình độ chuyên môn chưa thật đồng đều; trình độ tin học còn rất hạn chế; Một số giáo viên chưa có chí hướng phấn đấu. Được chăng hay chớ. Ý thức trách nhiệm và tinh thần tự học, tự bồi dưỡng chưa cao. Một số giáo viên đã lớn tuổi. Một số giáo viên có con nhỏ, ngoài địa phương.
Hầu hết học sinh là con em nông dân. Việc tiếp thu kiến thức của học sinh trên một địa bàn thuần túy nông nghiệp còn có những hạn chế nhất định.
Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến con em, thậm chí còn không ít gia đình gửi con cho ông bà già để đi làm ăn xa; một số gia đình phó mắc việc giáo dục cho nhà trường. Kỹ năng sống và việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế.
b. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra	
Trường Tiểu học Định Liên nằm trên địa bàn xã Định Liên, có một điểm trường, đặt tại thôn 8 ( trung tâm xã). Nhà trường tuy có lực lượng lao động đủ nhưng nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng với sự phát triển giáo dục hiện nay , đó là mâu thuẫn về quy mô của nguồn nhân lực của nhà trường, vừa thừa lại vừa thiếu nguồn nhân lực.
Nhiều giáo viên chưa có chí tiến thủ, không mặn mà với các phong trào, chỉ thực hiện nhiệm vụ ở mức hoàn thành, họ không quan trọng đến vấn đề thi đua, ngại học tập để nâng cao tay nghề, số giáo viên có tay nghề cao để tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi vô cùng hạn hẹp nên hiệu quả các hội thi còn khiêm tốn.
Qua khảo sát và kiểm tra đầu năm, trình độ tin học còn rất hạn chế. Giáo viên thường chỉ tự mày mò mà chưa qua một lớp đào tạo nào, chính vì vậy mà vấn đề tiếp cận với công nghệ thông tin là vô cùng yếu. Đa số giáo viên chỉ biết gõ mà không biết chỉnh sửa. Hồ sơ giáo án trình bày không khoa học, lẫn lộn phông chữ, cỡ chữ, cấu trúc văn bản hết sức lộn xộn, không theo thể thức văn bản. Phần đông giáo viên không biết sử dụng trang EDU, Gmail và để cập nhật, trao đổi, gửi và tiếp nhận thông tin. 
Một số giáo viên xã ngoài ở cách xa trường 5,6 cây số. Một số giáo viên con còn nhỏ, lại thường ốm đau nên ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thực hiện giờ giấc.
Năm học 2016 – 2017 trường có 18 lớp với tổng số học sinh 518 em, nữ 238 em, chiếm 46,4 %. Là học sinh địa bàn thuần nông, việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng sống còn rất hạn chế. 
Trình độ dân trí tuy có nhiều chuyển biến, song còn một bôn phận không nhỏ gặp khó khăn trong việc kèm cặp và giúp đỡ con cái học tập; đời sống nhân dân tuy có nhiều khởi sắc song một bộ phận còn rất nhiều khó khăn ( đầu năm có 77/ 510 học sinh nghèo – cận nghèo chiếm 15,1 %) . Nhiều bậc cha, làm mẹ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học, chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu sự quan tâm đến con em, còn khoán trắng cho nhà trường.
Một số học sinh em ít khi đến trường nhưng chưa được sự phân tích, nhắc nhở của cha mẹ.
Nhà trường đã đạt chuẩn mức độ 1 song chưa có khu hiệu bộ riêng biệt, các phòng chức năng còn thiếu. Phòng học chưa đảm bảo 1 phòng/ lớp . Nhà trường phải vận dụng cả phòng chức năng để giảng dạy.
Một số giáo viên chưa có ý thức xây dựng khối đoàn kết, chưa ủng hộ sự đổi mới cũng như giải pháp thực hiện của ban giám hiệu và công đoàn, trong cuộc họp không ý kiến nhưng sau lưng lại bàn tán, một số giáo viên lập trường không vững vàng. Điều đó cũng đã gây trở ngại cho nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ. 
+ Các lực lượng giáo dục trong nhà trường
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên năm 2016-2017
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 31, trong đó Ban giám hiệu: 03; nhân viên: 01; giáo viên: 27.
Độ tuổi: dưới 35 tuổi: 01 đ/c (chiếm 3,2 %); 
Từ 35 tuổi đến 45 tuổi: 19 đ/c (chiếm 61,4 %); 
Từ 45 tuổi dưới 50: 8 đ/c (chiếm 25.8%).
Trên 50 tuổi: 3 đ/c ( chiếm 9,6 %)
Đảng viên: 21; Nữ: 17; Cán bộ quản lý: 03; Giáo viên: 16; Nhân viên:1 
Trình độ chuyên môn: 
Trung cấp: 02; Cao đẳng: 5; Đại học: 24; 
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy số lượng Cán bộ, giáo viên, nhân viên tuổi đời từ dưới 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao 64,6%; Đây là đội ngũ có sức trẻ, có trình độ chuẩn và trên chuẩn, khi giao nhiệm vụ một số giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
+ Tổ chức công đoàn nhà trường:
Ban chấp hành công đoàn có 03 đồng chí.
TT
Họ và tên
Năm sinh
Giới tính
Trình độ
Trình độ chuyên môn
Phân công chức danh
Văn hóa
Chuyên
môn
01
Lưu Ngọc Tuyên
1971
NNam
112/12
SPTH
ĐHSP
Chủ tịch
02
Lê Thị Lương
1975
NNữ
112/12
SPTH
ĐHSP
TTND
03
Trương Thị Tuấn
1971
NNữ
112/12
SPTH
ĐHSP
Nữ công
Tổ trưởng công đoàn gồm:
1. Trịnh Thị Hương
2. Lê Thị Hương a 
Nhìn chung đội ngũ Ban chấp hành còn trẻ, nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng, cơ bản đủ khả năng, năng lực hoạt động các phong trào. 
* Khó khăn:
- Bản thân kinh nghiệm chưa nhiều , chủ yếu tự học, tự mày mò, nghiên cứu, học hỏi qua lớp anh chị đi trước để vận dụng vào công việc. 
- Ban chấp hành Công đoàn chưa qua các lớp đào tạo, lại là công tác kiêm nhiệm nên phần nào có những khó khăn nhất định. Trong công việc nhiều lúc còn nể nang, ngại va chạm.
- Nhà trường chưa có phòng hiệu bộ riêng biệt, các phòng chức năng còn thiếu; cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ cho dạy và học. 
- Một số giáo viên ý thức trách nhiệm, tinh thần xây dựng khối đoàn kết nội bộ chưa cao. 
II.3. Các giải pháp và biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
3.1. Các giải pháp chủ yếu:
- Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường.
- Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn để phân công chuyên môn 
- Tổ chức phát động thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”; thực hiện các cuộc vận động, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào khác
- Công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ
 Chăm lo đời sống, phổ biến các chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành và vận động Cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chế độ chính sách
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Biện pháp 1: Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường
Kế hoạch là một bản quyết định, nhưng đây là bản quyết định tổng thể, quan trọng về sự phát triển của hệ thống nhà trường trong thời gian được định trước. Chính vì vậy Lập kế hoạch là chức năng quan trọng hàng đầu của quản lý. Nó là cơ sở của việc thực hiện các chức năng khác.
Cương lĩnh hành động của cán bộ, công chức, học sinh và các đoàn thể trong nhà trường, gắn bó chặt chẽ với kế hoạch của ngành chính là kế hoạch của nhà trường nó liên quan đến lợi ích của mỗi thành viên trong nhà trường. Do đó, việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải được tiến hành theo phương pháp dân chủ. Hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị cần phải có sự tham gia, ý kiến của Ban chấp hành công đoàn. Sự phối hợp xây dựng kế hoạch nhà trường thể hiện trước hết và chủ yếu qua cơ chế hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm. Hiệu trưởng và công đoàn có trách nhiệm phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm của trường để xây dựng kế hoạch và đưa ra các biện pháp thực hiện.
Vào đầu năm học Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch gửi Ban chấp hành Công đoàn, tổ chuyên môn và các đoàn thể tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, đề xuất, kiến nghị cho bảng dự thảo hoàn chỉnh, thống nhất các chỉ tiêu phấn đấu về các mặt công tác. Vận động các cá nhân tham gia kế hoạch, đăng ký các chỉ tiêu thi đua, xem xét các chỉ tiêu để có sự điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, trong Hội nghị cán bộ, viên chức cán bộ, viên chức tham gia đóng góp ở phần dự thảo kế hoạch và tiếp tục thảo luận biểu quyết thống nhất tại Hội nghị cán bộ, viên chức năm học, sau đó Chủ tịch Công đoàn phát động phong trào thi đua theo các chỉ tiêu đã được hội nghị biểu quyết.
Biện pháp 2: Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn để phân công chuyên môn 
Phân công chuyên môn cho giáo viên là một công việc tương đối khó khăn đối với trường có đặc thù như trường chúng tôi. Để kết quả lao động đạt năng suất cao thì việc phân công lao động phải hợp tình, hợp lý, phù hợp với nhu cầu, khả năng, năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Trước khi bước vào năm học Hiệu trưởng phải đưa ra chiến lược sử dụng lao động cho năm học, trước hết thông qua Công đoàn để nghe ngóng, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên, nắm bắt tin tức từ Tổ trưởng chuyên môn và nhận xét kết quả của từng giáo viên đã đạt được năm học trước. Từ đó có đánh giá khả năng nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề từng giáo viên mà có dự kiến phân công công việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Vào đầu tháng 8 Hiệu trưởng triệu tập cuộc họp liên tịch lấy ý kiến về dự thảo phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, để họ góp ý phân tích cùng nhau thống nhất quan điểm. Sau đó triệu tập họp hội đồng sư phạm nhà trường, công bố dự kiến phân công và lấy ý kiến tập thể hội đồng, nếu còn thắc mắc thì phải xem xét giải quyết cho phù hợp. Khi tập thể hội đồng nhất trí cao thì Hiệu trưởng tiến hành ra quyết định chính thức phân công. Khi có sự thống nhất cao của tập thể hội đồng, mọi giáo viên đều vui vẻ nhận nhiệm vụ, từ đó tạo được bầu không khí tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất và cùng nhau cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Biện pháp 3: Tổ chức phát động thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào khác
Làm tốt công tác phối hợp để tổ chức các phong trào trong nhà trường, giúp cho cán bộ, viên chức nhận thức đầy đủ các phong trào được phát động, tạo ra một bầu không thi đua sôi nổi cùng nhau thực hiện hiệu quả là điều quan trọng đối với người lãnh đạo và quản lý. Nhà trường đã triển khai đầy đủ các cuộc vận động lớn: Cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua, Hiệu trưởng phải biết phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để triển khai thực hiện, trong công tác phối hợp đó thì mối quan hệ phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn là mối quan hệ phối hợp quan trọng nhất, thông qua tổ chức Công đoàn để tuyên truyền cho cán bộ viên chức nhà trường thấy rõ mục đích ý nghĩa của từng cuộc vận động, phong trào thi đua và cam kết thực hiện nghiêm túc.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và nội dung các cuộc vận động, phong trào thi đua của cấp trên, Hiệu trưởng và Công đoàn triển khai một cách cụ thể, tổ chức ký giao ước thi đua với các tập thể, cá nhân trong nhà trường, sau mỗi đợt phát động có đánh giá sơ kết, biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích. 
Biện pháp 4: Công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ
Trong những năm trước đây, Nhà trường – Công đoàn động viên và tạo điều kiện cho viên chức tham gia học các lớp tại chức để đạt chuẩn và trên chuẩn, đã được đội ngũ hưởng ứng nhiệt tình. Đến nay đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn 100 %; trong đó trên chuẩn đạt 93,5 %, 
Nhà trường và công đoàn thường xuyên phối hợp tổ chức bồi dưỡng giáo viên thông qua dự giờ, thao giảng, hội giảng, chuyên đề. Chọn những giáo viên có tay nghề vững vàng để hội giảng, mở chuyên đề để tập thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_doan_phoi_hop_voi_hieu_truong_trong_cong_tac_quan.doc