SKKN Tổ chức thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Thực hiện lời Bác dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, ngành giáo dục luôn phấn đấu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thi đua dạy tốt, học tốt, đào tạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ, xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển. Công cuộc đổi mới đang diễn ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển.
Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống học tập và lao động. Trong nhà trường, học sinh tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, được rèn luyện những hành vi đạo đức, những kỹ năng cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Nhà trường phải là một nơi có môi trường giáo dục tốt nhất, để tác động tích cực vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giáo dục Tiểu học là nền móng để đạt được mục tiêu trên.
Trước yêu cầu đó, các trường Tiểu học đã và đang tìm cho mình một hướng đi phù hợp, nhằm phát huy những ưu thế, khắc phục những hạn chế, để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thì phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động đã thực sự là một luồng gió mới thổi vào phong trào thi đua “ Hai tốt” của nhà trường và là những cơ sở để nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho các cấp, các ngành đầu tư vào công tác giáo dục, cơ sở vật chất, tạo nên môi trường giáo dục thân thiện gần gũi, mối quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường cởi mở chân thành; Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế; giúp học sinh chủ động, thân thiện hơn, tích cực trong hoạt động, học tập, rèn luyện kĩ năng sống góp phần hình thành nên nhân cách của con người trong giai đoạn mới.
MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN. 4 2.3. Một số khó khăn thách thức đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi. 5 2.4. Các giải pháp thực hiện của SKKN. 6 2.4.1. Nghiên cứu các Chỉ thị, văn bản của ngành, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. 6 2.4.2. Huy động các nguồn lực cho việc xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. 8 2.4.3. Phối hợp thực hiện với các phong trào thi đua và các cuộc vận động khác. 8 2.4.4. Chỉ đạo dạy học, giáo dục với mục tiêu phát triển năng lực người học. 10 2.4.5. Tăng cường hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp. 11 2.4.6. Tăng cường việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. 14 2.5. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục của nhà trường. 16 3. Kết luận và kiến nghị 18 3.1. Kết luận 3.2. Đề xuất Tài liệu tham khảo 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm. Thực hiện lời Bác dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, ngành giáo dục luôn phấn đấu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thi đua dạy tốt, học tốt, đào tạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ, xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển. Công cuộc đổi mới đang diễn ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống học tập và lao động. Trong nhà trường, học sinh tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, được rèn luyện những hành vi đạo đức, những kỹ năng cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Nhà trường phải là một nơi có môi trường giáo dục tốt nhất, để tác động tích cực vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giáo dục Tiểu học là nền móng để đạt được mục tiêu trên. Trước yêu cầu đó, các trường Tiểu học đã và đang tìm cho mình một hướng đi phù hợp, nhằm phát huy những ưu thế, khắc phục những hạn chế, để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thì phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động đã thực sự là một luồng gió mới thổi vào phong trào thi đua “ Hai tốt” của nhà trường và là những cơ sở để nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho các cấp, các ngành đầu tư vào công tác giáo dục, cơ sở vật chất, tạo nên môi trường giáo dục thân thiện gần gũi, mối quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường cởi mở chân thành; Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế; giúp học sinh chủ động, thân thiện hơn, tích cực trong hoạt động, học tập, rèn luyện kĩ năng sống góp phần hình thành nên nhân cách của con người trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, trong thực tế việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các trường Tiểu học còn gặp nhiều khó khăn về việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu giáo dục; xây dựng môi trường, cảnh quan trường học; ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội; phát triển năng lực giáo dục kỹ năng sống và cách học cho học sinh ... Chính vì thế, tôi lựa chọn nghiên cứu sáng kiến: “Tổ chức thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và áp dụng vào thực tiễn quản lý ở trường Tiểu học Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu sáng kiến nhằm phân tích thực trạng thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học Thiệu Dương”. Từ đó làm rõ những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại đó nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ở trường Tiểu học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ở trường Tiểu học Thiệu Dương. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, .... 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEP) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ nay ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mục tiêu, yêu cầu và nội dung như sau: * Mục tiêu: - Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. - Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. * Yêu cầu: - Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. - Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. - Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. - Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. - Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ. * Nội dung: - Xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn. + Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. + Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. + Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. + Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. + Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. + Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. + Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. + Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. + Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. + Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. + Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. + Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. + Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. + Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Thực tế, sau chín năm triển khai thực hiện phong trào thi đua“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngành GD&ĐT đạt được nhiều kết quả tích cực: Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang, xanh – sạch - đẹp; học sinh có điều kiện học tập và phát triển một cách toàn diện về cả trí tuệ, sức khỏe và kỹ năng sống. Phần lớn các trường phổ thông nói chung, các trường Tiểu học ở nước ta nói riêng đã được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng chính quyền và nhân dân, nên diện mạo của nhà trường đã có nhiều những thay đổi, nhất là những trường đạt Trường chuẩn Quốc gia, chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu thì ở các nhà trường phấn lớn vẫn còn bộc lộ một số những tồn tại như: Cơ sở vật chất còn thiếu, đồ dùng dạy học còn ít, phương pháp dạy học chậm được đổi mới, còn mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm nhiều tới yêu cầu của người học, tới tâm tư nguyện vọng của học sinh. Trong đánh giá còn có sự phê phán, chưa tận tình chỉ bảo nên đã tạo ra khoảng cách giữa thầy và trò. Còn đối với học sinh vẫn mang nặng tính: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không mạnh dạn thể hiện khả năng của mình và rất ít đề xuất những ý kiến của bản thân, nhất là những ý kiến trái ngược với ý của giáo viên nên kết quả giáo dục toàn diện còn chưa đạt được như mong muốn. Trường Tiểu học Thiệu Dương được tách từ trường cấp 1,2 vào tháng 9/1990. Trong quá trình hình thành và phát triển đến nay nhà trường đã được công nhận lại Trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào tháng 6/2011. Với cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, từ phòng học tới các phòng chức năng được xây dựng theo đúng qui cách của Bộ GD&ĐT. Cảnh quan môi trường sư phạm luôn được tu bổ hàng năm. Trường luôn đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố, cấp tỉnh và đã được UBND thành phố và UBND tỉnh tặng giấy khen. Tuy nhiên, đối chiếu với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT trường Tiểu học Thiệu Dương vẫn còn điểm bất cập như: bồn hoa cây cảnh chưa đẹp, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn nghèo nàn, học sinh chưa thật sự tự tin, kỹ năng hợp tác nhóm và tham gia các hoạt động xã hội còn hạn chế; việc phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng còn mang tính thời điểm, chưa quan tâm thường xuyên đến trang trí lớp học và mối quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong trường. Chính vì vậy, thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường đã bám sát vào chủ trương, chỉ thị, kế hoạch của ngành để tiếp tục phát huy những ưu điểm khắc phục nhược điểm và làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân tham gia thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả tốt nhất. 2.3. Một số khó khăn thách thức đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi. - Công tác chỉ đạo, nghiên cứu, tìm tòi giải pháp mới trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi chưa thật sự được chú trọng, các hoạt động tổ chức theo kinh nghiệm, ít sáng tạo. - Đội ngũ cán bộ làm công tác Đội còn thiếu về số lượng và kĩ năng nghiệp vụ. - Nhìn chung hoạt động phong trào còn tổ chức theo hướng áp đặt, chủ quan, chưa đáp ứng về nhu cầu sở thích của thiếu nhi, thiếu tính sáng tạo, tính tự quản của các em chưa cao. - Nhìn lại Ban giám hiệu nhà trường nhận thấy không gian, thời gian dành cho công tác Đội trong nhà trường còn hạn hẹp, giáo viên tổng phụ trách Đội ( kiêm nhiệm) chưa xây dựng được các hoạt động thực sự sáng tạo hấp dẫn các em học sinh và các đội viên tham gia sinh hoạt . - Ban giám hiệu đã thống nhất và bàn bạc với Tổng phụ trách đội đặt ra những yêu cầu đổi mới về phương thức lẫn nội dung sinh hoạt của Đội trong nhà trường, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, mở rộng phạm vi và tăng cường hơn nữa nhiều hình thức hoạt động trong học tập, sinh hoạt đội, dã ngoại, tham quan các khu di tích nhất là các di tích lịch sử tại địa phương và trong Tỉnh các em sinh sống. Qua những hành động trên nhà trường thường xuyên phối hợp nhịp nhàng với các tổ trưởng, chi đoàn giáo viên và nhất là Tổng phụ trách Đội triển khai kế hoạch thiết thực và gần gũi với các em “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” để một phần nào đáp ứng, giải quyết những nhu cầu, khó khăn nêu trên . 2.4. Các giải pháp thực hiện của sáng kiến. 2.4.1. Nghiên cứu các Chỉ thị, văn bản của ngành, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. - Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. - Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT- BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 - Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa, của Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố. Từ đó, hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gồm các đồng chí đại diện cho cấp ủy Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội, các tổ trưởng chuyên môn, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí thành viên trong ban chỉ đạo. - Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của nhà trường theo hai mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và phát phiếu khảo sát đến toàn bộ cán bộ giáo viên và một bộ phận học sinh các lớp để tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa thầy với thầy, giữa trò với trò, giữa thầy với trò trong nhà trường hiện nay, nhằm xây dựng quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường. - Kết quả khảo sát so với 5 yêu cầu cho thấy nhà trường còn thiếu và yếu một số nội dung chủ yếu sau : + Hệ thống rãnh thoát nước còn bất cập: phần rãnh trong thấp hơn ở phía ngoài đồng . + Bồn hoa, cây cảnh chưa đẹp; Trang trí lớp học còn đơn giản. + Đồ dùng dạy học, số sách truyện, sách tham khảo còn ít. + Việc phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng còn mang tính thời điểm. + Một số hoạt động ngoài giờ còn nghèo về nội dung và hình thức tổ chức. + Học sinh chưa tự tin, trong giao tiếp còn rụt rè. + Kỹ năng hợp tác nhóm và tham gia các hoạt động xã hội còn hạn chế. + Trong quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên với học sinh còn có một khoảng cách nhất định. - Qua việc khảo sát này đã giúp cho ban chỉ đạo thấy rõ được tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường khi tham gia phong trào thi đua. Kết quả khảo sát là căn cứ để đề ra kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2017-2018 và các năm học tiếp theo sát với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, gắn với trách nhiệm cụ thể của nhà trường, địa phương, đoàn thể và hội cha mẹ học sinh. - Tổ chức hội nghị với các đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên trong trường để thông qua kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, để các tổ chức đoàn thể, các cán bộ giáo viên trong trường thảo luận và bàn các biện pháp thực hiện. Gắn nội dung kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với kế hoạch công tác năm, hàng tháng của mỗi đoàn thể và cá nhân. Cuộc họp đã tập trung thảo luận sâu vào các nội dung: Làm thế nào để học sinh tự tin trong học tập, mạnh dạn đề xuất lên những ý kiến của bản thân; Cách giao tiếp ứng xử trong cuộc sống như thế nào? Nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh và việc tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương làm sao?... Nhà trường còn thông báo kết quả khảo sát tình hình của nhà trường theo 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào thi đua đến cán bộ giáo viên và học sinh; Tổ chức cho cán bộ giáo viên góp ý vào bảng dự thảo các qui tắc ứng xử cho CBGV và HS trước khi triển khai thực hiện. Việc khen thưởng cuối năm đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cũng đã được đặt ra nằm tạo thêm động lực cho phong trào thi đua. - Ban chỉ đạo trực tiếp tham gia họp với các tổ chuyên môn nhằm xây dựng chuyên đề “Thân thiện trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm lớp” để thực hiện tốt nội dung “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh” giúp các em tự tin trong học tập nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào ngày khai giảng năm học mới, trước toàn thể CBGV, HS nhà trường có sự tham gia đầy đủ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, đoàn thể và cha mẹ học sinh; đồng thời tổ chức cho các đoàn thể, đại diện cho các nhà giáo, các em học sinh lên kí cam kết thi đua. 2.4.2. Huy động các nguồn lực cho việc xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền địa phương tổ chức hội nghị hội đồng giáo dục xã vào tháng 9 hằng năm, để triển khai kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các nhà trường theo tinh thần chỉ thị 40/2008/CT-BGD ĐT, Kế hoạch 307/KH-BGD ĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Kế hoạch 7575/KHLN giữa Bộ GD - ĐT, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Qua hội nghị này đã tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp trong công tác tuyên truyền đến các đoàn thể chính trị xã hội, đến cha mẹ học sinh nhà trường và nhân dân trong xã. Cũng tại hội nghị này UBND xã cũng đã nhận trách nhiệm sửa cửa các phòng học, nâng cấp sân trường, cổng trường. Các đoàn thể chính trị địa phương cam kết phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng ứng xử cho học sinh và sưu tầm các trò chơi dân gian ở địa phương đưa vào nhà trường. Hội cha mẹ học sinh nhận kêu gọi, huy động nhân lực, vật lực để thay, sửa hệ thống điện, bóng điện và lắp thêm một số 8 Ti vi và 2 máy chiếu cho các phòng học còn thiếu, làm thêm hệ thống thoát nước khu 2 tầng. - Cùng với sự hảo tâm của các nhà tài trợ để tiếp tục hoàn thiện cảnh quan sư phạm, bổ sung cây cảnh cây bóng mát, chậu cây ở các lớp cùng với các câu khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; “ Xây dựng tr
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_thuc_hien_phong_trao_thi_dua_xay_dung_truong_ho.doc