SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trường học thông qua mô hình “tủ sách lớp học” tại trường tiểu học Lộc tân - Hậu lộc – Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trường học thông qua mô hình “tủ sách lớp học” tại trường tiểu học Lộc tân - Hậu lộc – Thanh Hóa

N.K.Crupxkaia đã viết: “Vấn đề đọc sách của trẻ em là một trong các vấn đề quan trọng. Đọc sách đóng vai trò lớn trong cuộc sống của các em. Những cuốn sách được đọc trong thời niên thiếu không những có thể lưu lại trong trí nhớ của các em suốt đời mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của các em nữa. Sách giúp các em mở mang kiến thức, hiểu biết về tự nhiên xã hội, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, tình cảm và có ý nghĩa giáo dục thiếu niên, nhi đồng luôn hướng tới cái đẹp.

Thư viện là một phần không thể thiếu trong trường học. Thư viện là một kho báu giúp cán bộ giáo viên, học sinh tham khảo để mở rộng tri thức, bồi dưỡng tâm hồn góp phần nâng cao quá trình giảng dạy cũng như học tập. Hoạt động thư viện, đọc sách, báo, tài liệu sẽ khuyến khích sự ham hiểu biết, óc tìm tòi sáng tạo và hình thành cho giáo viên, học sinh “văn hóa đọc” trong nhà trường.

Thư viện trường học là một trong những “vũ khí” của giáo viên và học sinh để tham gia vào “chiến trường tri thức”. Từ đấy phấn đấu không ngừng để nâng cao chất lượng dạy và học, là một công cụ chính giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng đạt kết quả cao. Thư viện cũng là một công cụ quan trọng tạo cơ hội cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động và đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu đa dạng, phong phú giúp các em học tập và nghiên cứu.

 

doc 24 trang thuychi01 17874
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trường học thông qua mô hình “tủ sách lớp học” tại trường tiểu học Lộc tân - Hậu lộc – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
&
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC 
THÔNG QUA MÔ HÌNH “TỦ SÁCH LỚP HỌC” 
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC TÂN - 
HẬU LỘC – THANH HÓA
	Người thực hiện: Hoàng Thị Hương
	Chức vụ: Giáo viên TV-TB
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lộc Tân,
	huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
	SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện
HẬU LỘC, NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trang của vấn đề
4
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
3. Kết luận và kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
1 - MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
N.K.Crupxkaia đã viết: “Vấn đề đọc sách của trẻ em là một trong các vấn đề quan trọng. Đọc sách đóng vai trò lớn trong cuộc sống của các em. Những cuốn sách được đọc trong thời niên thiếu không những có thể lưu lại trong trí nhớ của các em suốt đời mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của các em nữa. Sách giúp các em mở mang kiến thức, hiểu biết về tự nhiên xã hội, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, tình cảm và có ý nghĩa giáo dục thiếu niên, nhi đồng luôn hướng tới cái đẹp. 
Thư viện là một phần không thể thiếu trong trường học. Thư viện là một kho báu giúp cán bộ giáo viên, học sinh tham khảo để mở rộng tri thức, bồi dưỡng tâm hồn góp phần nâng cao quá trình giảng dạy cũng như học tập. Hoạt động thư viện, đọc sách, báo, tài liệu sẽ khuyến khích sự ham hiểu biết, óc tìm tòi sáng tạo và hình thành cho giáo viên, học sinh “văn hóa đọc” trong nhà trường.
Thư viện trường học là một trong những “vũ khí” của giáo viên và học sinh để tham gia vào “chiến trường tri thức”. Từ đấy phấn đấu không ngừng để nâng cao chất lượng dạy và học, là một công cụ chính giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng đạt kết quả cao. Thư viện cũng là một công cụ quan trọng tạo cơ hội cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động và đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu đa dạng, phong phú giúp các em học tập và nghiên cứu.
Hưởng ứng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thư viện các trường học cũng đã có nhiều mô hình mới như “Thư viện thân thiện”, “Thư viện xanh”,... Trường Tiểu học Lộc Tân đã xây dựng mô hình “Tủ sách lớp học”, với mục đích để sách gần với bạn đọc, đặc biệt là gần với học sinh hơn. 
Xây dựng “Tủ sách lớp học” có hiệu quả phải cần nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khách quan cũng như chủ quan của đơn vị. Vậy làm thế nào “Tủ sách lớp học” hoạt động đạt kết quả tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trường học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh trong nhà trường. Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trường học thông qua mô hình “tủ sách lớp học” tại trường tiểu học Lộc Tân làm vấn đề nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực của bản thân trong công tác phục vụ bạn đọc. Với nhiệm vụ là cán bộ thư viện trường học, cùng chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp để thư viện trường tổ chức hoạt động đạt hiệu quả ngày một cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Nhiệm vụ công tác thư viện trong trường học.
- Công tác nghiệp vụ thư viện.
	- Quá trình sử dụng “tủ sách lớp học” của giáo viên, học sinh trường tiểu học Lộc Tân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp điều tra, quan sát, thu thập thông tin.
- Phương pháp đối chứng giữa thực tế và lí luận để làm rõ vấn đề mình nghiên cứu.
2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Một số khái niệm:
2.1.1.1. Thư viện: 
Năm 1970, UNESCO (Tổ chức văn hóa – khoa học – giáo dục của Liên hiệp quốc) đã định nghĩa Thư viện như sau: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức của sách, ấn phẩm định kì hoặc các dạng tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe – nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”.
2.1.1.2. Thư viện trường học.
	Thư viện trường học là loại hình thư viện chuyên ngành ở cấp cơ sở, phục vụ hai nhiệm vụ chính là dạy và học. Đối tượng phục vụ chính của thư viện trường học là học sinh và cán bộ giáo viên trong nhà trường.
	Theo quyết định 61/1998/QĐ/BGD-ĐT ngày 6 tháng 11 năm 1998 thì “Thư viện trường phổ thông (bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở, và trường trung học phổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường”.
2.1.2. Vị trí, vai trò của Thư viện trường học.
	Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng. Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo; thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học; tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước; xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.
	Thư viện là nguồn tài liệu tham khảo, tham vấn rất hữu ích cho việc học cá nhân của mỗi cán bộ giáo viên học sinh hoặc nhóm cán bộ giáo viên học sinh. Đặc biệt, học sinh tiểu học rất tò mò muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, do đó thư viện hoàn thành được vai trò quan trọng của mình khi giúp học sinh thỏa mãn sự tò mò đó bằng cách cho các em đọc, tìm hiểu về các chủ đề mà các em thấy thích và hứng thú nhất.
	Thư viện đồng thời cũng được sử dụng để giúp học sinh giải trí và phát triển óc sáng tạo. Sách, báo là nguồn giải trí rất lớn đối với trẻ em cũng như người lớn. Qua việc đọc, chúng ta có thể giáo dục chính mình, tích lũy và tăng khả năng tưởng tượng, trải nghiệm một cách gián tiếp. Ví dụ như các em được thưởng thức một chuyến du hành vũ trụ khi đọc bộ sách “Vũ trụ quanh em”; còn khi đọc cuốn “Những điều kì diệu trong cuộc sống động vật” các em sẽ lạc vào một khu rừng nguyên sơ nơi có mọi loài động vật hoang dã, hoặc nữa các em sẽ được chu du dưới đáy đại dương kì vĩ với cuốn “Đại dương và những cuộc sống diệu kì”.
	Với những vai trò quan trọng như vậy để hoạt động thư viện nhà trường có hiệu quả, học sinh có thể mượn sách dễ dàng hơn, đọc sách nhiều hơn thì “Tủ sách lớp học” là một trong những lựa chọn hữu ích cho các em học sinh đọc sách trong thư viện trường.
	Vì sao “Tủ sách lớp học” lại là một lựa chọn hữu ích? Tại vì “Tủ sách lớp học” được bố trí ngay tại các lớp. Sách trong tủ phù hợp, thiết thực với đối tượng bạn đọc nhất (sách được chính học sinh và giáo viên chủ nhiệm lựa chọn và mượn lên tủ sách của lớp mình). Và đối tượng phục vụ của tủ sách chính là tất cả các bạn trong lớp, bạn nào cũng được mượn sách, cũng được đọc sách.
Cán bộ thư viện là “linh hồn” của thư viện, là nòng cốt của mọi hoạt động thư viện. Chính vì vậy năng lực, sự tận tâm của cán bộ thư viện sẽ quyết định việc “tủ sách lớp học” có hoạt động hiệu quả hay không.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Vài nét về tình hình địa phương:
	Lộc Tân là xã gần trung tâm huyện Hậu Lộc, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong những năm gần đây xã đã, đang xây dựng nông thôn mới và đã có nhiều sự phát triển về kinh tế, chính trị, giáo dục. Phong trào khuyến học phát triển mạnh mẽ. Xã có hai trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trường Mầm non đang trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2017. Tuy nhiên nhận thức của nhân dân địa phương về công tác thư viện trường học chưa cao.
2.2.2. Vài nét tình hình nhà trường:
	Trường TH Lộc Tân đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2012. Trường đã tham gia vào chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP). Nhà trường luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu huyện về chất lượng giáo dục. Vì vậy, chất lượng giáo dục được nhà trường đặc biệt quan tâm. Các mặt giáo dục, hoạt động bổ trợ cho quá trình giáo dục luôn được nhà trường đầu tư.
Năm học 2016 – 2017, trường Tiểu học Lộc Tân có 10 lớp gồm 287 học sinh. Tổng số CBGV trong nhà trường là 22 đ/c. Trong đó có 20/22 đ/c có trình độ trên chuẩn (Thạc sỹ: 1, ĐH: 19, THSP:2). 100% giáo viên đã có sự đầu tư thời gian vào nghiên cứu tài liệu, sách, báo; vận dụng linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học. 100% giáo viên sử dụng các công cụ như sách báo, tài liệu, mạng Internet, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do đó tất cả giáo viên đều đạt giờ dạy khá giỏi. Trong đó có 3 giáo viên giỏi cấp huyện, 1 tổng phụ trách Đội giỏi. Học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập; các em tự giác trong các hoạt động của nhà trường, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp từng bước được nâng lên. Chất lượng học sinh năng khiếu luôn đứng ở top đầu của huyện.
Trong những năm gần đây, ban giám hiệu nhà trường không chỉ quan tâm đến chất lượng dạy – học mà công tác thư viện trường cũng luôn được quan tâm, chỉ đạo kịp thời. Chính vì thế hoạt động thư viện luôn duy trì tốt và ngày càng phát triển , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
2.2.3. Tình hình thư viện trường Tiểu học Lộc Tân:
Thư viện trường được công nhận thư viện Tiên tiến cấp tỉnh năm học 2006-2007. Thư viện nhà trường hiện có: 4.509 bản sách, trị giá 76.174.300 đồng. Trong đó có 1.107 bản sách giáo khoa, 968 bản sách nhiệp vụ, 718 bản sách truyện Kim Đồng, 1716 bản sách tham khảo. 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập, 100% cán bộ giáo viên có đủ sách giáo khoa, sách nghiệp vụ để phục vụ công tác giảng dạy; sách tham khảo đạt tỷ lệ 8,5 cuốn/học sinh.
Thư viện trường gồm 3 phòng: 1 kho sách, 2 phòng đọc. Tổng diện tích 64m2. Trang thiết bị chuyên dùng đã đáp ứng nhu cầu hoạt động của thư viện. Thư viện có 1 máy tính nối mạng Internet để CBTV sử dụng và phục vụ bạn đọc tra cứu thông tin.
Nghiệp vụ thư viện đảm bảo theo quyết định 01 của Bộ giáo dục và đào tạo. Hồ sơ, sổ sách được cập nhật đầy đủ, khoa học, thường xuyên. Đặc biệt, công tác phục vụ bạn đọc được đặc biệt quan tâm và đầu tư lớn. Thư viện tổ chức phục vụ cho bạn đọc là giáo viên ở tất cả các ngày trong tuần; bạn đọc là học sinh được tổ chức cho đọc tại phòng đọc theo lịch. Giáo viên khi đến phòng đọc ngoài tìm hiểu những thông tin trên sách, báo, tài liệu còn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng Internet.
Học sinh ở trường không những được đọc sách tại phòng đọc mà còn được mượn sách về các lớp, về nhà. Các lớp mượn sách về lớp để sử dụng trong những giờ giải lao, những phút đầu giờ hay những giờ sinh hoạt lớp. Những học sinh có nhu cầu đọc sách cao, cán bộ thư viện tổ chức cho các em mượn sách về nhà để tham khảo.
Với cơ sở vật chất, sách báo hiện có trong thư viện của nhà trường có thể phục vụ tốt cho học sinh tại phòng đọc. Nhưng để đáp ứng theo nhu cầu giáo viên, học sinh mượn về lớp, về nhà thì số bản sách vẫn chưa đảm bảo để phục vụ theo nhu cầu thực tế.
2.2.4. Thuận lợi – khó khăn:
2.2.4.1. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt để thư viện hoạt động tốt. 
- Phong trào đọc sách của nhà trường luôn duy trì và phát triển. 100% cán bộ giáo viên, học sinh tích cực tham gia và phối hợp với cán bộ thư viện để hoạt động khoa học, hiệu quả. Cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường luôn hưởng ứng nhiệt tình và tích cực tham gia các phong trào thư viện ngày càng phát triển.
- Nhà trường có Tổ cộng tác viên thư viện nhiệt tình, có kinh nghiệm.
- Học sinh ham học hỏi, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá.
- Từ lớp 1,các em đã được làm quen với thư viện, cách đọc sách, mượn sách.
- Cán bộ thư viện đào tạo đúng chuyên môn, năng lực vững vàng; chủ động, sáng tạo trong công việc. 
2.2.4.2. Khó khăn:
- Vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh, nhân dân địa phương chưa coi trọng về vai trò của thư viện trong nhà trường.
- Kinh phí đầu tư bổ sung hàng năm vào thư viện chưa đáp ứng với yêu cầu Thư viện đạt Tiên tiến xuất sắc. Vì thế số bản sách còn ít, chủng loại chưa phong phú. 
- Cách tổ chức hoạt động đọc sách tại lớp còn hạn chế nhất định, nhất là học sinh lớp 1, 2 chưa đi vào nề nếp. 
2.2.5. Kết quả thực trạng:
- 100% giáo viên sử dụng sách, báo, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy.
- Học sinh đến thư viện đọc sách báo còn hạn chế, vì thời gian còn hạn chế.
- Số lượt học sinh đến thư viện, số lượt học sinh tham gia sử dụng sách, báo, tài liệu của Thư viện để phục vụ học tập và giải trí chưa nhiều.
Kết quả thống kê trong hai năm học 2014-2015 và 2015-2016 qua hai bảng số liệu sau:
Bảng 1: Số lượng học sinh tham gia đọc sách.
 Năm học
Khối
Năm học 2014-2015
Năm học 2015-2016
Học sinh tham gia đọc sách
Số lượt học sinh
Học sinh tham gia đọc sách
Số lượt học sinh
Tổng số học sinh
Số học sinh tham gia
Tỷ lệ
Tổng số học sinh
Số học sinh tham gia
Tỷ lệ
Khối 1
69
45
65.2
589
70
48
68.6
1440
Khối 2
47
32
68.1
992
71
51
71.8
1530
Khối 3
60
50
83.3
1152
47
41
87.2
1230
Khối 4
58
51
87.9
1376
59
54
91.5
1621
Khối 5
52
49
94.2
1539
52
50
96.2
1623
Cộng
286
227
79.4
5648
299
244
81.6
7444
Bảng 2: Vòng quay của sách
Năm học 2014-2015
Năm học 2015-2016
Tổng số lượt học sinh
Tổng số sách tham khảo
Vòng quay của sách
Tổng số lượt học sinh
Tổng số sách tham khảo
Vòng quay của sách
5648
1882
3
7444
2113
3.5
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ học sinh đến thư viện sử dụng sách báo, tài liệu phục vụ học tập, giải trí năm học 2014 – 2015 đạt 79,4%, vòng quay của sách đạt 3 vòng/cuốn; năm học học 2015 – 2016 đạt 81,6%, vòng quay của sách đạt 3.5 vòng/cuốn. Như vậy, chứng tỏ công tác thư viện của trường vẫn chưa phát huy hết vai trò, tầm quan trọng của thư viện để thu hút 100% học sinh đến với thư viện, vòng quay của sách còn hạn chế. Mặt khác, vẫn còn bộ phận học sinh e dè, ngại đến thư viện do thấy đông người, hoặc chờ đợi lâu,.
Vậy làm thế nào để thu hút được tất cả học sinh trong nhà trường chủ động đến với thư viện ngoài giờ học? Từ đó các em có thể tìm tòi, khám phá các nguồn thông tin bổ ích từ sách báo, tài liệu sẵn có trong thư viện để phục vụ cho học tập, rèn luyện đạo đức tác phong của người học sinh. Làm thế nào để xử lý khâu mượn sách nhanh hơn, chính xác hơn, đảm bảo nhu cầu thực tế của học sinh trong từng thời điểm? Đó là điều luôn làm tôi băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp đưa sách đến gần các em hơn.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Nâng cao nhận thức, tư tưởng.
	Cán bộ thư viện là nòng cốt của mọi hoạt động thư viện. Trong công tác quản lí “tủ sách lớp học”, để phát huy hết được vai trò, nhiệm vụ của thư viện thì cán bộ thư viện phải không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn. 
	Cán bộ thư viện phải xác định chức năng, nhiệm vụ của mình:
	+ Nắm vững nguồn tài liệu sẵn có trong thư viện trường, tham khảo các nguồn tài liệu khác để mượn hoặc mua về phục vụ công tác dạy và học.
	+ Xây dựng, tổ chức hoạt động “tủ sách lớp học” thường xuyên, phát huy tối đa hiệu quả tủ sách tại lớp và đánh giá kịp thời.
	+ Trực tiếp giám sát, quản lí, điều hành hoạt động “tủ sách lớp học”.
	+ Tổ chức quản lí mạng lưới cộng tác viên thư viện – những người trực tiếp quản lí “tủ sách lớp học”.
	+ Tham mưu, tư vấn với Ban giám hiệu tạo điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất, tiêu chí đánh giá.
	+ Tuyên truyền, vận động, phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường; đặc biệt là tổ chức Đoàn – Đội cùng tham gia trong công tác này.
	+ Biên soạn thư mục và xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề chủ điểm từng tháng trong năm học.
2.3.2. Xử lí nghiệp vụ thư viện.
	Công tác nghiệp vụ Thư viện là việc làm tỉ mỉ, thường xuyên. Vì vậy, tôi đã tự rèn luyện cho mình tác phong làm việc khoa học, khẩn trương, làm với cái tâm yêu nghề của mình. Mỗi khi có tài liệu nhập vào thư viện, tôi đã chủ động làm nghiệp vụ kịp thời (như vào sổ, dán nhãn, mô tả, tóm tắt .) để giới thiệu đến bạn đọc sớm nhất.
	Để công tác nghiệp vụ thư viện được ngày càng hoàn thiện hơn, bản thân luôn dành thời gian cho công tác tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng xử lí nghiệp vụ thư viện, vận dụng có hiệu quả vào công tác thực tế hàng ngày.
	Hồ sơ của thư viện thường xuyên được cập nhật khoa học, ngăn nắp và có hệ thống. Đặc biệt khi tổ chức “tủ sách lớp học” thì việc theo dõi, cập nhật hồ sơ từ các lớp càng phải được làm thường xuyên và nghiêm túc hơn. Từ đó mới biết được hiệu quả hoạt động của “tủ sách lớp học” của từng lớp, từng khối. 
Thường xuyên phát động phong trào “góp một cuốn sách hay để được đọc nhiều cuốn sách hay” vào đầu năm học trong toàn trường, trong mỗi lớp học. Mỗi lớp đều có sổ theo dõi sách quyên góp, từ đó đánh giá cụ thể từng lớp để tạo động lực thi đua giữa các lớp.
Hàng tuần phối hợp cùng Đoàn – Đội đánh giá, nhận xét dưới cờ để khuyến khích các lớp thi đua nhau làm tốt hơn nữa công tác “tủ sách lớp học”.
Thiết kế sổ theo dõi sách quyên góp, sổ theo dõi đọc sách cho từng lớp, sổ theo dõi tổng hợp để đánh giá kết quả thi đua từng đợt phát động:
TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC TÂN	
 	 LỚP 4A	SỔ THEO DÕI SÁCH QUYÊN GÓP VÀO THƯ VIỆN
Ngày ủng hộ
Người ủng hộ
Tên sách (báo)
Năm xuất bản
Giá tiền
Số bản
Ghi chú
06/10/2016
Nguyễn Khánh Chi
Đô rê mon T.21
2014
9.000
1
Nguyễn Duy Nam
Câu đố dành cho học sinh tiểu học
2016
19.000
1
Vũ Thái Hưng
Tuổi thơ dữ dội
2015
78.000
1
TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC TÂN	 SỔ THEO DÕI HỌC SINH ĐỌC SÁCH TẠI LỚP
 	 LỚP 5B	Tháng 03/2017
TT
Ngày
Họ tên
Cộng
Trần Bùi Minh
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
23
Nguyễn Thành Đạt
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
23
Chung Thanh Bình
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
23
Nguyễn Ngọc Diệp
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
23
Cộng
TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC TÂN
SỔ TỔNG HỢP THEO DÕI HỌC SINH ĐỌC SÁCH TẠI LỚP
Tháng 03/2017
TT
Ngày
Lớp
Cộng
1A
9
5
28
5
11
10
6
8
7
12
10
12
7
11
9
8
5
28
6
5
7
2
10
221
1B
10
6
28
11
9
8
5
12
5
7
2
10
5
2
4
3
7
28
7
5
9
8
5
196
2A
9
12
15
3
7
9
2
33
2
8
16
7
5
5
7
11
6
14
5
14
10
13
33
246
2B
2
8
16
7
5
9
8
34
4
15
7
8
5
8
12
14
8
6
7
12
10
12
34
251
3A
5
8
35
2
4
5
7
16
5
8
11
15
35
15
13
8
7
4
5
4
2
6
35
255
3B
4
9
36
5
17
11
6
8
11
8
15
9
36
18
22
7
3
7
15
11
9
13
21
301
4A
15
12
14
9
11
8
17
22
15
14
12
17
20
11
15
17
7
22
10
14
16
15
9
322
4B
14
12
5
15
19
22
14
24
14
11
21
14
5
8
5
9
3
24
17
16
11
14
15
312
5A
18
14
22
15
17
13
11
9
20
19
14
11
22
19
14
18
13
11
15
17
18
19
22
371
5B
14
19
26
18
22
7
3
12
14
19
15
18
26
15
14
9
19
10
17
11
22
18
26
374
Cộng
100
105
225
0
0
90
122
102
79
178
0
0
97
121
123
121
166
0
0
112
115
104
78
154
0
0
104
109
114
120
210
2849
2.3.3. Hoạt động phối hợp của cán bộ thư viện với Tổ cộng tác viên thư viện.
	- Làm tốt công tác vận động, tuyên truyền đến từng thành viên của tổ cộng tác viên thư viện để các thành viên cùng tham gia nhiệt tình, công tác hỗ trợ hoạt động thư viện đạt kết quả cao.
	- Hàng tháng vào những buổi giao ban Đoàn – Đội, cán bộ thư viện tập huấn những kiến thức và nghiệp vụ cơ bản, truyền đạt kinh nghiệm của mình cho các thành viên trong tổ cộng tác viên thư viện. 
- Trao đổi thảo luận về các vấn đề li

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_thu_vien_t.doc