SKKN Tổ chức, quản lý sinh hoạt chuyên môn môn Tiếng Anh cấp Tiểu học theo cụm trường

SKKN Tổ chức, quản lý sinh hoạt chuyên môn môn Tiếng Anh cấp Tiểu học theo cụm trường

Tổ (nhóm) chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Hoạt động của tổ (nhóm) chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.

Hàng năm, trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thanh Hóa luôn chỉ đạo các đơn vị cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi mới giáo dục.

Nhận thức được tầm quan trọng của tổ, nhóm chuyên môn trong việc nâng cao hiệu quả các giờ lên lớp, trong đánh giá xếp loại giáo viên cũng như trong triển khai các yêu cầu về chuyên môn trong những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân đã chỉ đạo hiệu trưởng các nhà trường tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn. Coi đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lí. Do vậy, nội dung sinh hoạt khá phong phú, nhiều đơn vị đã có những đổi mới về tổ chức, hình thức sinh hoạt.

 

doc 15 trang thuychi01 6631
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức, quản lý sinh hoạt chuyên môn môn Tiếng Anh cấp Tiểu học theo cụm trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mở đầu.
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Đặc điểm tình hình.
2.2.1.1. Giới thiệu khái quát về ngành giáo dục Thọ Xuân- Thanh Hóa.
2.2.1.2. Thực trạng của nhóm chuyên môn môn Tiếng Anh ở Phòng Giáo dục Thọ Xuân – Thanh Hóa.
2.3. Giải pháp.
2.3.1. Phân chia nhóm trường.
2.3.2. Xây dựng nội quy sinh hoạt cho hoạt động của nhóm chuyên môn môn Tiếng Anh theo cụm trường.
2.3.3. Ra quyết định cử nhóm trưởng.
2.3.4. Xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn.
	2.3.5. Xây dựng quy trình sinh hoạt chuyên môn.
2.4. Hiệu quả của SKKN.
2.4.1. Về nhóm chuyên môn.
2.4.2. Thực hiện chương trình.
 3. Kết luận và kiến nghị.
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Tổ (nhóm) chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Hoạt động của tổ (nhóm) chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.
Hàng năm, trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thanh Hóa luôn chỉ đạo các đơn vị cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi mới giáo dục.
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ, nhóm chuyên môn trong việc nâng cao hiệu quả các giờ lên lớp, trong đánh giá xếp loại giáo viên cũng như trong triển khai các yêu cầu về chuyên môn trong những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân đã chỉ đạo hiệu trưởng các nhà trường tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn. Coi đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lí. Do vậy, nội dung sinh hoạt khá phong phú, nhiều đơn vị đã có những đổi mới về tổ chức, hình thức sinh hoạt.
Quy mô trường lớp ngày càng thu nhỏ (do giảm về số lượng học sinh) vì vậy việc sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn trong các nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm . Các trường Tiểu học thi các môn đặc thù cũng chỉ có 01 giáo viên ( Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật )
Trước nhưng khó khăn đó, để việc sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả cao, giúp ban giám hiệu các nhà trường đánh giá được năng lực của giáo viên trường mình, tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên cùng bộ môn có cơ hội học hỏi lẫn nhau, trau dồi năng lực chuyên môn thì việc phải triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nhóm trường là rất cần thiết. Là người phụ trách chuyên môn môn Tiếng Anh của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân, xuất phát từ thực tiễn công tác, tôi đã lựa chon đề tài: “ Tổ chức, quản lý sinh hoạt chuyên môn môn Tiếng Anh cấp Tiểu học theo cụm trường”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động quản lý, phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp tổ chức, quản lý sinh hoạt chuyên môn môn Tiếng Anh cấp Tiểu học theo cụm trường ở huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, tổng kết kinh nghiệm trong quá trình quản lý.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luân.
 Tổ, nhóm chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường Tiểu học . Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ các khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ, là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng.
Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường (còn gọi là sinh hoạt chuyên môn liên trường) là hình thức tập trung giáo viên của các trường có khoảng cách địa lý giữa các trường không quá xa tới một trường để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn về nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, đánh giá học sinh. Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường có mức độ cao hơn, rộng hơn so với nội dung sinh hoạt chuyên môn định kỳ tại các trường. Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường được thành lập dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự điều hành trực tiếp của ban giám hiệu các nhà trường. Nội dung sinh hoạt chuyên môn được thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên và bám sát vào tình hình thực thực tế của các nhà trường.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Giới thiệu khái quát về ngành giáo dục Thọ Xuân- Thanh Hóa.
Huyện Thọ Xuân nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá, giáp Thiệu Hoá ở phía Đông, Thường Xuân ở phía Tây, Triệu Sơn ở phía Nam và phía Bắc giáp Ngọc Lặc, Yên Định. Từ thành phố Thanh Hoá đi theo quốc lộ 47 về phía Tây dài 36 km là huyện lỵ Thọ Xuân - Trung tâm kinh tế - Chính trị - Văn hoá của cả huyện nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu - một con sông lớn thứ hai ở Thanh Hoá, có nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử, văn hoá, Diện tích tự nhiên toàn huyện là 29.672 ha. Trong đó đất nông nghiệp 15.097,11 ha; đất lâm nghiệp 2.718,82 ha; đất chuyên dùng 4.403,61ha; đất ở 1.195 ha.
	Hiện nay, huyện Thọ Xuân gồm 3 thị trấn, 38 xã nằm dọc đôi bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Chu.
	Thọ Xuân là mảnh đất giàu truyền thống Lịch sử - Văn hoá lâu đời. Vùng đất "Địa linh nhân kiệt" và rất hiếu học, trong lịch sử Thọ Xuân là nơi nổi tiếng về truyền thống hiếu học, có nhiều tiến sĩ và cử nhân bậc nhất trong tỉnh. Là quê hương của các anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi. Mặc dù trải qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, hoàn cảnh hết sức khó khăn song huyện Thọ Xuân vẫn giữ vững và phát huy truyền thống hiếu học, phong trào giáo dục luôn luôn là lá cờ đầu của tỉnh.
	Hiện nay, huyện Thọ Xuân có 89 trường phổ thông, trong đó 41 trường Tiểu học, 42 trường THCS, 06 trường THPT. Ngoài ra còn có 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên; 01 Trung tâm dạy nghề và có 42 trường Mầm non ngoài công lập. Nhìn chung mạng lưới trường lớp được sắp xếp một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT. Số lớp và học sinh các trường Tiểu học, THCS giảm dần do thực hiện kế hoạch hóa gia đình và hàng năm các em theo gia đình đi vào miền Nam làm ăn; Số lớp và số học sinh các trường Mầm non tăng lên do tỉ lệ huy động trẻ tăng theo các năm. 
	Phong trào xây dựng trường Mầm non, Tiểu học, THCS theo chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, tạo điều kiện tốt để xây dựng hệ thống CSVC theo hướng chuẩn hoá, kiên cố hoá, hiện đại hoá. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 77/ 125 trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I và giai đoạn II. Trong đó 21/42 trường Mầm non, 36/41 trường Tiểu học, 20/42 trường THCS. Chính vì vậy đã có một hệ thống CSVC từng bước đáp ứng được những yêu cầu của việc dạy học.
2.2.2. Thực trạng của nhóm chuyên môn môn Tiếng Anh ở Phòng Giáo dục Thọ Xuân – Thanh Hóa.
- Về đội ngũ giáo viên:
+ Tổng số giáo viên: 122 giáo viên. Trong đó:
* Tiểu học: 49 giáo viên.
* THCS: 73 giáo viên.
+ Chất lượng đội ngũ: 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó:
* Cao đẳng: 34 giáo viên.
* Đại học: 86 giáo viên.
* Thạc sĩ: 02 giáo viên.
+ Về bồi dưỡng năng lực giáo viên:
* Số giáo viên đã được bồi dưỡng năng lực và đạt B2 ( theo khung tham chiếu Châu Âu) là 52 giáo viên.
* Số giáo viên đang được bồi dưỡng năng lực để đạt B2 ( theo khung tham chiếu Châu Âu) là 38 giáo viên.
2.3. Giải pháp.
2.3.1. Phân chia nhóm trường.
Dựa trên cơ sở thực tiễn về địa lý, đặc điểm tình hình của các nhà trường Phòng Giáo dục và Đào tạo chia thành 13 nhóm trường.
2.3.2. Xây dựng nội quy sinh hoạt cho hoạt động của nhóm chuyên môn môn Tiếng Anh theo cụm trường.
QUY ĐỊNH CHUNG:
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động định kỳ của nhóm chuyên môn.
Thời gian: Vào chiều thứ 2. 
Tần suất: Tuần thứ 2 và tuần thứ 3 hàng tháng.
Địa điểm: Các trường TH luân phiên theo kế hoạch .
II. TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
Tổ chuyên môn Tiếng Anh của phòng GD&ĐT Thọ Xuân:
Chịu trách nhiệm về chuyên môn của các nhóm.
Tổ chức giao ban các nhóm trưởng vào chiều ngày thứ 6, tuần đầu tiên, tháng thứ nhất của mỗi quý trong năm.
Các ông (bà) hiệu trưởng các trường Tiểu học:
Không xếp thời khoá biểu giảng dạy và các công tác khác cho giáo viên ngoại ngữ vào ngày quy định.
Phân công người trong ban giám hiệu tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng với nhóm và chủ trì buổi sinh hoạt, khi có giáo viên thao giảng tại trường.
Sử dụng kết quả thao giảng làm tiêu chí đánh giá giáo viên trong năm.
Kết hợp với nhóm trưởng trong việc duyệt hồ sơ giáo viên ngoại ngữ của trường mình.
Đối với những trường có giáo viên được cử làm nhóm trưởng, đề nghị nhà trường tạo mọi điều kiện về chế độ tối thiểu tương đương với tổ phó hoặc tổ trưởng trong nhà trường. 
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhóm sinh hoạt chuyên môn theo định kì.
Nhóm trưởng các nhóm được phân công:
- 	Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn năm học, gửi về Phòng GD&ĐT 01 bản và mỗi trường trong nhóm 01 bản 
Theo kế hoạch của nhóm, định kì phân công luân phiên giáo viên môn Tiếng Anh trong nhóm tham gia thao giảng và tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề.
Phân công người ghi biên bản tại mỗi buổi sinh hoạt (02 biên bản, nhà trường lưu 01 bản, 01 gửi về phòng vào cuối mỗi học kỳ).
Kết hợp với ban giám hiệu của trường sở tại tổ chức cho các giáo viên Tiếng Anh trong nhóm đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy.
Tổ chức xen kẽ các buổi trao đổi về chuyên môn.
Báo cáo kết quả tại buổi giao ban các nhóm trưởng theo định kì.
THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN.
1. 	Giáo viên Tiếng Anh trong mỗi nhóm tham gia sinh hoạt thường xuyên theo định kỳ. Thao giảng theo sự phân công của nhóm trưởng, dự giờ đóng góp ý kiến xây dựng, rút kinh nghiệm và tham gia vào các buổi trao đổi về chuyên môn.
2. Đối với giáo viên Tiếng Anh, nếu không thể tham gia buổi sinh hoạt, phải có giấy xin phép có xác nhận của ban giám hiệu về sự vắng mặt của mình cho trưởng nhóm, trước khi buổi sinh hoạt diễn ra.
3.Đối với trưởng nhóm, nếu không thể tham gia buổi sinh hoạt, phải báo cáo với bộ phận chuyên môn của phòng GD&ĐT, trước khi buổi sinh hoạt diễn ra.
	3.3. Hướng dẫn cho điểm, xếp loại giáo viên:
- Tổng điểm từ 21- 25 điểm: Tốt; 
- Tổng điểm từ 15 – 20 điểm: Khá; 
- Tổng điểm từ 10 – 14 điểm: TB.
- Tổng điểm dưới 10 điểm hoặc một trong 3 tiêu chí 0 điểm: Không đạt yêu cầu. 
Quy chế SHCM: - Tham gia SH đầy đủ, đúng giờ, tích cực: 5 điểm.
 - Tham gia SH đầy đủ, chưa đúng giờ: 3 điểm.
 - Tham gia SH chưa đầy đủ, chưa tích cực: 1 điểm.
 Nghỉ vô lí do hoặc có lí do nhưng quá 3 buổi: 0 điểm.
 Nghiệp vụ chuyên môn: 
- Thao giảng đủ số tiết theo KH, xếp loại Giỏi: 10 điểm.
 - Thao giảng đủ số tiết theo KH, xếp loại Khá: 8 điểm.
 - Thao giảng đủ số tiết theo KH, xếp loại TB: 5 điểm.
 Thao giảng không đủ số tiết theo KH hoặc đủ số tiết theo KH nhưng xếp loại Yếu: 0 điểm.
 3. Hồ sơ, giáo án: - Đầy đủ theo quy định, có chất lượng: 10 điểm.
 - Đầy đủ theo quy định, chất lượng chưa cao: 8 điểm.
 - Đầy đủ theo quy định: 5 điểm.
 Thiếu về số lượng, chủng loại hoặc đủ nhưng chưa đảm bảo yêu cầu: 0 điểm.
2.3.3. Ra quyết định cử nhóm trưởng.
	Để hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả thì việc lựa chọn và bầu ra người nhóm trưởng phải giỏi về chuyên môn, kỹ năng quản lý và điều hành nhóm là hết sức cần thiết. Tại buổi sinh hoạt đầu tiên của nhóm, dưới sự điều hành của ban giám hiệu nhà trường ( theo sự chỉ định của Phòng Giáo dục) các thành viên trong nhóm sẽ tiến hành bầu nhóm trưởng. Trên cơ sở đó Phòng Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định cử nhóm trưởng và quynh định về sinh hoạt chuyên môn. Những nhóm trưởng được cử sẽ được bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong nhóm, bao gồm kiến thức, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoachjtheo năm học, tháng , tuần; kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của các thành viên trong tổ; kiểm tra hiệu quả giáo dục của các thành viên trong nhóm; kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học... Bên cạnh đó phải cung đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các quy chế chuyên môn một cách đầy đủ, kịp thời.
	2.3.4. Xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn.
	Các nhóm phải xây dựng kế hoạch cho các hoạt động chuyên môn chung của nhóm trong từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học. Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà Phòng Giáo đào tạo và Hội nghị cán bộ CNVC của các nhà trường đã đề ra tư đầu năm học. Khi xây dựng cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của các nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh của các nhà trường trong nhóm.. trong kế hoạch thì nội dung sinh hoạt nhóm chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này cần phải thể hiện được những công việc cần làm cả năm học, nội dung cần phải phong phú, bám sát vào việc cần làm đó là những khó khăn vướng mắc trong quá trình dạy học như: bồi dưỡng học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu kém ...
	Dựa vào kế hoạch mà các nhóm chuyên môn đã chủ động xây dựng bộ phận chuyên môn của Phòng Giáo dục cũng sẽ có kế hoạch tham gia sinh hoạt cùng với các nhóm . Các nhóm chủ động tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh họa chuyên đề Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt. Từ đó góp phần làm nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động giáo dục trong các nhà trường.
	2.3.5. Xây dựng quy trình sinh hoạt chuyên môn.
Để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, yêu cầu bắt buộc phải thiết kế được các hoạt động một cách khoa học. Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc như đối với việc xây dựng kế hoạch dạy học trước khi lên lớp. Cụ thể, yêu cầu thiết yếu một hoạt động gồm các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Các buổi sinh hoạt  chuyên môn theo chủ đề cần có công tác chuẩn bị và phân công rõ ràng công việc cho các thành viên trong tổ/nhóm bộ môn:
+ Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động
+ Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động?
+ Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành là bao lâu? Trao đổi, thảo luận, kết nối thông tin như thế nào?
- Bản thân nhóm trưởng sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực các thành viên trong nhóm. Để làm được việc này đòi hỏi mỗi giáo viên và tổ trưởng chuyên môn phải có kĩ năng làm việc nhóm.
Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Lựa chọn thời gian và tiến hành theo thời gian đã chọn
- Nhóm trưởng chuyên môn điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề: Xác định rõ mục tiêu sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng;nêu rõ nguyên tắc làm việc.
- Các thành viên được phân công viết các chủ đề báo cáo nội dung.
- Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho các thành viên thảo luận, biết khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp; biêt chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý; lắng nghe, tôn trong các ý kiến phát biểu.
Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn.
Kết thúc buổi sinh hoạt chuên môn theo chủ đề phải đua ra được kết luận cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả chủ đề trong thực tế giảng dạy.
2.4. Hiệu quả của SKKN.
2.4.1. Về nhóm chuyên môn.
Nhóm chuyên môn hoạt động dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo mà trực tiếp là bộ phận chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trưởng nhóm chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của nhóm, khi sinh hoạt chuyên môn ở trường nào thì ban giám hiệu trường đó chịu trách nhiệm chủ trì buổi sinh hoạt đó. Đã giúp cho cấp quản lý các nhà trường đánh giá được năng lực của giáo viên môn Tiếng Anh của các nhà trường, mặt khác đây còn là môi trường để giáo viên môn Tiếng Anh các nhà trường trao đổi, học hỏi lẫn nhau, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.4.2.Thực hiện chương trình: 
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện chương trình, SGK mới, đổi mới phương pháp dạy học Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch, đầu tư thời gian nghiên cứu kĩ chương trình SGK , trao đổi thảo luận thống nhất trong nhóm đi sâu vào đổi mới nội dung, phương pháp dạy học , phương pháp kiểm tra đánh giá. Dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng.	
3.Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận.
	Chỉ đạo và nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác quản lý trường học. Vì thế người quản lý phải tăng cường các biện pháp quản lý nhóm chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, có đánh giá kịp thời để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho các nhóm chuyên môn hoạt động đạt hiệu quả cao, khắc phục những tồn tại để vươn lên. Từ đó xây dựng mỗi nhóm chuyên môn là một tập thể thực sự đoàn kết, nhiệt tình thực hiện thành công kế hoạch của nhóm, của các nhà trường để đạt được điều đó, người nhóm trưởng phải có cái nhìn tổng quát và biết gắn kết những ý tưởng riêng trong tổ thành ý tưởng chung của cả nhóm và biến những kế hoạch đó thành những hoạt động cụ thể cho nhóm chuyên môn. Sinh hoạt nhóm chuyên môn sẽ thực sự có hiệu quả khi các thành viên trong nhóm thực sự đoàn kết, tự giác, nỗ lực không ngừng và có thêm sự hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể và của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
	Trong quá trình làm SKKN, thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của nhóm chuyên môn tôi đã đi tìm hiểu về thực trạng từ đó xây dựng lên các kế hoạch hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở Phòng Giáo dục Thọ Xuân. Tuy nhiên, do lượng kiến thức lý luận của bản thân còn hạn chế nên còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong được ý kiến đóng góp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !
3.2. Kiến nghị
3.2.1.	Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo Thọ Xuân:
	Tham mưu với UBND huyện có hướng dẫn cho các trường, để các đồng chí nhóm trưởng được hưởng phụ cấp như tổ trưởng ở các nhà trường.
	Cần có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng công tác quản lý lãnh đạo cho nhóm trưởng.
3.2.1. Đối các nhà trường:
	Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt nhóm chuyên môn trong mọi điều kiện.
	Ban giam hiệu các nhà trường phải tích cực tham gia sinh hoạt với nhóm để có thể nắm bắt, đánh giá được giáo viên của trường mình.
 	Thọ Xuân, tháng 5 năm 2016
	 NGƯỜI VIẾT SKKN
	 Trần Lê Quân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2. Điểu lệ trường Tiểu học ( Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
3. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2005.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN MÔN TIẾNG ANH CẤP TIỂU HỌC THEO CỤM TRƯỜNG
Người thực hiện: Trần Lê Quân
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực quản lý
THANH HOÁ NĂM 2016

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_quan_ly_sinh_hoat_chuyen_mon_mon_tieng_anh_cap.doc