Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc môn Tiếng Việt

Thực hiện kế hoạch

 Dạy cho HS đọc và viết là điều quan trọng nhất ở lớp Một

1/ Phân loại HS

Mục đích của việc phân lọai HS là để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS khác nhau. Trẻ 6 tuổi từ hoạt động vui chơi ở mẫu giáo chuyển sang hoạt động học tập là sự thay đổi lớn. Trẻ dễ nhớ nhưng lại mau quên. Đặc điểm của lứa tuổi này là ghi nhớ bài học qua hình ảnh trực quan. Có em đọc đúng nhưng không viết được hoặc viết sai lỗi. Giáo viên nên xếp HS theo từng mức độ khác nhau: Giỏi, khá, TB, yếu, HSKT,.để có kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng. Cần kiểm tra chất lượng HS từ mẫu giáo lên. Liên hệ với giáo viên lớp trước tìm hiểu về trình độ HS, hoàn cảnh gia đình nguyên nhân yếu kém,.

2/ Rèn kĩ năng đọc

Đọc và nhớ là hoạt động mới đối với lớp một. Khả năng tập trung chú ý chưa cao, tư duy chưa phát triển. Các em tiếp thu bài học nhanh nhưng sau đó laị mau quên. Hôm trước bài học được đọc lại nhiều lần nhưng hôm sau kiểm tra không nhớ, nếu GV nhắc chữ đầu tiên thì các em nhớ cả bài hoặc học vẹt. Khi dạy giáo viên cần có dụng cụ trực quan, các hình ảnh đẹp quen thuộc gần gũi HS như: tranh vẽ, vật mẫu, trò chơi,.

VD: Dạy chữ O: Hình aûnh quả trứng

 D: hình con dê

Hoặc cho các em đọc theo giai điệu:

VD: Dạy chữ y: cho HS đọc : y.y.y.y.y.(tăng dần hoặc giảm dần)

 Kh : kh.kh.kh.kh.kh.kh.khế ( dọc chậm kh sau đó ngừng lại đọc khế)

Lớp học có nhiều trình độ HS khác nhau, GV cần phối hợp hình thức học tập để khuyến khích các em học tập. Đưa trò chơi thi đua để rèn kĩ năng đọc hiểu.

VD: Dạy vần Ôi, Ơi

 GV chuẩn bị một số hình vẽ hoặc đồ vật tương ứng với các từ: cái chổi, gói xôi, đu đủ, nhà ngói ,bơi lội, con dơi. Cho HS gắn hình với từ tương ứng.

 Với HS yếu, kém cần quan tâm nhiều, tạo điều kiện cho các em hòa nhập với bạn, chủ động trong học tập. Nên động viên khen ngợi các em nếu có sự tiến bộ mặc dù rất nhỏ.Thường xuyên trò chuyện tìm hiểu suy nghĩ ,tâm tư HS.

 Khi dạy các âm khó đọc GV hướng dẫn HS nhìn bắt chước GV:

 R : Cần cuống đầu lưỡi đẩy hơi mạnh.

 B : Môi khép lại đẩy hơi từ trong ra.

 GV tổ chức cho HS hoạt động tương tác giữa GV – HS, HS – HS giúp các em ghi nhớ nhanh và lâu: Khi bạn đọc, lớp nghe nhận xét đúng, sai ,nếu sai thì giúp bạn khắc phục

 Khi HS nắm vững phần âm ,vần sẽ nâng dần mức độ đọc lên: đọc đúng, đọc trơn tiếng, đọc liền từ,câu, đọc hiểu,.

3/ Bồi dưỡng kĩ năng viết:

Muốn HS viết đúng mẫu chữ, cần lưu ý cách cầm bút,tư thế ngồi viết, qui trình viết từng con chữ, lấy ô li dòng kẽ vở làm chuẩn. HS phải được tập luyện thường xuyên mỗi ngày ở lớp hoặc cho bài về nhà làm. Giúp HS ghi nhớ chữ bằng câu thơ:

Bờ (b) vờ (v) có gút em ơi

a (k) thì ngắt giữa, X thời dính lưng

Các âm dễ nhầm lẫn như G-GH cho HS liên tưởng hình ảnh g: gà, gh: ghế

Do không có điều kện bồi dưỡng bưổi chiều,đối với HS yếu gia đình ít quan tâm, tôi kèm ngay sau mỗi buổi học từ 10- 15 phút .GV đọc cho HS nghe viết vào vở, GV sửa sai, hs sửa-viết lại nhiều lần chữ đúng. tổ chức kiểm tra chữ viết hàng tháng

 

doc 4 trang hoathepmc36 26/02/2022 7781
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC MÔN TIẾNG VIỆT
A/ Vai trò ,nhiệm vụ môn Tiếng Việt:
Tiếng việt là môn học mang tính chất tổng hợp.Nó có nhiệm vụ trao dồi kiến thức ban đầu về văn hóa xã hội, tình cảm thẫm mĩ. Nhiệm vụ chính là nghe, nói ,đọc ,viết và cảm thụ bài đọc.Muốn học tốt các môn học trong nhà trường học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt. Chương trình Tiếng Việt lớp một là nền tảng của chương trình tiểu học.Giai đoạn học âm vần là giai đoạn quan trọng nhất đối với học sinh lớp một. Nếu các em không nắm vững giai đoạn này thì không thể học sang giai đoạn học chữ (TĐ). Dạy học vần phải kết hợp dạy chữ, dạy âm.
Trường tiểu học Xuân Hiệp B là trường nông thôn sâu, HS không đủ điều kiện học hai buổi / ngày. Nguyên nhân học yếu của HS rất đa dạng. Muốn nâng cao chất lượng học tập của HS là việc làm vô cùng khó đối với giáo viên dạy lớp Một.
Dạy cho HS đọc, viết là điều quan trọng nhất ở lớp Một, là vốn thiết thực phải có để làm hành trang cho các em học sang lớp hai. Từ khó khăn trên ,qua kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp Một, tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và học.Tôi tiếp tục áp dụng trong năm học 2007- 2008.
B/ Kế hoạch và phương pháp thực hiện.
I/ Nhận lớp tìm hiểu đối tượng
1/ Thuận lợi:
Nhà trường rất quan tâm đến chất lượng HS ,nhất là HS lớp Một
Lớp học ít HS ñược trang bị đây đủ bàn ghế
HS vào học đúng độ tuổi, được học qua lớp mẫu giáo
2/ Khó khăn
Một số HS ở xa trường, nhà ở rãi rác trong đồng vắng, các em thường nghỉ học vào mùa mưa , nước nổi
Gia đình khó khăn về kinh tế, cha mẹ đi làm ăn xa chưa quan tâm đến việc học cuûa con
HS thuộc diện chậm phát triển về trí tuệ
Trình độ HS không đồng đều
Lớp học một buổi không có thời gian bồi dưỡng HS yếu
II/ Thực hiện kế hoạch
	Dạy cho HS đọc và viết là điều quan trọng nhất ở lớp Một
1/ Phân loại HS
Mục đích của việc phân lọai HS là để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS khác nhau. Trẻ 6 tuổi từ hoạt động vui chơi ở mẫu giáo chuyển sang hoạt động học tập là sự thay đổi lớn. Trẻ dễ nhớ nhưng lại mau quên. Đặc điểm của lứa tuổi này là ghi nhớ bài học qua hình ảnh trực quan. Có em đọc đúng nhưng không viết được hoặc viết sai lỗi. Giáo viên nên xếp HS theo từng mức độ khác nhau: Giỏi, khá, TB, yếu, HSKT,...để có kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng. Cần kiểm tra chất lượng HS từ mẫu giáo lên. Liên hệ với giáo viên lớp trước tìm hiểu về trình độ HS, hoàn cảnh gia đình nguyên nhân yếu kém,...
2/ Rèn kĩ năng đọc
Đọc và nhớ là hoạt động mới đối với lớp một. Khả năng tập trung chú ý chưa cao, tư duy chưa phát triển. Các em tiếp thu bài học nhanh nhưng sau đó laị mau quên. Hôm trước bài học được đọc lại nhiều lần nhưng hôm sau kiểm tra không nhớ, nếu GV nhắc chữ đầu tiên thì các em nhớ cả bài hoặc học vẹt. Khi dạy giáo viên cần có dụng cụ trực quan, các hình ảnh đẹp quen thuộc gần gũi HS như: tranh vẽ, vật mẫu, trò chơi,...
VD: Dạy chữ O: Hình aûnh quả trứng
 D: hình con dê
Hoặc cho các em đọc theo giai điệu:
VD: Dạy chữ y: cho HS đọc : y...y...y...y...y...(tăng dần hoặc giảm dần)
	 Kh : kh...kh...kh...kh..kh...kh...khế ( dọc chậm kh sau đó ngừng lại đọc khế)
Lớp học có nhiều trình độ HS khác nhau, GV cần phối hợp hình thức học tập để khuyến khích các em học tập. Đưa trò chơi thi đua để rèn kĩ năng đọc hiểu.
VD: Dạy vần Ôi, Ơi
 	GV chuẩn bị một số hình vẽ hoặc đồ vật tương ứng với các từ: cái chổi, gói xôi, đu đủ, nhà ngói ,bơi lội, con dơi. Cho HS gắn hình với từ tương ứng.
 Với HS yếu, kém cần quan tâm nhiều, tạo điều kiện cho các em hòa nhập với bạn, chủ động trong học tập. Nên động viên khen ngợi các em nếu có sự tiến bộ mặc dù rất nhỏ.Thường xuyên trò chuyện tìm hiểu suy nghĩ ,tâm tư HS.
 Khi dạy các âm khó đọc GV hướng dẫn HS nhìn bắt chước GV:
	R : Cần cuống đầu lưỡi đẩy hơi mạnh.
	B : Môi khép lại đẩy hơi từ trong ra.	
 GV tổ chức cho HS hoạt động tương tác giữa GV – HS, HS – HS giúp các em ghi nhớ nhanh và lâu: Khi bạn đọc, lớp nghe nhận xét đúng, sai ,nếu sai thì giúp bạn khắc phục
 Khi HS nắm vững phần âm ,vần sẽ nâng dần mức độ đọc lên: đọc đúng, đọc trơn tiếng, đọc liền từ,câu, đọc hiểu,...
3/ Bồi dưỡng kĩ năng viết:
Muốn HS viết đúng mẫu chữ, cần lưu ý cách cầm bút,tư thế ngồi viết, qui trình viết từng con chữ, lấy ô li dòng kẽ vở làm chuẩn. HS phải được tập luyện thường xuyên mỗi ngày ở lớp hoặc cho bài về nhà làm. Giúp HS ghi nhớ chữ bằng câu thơ:
Bờ (b) vờ (v) có gút em ơi
a (k) thì ngắt giữa, X thời dính lưng
Các âm dễ nhầm lẫn như G-GH cho HS liên tưởng hình ảnh g: gà, gh: ghế
Do không có điều kện bồi dưỡng bưổi chiều,đối với HS yếu gia đình ít quan tâm, tôi kèm ngay sau mỗi buổi học từ 10- 15 phút .GV đọc cho HS nghe viết vào vở, GV sửa sai, hs sửa-viết lại nhiều lần chữ đúng. tổ chức kiểm tra chữ viết hàng tháng
4/ Hoạt động ngoài giờ:
Trong giờ chơi GV dành thời gian khoảng 5 phút để dạy HS yếu đọc. Tổ chức lớp truy bài đầu giờ, đôi bạn cùng tiến bộ, HS giỏi kèm HS yếu, thi đua điểm mười.
 Công việc rèn luyện ở gia đình cũng cần thiết. PHHS là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.GVCN thường xuyên liên hệ với gia đình HS thông báo kết quả học tập của HS về nhà, nhận biết việc rèn thêm ở nhà. Họp PHHS đưa ra biện pháp để hỗ trợ giúp đỡ con em.
 Về bản thân GV phải nắm vững nội dung chương trình lớp một, phương pháp giảng dạy,học hỏi đồng nghiệp, không ngừng học tập nâng cao trình độ về chuyên môn.
5/ Bài học kinh nghiệm:
GV phải nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, mục tiêu từng tiết dạy.
Thường xuyên theo dõi uốn nắn từng bước tiến bộ của HS.
Kết hợp chặt chẽ với PHHS.
Động viên khích lệ tinh thần học tập của HS.
GV phải gương mẫu trong các hoạt động, kiên nhẫn, chịu khó.
Xây dựng tốt nề nếp học tập.
III/ Dạy thực nghiệm:
Bài 17: u-ư
Lớp dạy: Một 2
Trường TH Xuân Hiệp B
1/ Mục tiêu:
 - HS đọc và viết đúng: u, ư, nụ, thư.
 - Đọc đúng và hiểu nghĩa từ ứng dụng mang âm u, ư,vừa học
2/ Chuẩn bị
 - GV: nụ hoa, lá thư có phong bì,tranh vẽ minh họa từ ứng dụng, thẻ từ
 - HS: bộ chöõ Tiếng Việt, bảng
3/ Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm
Mục tiêu: Đọc dúng: u, ư, nụ, thư
a/ Giới thiệu âm :u
Gv cho HS xem nụ hoa. Hỏi: đây là gì?
Phân tích tiếng :nụ rút ra âm: u
Hướng dẫn HS đọc
Ghép tiếng: nụ
Sửa HS đọc sai
b/ Dạy âm: ư
GV hướng dẫn hs ghép chữ lần lượt và đọc,GV sửa sai
Giới thiệu :thư (lá thư)
Yêu cầu HS đọc theo giai điệu
Đọc mẫu cả bài
Hoạt động 2: Dạy từ ứng dụng
Mục tiêu:Đọc, hiểu từ mang âm: u, ư
GV chia nhóm giao nhiệm vụ
GV sửa sai
Giải thích từ: dùng tranh hoăc cho HS nêu nghĩa
Hoạt động 3: Dạy viết
Mục tiêu:Viết đúng: u, ư, nụ, thư
GV giới thiệu chữ mẫu
Hướng dẫn viết
GV tóm tắt quy trình viết, viết mẫu
sửa HS viết sai
Củng cố: 
Trò chơi: Tìm tiếng mang âm :u,ư
chia nhóm giao nhiệm vụ
Tổng kết thi đua
Nhận xét tiết học
Giao nhiệm vụ:tiết 2
Hình thức học tập: lớp
Xem hình nhận biết
Trả lời
Nhận biết tiếng mới: nụ
Tìm âm mới: u
Đọc: u
Đọc cá nhân, tổ, lớp
Đánh vần: n...u...nu...nặng...nụ. nụ
Đọc: u, nụ
HS tìm âm:ư 
Đọc: ư
So sánh :u và ư
Tìm âm th ghép tạo tiếng :thư
ĐV: th...ư...thư
Đọc: thư...thư....thư....thư (tăng dần)
Đọc: ư, thư
Nghe đọc
Hình thức hoạt động: nhóm
Chia 4 nhóm
Các nhóm ghép tiếng tạo từ
Hs trình bài sau đó đọc trước lớp
lớp sửa sai
Cá nhân trình bày
Hình thức hoạt động: cá nhân
Xem mẫu
Nêu quy trình viết
Xem viết mẫu
Lần lượt viết bảng: u, ư, nụ, thư
Các nhóm thi đua viết tiếng mang âm u,ư
Các nhóm trình bày
Lớp nhận xét, sửa sai
2- 3 hs tự nhận xét
Chuẩn bị tiết 2
IV/ Kết quả thực nghiệm:
Môn TV
TSHS
Điểm kiểm tra
KT đọc
Từ kết quả trên cho thấy việc thực hiện kinh nghiệm trong thời gian qua có tính khả thi.Tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh nghiệm trên trong năm học 2008- 2009.
Trên đây là kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết trong thời gian qua.Tôi nghĩ rằng nó còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp chân thành của quý thầy cô trong hội đồng sư phạm để tôi điều chỉnh và học hỏi thêm góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm học 2008-2009. Xin cám ơn.
Xuân Hiệp, ngày 18 tháng 04 năm 2009
 Người viết
 Lê Thị Mười 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_mon_tieng_viet.doc