SKKN Tổ chức ôn tập (tổng kết) phần Văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học viên
Cơ sở lí luận của vấn đề:
Chúng ta biết rằng, bộ môn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, bởi nó là yếu tố quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học viên. Ta vẫn thường nói “Văn học là nhân học”, và càng đi sâu vào phân tích và tìm hiểu chức năng của văn học thì ta càng thấy được tính cần thiết của bộ môn này trong đời sống của mỗi con người nói chung và học viên nói riêng. Đó là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục.
Điều đáng nói hơn là văn học ngày càng đóng vai trò quan trọng khi đời sống con người càng được nâng cao, nó không chỉ giúp cho chúng ta những điều đã nói ở trên mà còn giúp cho cuộc sống càng thêm phần ý nghĩa, nhất là tạo cho tâm hồn con người càng trở nên tươi mới, không còn sự khô cứng và héo úa.
Tuy nhiên, hiện nay điều làm cho tất cả giáo chức nói riêng và toàn xã hội nói chung đang rất quan tâm đó là việc một bộ phận không nhỏ học viên có thái độ không quan tâm hay không còn mặn mà với bộ môn học này. Điều đó cũng đang đặt ra một bài toán khó giải cho những nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giáo chức dạy học bộ môn này.
Nếu để trả lời cho câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó thì có rất nhiều lý do khác nhau: nguyên nhân khách quan có, chủ quan có nhưng điều mà tôi quan tâm ở đây là không phải đi sâu vào phân tích, tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân của nó như một nhà xã hội học mà chỉ nhìn nhận nó ở trên góc độ là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn Trung học phổ thông với những suy tư, trăn trở, lo lắng và tâm huyết với bộ môn để khắc phục phần nào tình trạng trên.
Chúng ta vẫn thường quan tâm rất nhiều đến chất lượng các bộ môn học trong nhà trường. Đây là vấn đề đang được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội hiện nay. Do vậy, trong nhiều năm trở lại đây việc cố gắng tìm ra một số phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn hữu hiệu để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và tạo sự hứng thú cho các em học viên nói riêng là một vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên cũng như toàn ngành giáo dục.
Đến nay có rất nhiều giải pháp hữu hiệu mà tôi cho rằng nó mang lại hiệu quả cao như việc cải cách sách giáo khoa đến việc thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế mới hiện nay.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN MƯỜNG KHƯƠNG SỞ GIÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tổ chức ôn tập (tổng kết) phần Văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. '&? Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý Chức vụ : Giáo viên Tổ chuyên môn: Văn hoá Đơn vị công tác: Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương Ngày 28 tháng 4 năm 2014 Mục lục NỘI DÙNG TRANG A. Đặt vấn đề 3 B. Giải quyết vấn đề 5 I. Cơ sở lí luận của vấn đề: 5 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6 III. Các biện pháp tổ chức ôn tập phần Văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học viên 13 1. Vài nét về nội dung ôn tập (tổng kết) văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông 13 2. Tổ chức ôn tập (tổng kết) phần Văn học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học viên. 13 2.1. Phương pháp tổ chức ôn tập (tổng kết) Văn học hiện nay 14 2.2. Cách thức tổ chức ôn tập (tổng kết) phần Văn học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. 14 2.3.Cách tiến hành 15 2.4. Tạo không khí văn chương trong tổ chức hoạt động ôn tập (tổng kết) Văn học 16 2.5. Hệ thống câu hỏi 17 2.6. Đánh giá tổng kết 20 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 20 C. Kết luận 23 A. ĐẶT VẤN ĐỂ Việc nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ Văn luôn là nỗi trăn trở của mỗi một giáo viên tâm huyết, yêu nghề. Nỗi trăn trở đó xuất phát từ đặc thù của môn học cũng như từ thực tiễn đối tượng của hoạt động dạy học là học viên đang học tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, nhất là học viên ở vùng cao, vùng sâu vùng xa. Ngữ Văn là môn học không những có khả năng cung cấp những tri thức khoa học mà còn có khả năng rèn luyện sự sáng tạo, hình thành nhân cách, lối sống và cả những kỹ năng cho học viên. Dạy Văn là dạy làm người với ý nghĩa trọn vẹn nhất. Ngày nay nhân loại loài người đang ở trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Thế kỷ của khoa học và công nghệ, với sự bùng nổ mạnh mẽ của tất cả các ngành khoa học. Thế kỷ được đánh giá thành công rực rỡ về cải tiến đời sống nhân loại. Việt Nam chúng ta đang trên con đường phát triển và hội nhập, đất nước chúng ta cũng đã có không ít những nhà khoa học thành công trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu các công trình để phục vụ cho sự phát triển của nước nhà, đồng thời gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế. Có được sự thành công xuất sắc ấy, các nhà khoa học của chúng ta đã từng phải "dùi mài kinh sử" dưới mái trường phổ thông, và chính những mái trường đó đã nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định rằng: họ đã hoàn thiện về nhân cách cơ bản về trí tuệ trong những chiếc nôi ấy mà lời ru chính là những bài học đầu tiên. Như vậy ngành giáo dục nói chung, giáo dục trong nhà trường phổ thông nói riêng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự thành công đó đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đánh giá được vai trò đó, Đại hội Đảng VIII đã quyết định đưa giáo dục lên mặt trận hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có những con người, có phẩm chất, có kiến thức khoa học để đưa đất nước tiến lên “Sánh vai với các cường quốc năm châu”. Thực hiện niềm mong mỏi tha thiết của Bác Hồ kính yêu. Các môn khoa học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng có vị trí quan trọng trong sự phát triển tiến bộ của đời sống xã hội. Nó là cơ sở cho các môn khoa học khác...Với tầm quan trọng như vậy nên nó cần phải được quan tâm về cả nội dung hình thức và phương pháp giảng dạy. Thấm nhuần được điều đó, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy luôn trăn trở làm thế nào để có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học viên, giúp học viên nắm được kiến thức và tạo được nền móng vững chắc cho thế hệ tương lai. Vậy thiết nghĩ việc lớn phải bắt đầu từ việc nhỏ, rất nhỏ thì mới hy vọng thành công. Với học viên, dù sau này họ có chọn văn chương làm bộ môn gắn bó của đời mình hay không thì những hiểu biết về văn học dân tộc và văn học nhân loại (ở bất kì thời đại nào) sẽ là hành trang đi suốt cuộc đời để làm nên cái gọi là “trình độ văn hoá” của mỗi người. Trong dòng chảy bất tận của văn học dân tộc và nhân loại, có lẽ mọi người không thể nào quên những đỉnh cao văn học như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, Những người khốn khổ của V. Huy- Gô, Lão Gô- ri- ô của Ban- Dắc và sẽ còn rất nhiều những đỉnh cao có khả năng tạo ra sự đối thoại . Để có thể cũng có sâu sắc hơn về vốn tri thức ấy, việc tổ chức cho học viên ôn tập phần văn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhà trường Trung học phổ thông có vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy văn học vì số lương tiết dạy khá nhiều, và vì thế việc ôn tập phần văn học càng trở nên quan trọng. Hoà nhập với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của mình, tôi xin giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức ôn tập (tổng kết) phần Văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề: Chúng ta biết rằng, bộ môn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, bởi nó là yếu tố quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học viên. Ta vẫn thường nói “Văn học là nhân học”, và càng đi sâu vào phân tích và tìm hiểu chức năng của văn học thì ta càng thấy được tính cần thiết của bộ môn này trong đời sống của mỗi con người nói chung và học viên nói riêng. Đó là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục. Điều đáng nói hơn là văn học ngày càng đóng vai trò quan trọng khi đời sống con người càng được nâng cao, nó không chỉ giúp cho chúng ta những điều đã nói ở trên mà còn giúp cho cuộc sống càng thêm phần ý nghĩa, nhất là tạo cho tâm hồn con người càng trở nên tươi mới, không còn sự khô cứng và héo úa. Tuy nhiên, hiện nay điều làm cho tất cả giáo chức nói riêng và toàn xã hội nói chung đang rất quan tâm đó là việc một bộ phận không nhỏ học viên có thái độ không quan tâm hay không còn mặn mà với bộ môn học này. Điều đó cũng đang đặt ra một bài toán khó giải cho những nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giáo chức dạy học bộ môn này. Nếu để trả lời cho câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó thì có rất nhiều lý do khác nhau: nguyên nhân khách quan có, chủ quan có nhưng điều mà tôi quan tâm ở đây là không phải đi sâu vào phân tích, tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân của nó như một nhà xã hội học mà chỉ nhìn nhận nó ở trên góc độ là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn Trung học phổ thông với những suy tư, trăn trở, lo lắng và tâm huyết với bộ môn để khắc phục phần nào tình trạng trên. Chúng ta vẫn thường quan tâm rất nhiều đến chất lượng các bộ môn học trong nhà trường. Đây là vấn đề đang được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội hiện nay. Do vậy, trong nhiều năm trở lại đây việc cố gắng tìm ra một số phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn hữu hiệu để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và tạo sự hứng thú cho các em học viên nói riêng là một vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên cũng như toàn ngành giáo dục. Đến nay có rất nhiều giải pháp hữu hiệu mà tôi cho rằng nó mang lại hiệu quả cao như việc cải cách sách giáo khoa đến việc thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế mới hiện nay. Điều đáng quan tâm nhất là chất lượng học viên của trường tôi đang giảng dạy rất thấp, điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, khách quan có, chủ quan có. Nhưng theo tôi, một phần không nhỏ là do chính đội ngũ giáo viên chưa thực sự đặt mình vào đối tượng học viên, chưa thu hút và tác động được sự yêu thích học tập cho các em. Chưa tạo cho các em một sự hứng thú, yêu thích việc học và chưa kịp thời động viên khích lệ để các em có một sự tự tin nào đó trong quá trình học tập. Cho nên có nhiều học viên mang tâm lý chán nản với việc học. Đặc biệt đối với bộ môn Ngữ Văn cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự như thế. Qua nhiều năm giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương, tôi nhận thấy rằng, có một bộ phận không nhỏ học viên thiếu sự mặn mà và không yêu thích bộ môn văn. Chính vì thế có nhiều lúc các em lên lớp lại tỏ ra thái độ không quan tâm, không muốn học hoặc không chú ý nghe giảng, thậm chí có nhiều học viên nằm ngủ hoặc nói chuyện riêng, hoặc có một số học viên chế giễu, chọc ghẹo những bạn chăm chỉ học bộ môn này. Do đó, làm thế nào để giáo dục các em học viên có thái độ học tập đúng đắn và yêu thích bộ môn học này đó là vấn đề mà tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm phần nào khắc phục được tình trạng trên. Đặc biệt không chỉ giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn mà còn giúp sự hoàn thiện về nhân cách của một con người vừa hồng vừa chuyên. Những vấn đề nêu trên vừa là cơ sở thực tiễn, vừa là cơ sở lí luận để mỗi người giáo viên văn trong nhà trường phổ thông phải có trách nhiệm tìm ra con đường hướng dẫn học viên củng cố, khắc sâu kiến thức một cách tích cực sáng tạo theo đặc điểm tình hình xã hội cũng như phong tục tập quán địa phương và trình độ cá nhân. Đặc biệt hiện nay toàn ngành đang hướng đến mục tiêu Dạy thực chất, Học thực chất, Thi thực chất thì điều đó càng có ý nghĩa. Vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng khá phức tạp nếu người giáo viên Ngữ văn không tự hình thành những kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học, hệ thống hoá vấn đề một cách dễ hiểu. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Nói đến phương pháp dạy học ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay không thể không nhắc tới các hiện tượng rất phổ biến trong các giờ học văn hiện nay. Dạy học đọc chép. Hiện tượng dạy học đọc chép trong môn văn trước đây và môn ngữ văn rất phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay. Đọc chép trong giờ chính khóa và trong các lò luyện thi. Thầy cô đọc trước, học viên chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi học viên chép theo. Đối với các bài khái quát về giai đoạn văn học hay khái quát về tác gia thầy cô cũng thường tóm tắt rồi đọc cho học viên chép. Đối với bài “giảng văn” thầy cô cũng thường nêu “câu hỏi thu từ”, rồi giảng, sau đó đọc chậm cho học viên chép các kết luận, nhận định. Trong cách dạy này học viên tiếp thu hoàn toàn thụ động, một chiều. Dạy nhồi nhét. Dạy nhồi nhét cũng là hiện tượng phổ biến do thầy cô sợ dạy không kĩ, ảnh hưởng đến kết quả làm bài thi của học viên, cho nên dạy từ a đến z, không lựa chọn trọng tâm, không có thì giờ nêu vấn đề cho học viên trao đổi, sợ “cháy” giáo án. Kết quả của lối dạy này cũng là làm cho học viên tiếp thu một cách thụ động, một chiều. Dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học. Một hiện tượng thường thấy là cách giảng văn trên lớp như cách nghiên cứu văn học của các học giả, như cách học của sinh viên văn học. Đó là cách phân tích sâu về tâm lí, về kĩ thuật ngôn từ, về phương pháp sáng tác Trong khi đố đối với học viên môn ngữ văn chỉ cần dạy cho học viên đọc hiểu, tiếp nhận tác phẩm như một độc giả bình thường là đủ, nghĩa là chỉ cần nắm bắt đúng ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm, một vài nét đặc sắc về nghệ thuật đủ để thưởng thức và gây hứng thú. Học viên học thụ động, thiếu sáng tạo. Tương ứng với cách dạy học như trên học viên tất nhiên chỉ tiếp thu một cách thụ động mà thôi. Tính chất thụ động thể hiện ở việc học thiếu hứng thú, học đối phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc để trả bài và làm bài. Cách học đó tất nhiên cũng không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng không được khuyến khích sáng tạo. Học viên không biết tự học. Cách học thụ động chứng tỏ học viên không biết tự học, không có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, không biết cách chủ động tự đọc sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức, không biết cách phân biệt cái chính và cái phụ, không biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết mà suy ra cái chưa biết. Nói tóm lại là chưa biết cách tự học. Học tập thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò với trò. Mỗi cá nhân trong quá trình học tập đều có hạn chế, bởi mỗi người thường chỉ chú ý vào một số điểm, bỏ qua hoặc không đánh giá hết ý nghĩa của các kiến thức khác. Trong điều kiện đó, nếu biết cách hợp tác trong học tập, giữa thầy giáo và học viên, học viên với học viên có thể nhắc nhở nhau, bổ sung cho nhau, làm cho kiến thức được toàn diện và sâu sắc. Học thiếu hứng thú, đam mê. Kết quả củ việc học thụ động là học tập thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham mê, mà thiếu những động cơ nội tại ấy việc học tập thường là ít có kết quả. Về nguyên nhân xã hội của thực trạng. Có nhiều nguyên nhân tạo nên tình trạng học tập trì trệ, thụ động, thiếu hào hứng của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Mường Khương nói riêng và học sinh phổ thông trung học nói chung. Xét về xã hội, thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ, dễ hiểu là đại đa số học viên chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tếít có học viên hứng thú học văn, bởi phần đông học viên nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con người xã hội, không học vẫn biết đọc, biết nói; học văn không thiết thực. Văn có kém một chút, ra đời vẫn không sao, vẫn nói và viết được, còn không học ngoại ngữ, không học khoa học, kĩ thuật thì coi như chịu phép. Có thể đó là lí do làm cho đa số học viên không cố gắng học ngữ văn. Thực tế học sinh một số trường chuyên khoa học tự nhiên coi nhẹ học văn vẫn được lên lớp. Rõ ràng tâm lí cá nhân, môi trường học tập, nếp sống, quan niệm sống của đông đảo dân cư đã có nhiều thay đổi. Đó là một vấn đề rộng lớn, ngoài tầm kiểm soát của nhà trường và bộ môn mà chúng ta phải chấp nhận. Tuy nhiên ở đây còn có vấn đề thuộc phương pháp dạy học ngữ văn và chúng ta chỉ có thể nói nguyên nhân về phương pháp dạy học văn mà thôi. Về phía thầy giáo, xã hội ta là xã hội tư duy theo kiểu giáo điều đã lâu năm, không biết đối thoại, không cho đối thoại, thậm chí theo lối phong kiến xưa, coi đối thoại là hỗn, là láo, thầy bảo gì chỉ biết cắm đầu nghe. Xã hội như thế thì nhà trường như thế không sao khác được. Nếu trong giờ học mà tổ chức đối thoại, thảo luận thì cũng là thảo luận vờ vịt. Xã hội sao thì nhà trường như vậy. Nếu không thay đổi xã hội khó mà thay đổi giáo dục. Về nguyên nhân ở phương pháp dạy học văn Theo tôi, thực trạng dạy học văn như trên không phải do một lí do cục bộ nào, không phải do giáo viên thiếu nhiệt tình dạy học, không cố gắng, mà chủ yếu là do trên tổng thể ở nước ta cho đến nay nói chung vẫn tồn tại một quan niệm sai lầm, cũ kĩ, lạc hậu về việc dạy học nói chúng và dạy học văn nói riêng. Nói một cách khác cho đến nay lí luận dạy học đặc biệt là lí luận dạy học ngữ văn ở ta vẫn còn chưa hề đổi mới hoặc chỉ mới là hô hào mà chưa thực sự có quan niệm mới về dạy học. Sơ bộ tập hợp, có mấy nguyên nhân chủ yếu sau. Trước hết là phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn giảng. Thật vậy, cách dạy học ngữ văn từ trước tới nay có mấy lệch lạc như: Đối với bài học tác phẩm văn học thì chú trọng cái gọi là “giảng văn”. Bao nhiêu sách giáo khoa trước nay đều gọi đó là môn “Văn học trích giảng”, “Văn học giảng bình”, “Giảng văn”, “Văn học giảng luận”, “Phân tích tác phẩm văn học”. Dạy văn hầu như chỉ có một đường là “giảng”, “bình”, “luận”, “phân tích”. Giáo án soạn ra là để cho giáo viên “giảng”, biểu diễn trên lớp. Giáo viên nào tham giảng thì thường “cháy” giáo án. Quan niệm Giảng văn như thế có phần sai tận gốc. Một là, văn học sáng tác ra cho người đọc đọc, do đó môn học tác phẩm văn học phải là môn dạy học viên đọc văn, giúp học viên hình thành kĩ năng đọc văn, trưởng thành thành người đọc có văn hoá, chứ không phải là người biết thưởng thức việc giảng bài của thầy. Chính vì vậy sai lầm thứ hai là môn học văn hiện nay thiếu khái niệm khoa học về đọc văn. Khái niệm “đọc” chỉ được hiểu là đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, mà không thấy nói là đọc – hiểu. Đối với phân môn Làm văn thì chỉ dạy lí thuyết rồi ra đề cho học viên tập làm theo những đề yêu cầu học viên viết lại những điều đã học mà ít nêu yêu cầu khám phá, phát hiện những cái mới trên cơ sở những điều đã biết. Ở đây bộ đề thi của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trước đây và của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau này cũng như phần lớn cách ra đề trong các kì thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng có vai trò tiêu cực trong việc tạo ra một lối làm văn thiên về học thuộc, sao chép và thiếu sức sáng tạo của học viên. Đó cũng là lối dạy làm văn sai tận gốc. Việc đó lại càng thúc đẩy lối học thuộc, học tủ và thí sinh chỉ loanh quanh học thuộc một số bài văn trong chương trình đủ đối phó với các kì thi làm văn. Thứ hai là phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, học viên phải học thuộc kiến giải của thầy. Đây cũng là phương pháp phản sư phạm, bởi vì bản chất học tập không phải là tiếp nhận những gì được đưa trực tiếp từ ngoài vào, mà là sự kiến tạo tri thức mới dựa trên cơ sở nhào nặn các dữ liệu mới và kinh nghiệm đã được tích luỹ. Học tập thực chất không phải là học thuộc mà là tự biến đổi tri thức của mình trên cơ sở các tác động của bên ngoài và của hoạt động của người học. Do đó việc áp đặt kiến thức chỉ có tác dụng tạm thời, học xong là quên ngay, không để lại dấu ấn trong tâm khảm người học, không trở thành kiến thức hữu cơ của một bộ óc biết suy nghĩ và phát triển. Thứ ba, chưa xem học viên là chủ thể của hoạt động học văn, chưa trao cho các em tính chủ động trong học tập. Coi học viên là chủ thể của hoạt động học tập của mình thì học viên phải là người chủ thể trong các hoạt động học tập, là người chủ động kiến tạo các kiến thức của mình mà GV chỉ là người tổ chức các hoạt động học tập cho học viên. Giáo án của giáo viên phải là kế hoạch hoạt động của học viên để tự kiến tạo kiến thức, chứ không phải là Giáo án để giáo viên giảng và bình ở trên lớp. Thứ tư, chưa xem dạy học tác phẩm văn học là là dạy học đọc văn, một hoạt động có quy luật riêng của nó. Nhiều tài liệu thường nói dạy học văn là dạy cảm thụ văn học. Nói như vậy là chưa thật chính xác, bởi vì học viên không phải cảm thụ các dòng chữ in, mà trước hết phải đọc để biến các kí hiệu chữ thành nghĩa, thành thế giới hình tượng, trên cơ sở đó mới cảm thụ thế giới nghệ thuật bằng ngôn từ. Cảm thụ văn học khác hẳn cảm thụ âm nhạc hay hội hoạ, là cảm thụ trực tiếp âm thanh và màu sắc, bố cục bức tranh. Trong văn học chính người đọc phải tự kiến tạo bức tranh mà mình sẽ thưởng thức. Đọc không hiểu thì không có gì để cảm thụ cả. Vì thế không thể bỏ qua hoạt động đọc và khái niệm đọc. Có người nói dạy văn là dạy học viên lặp lại, đi trở lại con đường của người sáng tạo văn, tức nhà văn. Đó là nhầm lẫn giữa hoạt động sáng tạo của nhà văn và sáng tạo của người đọc. Thực ra đó là hai hoạt động khác nhau. học viên trước hết phải tiếp cận văn bản như một người đọc đã, sau đó, những ai có năng khiếu sáng tác mới đi lại con đường của nghệ sĩ. Do chưa có khái niệm đọc cho nên chưa có hệ thống biện pháp dạy đọc văn hữu hiệu và hoàn chỉnh. Ngoài việc đọc thành tiếng và đọc diễn cảm, chúng ta hầu như chỉ có các khái niệm giảng, bình, phân tích, bình chú, nêu câu hỏi Có thể là chưa hoàn toàn chính xác, song những điều nói trên có thể coi là bức tranh chung về phương pháp dạy học ngữ văn hiện nay. Một số băng hình “dạy mẫu” do một số chuyên viên Bộ tổ chức quay, tuy có chỉ đạo, gợi ý, bàn bạc trước đã phản ánh rất trung thành tính chất lạc hậu, cũ kĩ về phương pháp dạy học văn ở các trường Trung học phổ thông của chúng ta. Một số sách giáo án mẫu của nhiều chuyên viên, tác giả do viết vội vàng cũng thể hiện sự lạc hậu cũ kĩ so với phương pháp mới. Tất cả những biểu hiện nêu trên của dạy học tiêu cực không chỉ là sản phẩm tiêu cực, thiếu hiệu quả cục bộ của ho
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_on_tap_tong_ket_phan_van_hoc_t.doc