SKKN Tổ chức một số trò chơi trong giờ học toán vnen lớp 3

SKKN Tổ chức một số trò chơi trong giờ học toán vnen lớp 3

Trong công cuộc đổi mới giáo dục Tiểu học hiện nay, yếu tố con người đặc biệt được coi trọng thì việc phát huy tiềm năng, trí tuệ, kĩ năng làm việc và tham gia các hoạt động cũng vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nói chung là tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực , độc lập, phát triển năng lực tự học, năng lực tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề. Đối với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn , đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức . Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập, tìm tòi khám phá kiến thức mới, hay thực hành những kiến thức đã học qua nhiều hình thức trong đó có tổ chức các trò chơi ngay trong mỗi tiết học. Nếu các trò chơi được tổ chức phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức toán học một cách dễ dàng, kiến thức được củng cố khắc sâu một cách nhẹ nhàng và cũng không gây áp lực căng thẳng đối với học sinh. Đồng thời còn tạo được không khí trong giờ học sôi nổi, sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua việc tham gia trò chơi, các em thực hiện được những kỹ năng tính toán một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái và còn được rèn luyện, phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách đáp ứng mục tiêu môn học theo hướng đổi mới VNEN.Trò chơi khởi động là một trong 5 bước giảng dạy của giáo viên trong chương trình VNEN. Tuy nhiên việc vận dụng trò chơi khởi động để phần lớn học sinh trong lớp được tham gia và liên kết được với bài học nhiều khi còn gây lúng túng cho giáo viên khi thực hiện. Xuất phát từ những lý do trên và với kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian giảng dạy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Tổ chức một số trò chơi trong giờ học Toán VNEN lớp 3 ” nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập.

 

doc 20 trang thuychi01 13123
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức một số trò chơi trong giờ học toán vnen lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIỜ
 HỌC TOÁN VNEN LỚP 3
 Người thực hiện : Lê Thị Thúy
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực môn : Toán
 THANH HÓA NĂM 2016 
 PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lí do chọn đề tài.
 Trong công cuộc đổi mới giáo dục Tiểu học hiện nay, yếu tố con người đặc biệt được coi trọng thì việc phát huy tiềm năng, trí tuệ, kĩ năng làm việc và tham gia các hoạt động cũng vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nói chung là tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực , độc lập, phát triển năng lực tự học, năng lực tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề. Đối với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn , đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức . Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập, tìm tòi khám phá kiến thức mới, hay thực hành những kiến thức đã học qua nhiều hình thức trong đó có tổ chức các trò chơi ngay trong mỗi tiết học. Nếu các trò chơi được tổ chức phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức toán học một cách dễ dàng, kiến thức được củng cố khắc sâu một cách nhẹ nhàng và cũng không gây áp lực căng thẳng đối với học sinh. Đồng thời còn tạo được không khí trong giờ học sôi nổi, sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua việc tham gia trò chơi, các em thực hiện được những kỹ năng tính toán một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái và còn được rèn luyện, phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách đáp ứng mục tiêu môn học theo hướng đổi mới VNEN.Trò chơi khởi động là một trong 5 bước giảng dạy của giáo viên trong chương trình VNEN. Tuy nhiên việc vận dụng trò chơi khởi động để phần lớn học sinh trong lớp được tham gia và liên kết được với bài học nhiều khi còn gây lúng túng cho giáo viên khi thực hiện. Xuất phát từ những lý do trên và với kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian giảng dạy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Tổ chức một số trò chơi trong giờ học Toán VNEN lớp 3 ” nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập. 
II. Mục đích nghiên cứu: 
 Tìm hiểu và tổ chức một số trò chơi trong giờ học Toán VNEN để giúp học sinh lớp 3 học toán tốt hơn .
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Chương trình Toán 3 - Lớp 3C - Năm học : 2015 – 2016. 
- Một số trò chơi toán học .
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
- Phương pháp bổ trợ : thống kê, xử lí số liệu.
 PHẦN II - NỘI DUNG.
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Mục tiêu của dạy học môn toán ở Tiểu học là giúp các em nắm vững kiến thức toán học từ những cái sơ giản nhất bởi môn toán là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành kiến thức và kĩ năng học các môn học khoa học tự nhiên. Dạy môn Toán ở lớp 3 nhằm đạt được những mục tiêu sau:
* Số học:
- Củng cố các bảng nhân, chia: 2, 3, 4, 5. Lập các bảng nhân, chia: 6, 7, 8, 9.
- Nhân (chia) số có 2, 3, 4, 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số. Chia hết và chia có dư.
- Biết đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100 000
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có nhớ trong phạm vi 100 000.
- Làm quen với biểu thức số và giá trị của biểu thức. Tính giá trị của biểu thức có đến 2 hay 3 dấu phép tính , có hoặc không có dấu ngoặc đơn.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
* Đại lượng và đo đại lượng.
- Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ mm đến km. Mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau. Thực hành đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu đơn vị đo diện tích: cm2 . Đơn vị đo khối lượng: gam .
- Ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch – Xem đồng hồ.
- Giới thiệu tiền Việt Nam . Biết sử dụng tiền trong sinh hoạt hằng ngày.
* Yếu tố hình học:
- Giới thiệu góc vuông, góc không vuông. Đỉnh, góc, cạnh của các hình.
- Giới thiệu compa - Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Giới thiệu diện tích của một hình. Tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. 
* Yếu tố thống kê.
- Giới thiệu bảng số liệu đơn giản. Đọc và sắp xếp số liệu trong một dãy hoặc một bảng thống kê.
* Giải bài toán.
- Giải các bài toán có có đến 2 phép tính. Bài toán rút về đơn vị và các bài toán có nội dung về hình học. 
 Tất cả các mục tiêu trên có liên quan với nhau trong quá trình học môn toán của lớp 3 và trong suốt quá trình học tập của các em sau này. Để các em hoàn thành tốt nội dung chương trình, tôi đã sử dụng các trò chơi học tập để giúp các em hình thành hoặc củng cố kiến thức - kĩ năng đã học. Thực tế, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kĩ năng. Tuy nhiên, việc tổ chức tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức , kĩ năng mới là rất cần để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. 
 Qua hoạt động trò chơi các em nắm vững kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng , giờ học bớt căng thẳng , tạo cảm giác thoải mái, các em được tự hoạt động tham gia một cách tích cực , có cơ hội khẳng định mình và còn giáo dục các em một số năng lực tư duy, giao tiếp, hòa đồng, hợp tác làm việc tích cực với nhóm, với tập thể.
 Vậy làm thế nào để tổ chức trò chơi trong giờ học giúp các em tiếp cận kiến thức toán một cách dễ dàng mà mang lại hiệu quả cao, đó chính là vấn đề mà bản thân tôi và nhiều giáo viên khác đã và đang quan tâm.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Thực trạng chung 
1.1.Thuận lợi 
Học sinh: 
- Đa số các gia đình quan tâm đến việc học tập của học sinh. Quan điểm đầu tư cho việc học tập của con em đã được nhiều phụ huynh chú trọng.
- Phần lớn HS mạnh dạn trong các hoạt động học tập cũng như giao tiếp, các em đã ý thức học tập và tự học.
 b) Giáo viên:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Hội cha mẹ học sinh của lớp ủng hộ giáo viên trong việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để dạy dỗ, kèm cặp các em học tập.
- Giáo viên thường xuyên cập nhật thông tin về phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức dạy học mới. Luôn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn và làm tốt công tác giảng dạy. 
 - Sự thay đổi về cách đánh giá học sinh đã tạo thuận lợi cho giáo viên trong phương pháp dạy và tổ chức các tiết học toán, không còn áp lực về xếp loại học sinh, không nặng nề về việc làm sao cho học phải đạt điểm cao trong mỗi kì thi. 
1.2. Khó khăn 
a) Về học sinh
Trên thực tế, trong các giờ học toán, vẫn còn một số học sinh ý thức tự giác chưa cao, hợp tác làm việc với các bạn trong nhóm chưa tích cực mà chuyển sang nói chuyện hoặc làm việc khác. 
 b. Về giáo viên: 
 Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, song để tổ chức một trò chơi trong giờ học toán sao cho hiệu quả đôi khi vẫn còn lo lắng và phải đầu tư rất nhiều thời gian để chuẩn bị.
2/ Thực trạng và tình hình của học sinh qua khảo sát điều tra 
 Vào đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm và dạy lớp 3C - Trường Tiểu học Thị trấn Thọ Xuân, tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ về đặc điểm tình hình trong lớp: Lớp có 31 em, trong đó nữ 16 em, nam 15 em. Các em phân bố rải rác ở các khu phố, một số em là học sinh xã ngoài đến . Sau khi tiếp nhận học sinh, qua trải nghiệm một số tiết dạy thực tế tôi thấy học sinh:
Học sinh tiếp thu bài nhanh
HS tiếp thu bài ở mức độ bình thường
Học sinh tiếp thu bài chậm
Học sinh không làm được bài
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
 14
48,8
 10
 32,0
 5
 16,0
 1
 3,2
	Từ thực trạng trên cho thấy, nguyên nhân học sinh chưa hứng thú trong giờ học vì giáo viên ít tổ chức các trò chơi hoặc trò chơi được tổ chức chưa được khéo . Để công việc giảng dạy của mình đạt hiệu quả và giúp các em có hứng thú trong giờ học, nâng cao chất lượng học toán của lớp, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu các phương pháp và hình thức “ Tổ chức một số trò chơi trong giờ học Toán VNEN lớp 3 ”. Mục đích của tôi không ngoài mục đích giúp các em “học mà chơi – chơi mà học” đồng thời giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn. 
III . GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1/ Các giải pháp .
 Mặc dù đã có phương pháp dạy học đặc trưng dành cho dạy học toán, song để giúp học sinh có sự ham mê, yêu thích học toán, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch về chất lượng môn Toán của lớp. Trong khuôn khổ hạn hẹp, tôi xin đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện như sau: 
- Tìm hiểu nguyên tắc thiết kế trò chơi.
- Tìm hiểu cấu trúc một trò chơi học tập.
- Cách tổ chức trò chơi.
- Giới thiệu một số trò chơi và cách chơi.	 	-	2// 	2/
2/ Các biện pháp tổ chức thực hiện
 Để trò chơi mang lại hiệu quả cao trong giờ học khi thiết kế và tổ chức trò chơi cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản và thực tế cho đối tượng học sinh lớp mình. 
2.1/ Nguyên tắc thiết kế trò chơi
a. Nguyên tắc vừa sức:
- Mỗi trò chơi phải mang ý nghĩa Toán học, song cần đảm bảo tính vừa sức. Trò chơi được đưa ra phải xây dựng hoặc củng cố được nội dung toán học cụ thể trong chương trình. 
 Ví dụ: Trò chơi sử dụng trong tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới, trò chơi trong phần hoạt động thực hành hoặc hệ thống kiến thức đã học.
- Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học có trong năm mạch kiến thức: Số học và yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, các dạng toán giải. 
- Trò chơi được xây dựng và mang những cái tên làm kích thích trí tò mò và gây hứng thú học tập của học sinh. 
- Các trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.
- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với môi trường học tập.
- Trò chơi phải rèn được kĩ năng toán học, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, phân tích và phán đoán.
- Trò chơi phải gần gũi, thu hút được sự chú ý của học sinh và không quá cầu kì, phức tạp.
b. Nguyên tắc khai thác và thực hành
- Sử dụng triệt để những đồ dùng sẵn có của GV và học sinh hiện có của môn học để phục vụ cho trò chơi. 
- Các đồ dùng tự làm để phục vụ cho trò chơi phải từ những vật liệu sẵn có, dễ kiếm, đặc biệt chú ý đến những vật liệu thân thiện với môi trường và có chi phí thấp nhất. 
- Thực hành tổ chức trò chơi khi nội dung kiến thức của bài có yêu cầu cần thiết, không lạm dụng trò chơi để thay thế các hoạt động dạy và học khác.
2.2 / Cấu trúc một trò chơi học tập. 
 Để tổ chức một trò chơi học tập có hiệu quả GV cần chú ý thiết kế một trò chơi đảm bảo theo cấu trúc sau:
- Tên trò chơi.
- Mục tiêu của trò chơi (Mục tiêu của trò chơi phải nêu rõ được cần củng cố hay xây dựng kiến thức của một nội dung cụ thể.)
- Đồ dùng, dụng cụ sử dụng trong trò chơi cần được nêu cụ thể.
- Luật chơi: Chỉ rõ quy định của luật chơi đối với người chơi và cách phân định thắng thua, mức thưởng...
- Số người tham gia và cách tiến hành.
2.3/ Cách tổ chức trò chơi 
 Thời gian tổ chức trò chơi thường chỉ tiến hành trong khoảng 5 – 7 phút.
- Giới thiệu và nêu tên trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi (bằng cách vừa mô tả vừa cho học sinh thực hành chơi thử).
- Nêu những điểm cần lưu ý sau khi chơi thử.
- Tiến hành tổ chức trò chơi: Khi tổ chức trò chơi GV lưu ý đến việc gây hứng thú cho học sinh bằng cách khuyến khích học sinh xung phong tham gia, tạo không khí thoải mái, không gây áp lực khi học sinh không hoàn thành phần thi. 
- Công bố kết quả, thưởng - phạt công bằng (hình thức phạt cần nhẹ nhàng, vui nhộn, có thể là một hoạt động nhỏ và đơn giản và vui nhộn như: nhảy 
lò cò, hát hoặc múa một bài, tập một vài động tác thể dục, ... )
3/ Giới thiệu một số trò chơi và cách tổ chức trò chơi
 Trong dạy học toán có rất nhiều trò chơi mà tôi đã sử dụng, dưới đây là một số trò chơi tiêu biểu tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học toán VNEN ở lớp 3.
3.1/ Trò chơi có yếu tố số học và đại số.
	* Trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng ?
 Trò chơi này có thể áp dụng cho các bài học về các số có bốn chữ số, có năm chữ số .
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững cách đọc, viết, các số có có 4, 5 chữ số.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy A4 để trắng, 5 bút dạ, 15 bông hoa . Giáo viên phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ (một tờ để các em chuẩn bị số của mình cho bạn đọc, một tờ ghi cách đọc của đội bạn). Mỗi đội cho 5 em học sinh lên bảng xếp thành 1 hàng và quy định từ số 1 đến số 5. Các đội bắt thăm giành quyền chơi trước.
- Thời gian chơi: 5 – 7 phút.
- Luật chơi: Giáo viên cho hai đội thời gian chuẩn bị là 2 phút, các nhóm trao đổi và ghi số có 4 hoặc 5 chữ số của mình vào 5 tờ giấy, mỗi em cầm 1 tờ theo thứ tự từ 1 đến 5 (yêu cầu viết đủ to để học sinh dưới lớp có thể nhìn thấy). Mặt kia của tờ giấy ghi cách đọc một số nào đó.
 Hết thời gian thảo luận giáo viên hô “Trò chơi bắt đầu ! ” thì đội được chơi trước sẽ nêu cách đọc số của mình đã chuẩn bị (mỗi số đọc to hai lần), lần lượt từng em theo số thứ tự của đội kia phải viết được số đã đọc. Sau khi đọc đủ 5 số thì đổi ngược lại cho đội kia tiếp tục thực hiện tương tự. Sau khi hai đội kết thúc đọc và viết, giáo viên và tổ trọng tài kiểm tra kết quả theo từng cặp số đã ghi. Cứ mỗi ý đọc, viết đúng thưởng 3 bông hoa, sai không được tặng hoa. Đội nào được nhiều hoa hơn sẽ thắng cuộc và được tuyên dương trước lớp.
	Trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” cũng có thể sử dụng cho nhiều loại bài tập với nhiều tiết học khác nhau.
	Ví dụ: Bài tập 3 ( Hoạt động thực hành) – Bài 70 : Tiền Việt Nam - Tập 2A - trang 75 , 76 – Tài liệu HD học Toán 3 . 
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách sử dụng tiền với các mệnh giá nhỏ.
- Chuẩn bị: Các thẻ mệnh giá tiền như Tài liệu HD học Toán đủ cho 2 đội chơi.
- Cách chơi: Chọn mỗi đội 3 em, mỗi em lấy thẻ tiền đã cho để được số tiền tương ứng: 3600đồng ; 7500đồng ; 3100đồng (giáo viên có thể thay đổi mệnh giá tiền cho phù hợp với thực tế nhưng không lớn quá 10 000 đồng để học sinh có thể tính được). Giáo viên gắn các thẻ tiền lên phần bảng trái, phần bảng phải để các em gắn các loại tiền đã chọn để đủ với số tiền tương ứng mà bài tập yêu cầu. Đội nào đúng, nhanh sẽ thắng cuộc.
* Trò chơi: Xếp hàng thứ tự
Trò chơi này có thể sử dụng trong các tiết so sánh các số trong phạm vi
 10 000; trong phạm vi 100 000.
Ví dụ1 : 
 - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Thời gian: 5 phút
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hai bảng số mỗi bảng ghi 4 – 5 số có 4 hoặc 5 chữ số mà bài tập yêu cầu . HS mỗi em một bảng con. 	
- Cách tổ chức: Giáo viên chọn 2 đội theo nhóm ngẫu nhiên 4 - 5 em, các em tự đặt tên cho đội mình. 
- Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bảng số của đội mình. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thảo luận trong vòng 2 phút để tìm ra số mang thứ tự của mình và ghi vào bảng con.
- Luật chơi: Khi giáo viên hô hiệu lệnh và giơ hai lá cờ trên hai tay đưa ngang về hai phía, khi nghe giáo viên hô hiệu lệnh (Đội 1: tập hợp 1 hàng dọc theo thứ tự từ bé đến lớn – đội 2 theo thứ tự từ lớn đến bé) hai đội xếp thành hàng ngang theo quy định; lần 2 giáo viên cho học sinh 2 tổ tập hợp ngược lại với lần đầu.
- Học sinh dưới lớp làm trọng tài và nhận xét tổ xếp nhanh, đúng và tuyên bố nhóm thắng cuộc.
 Khi dạy đến các số tự nhiên trong phạm vi 10 000, 100 000 học sinh đôi khi còn nhầm lẫn về thứ tự các số trong dãy số, đặc biệt là các em nhầm lẫn hoặc không nhận ra luật của dãy số đã cho trong bài tập. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng này tôi thường tổ chức trò chơi sau:
*Trò chơi: “Tiếp sức”
 Trò chơi này được sử dụng nhiều trong dạy học toán và rất hiệu quả trong việc củng cố, khắc sâu kiến thức đã học đồng thời rèn cho học sinh khả năng tư duy nhanh, kĩ năng nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Trò chơi cũng giúp các em còn thiếu tự tin, ít xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài có cơ hội được làm việc và tương tác cùng nhóm. Sau đây là một số ví dụ cụ thể trong trò chơi “Tiếp sức ” 
 Ví dụ 1: 
 Dạy trong các bài học về : Các số có bốn chữ số : Bài tập 4,5 - HĐTH – trang 7, bài tập 3 trang 10, bài tập 1 trang 14 , Tài liệu HD học Toán 3 – Tập 2A ; Các số có 5 chữ số : Bài tập 4,5- HĐTH– trang 6, bài tập 2, 3 - HĐTH trang 10, bài tập 1- HĐTH- trang 13, Tài liệu HD học Toán 3 – Tập 2B .
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố thứ tự dãy số tự nhiên và nắm được quy luật của dãy số.
- Chuẩn bị: Giáo viên ghi bài tập vào các tờ phiếu (mỗi ý a, b, c,... một tờ) tùy theo yêu cầu của các bài tập theo từng bài học.
- Cách tổ chức: Mỗi tổ cử 5 – 10 bạn tùy theo số lượng ô (chỗ chấm cần điền của bài tập), các nhóm xếp hàng dọc theo thứ tự, nghe giáo viên phổ biến luật chơi 
- Luật chơi: Khi giáo viên hô hiệu lệnh “ Bắt đầu”, từng em của các nhóm lần lượt lên điền vào chỗ trống còn thiếu trong dãy, mỗi em điền một số, cứ như vậy cho đến hết. Nếu ô số của em nào không điền được thì để trống, em khác không được làm thay. Nhóm nào làm nhanh, chính xác thì được khen thưởng, nhóm nào thua tự xem lại bài của mình và các bạn trong nhóm tự chữa bài cho đúng. - Giáo viên và những học sinh không tham gia trò chơi làm trọng tài, nhận xét và tuyên bố nhóm thắng cuộc.
	Ví dụ 2 : 
 Áp dụng cho củng cố các bảng nhân, chia hoặc cách chia số có 3; 4; 5 chữ số cho số có một chữ số hoặc các bài tập trong các tiết cộng, trừ các số có bốn, năm chữ số. Sau đây là cách tổ chức ở một số dạng bài trong chương trình toán 3. 
+ Dạng bài: Đặt tính rồi tính 35095 : 5 
 Trò chơi này thực hiện cuối tiết học để củng cố cách chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số. Giáo viên cho học sinh xác định bài toán này có 4 lần chia .
- Thời gian: 3 – 4 phút.
- Cách chơi: Cho hai đội chơi cùng lên thực hiện phép tính (mỗi đội có 4 em chơi), mỗi em thực hiện một lần chia. Em chia lần thứ nhất phải đặt tính, em chia lần cuối phải ghi kết quả phép tính. 
+ Dạng bài: Tìm số bị chia, số chia, thương hoặc tìm thừa số chưa biết và tích ; Bài 40: Giới thiệu bảng nhân, bảng chia: Bài tập 2 – trang 58 ; Bài 42 : Luyện tập chung : bài tập3 – trang 62 -Tài liệu HD học Toán 3– Tập 1B . 
- Mục tiêu: Củng cố cách tìm số bị chia, số chia, thương,...
- Chuẩn bị: 2 bảng số của bài tập như sau:
Số bị chia
21
64
72
49
Số chia
7
5
9
8
Thương
8
8
4
7
 - Thời gian: 5 – 7 phút
- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có số người phù hợp với số ô trống của mỗi bài tập. Lần lượt từng em lên điền vào ô trống, em lên trước làm xong xuống trao bút cho em tiếp theo lên làm, cứ như vậy cho đến hết. Nhóm nào có kết quả đúng, nhanh thì nhóm đó thắng cuộc. 
+ Dạng bài : Gấp hoặc giảm một số đi nhiều lần; số lớn hơn số bé 1 số đơn vị ; tính chu vi, diện tích của một hình. Bài 19: Gấp một số lên nhiều lần : bài tập 1 trang 60; bài tập 5- trang 61; Bài 21: Giảm đi một số lần Bài 1- trang 66 ,Tài liệu HD học Toán 3- Tập 1A; Bài 31: Nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số - bài tập 4, trang 27 ; Bài 32: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé - bài tập 2, trang 29; Bài 34: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn - bài tập 1- trang 36 ; Bài 39 : Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số: Bài tập 4 – trang 54 . Bài 47: Hình chữ nhật, hình vuông - bài tập 1- trang 84 –Tài liệu HD học Toán 3 – Tập 1B . Bài 61:Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số - bài tập 4- trang 44- Tập 2A. 
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, phân biệt được kiến thức đã học ở các lớp dưới và các thuật ngữ như “Thêm ; bớt ; gấp ; giảm”. 
- Chuẩn bị: Cách chuẩn bị như dạng bài trên.
- Thời gian: 5 – 7 phút
- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có số người phù hợp với cột của mỗi bài tập. Lần lượt từng em lên điền kết quả vào ô trống của từng cột theo yêu cầu, em lên trước làm xong xuống trao bút cho em tiếp theo lên làm, cứ như vậy cho đến hết. Nhóm nào có kết quả đúng, nhanh nhóm đó thắng cuộc.
* Trò chơi : Truyền điện
- Mục tiêu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_mot_so_tro_choi_trong_gio_hoc_toan_vnen_lop_3.doc