SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7 tại trường Trung học Cơ sở Lê Đình Chinh

SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7 tại trường Trung học Cơ sở Lê Đình Chinh

Cơ sở lý luận của vấn đề

Trong những năm gần đây, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn đề cao đổi mới phương pháp dạy học thay vì cứ dạy theo phương pháp truyền thống. Ngoài mục đích truyền đạt những kiến thức để phù hợp với sự phát triển của thế giới mà còn tránh sự nhàm chán, tạo hứng thú khi tìm hiểu kiến thức cho các em học sinh. Trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với những phương pháp đã thực hiện như “dạy học tích hợp liên môn” thì “trải nghiệm sáng tạo” là việc đã được rất nhiều trường trên cả nước thực hiện. Đây là một hoạt động trải đều từ cấp Tiểu học cho đến THCS và THPT, mục đích đưa trải nghiệm sáng tạo vào môn học là chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực trong học tập, nối liền bục giảng với thực tế cuộc sống. Vì lý do đó mà hoạt động đã đem lại nhiều kết quả khả quan và thực sự rất cần thiết trong giảng dạy, đặc biệt là ở bộ môn Ngữ Văn. Một môn học mà tính thực tế rất cao, thông qua những vấn đề các em thực hiện thì các các em sẽ hiểu được giá trị các mặt của xã hội qua các thời kì từ các văn bản Ngữ Văn.

Trong chương trình học của các em, môn học nào cũng cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Lý thuyết và thực hành luôn song hành với nhau để các em dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, chuẩn bị hành trang cho những bậc học cao hơn. Đối với bộ môn Ngữ Văn thực hành lại càng có vai trò quan trọng hơn, đây là một môn học giữ vị trí quan trọng, dạy cho học sinh cái hay cái đẹp của ngôn ngữ văn chương, dạy cho các em kĩ năng giao tiếp đúng cách trong xã hội. Cho nên để truyền đạt đầy đủ kiến thức cũng như kĩ năng của bộ môn Ngữ Văn không phải là chuyện đơn giản ngày một ngày hai.

Trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu hóa bộ môn Ngữ Văn không phải là công việc dễ dàng đối với các em học sinh. Khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi khả năng tư duy của các em rất cao để chuyển hóa các tác phẩm văn học các em học thành những tiết mục mà khi thực hiện các em sẽ truyền đạt đầy đủ nội dung yêu cầu đến cho mọi người. Do thực trạng cuộc sống hiện nay ngày một phát triển nên các suy nghĩ trong giới trẻ không còn như ngày xưa, các em đa số sống theo trào lưu của giới trẻ, của các trang điện tử thịnh hành nên nhận thức về các tác phẩm nổi tiếng, truyền thống văn học của các em ngày càng bị mai một. Các em đặt nhẹ giá trị nghệ thuật của văn học mà không dễ gì chúng ta đạt được. Bởi vậy, tôi mạnh dạn chuyển hóa các tiết học của bộ môn Ngữ Văn thành các chủ đề để từ đó hướng các em dựa vào những chủ đề đó mà chuyển hóa thành các tác phẩm sân khấu đã vang bóng một thời. Khi các em tự thực hiện các hoạt động Ngữ Văn đó các em sẽ chủ động biết tìm tòi, nghiên cứu để thấy được giá trị văn học mà ông cha ta để lại mang một giá trị to lớn như thế nào.

 

doc 21 trang hoathepmc36 01/03/2022 19926
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7 tại trường Trung học Cơ sở Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO – SÂN KHẤU HÓA TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN 7 TẠI TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH”
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Y Vân
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học
Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
 Quảng Điền, tháng 5 năm 2019
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Ngữ Văn là môn học mang đến cho các em học sinh nhiều kiến thức để nuôi dưỡng tâm hồn; giúp các em biết yêu thương, trân trọng, thấu hiểu thêm tình cảnh của các nhân vật trong từng tác phẩm. Nhưng làm thế nào để các em học sinh có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong môn Ngữ Văn, làm thế nào để các em yêu thích môn Văn trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Thực tế đáng buồn của nhà trường đó là đa số các em học sinh đều không thích học môn Ngữ Văn, thậm chí có những em bị hổng quá nhiều kiến thức môn Văn, học để đối phó khi kiểm tra, thi cử. Đó là những vấn đề không chỉ các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn trường THCS Lê Đình Chinh luôn trăn trở mà còn là vấn đề chung của ngành giáo dục huyện nhà.
Để nhằm khắc phục tình trạng dạy học bộ môn Ngữ Văn gần đây các trường đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan tâm của những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn trong trường THCS Lê Đình Chinh là làm thế nào để phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh, khơi gợi niềm say mê, tạo hứng thú cho học sinh trong bộ môn Ngữ Văn trong tình hình hiện nay. Để giải quyết vấn đề trên thay vì dạy theo phương pháp cũ thì chúng ta nên phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp và tùy vào đặc trưng của tác phẩm văn học để tổ chức một tiết học hiệu quả. Muốn học sinh có hứng thú thì giáo viên phải khơi gợi được cho các em ý muốn tìm hiểu nội dung của tác phẩm. Muốn làm được điều này thì giáo viên phải phát huy phương pháp học trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên từng cá nhân học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể, qua đó phát triển năng lực thực tiễn và tiềm năng sáng tạo của mình góp phần hình thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho học sinh.Vì vậy việc đưa các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào nội dung chương trình dạy học là việc làm cần thiết, thông qua các hoạt động trải nghiệm bản thân học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm, hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp các em có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống học tập và trong lao động.
Từ lý do trên cùng với những băn khoăn trăn trở làm thế nào để giúp các em hứng thú học bộ môn Ngữ Văn. Với kinh nghiệm giảng dạy trong những năm qua tôi đã mạnh dạn áp dụng việc đưa trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 vào việc truyền đạt kiến thức cho các em học sinh khối 7 nói riêng và các em học sinh các khối khác của trường THCS Lê Đình Chinh nói chung.
II. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay học sinh càng ngày càng không thích học bộ môn Ngữ Văn rất phổ biến. Mặc khác, xu hướng nghề nghiệp hiện nay thiên về các ngành khoa học tự nhiên. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh ngày càng thờ ơ với môn Ngữ Văn. Đặc biệt hình thức dạy học truyền thống thuyết giảng là chính đã gây nhàm chán, đơn điệu, không phù hợp với suy nghĩ hiện đại của các em ngày nay nữa. Vì vậy, mục đích của tôi là thay đổi phương pháp dạy học, các tác phẩm văn học sẽ được chuyển hóa thành các tác phẩm kịch hay các chủ đề múa hát, trong quá trình chuẩn bị đó các em sẽ nhớ nội dung bài học và nắm được ý nghĩa của các tác phẩm văn học. Dạy học theo phương pháp đổi mới này không chỉ giúp các em thay đổi được không gian học truyền thống mà còn giúp các em linh động hơn trong cách tiếp cận nội dung bài học. Ngoài ra, trong quá trình lập nhóm, tìm tòi ý tưởng để chuyển thể các tác phẩm văn học sẽ tạo được cho các em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của tôi khi thực hiện đề tài này.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trong những năm gần đây, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn đề cao đổi mới phương pháp dạy học thay vì cứ dạy theo phương pháp truyền thống. Ngoài mục đích truyền đạt những kiến thức để phù hợp với sự phát triển của thế giới mà còn tránh sự nhàm chán, tạo hứng thú khi tìm hiểu kiến thức cho các em học sinh. Trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với những phương pháp đã thực hiện như “dạy học tích hợp liên môn” thì “trải nghiệm sáng tạo” là việc đã được rất nhiều trường trên cả nước thực hiện. Đây là một hoạt động trải đều từ cấp Tiểu học cho đến THCS và THPT, mục đích đưa trải nghiệm sáng tạo vào môn học là chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực trong học tập, nối liền bục giảng với thực tế cuộc sống. Vì lý do đó mà hoạt động đã đem lại nhiều kết quả khả quan và thực sự rất cần thiết trong giảng dạy, đặc biệt là ở bộ môn Ngữ Văn. Một môn học mà tính thực tế rất cao, thông qua những vấn đề các em thực hiện thì các các em sẽ hiểu được giá trị các mặt của xã hội qua các thời kì từ các văn bản Ngữ Văn. 
Trong chương trình học của các em, môn học nào cũng cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Lý thuyết và thực hành luôn song hành với nhau để các em dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, chuẩn bị hành trang cho những bậc học cao hơn. Đối với bộ môn Ngữ Văn thực hành lại càng có vai trò quan trọng hơn, đây là một môn học giữ vị trí quan trọng, dạy cho học sinh cái hay cái đẹp của ngôn ngữ văn chương, dạy cho các em kĩ năng giao tiếp đúng cách trong xã hội. Cho nên để truyền đạt đầy đủ kiến thức cũng như kĩ năng của bộ môn Ngữ Văn không phải là chuyện đơn giản ngày một ngày hai.
Trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu hóa bộ môn Ngữ Văn không phải là công việc dễ dàng đối với các em học sinh. Khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi khả năng tư duy của các em rất cao để chuyển hóa các tác phẩm văn học các em học thành những tiết mục mà khi thực hiện các em sẽ truyền đạt đầy đủ nội dung yêu cầu đến cho mọi người. Do thực trạng cuộc sống hiện nay ngày một phát triển nên các suy nghĩ trong giới trẻ không còn như ngày xưa, các em đa số sống theo trào lưu của giới trẻ, của các trang điện tử thịnh hành nên nhận thức về các tác phẩm nổi tiếng, truyền thống văn học của các em ngày càng bị mai một. Các em đặt nhẹ giá trị nghệ thuật của văn học mà không dễ gì chúng ta đạt được. Bởi vậy, tôi mạnh dạn chuyển hóa các tiết học của bộ môn Ngữ Văn thành các chủ đề để từ đó hướng các em dựa vào những chủ đề đó mà chuyển hóa thành các tác phẩm sân khấu đã vang bóng một thời. Khi các em tự thực hiện các hoạt động Ngữ Văn đó các em sẽ chủ động biết tìm tòi, nghiên cứu để thấy được giá trị văn học mà ông cha ta để lại mang một giá trị to lớn như thế nào. 
II. Thực trạng vấn đề
Từ trước đến nay, được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục huyện nhà cùng với Ban lãnh đạo nhà trường thì các môn học đã từng bước thay đổi phương pháp dạy học tích cực hơn. Tuy nhiên do đặc thù của trường nằm ở vùng nông thôn, đa số các em học sinh đều xuất phát từ nhà nông nên hướng các em mạnh dạn trong việc thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa các tiết mục trong bộ môn Ngữ Văn không phải là việc làm đơn giản. Các em còn khá rụt rè khi giao tiếp hằng ngày, khi học bài các em không đủ tự tin để phát biểu ý kiến của mình dù đã có câu trả lời của riêng mình. Như vậy, với tính cách ngại giao tiếp của các em cũng gây một khó khăn không nhỏ khi thực hiện phương pháp này. Các em không đủ tự tin, đọc diễn cảm để thuyết trình hay diễn một tác phẩm văn học trước các bạn học sinh và thầy cô của mình.
Ngay từ khi nhận trách nhiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7 tôi đã cố gắng tìm ra nhiều giải pháp ngay từ đầu năm học để tìm ra hướng đi mới cho bộ môn Ngữ Văn 7. Làm sao để các em không còn nhàm chán khi học môn Ngữ Văn, các em tự tin khi thực hiện những tiết học trải nghiệm, từ đó kiến thức các em ngày một được nâng cao.
Để thực hiện được vấn đề trên, đầu tiên tôi phải xác định được nguyên nhân. Sau khi đã xác định nguyên nhân, tôi tìm những giải pháp tốt nhất nhằm giúp học sinh thực hiện được những tiết trải nghiệm đạt được hiệu quả cao. Theo tôi, nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
 	+ Do các em không có tự tin, ngại giao tiếp khi thể hiện trước tất cả các bạn học sinh và thầy cô.
+ Do đặc thù của bộ môn Ngữ Văn là hình thức dạy truyền thống là chủ yếu, lấy thuyết giảng làm chính nên môn học trở nên đơn điệu.
+ Do thời gian một tiết học còn hạn hẹp trong 45phút/1tiết, nên không thể tổ chức một tiết mục sân khấu hóa một cách hoàn chỉnh.
+ Do điệu kiện kinh phí của từng lớp, nhà trường không đủ khả năng thực hiện quá nhiều tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa cho tất cả các khối trong trường.
Từ việc tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã tìm ra “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động sáng tạo – Sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh” và cũng đã thu được những kết quả đáng khả quan.
 Một tiết học truyền thống của bộ môn Ngữ Văn
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Dạy học bằng hình thức sân khấu hóa được sử dụng nhiều và phát huy tác dụng tốt đối với bộ môn Ngữ văn. Đây là phương pháp được đánh giá là một trong những phương pháp dạy học phát huy tối đa vai trò chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Cho nên việc nghiên cứu của tôi dựa trên quá trình theo dõi đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn ở trường THCS trong những năm gần đây. Tôi nhận thấy nội dung đổi mới chỉ xoay quanh việc là cho các em hoạt động học nhiều hơn là hướng các em ra những tiết ngoại khóa, trải nghiệm thực tế từ những tác phẩm mà các em đã học ở chương trình lớp 7. Chính vì lẽ đó mà tôi đã mạnh dạn cho các em thực hiện những tiết trải nghiệm sáng tạo đơn giản, tôi cố gắng để thực hiện nối liền bục giảng với thực tế đời sống, sau khi các em thành thạo, đủ tự tin thể hiện mình thì sẽ đưa ra những chủ đề hướng tới các bài học để các em thể hiện khả năng của mình thông qua những kiến thức các em đã học. Thông qua những tiết trải nghiệm đó sẽ giúp các em tăng cường thêm tính thực hành hơn trong môn học vốn đã gây nhàm chán cho các em, các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua những tiết mục mà các em thể hiện. Nhờ vậy mà khả năng cảm thụ tác phẩm sẽ tốt hơn và từ đó các em sẽ yêu thích hơn môn học này. Sau đây là những giải pháp mà tôi đã thực hiện và rút ra được kinh nghiệm:
Giải pháp 1. Chủ động nắm bắt đặc điểm tình hình, những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7
Dạy học bằng hình thức sân khấu hóa rất thu hút học sinh. Mọi học sinh đều mong hứng thú tham gia để thể hiện bản thân, rèn luyện sự tự tin và các kỹ năng khác. Nhờ những hoạt động cùng tìm hiểu, xây dựng bài học, tập kịch bản, học sinh đoàn kết hơn, tình cảm hơn với thầy cô, bạn bè và có thêm những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thọc trò dưới mái trường. Nó cũng tạo động lực và thoải mái tinh thần giúp các em học hiệu quả hơn ở các môn học khác. Để thực hiện tiết học bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa phát huy được tối đa thì ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu những mặc ưu và nhược điểm của các phương pháp dạy học tích cực mà các giáo viên bộ môn Ngữ Văn đã thực hiện. Tôi nắm bắt tình hình học tập bộ môn Ngữ văn của khối học thông qua ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, hội cha mẹ học sinh ở các lớp để tìm ra hướng đi mới cho giải pháp này. Sau khi đã cùng mọi người tìm hiểu những hạn chế trước đây mắc phải và những mặt tích cực đã làm được tôi tiếp tục phát huy những ưu điểm mà những phương pháp dạy học tích cực mang lại cho bộ môn Ngữ Văn, phân tích vì sao phương pháp này trước đây khi thực hiện lại xảy ra những nhược điểm đó để rút kinh nghiệm khi sau này thực hiện. Tiếp tục khảo sát tình hình về khả năng hiểu biết của các em học sinh bốn lớp 7A1, 7A2, 7A3, 7A4. Qua việc tìm hiểu này tôi cũng chủ động nắm bắt được những năng khiếu vốn tiềm ẩn của các em mà các em chưa dám thể hiện, để từ đó tôi lên kế hoạch cho tiết học trải nghiệm sáng tạo - sân khấu hóa. 
Giải pháp 2. Làm tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch thực hiện
Hoạt động ngoại khóa văn học là một việc làm cần thiết, bổ ích và không thể thiếu trong quá trình dạy học. Bởi lẽ, đây là dịp để học sinh khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm, thể hiện sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Qua đó, ngày càng yêu thích môn học vì hơn hết, đánh thức trí tuệ và tâm hồn học sinh, đánh thức niềm say mê và hứng khởi với bộ môn Ngữ Văn. Từ công tác tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn và các giáo viên bộ môn Ngữ Văn của nhà trường tôi đã tiến hành các bước đầu tiên để chuẩn bị thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7 mà tôi đang đảm nhận giảng dạy.
Tôi đưa ra 5 bước cơ bản để thực hiện một giờ dạy theo hình thức cải tiến này:
 	+Bước 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy học.
+Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động theo nhóm năng khiếu).
+Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng cách thức thực hiện và trao đổi với giáo viên.
+Bước 4: Giáo viên sửa chữa, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và bổ sung ý tưởng.
+Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyện tập chuẩn bị. Giáo viên quan sát, góp ý và chỉnh sửa tiếp để hoàn chỉnh sau đó là tổ chức dạy học trên lớp hoặc trong giờ ngoại khóa.
Trong quá trình giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên có thể nêu thêm các gợi ý để học sinh tìm hiểu hiệu quả hơn. Nên giới thiệu theo hình thức nào? Cần truyền tải những thông tin gì?. Giáo viên chủ động tìm hiểu để phát hiện ra những năng khiếu ở các em học sinh. Và dựa vào năng khiếu mà tôi đã tìm hiểu và phát hiện ở các em học sinh tôi đang giảng dạy tôi tiến hành phân nhóm để thực hiện tiết trải nghiệm như sau:
+ Nhóm 1: Sưu tầm phim tư liệu và phóng sự theo chủ đề.
+ Nhóm 2: Tiểu phẩm kịch.
+ Nhóm 3: Vẽ tranh và thuyết trình theo đề tài.
+ Nhóm 4: Thực hiện một số tiết mục hát – múa theo chủ đề.
Giải pháp 3. Tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7
Sau khi đã phân công nhiệm vụ cụ thể những việc mà các nhóm phải thực hiện, tôi tiến hành tìm chủ đề để các nhóm hướng đến chủ đề chung để thực hiện nhiệm vụ. Để xác định chủ đề cho học sinh tôi dựa trên những yêu cầu của sách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn THCS. Trong chường trình Ngữ Văn 7 có hai chủ đề mà yêu cầu học sinh phải thực hiện đó là “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” và “Nếu tôi là hiệu trưởng”. Thời điểm khi tôi bắt tay vào thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo bộ môn văn 7 là trong thời gian hưởng ứng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cho nên tôi xác định cho học sinh thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa theo chủ đề “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn”. Ở chủ đề này các em sẽ dễ hiểu hơn và hình dung được ý tưởng mà mình cần thực hiện vì người thắp lên ngọn lửa tâm hồn đó chính là những người thầy người cô đã dạy dỗ các em những kiến thức, tạo cho các em hành trang bước vào đời. Khi chủ đề đã được xác định, tôi cùng các nhóm trưởng của các lớp họp lại và tìm hướng đi cụ thể cho chủ đề đã chọn, sau khi thảo luận và hướng dẫn các em bám sát chương trình học và chủ đề đã chọn thì các em đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm mà các em sẽ thực hiện về chủ đề trên như sau: 
 + Nhóm 1: Sưu tầm phim tư liệu về thầy cô nhân ngày 20/11.
+ Nhóm 2: Tiểu phẩm kịch trích đoạn theo chủ đề người thầy và nên bám sát văn bản Ngữ Văn 7 đã học.
+ Nhóm 3: Vẽ tranh về đề tài thầy cô giáo.
+ Nhóm 4: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát - múa chủ đề thầy cô.
Các nhóm đã hình dung được kế hoạch của buổi hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” với các nội dung liên quan đến các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 7 qua đó bước đầu các nhóm biết tổ chức sự kiện, rèn luyện khả năng biểu cảm về sự vật, con người, học sinh sẽ trực tiếp tìm hiểu các thông tin hoặc hóa thân vào hình tượng những người thầy, người cô để thực hiện buổi trải nghiệm của mình. Khi cùng nhau luyện tập, biểu diễn là kiến thức trong nội dung bài học và cả những kiến thức ngoài bài học đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Đó không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn viết nên những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, rèn kỹ năng làm việc nhóm rất hiệu quả cho mỗi học sinh. Trong tiết học trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa, vai trò của giáo viên sẽ là Ban giám khảo, nhận xét đánh giá kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của các em, động viên khuyến khích tinh thần tự học sáng tạo của các em, đồng thời giáo viên có thể bổ sung thêm các kiến thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót, giúp các em thu nạp tối đa phần kiến thức cần thiết.
Giải pháp 4. Các nhóm tiến hành báo cáo kết quả của mình đã chuẩn bị.
Sau khi đã thống nhất với nhau và được sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn Ngữ văn các nhóm đã tiến hành nghiên cứu và tập luyện theo năng khiếu của từng nhóm phân công. Sau khi tập luyện hoàn chỉnh thì các nhóm sẽ báo cáo chủ đề mà nhóm đã chọn và thực hiện cho các bạn và thầy cô theo dõi cụ thể như sau:
 + Nhóm 1 – Lớp 7A1: Sưu tầm phim tư liệu “Trường THCS Lê Đình Chinh xưa và nay”. Và thực hiện phim tài liệu phỏng vấn cảm nhận của học sinh và phụ huynh về ngày 20/11.
Phim tư liệu về trường THCS Lê Đình Chinh
+ Nhóm 2 – Lớp 7A2: Tiểu phẩm kịch trích đoạn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Sách Ngữ văn 7).
 + Nhóm 3 – Lớp 7A3: Vẽ tranh và thuyết trình về đề tài người giáo xưa và nay.
Thuyết trình tranh về người thầy
+ Nhóm 4 – Lớp 7A4: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát - múa ca ngợi thầy cô.
Hát về người thầy của nhóm 4
Các bạn và thầy cô xem buổi báo cáo kết quả
Qua buổi báo cáo kết quả của tiết trải nghiệm sáng tạo các giáo viên sẽ nhận thấy rằng các em đã chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức mà mình đã được học. Hình thức dạy học mới này còn giúp thu hút các em, hấp dẫ các em hơn trong việc tìm hiểu kiến thức bài học. Thay vì dạy kiến thức khô khan theo lối truyền thống với hình thức sân khấu hóa, các em trải nghiệm được thực tế, được hóa thân vào những nhân vật mà mình đã được học trên sách, từ đó các em có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật. Khi cùng nhau luyện tập, biểu diễn là những kiến thức mà các em đã được học trong bài học và cả những kiến thức bên ngoài bài học. Đó không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn là những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, là rèn kỹ năng làm việc nhóm rất hiệu quả cho mỗi học sinh. Thông qua hoạt động ngoại khóa này, tổ Ngữ văn cũng hướng đến giáo dục học sinh biết quý trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo, biết đối nhân xử thế. Bởi các tác phẩm văn học được đưa vào nhà trường không chỉ có giá trị thẩm mĩ, giá trị văn học mà còn hàm chứa trong đó những giá trị tốt đẹp đầy tính nhân văn. Đây cũng chính là một trong những mong muốn lớn nhất của những người thực hiện chương trình.
	IV. Tính mới của giải pháp
Phương pháp dạy học tích cực trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu hóa đang từng bước được các các cấp học áp dụng vào từng môn học cụ thể. Tuy nhiên vì chưa khai thác triệt để khả năng của các em cho nên phương pháp dạy này còn có những mặt hạn chế. Tuy nhiên, nếu như sự sáng tạo của học sinh không được kiểm soát và định hướng đúng đắn thì có thể gây ra những tác động ngược đối với học sinh. Với kinh nghiệm trong giảng dạy của mình, tôi nhận thấy bản thân đã đưa ra được một số giải pháp mới và thiết thực để giải quyết vấn đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong môn Ngữ Văn khối 7. Trong tiết học được sân khấu hóa, giáo viên sẽ không đóng vai trò truyền đạt kiến thức mà sẽ là ban giám khảo, đáng giá nhận xét kết quả tìm hiểu nghiên cứu của các nhóm. Đồng thời giáo viên có thể bổ sung thêm kiến thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót giúp các em thu nạp tối đa phần kiến thức cần thiết. Ngoài ra, tôi đã vận dụng ở mức có thể ở những tiết ngoại khó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_san_khau_hoa_tro.doc