SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giúp các đoàn viên, thanh niên trường THPT Bắc Sơn có kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với vấn nạn bạo lực học đường

SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giúp các đoàn viên, thanh niên trường THPT Bắc Sơn có kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với vấn nạn bạo lực học đường

Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Là người học sinh (HS) đang ngồi trên ghế nhà trường các em cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể. song song với việc tích lũy kiến thức, còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để các em bước vào thời đại mới.

Hiện nay, vấn nạn bạo lực học đường (BLHĐ) đang là mối quan tâm lo lắng của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nổi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Công tác giáo dục, truyền thông về phòng chống BLHĐ đã và đang được đẩy mạnh trong toàn ngành giáo dục ở nước ta. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng BLHĐ có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. BLHĐ đã trở thành điểm nóng báo động “ĐỎ” không chỉ trong ngành giáo dục mà còn đối với toàn xã hội.

Đa số học sinh trường THPT Bắc Sơn là con em dân tộc thiểu số, có điểm xét tuyển vào lớp 10 rất thấp, địa bàn sinh sống rộng, gia đình thuần nông, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn thiếu thốn nên chưa có điều kiện tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn nạn BLHĐ hiện nay. Các em gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh hằng ngày trong sinh hoạt và học tập. Mặt khác, các em đều ở lứa tuổi vị thành niên, đây là giai đoạn đang hình thành và phát triển tâm lý, thể chất nên rất hiếu động luôn muốn thể hiện mình. Các em có những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân, nhiều em dễ có những suy nghĩ và cách hành xử thiếu chuẩn mực, nhất là dễ xem bạo lực như một cách giải quyết mọi mâu thuẫn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các hành vi BLHĐ.

 

doc 22 trang thuychi01 7254
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giúp các đoàn viên, thanh niên trường THPT Bắc Sơn có kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với vấn nạn bạo lực học đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bạo lực học đường	: BLHĐ
Giáo dục kỹ năng sống	: GD KNS
Học sinh	: HS
Giáo viên	: GV
Đoàn viên, thanh niên : ĐV, TN
Người dẫn chương trình	: NDCT
Phiếu học tập	: PHT
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Là người học sinh (HS) đang ngồi trên ghế nhà trường các em cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể... song song với việc tích lũy kiến thức, còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để các em bước vào thời đại mới. 
Hiện nay, vấn nạn bạo lực học đường (BLHĐ) đang là mối quan tâm lo lắng của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nổi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Công tác giáo dục, truyền thông về phòng chống BLHĐ đã và đang được đẩy mạnh trong toàn ngành giáo dục ở nước ta. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng BLHĐ có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. BLHĐ đã trở thành điểm nóng báo động “ĐỎ” không chỉ trong ngành giáo dục mà còn đối với toàn xã hội.  
Đa số học sinh trường THPT Bắc Sơn là con em dân tộc thiểu số, có điểm xét tuyển vào lớp 10 rất thấp, địa bàn sinh sống rộng, gia đình thuần nông, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn thiếu thốn nên chưa có điều kiện tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn nạn BLHĐ hiện nay. Các em gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh hằng ngày trong sinh hoạt và học tập. Mặt khác, các em đều ở lứa tuổi vị thành niên, đây là giai đoạn đang hình thành và phát triển tâm lý, thể chất nên rất hiếu động luôn muốn thể hiện mình. Các em có những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân, nhiều em dễ có những suy nghĩ và cách hành xử thiếu chuẩn mực, nhất là dễ xem bạo lực như một cách giải quyết mọi mâu thuẫn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các hành vi BLHĐ. 
 Thực tế, trong quá trình thực hiện việc phòng chống BLHĐ ở trường khi phát hiện học sinh vi phạm đều phê bình, cảnh cáo, hạ hạnh kiểm; nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng thì xử lý kỷ luật, mời gặp phụ huynh để trao đổi hoặc đình chỉ học,... chưa có cách phòng ngừa hiệu quả. Điều này vô tình đã tạo ra khoảng trống thiếu vắng sự giáo dục học sinh. Có thể nói “Lệch chuẩn trong đạo đức, thiếu văn hóa học đường, trống kĩ năng ứng xử,... đã và đang dẫn tới kết cục là những vụ BLHĐ Người gây bạo lực là học sinh, nạn nhân chịu hậu quả bạo lực cũng là học sinh”. 
 Với cương vị là phó bí thư Đoàn Trường THPT Bắc Sơn, tôi nhận thức được tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường học có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu niên góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách, đạo đức và xây dựng lý tưởng trong sáng cho đoàn viên, thanh niên (ĐV, TN). Một ĐV, TN có đạo đức, nhân cách tốt; có lối sống lành mạnh, trong sáng; có lý tưởng tốt đẹp; có kỹ năng sống tốt; có sự hiểu biết về pháp luật và biết hành xử văn hóa thì khó có thể có những hành vi mang tính chất bạo lực.
 Trên đây là lí do để tôi thực hiện đề tài: “Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giúp các đoàn viên, thanh niên trường THPT Bắc Sơn có kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với vấn nạn bạo lực học đường”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Trang bị cho ĐV, TN kiến thức về vấn nạn BLHĐ, nhận biết được các hành vi BLHĐ; biết được nguyên nhân và hậu quả của BLHĐ gây ra. 
- Góp phần giúp ĐV, TN có kĩ năng phát hiện, xử lí và phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các tình huống BLHĐ; có khả năng tự bảo vệ mình khi bị bạo lực.
- Giúp các ĐV, TN biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào tình huống bị bạo lực; Biết tôn trọng quyền toàn vẹn thân thể của mình và của người khác.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu các hành vi BLHĐ, nguyên nhân, hậu quả của BLHĐ; các biện pháp phòng ngừa và ứng phó BLHĐ cho các em.
- Kỹ năng xử lí các tình huống khi bị BLHĐ hoặc chứng kiến cảnh BLHĐ.
- Những quy định xử lí pháp luật đối với những người có hành vi BLHĐ.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng phiếu thăm dò sự hiểu biết về vấn nạn BLHĐ của 154 ĐV, TN ở 4 lớp mà tôi giảng dạy: 12A1 (33 ĐV), 12A2 (41 ĐV), 10A4 (41 ĐV, TN), 10A5 (39 ĐV, TN).
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi phát phiếu thăm dò các em hoàn thành rồi tôi thu lại số phiếu đã phát. Sau đó thống kê, phân tích số liệu để đánh giá mức độ hiểu biết của các em về vấn nạn BLHĐ.
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên các trang mạng Internet để có cơ sở thực hiện chủ đề của buổi hoạt động khóa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
Các ĐV, TN là HS trung học phổ thông đều ở lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ham hiểu biết, thích tò mò và khám phá nhưng còn thiếu hiểu biết về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống (GD KNS) luôn là điều cần thiết vì nếu không được GD KNS các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, thoái hóa đạo đức có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Những kiến thức cần giáo dục học sinh trong buổi hoạt động ngoại khóa:
2.1.1. Khái niệm về Bạo lực học đường: 
Có thể hiểu BLHĐ là hành vi thô bạo hay ngang ngược bất chấp tất cả về đạo đức hay nhân phẩm để hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại đến thân thể, sức khỏe hoặc cô lập, xua đuổi, trấn áp, lăng mạ, xúc phạm gây tổn thương tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong phạm vi đối tượng là trường học.
2.1.2. Các loại hành vi BLHĐ:
Hành vi BLHĐ được hiểu là hành vi sử dụng sức mạnh từ một khách thể hay nhóm khách thể này đến khách thể khác làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người khác dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường. Từ đây, bạo lực học đường và hành vi bạo lực học đường sẽ được xem xét từ phía học sinh đến học sinh là chủ yếu. Bao gồm: 
- Bạo lực về vật chất: là những hành động gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện đi lại, tiền của cho học sinh, như hiện tượng “bảo kê” “trấn lột”, yêu cầu hăm dọa học sinh khác phải nộp tiền hay tài sản có giá trị cho kẻ mạnh, cố ý hủy hoại hay làm hư hỏng các vật dụng của người khác. Ngoài ra, để khỏi bị bắt nạt từ những nhóm khác một số em phải chung tiền để được các “đại ca” bảo kê che chở. Cũng có hiện tượng học sinh trong trường bị các thanh niên bên ngoài xã hội trấn lột xe đạp, lấy tiền, lấy đồ mà phải phục tùng không dám kêu, không dám báo lại với thầy cô hay cha mẹ, mặc dù các em biết kẻ phạm tội là ai vì sợ bị trả thù. 
- Bạo lực về thể chất: Những hành vi tiêu cực về mặt thể chất như: trộm cắp, đánh nhau, quấy rối, chọc ghẹo Các hình thức bạo lực thể chất như: Giật cặp, lục cặp, giật và giấu đồ dùng học tập, giật mũ, giật áo, giày dép, khăn quàng, xì lốp xe, phá hoại đồ dùng học tập Ngoài ra, còn có các hình thức tác động vào thân thể chưa gây thương tích như: gõ lên đầu lên vai, đập vào người, xô đẩy, dùng các đồ dùng học tập, đất cát, sâu bọ ném vào ngƣời, kéo tóc, dính kẹo cao su lên tóc, cắt tóc, đổ nước lên đầu, gạt chân hành động gây thương tích: cào, cấu, giật tóc, đánh, tát vào mặt, ném gạch hoặc đất đá vào người, cố ý dùng vũ khí để gây thương tích cho người khác.
- Bạo lực về tâm lý, tình cảm: gồm: lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ, gây áp lực, buộc làm những việc mà các em không muốn và các quan niệm gây ra hậu quả xấu về mặt tâm lý tình cảm. Bao gồm một số hình thức như: Sự trêu ghẹo của học sinh cùng học gây khó chịu, xấu hổ, tủi thân, mặc cảm, tự ti Ngoài ra, sự bêu riếu trên mạng xã hội bằng cách lập các trang facebook hay fanpage giả, đưa những hình ảnh và những thông tin sai lệch, dựng chuyện để bêu xấu Đặc biệt, những bình luận ác ý, những lời nhận xét mang tính công kích, mang dấu hiệu lăng mạ dẫn đến những sự căng thẳng tâm lý thậm chí là những sức ép tâm lý quá mức tạo nên sự khủng hoảng tinh thần, tâm lý hay thậm chí là hành động tự tử.
- Bạo lực về tình dục: gồm: quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục. 
Quấy rối tình dục là bất kỳ một lời nói hay hành động cử chỉ có ý nghĩa tình dục ngoài ý muốn, những câu nói xúc phạm cố ý, hay bất kỳ những nhận xét về tình dục của ai xúc phạm người khác (nạn nhân) và làm cho nạn nhân cảm thấy bị đe dọa, bị làm nhục, bị cản trở công việc, ngấm ngầm phá hoại sự an toàn và gây ra sự lo sợ cho nạn nhân. 
Lạm dụng tình dục được coi là hành động lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quyền lực của người khác để đạt đuợc mục đích tình dục của mình. Các hình thức biểu hiện của lạm dụng tình dục học đường như: Ép buộc quan hệ tình dục ngoài ý muốn, cưỡng hiếp, ép buộc phải tiếp tục “yêu đương” khi đối phương không muốn, có những hành động sàm sỡ, đánh ghen,...[1]
2.1.3. Nguyên nhân của BLHĐ:
- Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).
- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. 
- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.[1]
2.1.4. Hậu quả của BLHĐ:
Với nạn nhân:
- Tổn thương về thể xác và tinh thần.
- Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
- Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
Người gây ra bạo lực:
- Con người phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” là mất dần nhân tính.
- Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
- Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
- Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.[1]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
Tình trạng BLHĐ có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, nhiều vụ ẩu đả bắt nguồn từ những lý do vu vơ như: thấy “ngứa mắt”, bị “nhìn đểu”, thấy bạn xinh và học giỏi. Mức độ bạo lực đi từ “võ mồm”, đến túm tóc, cào cấu, xé quần áo giữa đám đông và cao hơn nữa là sử dụng đủ loại “vũ khí”, từ giày, dép, guốc, cặp sách, ghế ngồi đến gậy gộc, gạch đá, dao lam, tuýp nước Mặt khác, Sự thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm đến kinh ngạc của giới trẻ với bạn bè là hồi chuông cần cảnh tỉnh cho các nhà Giáo dục: Thay vì các bạn học sinh phải báo với bố mẹ, thầy cô giáo, để ngăn chặn các bạn, thì một số trong đó lựa chọn im lặng đứng xem, một số hò reo phấn khích, có người lại quay clip tung lên mạng chơi. Phải chăng các em sợ, hay đơn giản đó là một thói quen ăn sâu trong cách suy nghĩ đó là “thói quen thờ ơ trước bạo lực học đường”.
Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu em trai và 4 triệu em gái trực tiếp liên quan đến bạo lực học đường và con số này đang ngày một tăng cao trên khắp cả nước ở tất cả những lớp học và cấp học khác nhau. [3]
Thống kê gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) cho thấy trung bình trong một năm học, trên cả nước xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong hoặc ngoài trường học (khoảng năm vụ/ngày); hơn 5.200 học sinh có một vụ đánh nhau; hơn 11.000 học sinh có một học sinh bị buộc thôi học vì đánh nhau; chín trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Trong giai đoạn 2010-2018, có 7.735 học sinh, sinh viên vì đánh nhau bị xử lý kỷ luật; so với 10 năm trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần. Song đây mới chỉ là con số về các vụ BLHĐ đã bị phát hiện, trên thực tế, vì nhiều lý do, không ít vụ việc tương tự đã bị che giấu như một góc tối đáng xấu hổ trong môi trường sư phạm. [3]
Thống kê của ngành công an chỉ trong quý I/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Chỉ riêng cuối tháng 3 và đầu tháng 4, hàng loạt vụ bạo lực giữa học sinh với nhau xảy ra ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Các vụ BLHĐ này đều có tính chất giống nhau đó là: Đánh nhau hội đồng giữa các HS nữ, dùng điện thoại quay clip và đăng công khai lên mạng xã hội. [3]
 Qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của 154 ĐV, TN ở 4 lớp: 12 A1 (33 ĐV), 12 A2 (41 ĐV), 10 A4 (41 ĐV, TN), 10 A5 (39 ĐV, TN) mà tôi giảng dạy. Kết quả khảo sát như sau:
Phần I. Gồm 3 câu hỏi về sự hiểu biết của các em về BLHĐ.
 Số lượng/tỉ lệ 
Câu
Trả lời đạt
Trả lời chưa đạt
Trả lời sai 
(hoặc không trả lời)
Câu 1
24 em (15,6%)
98 em (63,6%)
32 em (20,8%)
Câu 2
23 em (14,9%)
101 em (65,6%)
30 em (19,5%)
Câu 3
138 em (89,6%)
16 em (10,4%)
0
	Phần II. Gồm 4 câu hỏi TNKQ liên quan đến vấn nạn BLHĐ.
 Số lượng/tỉ lệ
Câu
Chọn có
Chọn không
(hoặc chưa)
Câu 4
154 em (100%)
0
Câu 5
143 em (92,9 %)
11 em (7,1%)
Câu 6
97 em (63 %)
57 em (37%)
Câu 7
8 em (5,2%)
148 em (94,8%)
Kết quả trên cho thấy đa số các ĐV, TN đều thiếu kiến thức về vấn nạn BLHĐ. Các em có biết đến tình trạng BLHĐ hiện nay; đa số các em đã là nạn nhân của BLHĐ hoặc đã từng được chứng kiến cảnh BLHĐ, đặc biệt phần lớn các em đã được chứng kiến các HS nữ đánh nhau ở trường. Tuy nhiên phần lớn các em lại chưa được giáo dục về kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa và ứng phó với vấn nạn BLHĐ.
 Từ những thực trạng trên tôi quyết định tiến hành buổi hoạt động ngoại khóa để sớm giúp các ĐV, TN trường THPT Bắc Sơn có những hiểu biết và kỹ năng để phòng chống vấn nạn BLHĐ hiện nay. Qua đó, giáo dục thái độ sống đúng đắn và kỹ năng ứng xử phù hợp cho các ĐV, TN giúp các em giảm áp lực sau giờ học và những biểu hiện tiêu cực từ bản thân, gia đình; góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng BLHĐ sảy ra.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Nội dung thứ nhất: Khảo sát thực tế:
 	Trước khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa 1 tuần tôi tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến của 154 ĐV, TN ở 4 lớp tôi giảng dạy bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến. Trong tuần này, sau tiết dạy của mình ở mỗi lớp (lúc ra chơi 5 phút) tôi phát phiếu cho các em trả lời (yêu cầu các em trả lời tự giác, trung thực) và giao cho em lớp trưởng thu lại nộp cho tôi vào cuối buổi học hôm đó. 
 Phiếu thăm dò gồm 2 phần với 7 câu hỏi đề cập đến nhận thức và chia sẻ của các em trước vấn nạn BLHĐ (Phụ lục 1). Sau đó, tôi tổng hợp và thống kê câu trả lời của các em để có số liệu đánh giá về mức độ nhận thức của các em đối với vấn đề này. Kết quả khảo sát như sau:
Phần I: gồm 3 câu hỏi tự luận hỏi về sự hiểu biết của các em về vấn nạn BLHĐ.
Câu 1 và Câu 2 hỏi về những hiểu biết về BLHĐ thì phần lớn các em trả lời chưa rõ ràng, chưa chính xác, đang còn lan man, mơ hồ. Đặc biệt có vài em còn không trả lời được.
Câu 3: có 138/154 em (chiếm 89,6%) được biết đến những vụ việc liên quan đến BLHĐ. Tuy nhiên các em chủ yếu biết đến những vụ nghiêm trọng như gây gỗ đánh nhau, hoặc đánh hội đồng chứ chưa kể ra được những hành vi BLHĐ khác. 
Phần II: gồm 4 câu trắc nghiệm liên quan đến vấn nạn BLHĐ.
+ Câu 4: 154/154 em (100%) chọn “có”; không có em nào chọn “không”. Điều này chứng tỏ các em đã từng là nạn nhân của BLHĐ.
+ Câu 5: 143/154 em (92,9%) chọn “có”; 11/154 em (7,1%) chọn “không”. Điều này chứng tỏ rất nhiều em đã từng được chứng kiến hành vi BLHĐ ở trường.
+ Câu 6: 97/154 em (63%) chọn “có”; 57/154 em (37%) chọn “không”. Chứng tỏ rất nhiều em đã từng chứng kiến HS nữ đánh nhau. Điều này cũng cho thấy một thực tế hiện tượng HS nữ đánh nhau khá phổ biến .
+ Câu 7: Tỉ lệ chọn “không” lên đến 94,8%; chọn “có” chỉ chiếm tỉ lệ 5,2%. Điều này cho thấy đa số các em chưa từng được giáo dục về cách phòng chống BLHĐ. 
 Kết quả thống kê cho thấy đây là một thực tế rất đáng lo ngại cho bản thân các em khi mà xung quanh các em những hành vi BLHĐ đang ngày một gia tăng và diễn ra khá phức tạp.
2.3.2. Nội dung thứ hai: Tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa:
A. Công tác chuẩn bị:
	- Phương tiện chuẩn bị:
 + Loa đài, micro.
 + 6 bộ bàn ghế cho các đội chơi.
 + Máy tính, máy chiếu; giấy A0
+ GV chuẩn bị hình ảnh, clip về BLHĐ đang gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua; Phiếu học tập in sẵn các câu, các tình huống cụ thể về BLHĐ.
 + HS chuẩn bị bút, giấy A4 để ghi chép. 
 - Thành phần tham dự gồm: 
 + Các thầy cô giáo trong BCH Đoàn trường: Thầy Bùi Văn Tuyển( Bí thư), Thầy Ngô Văn Minh, cô Vũ Thị Hải, cô Trịnh Thị Hường, cô Ngô Thị Lý đều là ủy viên BCH với vai trò ban giám khảo (BGK); 
 + Khách mời: Thầy Giáo Trần Doãn Cương nguyên bí thư đoàn trường.
 + Toàn thể các em học sinh trường THPT Bắc Sơn.
 - Người dẫn chương trình (NDCT) : là tôi – Thầy giáo Trịnh Xuân Tùng.
 - Thư kí tổng hợp điểm cho các đội là em Phạm Thị Chanh lớp 11A1.
 - Thời gian: Một buổi chiều từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ, ngày 20/4/2019.
 - Địa điểm: Trường THPT Bắc Sơn.
 B. Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa như sau:
Tôi hướng dẫn cho các ĐV, TN tìm hiểu trước những vấn đề BLHĐ để các em sẵn sàng cho buổi hoạt động ngoại khóa. Các em có thể tìm hiều bằng cách tra cứu trên mạng Internet với từ khóa “Bạo lực học đường là gì?”, “Nguyên nhân và hậu quả của BLHĐ”; “Cách phòng chống bị BLHĐ”, 
Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự tham gia của các ĐV, TN và các thầy, cô giáo trong BCH Đoàn trường nhằm giúp các em có được sự hiểu biết kịp thời trước vấn nạn BLHĐ hiện nay. 
Buổi ngoại khóa gồm 4 hoạt động sau:
Hoạt động 1: Đối mặt với thực trạng
Hoạt động này có mục đích dẫn dắt, thu hút, tạo sự hứng thú cho các em về chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa
Hoạt động 2: Tổ chức cuộc thi về chủ đề phòng chống BLHĐ. 
Hoạt động này tạo ra một sân chơi nhằm trang bị cho các em kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết trước vấn nạn BLHĐ. Hoạt động này gồm 3 phần thi về chủ đề “phòng chống BLHĐ”
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách xử lí tình huống khi bị BLHĐ và tuyên truyền những quy định pháp luật xử phạt đối với người có hành vi BLHĐ. 
Hoạt động này, các ĐV, TN được thầy giáo Trần Doãn Cương nguyên là bí thư đoàn trường trao đổi một số kỹ năng xử trí khi bị BLHĐ,nhằm giúp các em nâng cao hiểu biết và xử sự đúng đắn trước mọi tình huống.
Hoạt động 4: Giao lưu với cổ động viên
Bằng Trò chơi “trắc nghiệm đoán tính cách”
Hoạt động này góp phần giúp cho ĐV, TN nhận biết được đặc điểm tính cách của mình qua một số câu trắc nghiệm. Từ đó có thể giúp các em nhận thấy mình cần phải điều chỉnh bản thân để sống tốt hơn.
* Các bước tiến hành cụ thể của buổi hoạt động ngoại khóa:
Hoạt động 1: Đối mặt với thực trạng
Nội dung này nhằm giới thiệu chủ đề và thu hút sự chú ý của tất cả các ĐV, TN và các thầy cô giáo đối với chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa.
NDCT trình chiếu một số hình ảnh về vấn đề BLHĐ ở Việt Nam điển hình đang làm xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua. (Phụ lục 2). [4]
Qua đó, NDCT nhắc nhở ĐV, TN: “Thực tế cho thấy, các em chưa có kiến thức và kỹ năng phòng chống BLHĐ, đặc biệt là các kỹ năng xử lý tình huống khi bị BLHĐ từ đó dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Để tránh những hậu quả đáng tiếc do thiểu hiểu biết về BLHĐ gây ra. Chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng về phòng tránh BLHĐ để có những biện pháp ứng phó với vấn nạn BLHĐ.” 
Hoạt động 2 : Tổ chức cuộc thi về chủ đề phòng chống BLHĐ. 
Hoạt động này có kết hợp của các em học sinh thuộc 3 khối lớp 10, 11, 12 nhằm mục đích giúp các em giao lưu, học hỏi và trao đổi lẫn nhau về những hiểu biết của bản thân trước vấn nạn BLHĐ hiện nay.
 Mỗi khối có 6 lớp tôi chọn 6 học sinh đại diện tham gia (mỗi lớp chọn 1 HS). Ba khối chia thành 3 đội chơi, mỗi đội cử một đội trưởng có khả năn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_nham_giup_cac_doan_vien_th.doc