SKKN Tổ chức hoạt động học bài “Chiếu cầu hiền” Ngô Thì Nhậm (SGK ngữ văn 11 chương trình chuẩn) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Tổ chức hoạt động học bài “Chiếu cầu hiền” Ngô Thì Nhậm (SGK ngữ văn 11 chương trình chuẩn) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

 Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,ghi nhớ máy móc.Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Hiện nay việc dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học.Từ việc thầy cô chủ yếu giảng văn, nói cho học sinh nghe cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo nhận thức và cảm thụ của mình chuyển sang tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách tiếp nhận, tự tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm bằng những hiểu biết và cảm nhận của các em. Từ việc áp đặt những khuôn mẫu trong việc viết bài chuyển sang dạy cho học sinh biết cách thức tạo lập một văn bản đúng quy cách, có nội dung và biết diễn đạt.Từ việc coi nhẹ nói và nghe chuyển sang yêu cầu tập trung rèn luyện cho học sinh biết nói tự tin, rõ ràng, mạch lạc .cùng với đó là cách kiểm tra cũng phải thay đổi theo hướng đánh giá năng lực, xác định đúng khả năng vận dụng, tạo sản phẩm( đọc, viết, nói và nghe) của người học.

 Trong những năm qua việc đổi mới phương pháp dạy học đã có những thành công bước đầu trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực.Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở trường, qua việc dự giờ các đồng nghiệp tôi nhận thấy trong bộ môn ngữ văn có phần văn nghị luận trung đại, một số giáo viên còn cho rằng văn bản nghị luận khô khan, khó cảm nhận, khó truyền hứng thú cho học sinh. Do đó dẫn đến việc dạy sơ sài, thiếu đầu tư cho tiết dạy .vì thế học sinh cũng không có hứng thú học tập và ít quan tâm dẫn đến việc tiếp thu kiến thức thụ động hiệu quả học tập không cao.Vì thế việc tổ chức cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong giờ dạy văn nghị luận trung đại sẽ làm cho giờ học văn trở nên sinh động, hấp dẫn đặc biệt các em có hứng thú học tập hơn. Xuất phát từ vài trò của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong bộ môn ngữ văn nói chung và trong những bài văn nghị luận trung đại nói riêng. Tôi chọn đề tài: Tổ chức hoạt động học bài “Chiếu cầu hiền” Ngô Thì Nhậm (SGK ngữ văn 11 chương trình chuẩn) theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

 

doc 25 trang thuychi01 18362
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động học bài “Chiếu cầu hiền” Ngô Thì Nhậm (SGK ngữ văn 11 chương trình chuẩn) theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC BÀI 
“CHIẾU CẦU HIỀN” - NGÔ THÌ NHẬM 
(SGK NGỮ VĂN 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
 Người thực hiện: Phạm Thị Vân
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 1
 SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
 Trang.
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1.Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu..........................................................................................1
3.Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................2
PHẦN II.NỘI DUNG.
1.Cơ sở lí luận....................3
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.....................4
3.Giải pháp đã sử dụng......................................4
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................18
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1.Kết luận............................................................................................................19
2.Kiến nghị..........................................................................................................20
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
 Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,ghi nhớ máy móc.Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. 
Hiện nay việc dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học.Từ việc thầy cô chủ yếu giảng văn, nói cho học sinh nghe cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo nhận thức và cảm thụ của mình chuyển sang tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách tiếp nhận, tự tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm bằng những hiểu biết và cảm nhận của các em. Từ việc áp đặt những khuôn mẫu trong việc viết bài chuyển sang dạy cho học sinh biết cách thức tạo lập một văn bản đúng quy cách, có nội dung và biết diễn đạt.Từ việc coi nhẹ nói và nghe chuyển sang yêu cầu tập trung rèn luyện cho học sinh biết nói tự tin, rõ ràng, mạch lạc ...cùng với đó là cách kiểm tra cũng phải thay đổi theo hướng đánh giá năng lực, xác định đúng khả năng vận dụng, tạo sản phẩm( đọc, viết, nói và nghe) của người học. 
 Trong những năm qua việc đổi mới phương pháp dạy học đã có những thành công bước đầu trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực.Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở trường, qua việc dự giờ các đồng nghiệp tôi nhận thấy trong bộ môn ngữ văn có phần văn nghị luận trung đại, một số giáo viên còn cho rằng văn bản nghị luận khô khan, khó cảm nhận, khó truyền hứng thú cho học sinh. Do đó dẫn đến việc dạy sơ sài, thiếu đầu tư cho tiết dạy ...vì thế học sinh cũng không có hứng thú học tập và ít quan tâm dẫn đến việc tiếp thu kiến thức thụ động hiệu quả học tập không cao.Vì thế việc tổ chức cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong giờ dạy văn nghị luận trung đại sẽ làm cho giờ học văn trở nên sinh động, hấp dẫn đặc biệt các em có hứng thú học tập hơn. Xuất phát từ vài trò của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong bộ môn ngữ văn nói chung và trong những bài văn nghị luận trung đại nói riêng. Tôi chọn đề tài: Tổ chức hoạt động học bài “Chiếu cầu hiền” Ngô Thì Nhậm (SGK ngữ văn 11 chương trình chuẩn) theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu.
Với những trăn trở, tìm tòi của mình, tôi thực hiện đề tài này để tìm ra phương pháp, cách thức tổ chức bài dạy tốt hơn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh được kiến thức và biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.Và mục đích cuối cùng là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.	
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh vận dụng vào bài “ Chiếu cầu hiền” Để thực hiện được đề tài, tôi chọn các lớp 11 mà tôi đang trực tiếp dạy để thực nghiệm (TN), đó là các lớp: 11A2, 11A6 và đối chứng (ĐC) đó là các lớp 11A10 và 11A11 
 Trong khi tổ chức bài giảng tôi cũng đã áp dụng tối đa kiến thức của ngữ văn, phân môn tiếng việt, phân môn làm văn và kiến thức liên môn. Môn Lịch sử, và vận dụng phương pháp dạy học tích cực định hướng hình thành năng lực, lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh thực sự được đặt vào các tình huống có vấn đề và có nhu cầu giải quyết, để tư duy tìm cách giải quyết và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó rút ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau.
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong chuyên đề này tôi sử dụng: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm. Kết hợp những lý thuyết về các phương pháp dạy học tích cực, lý thuyết về dạy học theo định hướng năng lực và thực tiễn giáo dục tại trường THPT Cẩm Thủy 1. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu
5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm .
 	Vấn đề dạy các bài giảng văn nói chung và các bài văn nghị luận trung đại nói riêng ở các trường THPT đặc biệt là trường THPT Cẩm Thủy 1 chưa thực sự chú ý đến phát triển năng lực cho học sinh thông qua môn học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết và truyền thụ tri thức một chiều, việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ nẵng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.Việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được quan tâm, dẫn đến giờ giảng chưa phong phú, học sinh ít có hứng thú, chưa áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Rút kinh nghiệm từ các bài dạy của đồng nghiệp và từ của chính bản thân trong những năm học trước. Khi dạy bài “ Chiếu cầu hiền” tôi tổ chức giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực thì kết quả giờ dạy rất sôi nổi, hấp dẫn. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động tích cực và đạt được các mục tiêu của bài học.Vì thế điểm mới của sáng kiến này chính là thực hiện hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực, cụ thể tôi vận dụng các kiến thức của các phân môn, phân môn làm văn, phân môn tiếng việt và kiến thức môn sử vào bài dạy, lồng kĩ năng sống, vận dụng kiến thức đã biết vào tình huống thực tế, sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt lựa chọn các hình ảnh, video băng thu âm giọng đọc nghệ sĩ đọc bài chiếu cầu hiền cho các em nghe để tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
PHẦN II.NỘI DUNG
1 Cơ sơ lý luận.
 Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung chủ đề tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực học sinh trong quá trình giải quyết các vấn đề phức hợp(Theo tổ văn trường Nguyễn Công Trứ Kontum). 
Xung quanh vấn đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – phó vụ trưởng vụ giáo dục trung học ( Bộ GD và ĐT) đã nói:“ Tại sao phải dạy học tích hợp liên môn thì đó là do yêu cầu của của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết những vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học.Vì vậy dạy học phải tăng cường theo hướng tích hợp”. 
Dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là thông qua môn học học sinh có thể kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân ...nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Các năng lực đặc thù của môn học bao gồm: Năng lực giáo tiếp tiếng việt, năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ, ngoài ra học sinh cũng cần phát huy các năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp sáng tạo....
Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vài trò rèn luyện tư duy logic, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước cuộc sống.Văn nghị luận trung đại là những tác phẩm có giá trị trong lịch sử giữ nước, dựng nước thời phong kiến. Nó là “tiếng của cha ông thủa trước” góp phần xứng đánh làm nên và hun đúc những truyền thống quý báu của dân tộc. Văn nghị luận gắn với học sinh giúp các em về phương pháp tư duy, cách lập luận. Những bài văn nghị luận trung đại có thể coi là những bài văn mẫu mực trong cách lập luận. Trong khi lập luận trong văn nghị luận của học sinh hiện nay rất yếu, khi viết bài văn các em lúng túng chưa xác định được hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng và xác đáng. Việc dạy đọc hiểu tốt các bài văn nghị luận trung đại theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp học sinh có hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình làm cho tiết học văn trở nên sinh động, hấp dẫn, các em sẽ có hứng thú hơn trong giờ học và đặc biệt các tác phẩm nghị luận trung đại sẽ không còn bị đóng băng trong lớp sương nghệ thuật trung đại.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Giáo sư Lê Trí Viễn từng nói, dạy ngữ văn cho hay không phải là dễ dàng, đặc biệt là dạy văn nghị luận .
Trong quá trình dạy học ở trường THPT Cẩm Thủy 1 và quá trình đi dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp trong tổ bộ môn. Tôi thấy các em không thích học những bài văn nghị luận trung đại do tiết học văn nghị luận trung đại còn đơn điệu. Bản thân các giáo viên khi dạy các bài văn nghị luận trung đại cũng không chú trọng đầu tư như các bài giảng văn vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết và truyền thụ tri thức một chiều ,việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ nẵng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được quan tâm dẫn đến học sinh chưa khắc sâu được kiến thức khiến cho nên việc ghi nhớ kiến thức còn hạn chế, học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Việc dạy học phát triển năng lực học sinh được xem là phương pháp dạy học hiệu quả, học sinh được tìm tòi, được thể hiện quan điểm của mình trong quá trình học tập , ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống làm cho giờ giảng văn trở nên sinh động hơn, dễ học, dễ nhớ hơn và đó cũng chính là điều mà các em học sinh và xã hội đang quan tâm.
3 Giải pháp đã sử dụng.
Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi thực hiện việc giảng dạy tiết học thông qua các hoạt động dạy học và tiến trình dạy học bao gồm : 
Tiết 22, 23 Đọc văn Bài : CHIẾU CẦU HIỀN 
 ( Cầu hiền chiếu ) Ngô Thì Nhậm 
Tiết 22( tiết 1) 
3.1 Kiểm tra bài cũ (2 phút) 
Em hãy cho biết tính bi tráng của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “ văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” 
3.2 Triển khai bài mới : 
 Bao gồm các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, thực hành và vận dụng mở rộng. Trong mỗi một hoạt động tôi cũng trình bày luôn mục đích thực hiện, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng phần 
 Hoạt động : Khởi động 
-Thời gian: 5 phút.
-Mục đích: Giúp học sinh nhớ lại những người hiền tài việc làm của họ với đất nước từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung kiến thức 
+ GV giao nhiệm vụ : 
- lớp 10 các em đã học bài nói về vai trò của nhân tài đối với đất nước các đế vương đã có những chính sách gì để khuyến khích nhân tài ? 
- Em có thể kể về người hiền tài hoặc thái độ ứng xử của người hiền tài mà em ấn tượng ?
HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả :
- GV nhận xét và dẫn vào bài 
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” vì thế ở thời kì nào những nhà lãnh đạo, đều phải thu phục hiền tài để phục vụ đất nước. Sau đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã bắt đầu kế hoạch xây dựng đất nước, củng cố triều đại mới. Nhà vua sai Tả thị lang Ngô Thì Nhậm- một danh sĩ Bắc Hà soạn tờ “ Chiếu cầu hiền” với mục đích thuyết phục mọi người, kêu gọi những người hiền tài khắp nơi, đặc biệt là nho sĩ, sĩ phu miền Bắc bỏ mặc cảm, đem hết tài sức cộng tác với triều đình và cùng nhà vua chấn hưng đất nước. Để hiểu rõ hơn vai trò của hiền tài cũng như tài năng đức độ của vua Quang Trung tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài « Chiếu cầu hiền » 
Hoạt động : Hình thành kiến thức 
-Thời gian: 35 phút
-Mục đích: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả Ngô Thì Nhậm , Vua Quang Trung,Thể loại chiếu, quy luật xử thế của người hiền (mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử) 
-Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận
Hoạt động của GV- HS 
 Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1 :( thời gian 15 phút) 
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về về tác giả, tác phẩm :
-Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề 
- Cách thức: HS đọc, GV nêu vấn đề 
- GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn 
- Em hãy cho biết vài nét về tác giả Ngô Thì Nhậm ? 
Đền thờ dòng họ NgôThì Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
- HS suy nghĩ trả lời
- HS vì sao Ngô Thì Nhậm lại theo Tây Sơn? cách sử sự này cho thấy ông là con người như thế nào ?
Chân dung Ngô Thì Nhậm
- GV gợi ý vì đây là tình huống có vấn đề . vì sao Quang Trung chọn Ngô Thì Nhậm viết chiếu cầu hiền 
Vì : vua Lê chúa Trịnh đã hết vai trò lịch sử, ông đã sáng suốt nhìn ra chính nghĩa của Tây Sơn. Đây là cách sử sự thức thời, hợp lẽ và đúng đắn 
- HS: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bài chiếu ? 
GV: tích hợp kiến thức về phân môn Lịch sử ở lớp 10 bài 23 “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” những thông tin cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản “Chiếu cầu hiền”
- Ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ lãnh đạo khỡi nghĩa Tây Sơn lật đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn ở đàng trong, đánh tan quân xâm lược Xiêm và thế lực của Nguyễn Ánh, lãnh đạo nghĩa quân lật đổ chế độ phong kiến họ Trịnh ở đằng ngoài, xóa bỏ chế độ phong kiến nhà Lê mục nát ( 1786) .Trước sự xâm lược của phong kiến Mãn Thanh ngày 22-12-1788 tại kinh thành Phú Xuân ( Huế) Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung thống lĩnh quân đội mở cuộc hành quân thần tốc ra Thăng Long. Đến đầu xuân Kĩ Dậu ( 1789) quân đội hoàng đế Quang Trung đã quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi khôi phục nền độc lập thống nhất đất nước lập ra triều đại Tây Sơn. Nhiều nhà nho sáng suốt đã ủng hộ triều đại Tây Sơn, trong đó có tác giả bài “Chiếu cầu hiền”. Tuy vậy có không ít nhà nho, những trí thức trốn tránh việc nước vì chưa hiểu triều đại mới. Tâm lí của một số nho sĩ Bắc Hà không phục Quang Trung làm vua vì xuất thân bình dân, triều đình mới gặp nhiều khó khăn trong buổi đầu. Trước tình hình đó vua Quang Trung quyết định ban chiếu cầu hiền tài ra giúp nước. Từ năm 1788-1792 Vua Quang Trung đã ra 4 chiếu quan trọng đều hướng tới lựa chọn, bồi dưỡng người tài phục vụ đất nước
GV: Giải thích vì sao vua Quang Trung chọn Ngô Thì Nhậm viết “ chiếu cầu hiền” 
GV: Tích hợp theo cụm thể loại giúp HS hình thành tri thức về thể loại và vận dụng tri thức đọc hiểu về thể loại đó 
GV: Các em đã học “ Chiếu dời đô” ở lớp 8 em hiểu như thế nào về thể loại chiếu? 
GV: Thu băng giọng đọc nghệ sĩ thể hiện toàn văn bài “ chiếu cầu hiền” phát loa cho cả lớp nghe tạo không khí vào bài 
 GV : Tích hợp với phân môn làm văn. Nếu trong các văn bản khác ta hỏi sau khi đọc văn bản em có thể cho biết văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ? 
 Thì trong bài “ Chiếu Cầu hiền” GV hỏi :
 Văn bản “ Chiếu cầu hiền” gồm mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào ? 
Hoạt động 2: (thời gian 20 phút) 
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử 
-Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm 
- Cách thức: GV nêu vấn đề, gợi mở, bình giảng 
GV: cho HS thảo luận nhóm ?
HS: quan điểm của nhà vua về hiền tài như thế nào? 
Chòm Sao Bắc Đẩu
HS: Tác giả dùng biện pháp tu từ nào để thể hiện mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử ? tác dụng của biện pháp tu từ này? 
HS: tại sao tác giả lại mượn lời của khổng tử ? 
HS : Nhận xét cách lập luận của tác giả ?
GV chốt ý và bổ sung 
Một trong bốn đặc trưng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS là GV -người tổ chức chỉ đạo học sinh phát hiện ra kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập và tình huống thực tiễn 
GV : Đặt ra tình huống ứng dụng vào thực tế để hs vận dụng vào cuộc sống 
HS: Trong phần này : Ngô Thì Nhậm nói người hiền có sứ mệnh phục vụ vua, phục vụ đất nước vậy trong xã hội hiện nay sứ mệnh đó thuộc về ai ? 
GV lồng kĩ năng sống về sứ mệnh của người hiền tài trong thời đại hiện nay:
Hiện nay không chỉ người học rộng tài cao mới có sứ mệnh của người hiền tài mà tất cả mọi người có năng lực, có khả năng trên lĩnh vực nào đó, đều phải biết rõ mình cần phải làm gì. Mỗi người cần rút ra cho mình một bài học về cách sống ở đời. Một cá nhân rụt rè, nhút nhát, tự phụ khó khẳng định được vị thế trong xã hội, mà hãy tự tin, bản lĩnh cống hết mọi khả năng của mình cho cuộc đời rộng lớn. Đó mới là ý nghĩa cuộc sống của con người hiện đại trong thế giới phẳng – giao lưu và hội nhập 
GV: Các em học được gì qua cách lập luận của tác giả? 
 Cách lập luận Câu 1: dùng so sánh “như” câu 2 dùng hình thức khẳng định “ắt” Câu 3 dùng phủ định “ không”. Tất cả các hình thức đó đều làm rõ luận điểm. Đây là cách lập luận chặt chẽ. Các em cần học ở tác giả cách lập luận chặt chẽ và đầy sức thuyết phục này vào các bài văn nghị luận và vào trong cuộc sống 
 Hết tiết 1: GV củng cố và chuyển sang tiết 2 ( 3 phút) 
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm :
1.Tác giả :
- Ngô Thì Nhậm ( 1746-1803) hiệu Hi Doãn thuộc dòng họ Ngô Thì 
- Người làng Tả Thanh oai,Trấn Sơn Nam ( nay là Thanh Trì – Hà Nội) 
- Là người học giỏi đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh 
- Khi Lê- Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn và lập được nhiều công lớn trong triều vua Quang Trung và được tín nhiệm giao nhiều trọng trách. Vua Quang Trung đã từng ca ngợi ông “Thuộc dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc đời” 
2. Tác phẩm :
a. Hoàn Cảnh sáng tác :
 - Được viết vào khoảng năm 1788-1789 khi tập đoàn Lê- Trịnh tan rã .Triều Tây Sơn ra đời, quan lại nhà Lê, trí thức Bắc Hà chưa hiểu hết sứ mệnh lịch sử của vua Quang Trung nên phản ứng tiêu cực 
- Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết “Chiếu cầu hiền” kêu gọi những người tài đức ra giúp nước 
 Tác giả dùng “ cầu” chứ không dụng “ mời” hay “ gọi” mang sắc thái tình cảm bình thường 
b. Thể loại : 
- Chiếu là một thể thơ văn có nguồn gốc từ Trung Quốc thời xưa thường do vua ban bố mệnh lệnh cho bề tôi, thần dân
- C

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_hoc_bai_chieu_cau_hien_ngo_thi_nham_s.doc