SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài thơ "Chiều tối" của tác gia Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 11

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài thơ "Chiều tối" của tác gia Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 11

 Dạy văn, học văn trong nhà trường không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thức, bồi dưỡng về ngôn ngữ tiếng Việt - thứ ngôn ngữ phong phú, sinh động, giàu sức biểu cảm nhất của dân tộc mà đó còn là quá trình khám phá, tìm hiểu, cảm nhận cái đẹp. Từ đó hình thành nên nhân cách, đồng thời giúp các em có sự hiểu biết phong phú về mọi mặt của cuộc sống con người, xã hội và đất nước. Bồi dưỡng cho các em một cuộc sống tâm hồn tươi đẹp, khơi dậy niềm tự hào về đất nước, dân tộc mình và tình yêu cuộc sống, tình yêu nhân loại. Dĩ nhiên, cái đẹp trong văn chương bao giờ cũng bắt đầu từ cuộc đời của nhà văn đến tác phẩm, phong cách nghệ thuật, nhân cách con người của chính nhà văn, nhà thơ đó. Tuy nhiên, trong chương trình Ngữ văn THPT, do yêu cầu của chương trình nên nhiều khi trong một tiết học văn bản người học sinh chưa khám phá hết cái hay, cái đẹp của văn chương. Vì thế, để các em cảm nhận sâu sắc dụng ý của tác giả, nỗi niềm của tác giả, phong cách nghệ thuật của tác giả là điều không đơn giản cho người giáo viên chút nào, nhất là khi một tiết phải truyền thụ tới hai bài thơ. Cho nên, chính người thầy gián tiếp giúp các em biết cách thức tìm tòi, biết phương pháp để đi đến hiệu quả mà bộ môn văn yêu cầu.

Từ trước tới nay, người giáo viên khi lên lớp chỉ nhằm truyền thụ cho học sinh hết những kiến thức trong các sách thiết kế đã có mà chưa thực sự tìm ra một cách dạy phù hợp cho mỗi bài để người học sinh rèn luyện được năng lực sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy- học là nhằm để nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì thế, tôi rất trăn trở về việc làm sao để các thế hệ học sinh của mình cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương, hiểu được giá trị của môn văn là " Học văn là học cách làm người" rồi thêm yêu bộ môn văn hơn.

Đứng trước tình hình đó, để khắc phục những khó khăn và đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong giai đoạn hiện nay, thì người giáo viên phải tìm hiểu, bổ sung kiến thức từ các sách nghiên cứu, có sự đổi mới trong giảng dạy, mỗi bài phải tích hợp một cách hợp lý, soạn giáo án có chất lượng và giảng dạy, từ đó hướng dẫn học sinh học tập được tốt hơn. Từ thực tế giảng dạy cho thấy, nếu trong tiết học nào có sự ứng dụng của các phương pháp dạy học tích cực hay đổi mới phương pháp thì học sinh sẽ hứng thú với bài học hơn, hiểu bài hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài thơ "Chiều tối" của tác gia Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 11”.

 

docx 16 trang thuychi01 7584
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài thơ "Chiều tối" của tác gia Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
 	1.1. Lí do chọn đề tài
 	Dạy văn, học văn trong nhà trường không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thức, bồi dưỡng về ngôn ngữ tiếng Việt - thứ ngôn ngữ phong phú, sinh động, giàu sức biểu cảm nhất của dân tộc mà đó còn là quá trình khám phá, tìm hiểu, cảm nhận cái đẹp. Từ đó hình thành nên nhân cách, đồng thời giúp các em có sự hiểu biết phong phú về mọi mặt của cuộc sống con người, xã hội và đất nước. Bồi dưỡng cho các em một cuộc sống tâm hồn tươi đẹp, khơi dậy niềm tự hào về đất nước, dân tộc mình và tình yêu cuộc sống, tình yêu nhân loại. Dĩ nhiên, cái đẹp trong văn chương bao giờ cũng bắt đầu từ cuộc đời của nhà văn đến tác phẩm, phong cách nghệ thuật, nhân cách con người của chính nhà văn, nhà thơ đó. Tuy nhiên, trong chương trình Ngữ văn THPT, do yêu cầu của chương trình nên nhiều khi trong một tiết học văn bản người học sinh chưa khám phá hết cái hay, cái đẹp của văn chương. Vì thế, để các em cảm nhận sâu sắc dụng ý của tác giả, nỗi niềm của tác giả, phong cách nghệ thuật của tác giả là điều không đơn giản cho người giáo viên chút nào, nhất là khi một tiết phải truyền thụ tới hai bài thơ. Cho nên, chính người thầy gián tiếp giúp các em biết cách thức tìm tòi, biết phương pháp để đi đến hiệu quả mà bộ môn văn yêu cầu.
Từ trước tới nay, người giáo viên khi lên lớp chỉ nhằm truyền thụ cho học sinh hết những kiến thức trong các sách thiết kế đã có mà chưa thực sự tìm ra một cách dạy phù hợp cho mỗi bài để người học sinh rèn luyện được năng lực sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy- học là nhằm để nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì thế, tôi rất trăn trở về việc làm sao để các thế hệ học sinh của mình cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương, hiểu được giá trị của môn văn là " Học văn là học cách làm người" rồi thêm yêu bộ môn văn hơn. 
Đứng trước tình hình đó, để khắc phục những khó khăn và đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong giai đoạn hiện nay, thì người giáo viên phải tìm hiểu, bổ sung kiến thức từ các sách nghiên cứu, có sự đổi mới trong giảng dạy, mỗi bài phải tích hợp một cách hợp lý, soạn giáo án có chất lượng và giảng dạy, từ đó hướng dẫn học sinh học tập được tốt hơn. Từ thực tế giảng dạy cho thấy, nếu trong tiết học nào có sự ứng dụng của các phương pháp dạy học tích cực hay đổi mới phương pháp thì học sinh sẽ hứng thú với bài học hơn, hiểu bài hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài thơ "Chiều tối" của tác gia Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 11”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong chương trình Ngữ văn 11, có nhiều bài thơ khó như : những bài thơ thuộc thơ trung đại Việt Nam, hay phần thơ Đường. Nhưng đề tài thì lại phong phú và rất hay. Thiên nhiên bao giờ cũng là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca mọi thời đại và thông qua hình ảnh đẹp đó của thiên nhiên ta sẽ thấy được tình yêu với quê hương, đất nước ở mỗi nhà thơ. Bài "Chiều tối" của Hồ Chí Minh là bài thơ như thế. Ở đó ,vừa mang tính giáo dục vừa mang tính nhân văn cao- một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nguyên văn bằng chữ Hán với những từ ngữ đặc sắc, vần điệu, niêm luật rất chuẩn hệt như một áng thơ cổ điển. Là một bài thơ tả cảnh ngụ tình. Với đối tượng học sinh lớp 11 Trung Tâm GDTX, sự cảm nhận của các em còn nhiều hạn chế , do kinh nghiệm sống bởi các em chưa phải là người từng trải.
Vậy người giáo viên khi dạy bài này, cần phải làm thế nào để tránh biến tiết học trở nên khô khan, qua loa đại khái cho kịp thời lượng. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức, khêu gợi sự hứng thú học tập, làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến tiết Ngữ văn. Một bài dạy thành công là sau bài dạy phải lắng lại cái hay, cái đẹp trong tác phẩm thơ văn. Từ đó giúp các em thanh lọc hoá về mặt tâm hồn, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Đó chính là mục đích để tôi vận dụng đổi mới phương pháp , dạy bài thơ Chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh theo hướng tích hợp nhằm làm cho bài dạy nhẹ nhàng hơn mà hiệu quả đạt được vẫn cao.	
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Ứng dụng đổi mới nội dung theo hướng tích cực vào việc tổ chức thiết kế dạy văn bản “Chiều tối" của Hồ Chí Minh ( Ngữ Văn 11 tập 2)
- Tổ chức thực nghiệm, thực hiện dạy ở 2 lớp 11A; 11B TTGDTX Quảng Xương. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tích hợp liên môn, tích hợp ngang với tiếng Việt.
+ Các phương pháp thảo luận nhóm và sơ đồ tư duy.
+ Phương pháp so sánh để rút ra hiệu quả giữa phương pháp dạy học này với phương pháp dạy học khác.
+ Phương pháp thực nghiệm dạy học 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
Trong chương trình môn Ngữ văn THPT, thơ trữ tình hiện đại Việt Nam có số lượng khá lớn gắn liền với các đề tài, chủ đề khác nhau. Thơ Hồ Chí Minh chiếm một vị trí quan trọng trong mảng thơ ấy và xuyên suốt chương trình Ngữ văn cấp THPT. Ở mỗi một khối lớp thơ Hồ Chí Minh được đưa vào phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Trong chương trình Ngữ văn 11 (tập 2) tác phẩm thơ "Chiều tối" là bài thơ hay, mang dấu ấn riêng, tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh- một phong cách độc đáo với "nội dung khảng khái, thấm thía, đi sâu vào tình cảm con người, chinh phục cả trái tim và khối óc của người ta, còn hình thức sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân dân" (trang 186- Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, NXB giáo dục). Từ đó, giúp người học sinh hiểu rõ hơn về tâm hồn Bác, biết rung cảm trước cái đẹp, cái hay của tác phẩm. Đó là cái đích mà cả người dạy và người học cần hướng tới. Nhưng thực tế thơ Bác là những tác phẩm khó dạy, khó học vì: ngôn ngữ thì cô đọng, hàm súc (mỗi bài 4 câu), ngôn từ điêu luyện: kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, dùng từ nhiều hình ảnh, thể thơ tứ tuyệt. Đặc biệt ở bài thơ "Chiều tối" bản phiên âm là thơ tứ tuyệt cổ thi mang nhiều yếu tố Đường luật truyền thống về vần, ngắt nhịp, thanh, còn ở bản dịch là thơ lục bát dịu dàng, đằm thắm gợi cảm xúc thơ và gợi tính dân tộc. Do vậy, có thể đề tài trong tác phẩm là quen thuộc nhưng vấn để đặt ra là làm sao trong một tiết dạy-học, học sinh lớp 11 có thể hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật, hiểu về con người vị lãnh tụ đáng kính và đồng thời làm giàu thêm vẻ đẹp cho tâm hồn mình quả là điều khó khăn. Vì vậy cả người dạy và người học phải tìm hiểu bài thơ đó thật kĩ mới hiểu rõ nội dung cơ bản của nó nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Có một thực tế mà người giáo viên Ngữ văn nào cũng biết, đó là học sinh ngày nay ngại học Văn, học miễn cưỡng, tiếp thu bài kém... Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng nêu trên phải kể đến chính là cách giáo viên vẫn quen truyền thụ kiến thức theo hướng một chiều, chưa khai thác triệt để nội dung bài giảng, chưa tạo sự hứng thú, khơi gợi niềm yêu thích bộ môn Ngữ văn ở các em. Với tác phẩm “Chiều Tối” chỉ được dạy trong một tiết nhưng nhiều giáo viên tham kiến thức dẫn đến tiết học cháy giáo án, độ thẩm thấu tác phẩm chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt thơ bác được viết bằng chữ Hán, mà đặc trưng của loại thơ này là “ý tại ngôn ngoại”, khó khai thác dẫn đến chất lượng các giờ dạy thấp, học sinh chỉ nắm được nội dung mà chưa cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn Bác hoặc sự cảm nhận ở mức hời hợt, chưa có chiều sâu. Nguyên nhân cơ bản là người giáo viên chưa tìm ra phương pháp đổi mới phù hợp hoặc là vẫn theo lối dạy học: thầy biết bao nhiêu thì truyền đạt kiến thức cho trò bấy nhiêu như người ta vẫn ví von là " con tằm rút ruột nhả tơ". Tình hình này kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được cải thiện.
Quan điểm dạy học hiện nay theo chủ trương của Đảng, nhà nước và của toàn ngành là : mỗi người giáo viên phải cần tìm ra con đường dạy học phù hợp để nhằm nâng cao chất lượng của mỗi giờ dạy. Một giờ Ngữ văn thành công tức là người thầy giữ đúng vai trò là người hướng dẫn, là một "trọng tài" phân định xem giải pháp nào học sinh đưa ra là đúng, phân tích vì sao giải pháp đó lại đúng hay sai... và quan trọng hơn là giúp học sinh giải quyết vấn đề. Đó là dạy học theo quan điểm tích hợp và đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy ở đề tài này trong phạm vi của một sáng kiến tôi xin trình bày một số kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Thống kê kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài
TT
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ
Ghi chú
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
11A
42
0
11
26,2
29
69
2
4,8
2
11B
47
1
2,2
12
25,5
30
63,8
4
8,5
2.3. Những đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy
Như chúng ta đã biết, Ngữ văn là một môn học có thể tích hợp với nhiều bộ môn khác, cũng là môn đổi mới phương pháp dạy học nhiều nhất: Từ sự tích hợp của ba phân môn ( , tích hợp kiến thức với các môn học khác, với kiến thức trong cuộc sống xã hội.....Đến vận dụng đổi mới trong bài giảng, trong việc củng cố bài và làm bài tập như thảo luận nhóm, rồi sử dụng bản đồ tư duy... Chính vì thế khi dạy tác phẩm tôi đã kết hợp cả phần tích hợp và vận dụng một số phương pháp đổi mới với khai thác những giá trị độc đáo của bài thơ mục đích là vừa giúp các em cảm thụ văn chương vừa là rèn luyện nhân cách cho các em. 
2.3.1. Dạy học theo hướng tích hợp
2.3.1.1. Lựa chọn kiến thức để tích hợp vào bài dạy (tích hợp liên môn như môn: Lịch sử, GDCD.v.v...) 
Một tiết học văn, giáo viên phải làm nhiều việc: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản, bình những đoạn hay, song có một việc không thể không làm đó là giúp học sinh hình dung được không khí, hoàn cảnh tác phẩm ra đời. Bởi tác phẩm văn học là sản phẩm ra đời trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Từ đó các em sẽ hiểu đúng về tác phẩm và mới thấy được cái hay của tác phẩm. Vì vậy, việc chuẩn bị tốt khâu tái hiện hoàn cảnh ra đời của văn học là việc làm cần thiết, đó cũng là cách tạo tích hợp liên môn cho tiết học. Với bài thơ “Chiều tối" (Hồ Chí Minh) giáo viên cần giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh. Mặc dù, đây là một con người quen thuộc của nhiều thế hệ Việt Nam.
	Hoàn cảnh ra đời bài thơ. Bài thơ được sáng tác vào cuối thu năm 1942, trên đường bị giải đi trong chiều buồn từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, người tù cách mạng đã phấn chấn làm bài thơ này.
Trong lúc việc nước trăm ngàn khó nhăn, trăm điều lo lắng song Bác vẫn rung cảm trước thiên nhiên và làm thơ gửi gắm tình cảm yêu mến thiên nhiên- thiên nhiên của tổ quốc thân yêu. Do vậy yêu thiên nhiên thì cũng chính là tác giả đang yêu tổ quốc.
Như vậy, trong hoàn cảnh cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp mới ở chặng đầu, còn chất chồng khó khăn gian khổ. Nhưng, qua bài thơ, có thể thấy vị lãnh đạo tối cao của dân tộc trong một thời kỳ đầy thử thách, vốn rất ung dung , tự tại và lạc quan. Chính vì vậy, khi dạy bài thơ "Chiều tôi" giáo viên cần tích hợp với môn lịch sử: bài thơ gắn liền với một thời kỳ đấu tranh trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Giáo viên liên hệ để học sinh hiểu những hi sinh, mất mát của ông cha ta để có được độc lập ngày hôm nay.
Có thể nói, khi tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về con người của Bác Hồ. Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của Bác nhất là ở phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng, đó là luôn lạc quan, tin vào con đường cách mạng của dân tộc- một niềm tin tất thắng .
2.3.1.2.Tích hợp kiến thức với phân môn tiếng Việt và Làm văn
Trong quá trình dạy tác phẩm"Chiều tối", tôi chú ý tích hợp với phân môn tiếng Việt ở phần kiến thức của từ Hán - Việt, còn với phân môn Làm văn, tích hợp phần làm bài tập khảo sát về bộc lộ cảm xúc. Qua đó, giúp các em nắm vững kiến thức từ ngữ cũng như rèn luyện kĩ năng viết văn.
2.3.1.3. Tích hợp với các tác phẩm thơ hiện đại cùng thời
Văn học Việt Nam những năm 1947-1948 có rất nhiều bài thơ ca ngợi tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong đó có bài tiêu biểu là: "Đồng chí" của Chính Hữu. Khi dạy hai bài thơ của tác giả Hồ Chí Minh, người giáo viên nhắc qua một vài câu thơ để học sinh hình dung được cuộc chiến cam go đầy khó khăn thử thách nhưng cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta, những người lính trong các bài thơ ấy rất lạc quan, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng.
2.3.1.4. Tích hợp với các bài thơ trữ tình cùng tác giả, trong đó bộc lộ những thao thức, lo toan của người chèo lái con thuyền cách mạng
Trong thơ văn của Bác có nhiều nội dung tư tưởng, cảm hứng lớn nhưng khi dạy hai bài thơ Chiều tối người giáo viên tích hợp với một nội dung thể hiện trong một số bài thơ cùng chủ đề đó là những thao thức, lo toan của người chèo lái con thuyền cách mạng như:
" Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng...."(Đi thuyền trên sông Đáy)
 	Hay trong bài Tin thắng trận với hai câu thơ: 
"Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về"
Từ những câu thơ ấy, người học sinh sẽ hiểu được Bác luôn thường trực nỗi nhớ quê hương, Tổ quốc, say đắm trước cảnh đẹp của giang sơn gấm vóc, nhưng luôn luôn nêu cao trách nhiệm trong sự nghiệp cứu nước.
2.3.2. Lựa chọn thời gian để tích hợp
Trong quá trình giảng dạy văn bản Chiều tối , khi tích hợp kiến thức tôi chú ý tích hợp một cách hợp lí, những phần kiến thức nào có liên quan mới tích hợp để tránh sa đà, mất thời gian để học sinh vừa nắm bắt được kiến thức liên quan vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
2.3.3. Tìm cách thức tích hợp
Để tích hợp thành công thì người giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ. Đây chính là bước quan trọng nhất, hoàn thành tốt bước này là đạt được 70% trong đổi mới dạy học một tiết giảng văn. Theo tinh thần đổi mới, hệ thống câu hỏi hợp lý phải phát huy tính năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo của học sinh. Vì vậy đạt những yêu cầu sau:
- Hướng cho học sinh khai thác tốt nội dung của bài giảng 
- Khơi gợi, gây hứng thú, phát huy được trí tuệ của học sinh với thơ của Hồ Chí Minh, để bồi dưỡng nhân cách học trò. Ngoài hai yếu tố trên hệ thống câu hỏi phải giúp các em trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm được rèn luyện nhân cách của mình. Việc đặt câu hỏi phù hợp cũng là biện pháp để người giáo viên biết các em nghĩ gì, nghĩ như thế nào, từ đó bồi dưỡng, bổ sung, uốn nắn những nhận thức lệch lạc nhằm hoàn thiện hơn nữa thêm nhân cách của các em.
2.4. Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy
Tất cả các phương pháp dạy học là những kĩ năng, công cụ, cách thức truyền đạt kiến thức để giáo viên lựa chọn cho phù hợp với đặc thù của bộ môn và thực tế của bài giảng. Chính vì thế, tôi đã vận dụng phương pháp đổi mới thảo luận nhóm và bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy văn bản thơ Chiều Tối. Khi sử dụng hai phương pháp này, người giáo viên trở thành người hướng dẫn học sinh thu nhận kiến thức và học sinh sẽ học sôi nổi, tiếp thu bài tốt hơn và giờ học sẽ sinh động hơn nhiều.
2.4.1. Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một phương pháp có vai trò tích cực. Nó có nhiều ưu điểm vì trong đó người học được phát huy tối đa, được bộc lộ những khả năng của bản thân và còn có thể học hỏi lẫn nhau tạo không khí thoải mái trong học tập. Cũng qua quan sát hoạt động của thảo luận nhóm, giáo viên có thể đánh giá chính xác năng lực của từng học sinh, từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp. Chính ưu điểm đó nên tôi đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong bài dạy này mà cụ thể là trong phần tìm hiểu chi tiết hai câu thơ đầu của bài "Chiều tối". Tôi cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm bốn
2.4.2. Sử dụng bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy, còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,.... là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...Đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết nhưng lại giúp học sinh hệ thống hóa và nhớ lâu kiến thức. Vì vậy, sau khi kết thúc bài học (phần củng cố bài), tôi đưa ra sơ đồ tư duy. Việc đưa sơ đồ tư duy sẽ giúp các em dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ, học sinh sẽ nhìn thấy "bức tranh" tổng thể mà lại chi tiết, từ đó thấy hứng thú học tập hơn. 
2.4.3. Khai thác nội dung, nghệ thuật cụ thể của bài thơ
Xuất phát từ mục tiêu dạy học là phải làm sao để người học không chỉ nắm được những nội dung cơ bản của bài mà còn biết tìm tòi, đào sâu kiến thức, có sự liên hệ kiến thức. Nên ngoài những biện pháp và phương pháp sử dụng tôi trình bày ở trên thì tôi còn chú ý khai thác về mặt nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Ðây cũng chính là mục tiêu cõ bản trong bài. Kết hợp giữa các phương pháp và khai thác nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật người học sinh sẽ hiểu sâu hơn, khám phá hết vẻ đẹp của thơ Hồ Chí Minh.
2.4.3.1. Khai thác nội dung
Dịch nghĩa từ phiên âm sang Tiếng Việt, đối chiếu dịch nghĩa, dịch thơ với phiên âm. 
Để giúp các em hiểu được văn bản, phân tích và cảm thụ văn bản thì giáo viên cần giúp học sinh dịch nghĩa từ phiên âm sang tiếng Việt. Hiểu nghĩa từng chữ trong nguyên bản sau đó dịch nghĩa từng câu. Từ đó học sinh đối chiếu bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Như vậy học sinh sẽ tích luỹ được vốn Hán Việt, hiểu được nghĩa gốc cũng là điều kiện để xuất phát khám phá nội dung bên trong. So sánh sẽ giúp học sinh bồi dưỡng thêm kiến thức Hán Việt đồng thời biết khắc sâu từ ngữ quan trọng, khi so sánh cần lưu ý những từ dịch chưa sát. 
Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài “Chiều tối” và những cảm nhận được qua việc học bài thơ, giáo viên cần định hướng và tìm sự lý giải phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở những phát hiện của các em. Bài "Chiều tối" đã được bản dịch chuyển tải tương đối chính xác. Nhưng ba chữ “ tầm túc thụ” thì bản dịch đã không nói đúng ý đồ của người viết. Như vậy, nguyên bản so với bản dịch có nhiều điểm khác. Bản dịch thơ đã chuyển từ tứ tuyệt cổ thi hết sức nghiêm túc, mang nhiều yếu tố Đường luật truyền thống về vần, ngắt nhịp, thanh sang thơ lục bát có đem lại sự dịu dàng, đằm thắm cho cảm xúc thơ hơn, gợi tính dân tộc hơn nhưng lại mất vẻ cổ kính, đường bệ, tôn nghiêm, cốt cách của thơ Đường, gắn với hình ảnh ông già có tiên cốt của phương Đông.
Đối chiếu với phần dịch nghĩa đã nói ở trên thì ý thơ ở từng câu có nhiều thay đổi. Ví dụ: Người dịch đã không nói được những điều quan trọng của nguyên tác. Hai tiếng “cô vân” vẫn mang màu sắc nhân hóa rất chủ quan.Nó là “ mây cô đơn”, nó có nỗi niềm, có hoàn cảnh, có thân phận...Đó hoàn toàn không phải là “chòm mây”, chòm mây không diễn tả được tâm tình, cảm xúc, không gợi cảm bằng “cô vân”
Vì vậy, dạy bài này không nên hoàn toàn dựa vào bản dịch mà chỉ khai thác các ý tương đồng với nguyên bản, còn hình thức thì nên khai thác nghệ thuật cổ thi tứ tuyệt hoàn chỉnh của nguyên bản. Nguyên bản có nhiều hình ảnh và từ ngữ tương đồng với các hình ảnh và từ ngữ của thơ cổ Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường. Cả tứ thơ cũng vậy. Ta như nhớ lại sự tương đồng đó:
"Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"(Phong kiều dạ bạc -Trương Kế)
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc (Phú Đằng Vương của Vương Bột)
Bác đã sử dụng cổ thi với nhiều nét sáng tạo trong nguyên bản, cần được phân tích làm rõ vẻ đẹp, sức sống và tinh thần thời đại mới, khác với thơ Đường, ngay cả khi kế thừa cách miêu tả không gian (thơ Phương Đông truyền thống chú ý đến toàn cảnh và sự hòa hợp, thống nhất các bộ phận trong toàn thể, không miêu tả tỉ mỉ các chi tiết)
Và hơn hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thấy được tâm hồn nhạy cảm, thưởng thức thiên nhiên đến quên cả giấc ngủ. 
Giáo viên nên có cách giải thích phù hợp để giúp học sinh hiểu nhưng cách giải thích nào cũng không thể thoát ly văn bản, thoát ly hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó. Đây là cốt lõi của hoạt động đổi mới trong phương pháp dạy học. 
2.4.3.2. Tập trung khai thác biện pháp nghệ thuật trong bài thơ và các từ có tính chất “chìa khoá”
Thực tế cho thấy học thơ chữ hán mà không đối chiếu với bản phiên âm là điều tối kỵ. Trong sách giáo khoa đã có mục giải nghĩa từ phiên âm. Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_huong_tich_hop_kien_th.docx