SKKN Tổ chức dạy học trải nghiệm gắn với hoạt động sản xuất ươm giống cây keo, tại địa phương nhằm góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2
Từ trước đến nay, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh luôn được cả xã hội quan tâm. Trong đó, Chính phủ đã cụ thể hóa bằng các văn bản hành chính như: Quyết định 126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường”; Nghị định 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Thông tư 31 – TT ngày 17 tháng 11 năm 1981 của Bộ giáo dục về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông đã chỉ rõ: “Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông. Thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng; góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp.
Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân”.
Theo TS Vũ Ðình Chuẩn, Vụ trưởng Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo), những năm qua, hệ thống các văn bản về giáo dục hướng nghiệp đã được ban hành khá đầy đủ. Nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh; tích hợp các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông gắn với hoạt động dã ngoại, tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhất là triển khai thí điểm các mô hình nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương như: mô hình trường học - nông trường chè, trường học - nông trường mía, trường học - nông trường cam tại Tuyên Quang, Hòa Bình; trường học - vườn đào, trường học - du lịch ở Lào Cai, Hà Giang; trường học - trải nghiệm ở Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Cần Thơ,.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài . Từ trước đến nay, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh luôn được cả xã hội quan tâm. Trong đó, Chính phủ đã cụ thể hóa bằng các văn bản hành chính như: Quyết định 126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường”; Nghị định 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Thông tư 31 – TT ngày 17 tháng 11 năm 1981 của Bộ giáo dục về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông đã chỉ rõ: “Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông. Thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng; góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân”. Theo TS Vũ Ðình Chuẩn, Vụ trưởng Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo), những năm qua, hệ thống các văn bản về giáo dục hướng nghiệp đã được ban hành khá đầy đủ. Nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh; tích hợp các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông gắn với hoạt động dã ngoại, tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhất là triển khai thí điểm các mô hình nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương như: mô hình trường học - nông trường chè, trường học - nông trường mía, trường học - nông trường cam tại Tuyên Quang, Hòa Bình; trường học - vườn đào, trường học - du lịch ở Lào Cai, Hà Giang; trường học - trải nghiệm ở Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Cần Thơ,... Sự gắn kết các hoạt động giáo dục với thực tiễn đã mở ra một phương thức giáo dục hướng nghiệp mới. Một số trường trung học tại Bắc Ninh, Hưng Yên liên kết với các khu công nghiệp trên địa bàn để học sinh đến tham quan, học tập và trải nghiệm. Trong khi đó, một số trường tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lâm Ðồng, Kiên Giang, Hòa Bình, Cần Thơ có chương trình trải nghiệm cho học sinh tại các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống. Nhiều trường phổ thông đã chủ động phối hợp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn trong công tác giáo dục hướng nghiệp; lồng ghép thực hiện các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông với các hoạt động tư vấn tuyển sinh. Trường THPT Thường Xuân 2 là một trường thuộc miền núi cao đóng trên địa bàn xã Luận Thành huyện Thường Xuân. Thường Xuân là 1 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Nhà trường có quy mô 21 lớp với 840 học sinh, học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Điểm đầu vào rất thấp, chỉ cần học sinh không bị liệt 3 môn là được trúng tuyển vào 10. Số lượng học sinh hứng thú tham gia vào quá trình học tập không cao. Tỉ lệ bỏ học của trường lên tới 3%. Một con số khiến BGH và thầy cô nhức nhối trong các năm qua. Giáo dục định hướng nghề nghiệp sớm, sẽ giúp cho học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, xác định được mục tiêu cụ thể từ đó có động cơ phấn đấu học tập nên việc định hướng nghề nghiệp là hết sức cần thiết và cấp bách đối với nhà trường nói chung và thầy cô nói riêng. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Tổ chức dạy học trải nghiệm gắn với hoạt động sản xuất ươm giống cây keo, tại địa phương nhằm góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2. 1.2. Mục đích nghiên cứu . - Giới thiệu được phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn, gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa bàn lân cận trường học. - Giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các kiến thức sinh học liên quan đến nghề ươm giống cây. - Rèn luyện tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức cho HS. - Giúp HS có cơ hội sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nắm bắt được xu thế phát triển của ngành nghề, chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Kiến thức liên quan đến nghề ươm giống keo: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, các phương pháp nhân giống cây trồng, đặc điểm quá trình sinh trưởng phát triển của cây - Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 11B7 trường THPT Thường Xuân 2. - Lớp đối chứng: Học sinh lớp 11B5 trường THPT Thường Xuân 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp trải nghiệm thực tế: tham quan tại Lâm trường Sông Đằn chuyên sản xuất giống keo khu vực xã Luận Thành – Thường Xuân. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm . 2.1.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh(SXKD) Hoạt động SXKD là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác, sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu về lợi nhuận. [1] 2.1.2. Ý nghĩa của hoạt động SXKD đối với hoạt động giáo dục, dạy học trong trường Trung học phổ thông (THPT) Dưới dạng coi hoạt động SXKD như một công cụ dạy học trực quan, các thành tố của nó giúp cho quá trình dạy học cũng như học tập của học sinh (HS) trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy đọc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS. Các thành tố của hoạt động SXKD là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong quá trình dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động SXKD trong trường THPT có ý nghĩa sau: - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS. - Giúp HS phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh tri thức. - Kích thích hứng thú học tập của HS - Phát triển trí tuệ của HS - Giáo dục nhận cách học sinh. - Góp phần phát triển một số kĩ năng sống của HS như: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng lắng nghe tích cực; kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; kĩ năng hợp tác; [1] 2.1.3. Những yêu cầu về dạy học gắn với SXKD Hoạt động SXKD có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo dục. Tuy nhiên, muốn sử dụng chúng có hiệu quả, người giáo viên phải chú ý tuân thủ một số yêu cầu trong chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học gắn với SXKD và triển khai hoạt động dạy học gắn với SXKD như: - Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu SXKD - Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo - Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm. - Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện. [1] 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm . Trước đây, khi thực hiện nguyên lí “ học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình, xã hội”, đã có một số mô hình trường vừa học vừa làm; tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn liền với SXKD chưa được nhìn nhận nên không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những hoạt động SXKD tại địa phương gần như chưa được nhà trường biết đến và sử dụng. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng giáo dục hướng nghiệp (GDHN) ở trường phổ thông chủ yếu được thực hiện thông qua bốn hình thức dưới đây 3. Lao động SX và học nghề phổ thông 1. Hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp CÁC HÌNH THỨC HƯỚNG NGHIỆP 4. Các hoạt động ngoại khóa khác 2. Tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học Đối với HS trường THPT Thường Xuân 2, trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho HS còn nhiều khó khăn như: - Một số ít Hs định hướng nghề nghiệp từ rất sớm nhưng chỉ dựa vào sở thích, định hướng của gia đình, trào lưu nghề nghiệp mà chưa có cơ sở khoa học trong việc định hướng nghề nghiệp. - Đa số HS cảm thấy khó khăn khi chọn nghề , mà nguyên nhân chủ yếu là các em chưa biết nhiều ngành nghề trong xã hội, nếu có biết tên cũng chưa hiểu rõ về các nghề đó. Ngoài ra, một khó khăn khác đối với tất cả các đối tượng HS là chưa hiểu rõ về năng lực, sở trường của bản thân. - Về nhận thức về nghề nghiệp có liên quan đến sinh học : Khi được yêu cầu liệt kê những nghề nghiệp có liên quan đến sinh học và giải thích sự liên quan, số lượng nghề trung bình HS kể tên và giải thích được còn hạn chế. Các nghề do các em đưa ra chủ yếu là các nghề liên quan trực tiếp đến môn học, như giáo viên dạy sinh học, bác sỹ, nhà nghiên cứu, nhà khoa học chỉ một số ít HS nghĩ đến các nghề như tạo giống cây, làm mô hình vườn ao chuồng, vườn ao rừng. Riêng đối với hình thức hướng nghiệp qua các môn học, điều tra trên giáo viên (GV) dạy sinh học cũng cho thấy được tầm quan trọng của việc dạy học với hoạt động hướng nghiệp cho HS, song tần suất thực hiện thực tế lại quá thấp. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, chúng tôi đề xuất những giải pháp sau. Đổi mới nội dung dạy học theo hướng gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của người học, khơi gợi hứng thú của HS Kết hợp nội dung nghề nghiệp với dạy học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đồng bộ với đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá. Từ đó tôi đưa ra giả thuyết khoa học: Nếu tổ chức dạy học trải nghiệm gắn với hoạt động SXKD có nội dung nghề nghiệp trong dạy học môn sinh học thì có thể giúp HS vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn nghề nghiệp, phát huy được tính tự giác, tích cực, tự chủ của HS trong học tập và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề . 2.3.1 Bước 1: Xây dựng kế hoạch tham quan CHỦ ĐỀ: SINH HỌC VÀ NGHỀ ƯƠM GIỐNG CÂY KEO 1. Mục tiêu: - Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham quan trải nghiệm Lâm trường Sông Đằn nơi sản xuất - cây keo giống - trên địa bàn xã Luận Thành để qua đó biết được các kiến thức liên quan đến nghề ươm giống cây trồng, biết được những kiến thức cần thiết phải có liên quan đến ươm giống cây nói chung và cây keo nói riêng. Từ đó HS có định hướng nghề nghiệp khi ra trường. - Giúp HS ôn lại các kiến thức sinh học đã học như: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Các hình thức sinh sản ở thực vật, các phương thức nhân giống vô tính và hữu tính. - Xây dựng chủ đề “ Sinh học với nghề ươm giống cây keo” gắn liền kiến thức trên sách vở với ngành nghề trong thực tế giúp cho HS phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo, tìm tòi kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Học sinh hiểu them các ngành nghề liên quan đến sinh học: Kỹ sư nông nghiêp, bác sỹ, thú ý, mô hình sản xuất kinh doanh vườn ao chuồng rừng. 2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học - Cơ sở thực nghiệm: Lâm trường Sông Đằn ( Xã Luận Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa). - Phương pháp tổ chức: Thăm quan Lâm trường, tìm hiểu quy trình tạo giống keo bằng phương pháp vô tính và hữu tính. - Đối tượng hs tham gia: GV môn Sinh – CN, học sinh lớp 11B7 trường THPT Thường Xuân 2. HS tham gia được nghe phổ biến nội quy và quy trình tham quan. Cán bộ kỹ Thuật Lâm Trường – Hoàng Xuân Thành – trình bày quy trình ươm giống cây keo - Xây dựng hệ thống câu hỏi khi tham quan. 3. Dự kiến thời gian và phương pháp tổ chức: - Ngay sau khi học xong chương Sinh sản ở thự vật - sinh học 11, yêu cầu mỗi HS về nhà tự nghiên cứu tài liệu, ôn tập kiến thức và chuẩn bị những thiết bị cần thiết để thực hành tham quan tại nông trường. - Với số lượng HS trong lớp hiện nay (41 HS) , dự kiến chia lớp thành 4 nhóm (10-11 em), giới thiệu tài liệu liên quan và nội quy tham quan. - Tổ chức tham quan tại cơ sở, yêu cầu nhóm HS đi theo nhóm và hoàn thiện phiếu học tập 1. - Sau khi tham quan, sẽ tổ chức cho các nhóm báo cáo và tập hợp thành bài học chung vào tiết học tiếp theo. 4. Kế hoạch dạy học chi tiết (I). Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ * Về kiến thức - Giải thích được cở sở tạo giống cây keo ghép mô và cây keo trồng từ hạt * Về kĩ năng - Tìm hiểu được mối liên quan giữa các kiến thức sinh học với kĩ thuật ươm giống * Về thái độ - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học 2. Các năng lực được hình thành và phát triển cho HS Năng lực tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu công nghệ, tin học. Cụ thể: - Năng lực hiểu biết kiến thức về cơ sở khoa học của biện pháp nhân giống cây trồng - Năng lực tìm tòi, khám phá về các phương pháp lai ươm giống, lai tạo giống 3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan: Lâm trường Sông Đằn (II). Chuẩn bị 1. Giáo viên - Liên hệ giám đốc lâm trường, bộ phận kỹ thuật lâm trường, xây dựng kế hoạch cho học sinh thăm quan. - Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS. - Kế hoạch tham quan và báo cáo kết quả, câu hỏi kiểm tra đánh giá - Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Internet, tư liệu GV cung cấp - Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập. (III). Tổ chức hoạt động học 1. Hướng dẫn chung Chủ đề được thực hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1:Trải nghiệm thực tiễn, - Tìm hiểu về quy trình tạo giống cây keo theo phương pháp ghép mô - Tìm hiểu về quy trình tạo giống cây keo theo phương pháp nhân giống từ hạt Giai đoạn 2:Báo cáo kết quả học tập tại lớp, các nhóm báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm trước lớp, trả lời các phiếu học tập đã cho, tìm tòi, báo cáo, thảo luận, chia sẻ, trình bày kết quả ứng với các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng sau bài học. Giai đoạn 3:Thực hiện ở lớp và ở nhà, tìm tòi, báo cáo, thảo luận, chia sẻ, trình bày kết quả ứng với các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng sau bài học. Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới: Quá trình dạy học Hoạt động Nội dung hoạt động Thời lượng dự kiến Tình huống xuất phát Hoạt động 1: Trải nghiệm thực tiễn, xây dựng báo cáo - Thăm quan và tìm hiểu thực tiễn về quy trình ươm giống cây keo. Ghi lại những thông tin quan sát được và nghe được vào phiếu học tập 01 -Tìm hiểu thêm các thông tin từ các nguồn khác (sách báo, Internet), sắp xếp các kiến thức về nghề ươm giống cây keo - Tự đặt ra các câu hỏi về nghề ươm giống cây. Trong 1 ngày, gồm: 1 buổi tham quan từ 1h đến 2h. Làm báo cáo trải nghiệm 1 đến 2 h Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Báo cáo kết quả, trao đổi thảo luận Chọn từ 1 đến 2 nhóm báo cáo kết quả để trao đổi, thảo luận về nhiệm vụ học tập (phiếu 1) Hệ thống hóa các kiến thức bài học 20 phút ở lớp Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng về các lĩnh vực liên quan đến nghề tạo giống cây - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm hiểu internet về một số ngành nghề khác liên quan chặt chẽ đến nghề ươm giống cây. Các yêu cầu về nhân lực, khả năng sản xuất, kinh doanh, quản lí,( thực hiện phiếu 2) - Thảo luận và báo cáo theo nhóm 25 phút ở lớp Vận dụng, tìm tòi mở rộng Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng về các kiến sinh học với các nghề nghiệp, lĩnh vực kinh doanh có liên quan trong thực tế. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm hiểu internet về một số ngành nghề khác có liên quan chặt chẽ đến các kiến thức sinh học( nêu cụ thể tên ngành – kiến thức liên quan) - Thảo luận và báo cáo theo nhóm vào tiết tiếp theo. 5 phút giao nhiệm vụ và 01 tuần xây dựng sản phẩm nhóm 2.3.2 Bước 2: Giao nhiệm vụ học tập Mục tiêu: Xây dựng được các kiến thức cần tìm hiểu; phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm; rèn kĩ năng làm việc nhóm. Thời gian: từ ngày 11/03/2019 đến 30/03/2019 Chia nhóm: Chia theo nhóm tổ trên lớp học (4 nhóm) Quy định về thời gian: Tuần 1: + Thực hiện dạy học trên lớp kiến thức về kiến thức sinh sản ở thực vật ( ứng dụng các biện pháp nhân giống cây) + Tham quan lâm trường Sông Đằn theo hướng dẫn của giáo viên + Tìm kiếm và hệ thống thông tin về nghề ươm giống cây thông qua nhiệm vụ thực hiện sau quá trình tham quan. Tuần 2: Xây dựng bản báo cáo tổng kết để giới thiệu kết quả và thực hiện báo cáo tại lớp Lưu ý với học sinh về cách thức trao đổi thông tin: - Nhóm nào khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin hoặc xây dựng báo cáo kết quả thực hiệnthì trực tiếp gặp GV để được tư vấn giúp đỡ. - Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải được giao nhiệm vụ, và khi kết thúc hoạt động thì mỗi thành viên phải có bản tự đánh giá cá nhân về ý thức, thái độ và hiệu quả công việc được giao. Thiết bị: Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị: 01 máy ảnh cá nhân, sổ ghi chép của các thành viên, thiết bị kết nối internet, phiếu học tập theo các mẫu đã cho, sưu tầm tài liệu để giới thiệu kiến thức về nghề hàn điện (nguồn thông tin lấy từ SGK sinh học 11 và từ nguồn Internet 2.3.3 Bước 3: Tổ chức thực hiện Hoạt động 1: HS trải nghiệm thực tiễn tại lâm trường Sông Đằn và làm việc ở nhà –Thời gian 1 ngày (4 đến 5 h) - Chia lớp thành 04 nhóm theo tổ. Phổ biến kế hoạch tham quan trải nghiệm (từ 1h đến 2 h), tìm hiểu quy trình ươm giống cây keo bằng cách ghép mô và ươm từ hạt. Giao nhiệm vụ thực hiện phiếu học tập 01 - Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01) Sau tham quan, trải nghiệm, HS về nhà: Tìm kiếm thêm các thông tin về nghề ươm giống cây (người lớn, sách báo, Internet). Xây dựng báo cáo sản phẩm trải nghiệm. Một số hình ảnh về buổi trải nghiệm của HS: Hình ảnh cán bộ kỹ thuật phổ biến quy trình ươm giống keo Hình ảnh cán bộ kỹ thuật phổ biến quy trình ươm giống cây lim Hình ảnh học sinh thảo luận quy trình đóng bầu đất Hình ảnh học sinh thảo luận về quá trình sinh trưởng của giống cây ke Hoạt động 2: Báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp -thời gian 35 phút - Đại diện HS của 1 đến 2 nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả trải nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung - Đại diện HS trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để thảo luận và lựa chọn các câu trả lời hợp lí. (Kết quả thảo luận theo phiếu HT của một nhóm) Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng về lĩnh vực liên quan đến nghề ươm giống cây. - Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu về các lĩnh vực kinh doanh khác có liên quan đến nghề hàn điện, thế mạnh của nghề hàn điện trong tương lai. - HS thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập 02. Trình bày báo cáo theo nhóm. Các nhóm khác bổ sung, góp ý. Kết quả thảo luận theo phiếu học tập 2 của một nhóm: Hoạt động 4:Tìm tòi mở rộng về các ngành nghề khác liên quan đến môn sinh học. - Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: xây dựng sản phẩm và giới thiệu trước lớp về mối quan hệ giữa kiến thức sinh học với các nghành nghề liên quan bác sỹ, kỹ sư ; và được hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết. - Kết quả của các nhóm thực hiện được hướng dẫn trình bày bằng phần mềm trình chiếu Power Point: 4 nhóm HS đã thảo luận và giới thiệu được mối quan hệ giữa các kiến thức sinh học trong 4 nhóm ngành, lĩnh vực như: bác sĩ, bác sĩ thú y, công nghệ sinh học, môi trường Hình ảnh đại diện các nhóm báo cáo tại lớp Hình ảnh báo cáo kết quả của nhóm 1 Hình ảnh báo cáo kết quả của nhóm 2 Hình ảnh báo cáo kết quả của nhóm 3 Hình ảnh báo cáo kết quả của nhóm Bước 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Về mục tiêu: HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã đề ra, cụ thể: - Thu thập thông tin: HS có thể tìm kiếm thông tin, tranh ảnh qua sách báo, internet - Xử lí thông tin: HS xử lí, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên nhóm đã hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong nội dung nghiên cứu. - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và trình bày trước lớp. Về cách thức tổ chức hoạt động: - GV đã chỉ đạo, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình trải nghiệm, thu thập thông tin. - GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình. - Các thành viên đều thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm. - Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp. Về sản phẩm: các nhóm hoàn thành sản phẩm và chuyển đến tất cả các bạn trong nhóm góp ý, đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi ( qua mail, copy hoặc in sẵn). Kết quả thu được có 8 bản báo cáo thảo luận theo phiếu học tập 01, 02 và 4 bản trình bày bài thuyết trình. 2.4. Hiệu quả của
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_day_hoc_trai_nghiem_gan_voi_hoat_dong_san_xuat.docx
- BÌA SKKN.2018.doc
- Danh mục sáng kiến kinh nghiệm.doc
- MỤC LỤC.docx
- PHỤ LỤC.docx