SKKN Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong dạy và học môn GDCD ở trường THPT

SKKN Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong dạy và học môn GDCD ở trường THPT

Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi nguồn nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng. Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình, doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Kiến thức và sự hiểu biết về nguyên tắc đảm bảo chất lượng ngày càng mở rộng hơn, logíc tất yếu đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng phải tốt hơn. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [6].

 Việc xây dựng, áp dụng những hướng tiếp cận, phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết. Đặc biệt, với xu hướng học lệch, học theo ban, chọn ngành nghề theo khối hiện nay tạo ra rất nhiều bất cập trong việc lựa chọn môn học. Các môn xã hội có xu hướng bị coi nhẹ. Môn Giáo dục công dân cũng không nằm ngoài xu hướng ấy.Thời gian qua, Ngành giáo dục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân. Tuy nhiên, điều khiến cho những giáo viên Giáo dục công dân băn khoăn, trăn trở hơn hết đó là học sinh thường lựa chọn các môn học tự nhiên với mục tiêu chọn trường, ngành, nghề sau này dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhiều học sinh cho rằng Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, tính ứng dụng không cao, không thiết thực với cuộc sống, công việc. Từ đó, dẫn đến tình trạng chán học, hoặc học mang tính đối phó.

 

doc 20 trang thuychi01 6950
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong dạy và học môn GDCD ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞĐẦU.. 
1
1.1. Lí do chọn đề tài .
1
1.2. Mục đích nghiên cứu ..
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ....
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.............................
5
2.3.1.Công tác chuẩn bị .
5
2.3.2. Phương pháp tiếp cận...
5
2.3.3. Giáo án minh họa.
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
 17
3.1. Kết luận .. 
 17
3.2. Kiến nghị .
17
Tài liệu tham khảo
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi nguồn nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng. Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình, doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Kiến thức và sự hiểu biết về nguyên tắc đảm bảo chất lượng ngày càng mở rộng hơn, logíc tất yếu đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng phải tốt hơn.  Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [6]. 
	Việc xây dựng, áp dụng những hướng tiếp cận, phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết. Đặc biệt, với xu hướng học lệch, học theo ban, chọn ngành nghề theo khối hiện nay tạo ra rất nhiều bất cập trong việc lựa chọn môn học. Các môn xã hội có xu hướng bị coi nhẹ. Môn Giáo dục công dân cũng không nằm ngoài xu hướng ấy.Thời gian qua, Ngành giáo dục đã  thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân. Tuy nhiên, điều khiến cho những giáo viên Giáo dục công dân băn khoăn, trăn trở hơn hết đó là học sinh thường lựa chọn các môn học tự nhiên với mục tiêu chọn trường, ngành, nghề sau này dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhiều học sinh cho rằng Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, tính ứng dụng không cao, không thiết thực với cuộc sống, công việc. Từ đó, dẫn đến tình trạng chán học, hoặc học mang tính đối phó.
	Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới phương pháp, tìm hướng tiếp cận mới trong dạy học môn Giáo dục công dân, tạo hứng thú, nâng cao năng lực học tập cho học sinh, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết cảm thông, yêu thương chia sẻ , giúp đỡ người khác, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội là để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện. Và môn Giáo dục công dân là môn học quan trọng giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống. Tìm hướng tiếp cận, đổi mới phương pháp, từ đó tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, khơi gợi, đánh thức niềm đam mê môn học, là vấn đề được đặt ra và cần phải giải quyết.
	Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết giáo viên phải tìm, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới để phát tính tích cực sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, khơi dậy niềm đam mê học tập ở học sinh.
	Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của bản thân, với mong muốn, trong từng bài dạy, trong từng giờ học giáo dục công dân, học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích môn học, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tôi chọn đề tài: “Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong dạy và học môn GDCD ở trường THPT ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đúc kết những bài học kinh nghiệm trong giảng dạy  tôi nghiên cứu vấn đề này là tìm được những hướng tiếp cận, phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được hứng thú học tập cho học sinh và góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Giáo dục công dân cho học sinh THPT
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Tìm hiểu phương pháp, hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh qua lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong việc dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường THPT .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp điều tra.
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
	- Phương pháp kiểm tra.
	- Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII 
khẳng định: "Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phát triển nguồn lực con người là phát triển đức và tài"[6]. "; văn kiện cũng nêu rõ: "Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH-HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật cao là những con người kế thừa và xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên"[6]. Con người ở thời đại nào, ở xã hội nào cũng là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, động lực của mọi sự phát triển xã hội. Con người càng có nhân cách cao đẹp thì sự tác động của con người đến xã hội đó càng lớn. Do đó, không thể xem nhẹ vai trò của giáo dục trong sự phát triển của xã hội. 	Trong các mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ của giáo dục, giáo dục Đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng được đặt lên hàng đầu "Được xem là nền tảng, gốc rễ để tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác". Như Hồ Chí Minh nói: "Có tài mà không đức là người vô dụng"[4]. Với tư cách là thế hệ cách mạng đời sau, thế hệ nối tiếp đảm trách nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc, đối tượng thanh niên, học sinh - theo ý nghĩa đó, cũng cần phải được quan tâm đúng mức. 
	Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời về sự phấn đấu cho lí tưởng đạo đức cao cả nhất của con người. Từ bản thân người, sự nghiệp cách mạng của Người luôn toả sáng một nền đạo đức mới cao đẹp, đạo đức cách mạng. Người đã hi sinh lợi ích cá nhân, cống hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, Người là kết tinh của những giá trị đạo đức tinh tuý nhất của dân tộc. Nó là ánh sáng soi đường cho nhiều thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Vì vậy, việc nghiên cứu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người, bởi học theo Người, làm theo Người là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tự hoàn thiện đạo đức cá nhân. Đồng thời giáo dục học sinh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng là trách nhiệm cao cả của người làm thầy cô giáo. Về phía chủ trương của Đảng, Nhà nước Trong những năm gần đây, trước những dấu hiệu lệch chuẩn đạo đức lối sống của một bộ phận xã hội. Với mục đích nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Người trong toàn xã hội, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.Trong đó xem tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đóng vai trò là một trong những nguồn di sản quý báu, là yếu tố hữu hiệu trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nhân cách học sinh. 
	Môn Giáo dục Công dân có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dục Công dân có những lợi thế để có thể tích hợp những nội dung giáo dục cần thiết cho học sinh như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông , giáo dục kỹ năng sống, Giá trị sống, giáo dục giới tính Trong những nội dung tích hợp này, tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở nước ta hiện nay. lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong việc dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường THPT  nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh và hiệu quả môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt; xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bản thân giữ gìn lương tâm trong sáng, hạnh phúc trước thành quả đã đạt được. Bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh. Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, so sánh, kể chuyện và thực hành. Những tư tưởng của Người là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu sắc thì việc lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong việc dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường THPT sẽ gióp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh là rất cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a) Thuận lợi: Thực hiện đề tài lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong việc dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường THPT có một số thuận lợi như sau: 
	Một là: Khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Việt Nam thì không ai là người không biết đến. Với các em học sinh khi còn học bậc tiểu học, hình ảnh Bác Hồ đã được khắc sâu vào tâm trí các em qua các bài tập đọc, qua các mẩu chuyện dần dần các em hiểu sâu sắc hơn về Bác qua “Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường”, qua 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, qua các câu chuyện kể về các đức tính của Bác và qua các bài học đạo đức ơ bậc tiểu học và trung học phổ thông. Từ đó các em hiểu được Bác không chỉ là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc mà còn là một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới. 
	Hai là: Thực hiện đề tài, đây không chỉ là mục đích của cá nhân trong giảng dạy mà còn là việc thực hiện hưởng ứng cuộc vận động lớn của Ban chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, của Ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo về việc: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chính vì vậy mọi tầng lớp nhân dân, cũng như các tổ chức ban ngành, đoàn thể trong cả nước có rất nhiều hoạt động diễn ra hết sức sôi nổi, đặt biệt là các hoạt động của thầy và trò trong nhà trường, đây cũng là một yếu tố thúc đẩy tôi trong việc hoàn thiện đề tài. Bên cạnh đó khi thực hiện việc tìm hiểu về Bác Hồ và những bài học về đạo đức để có thể đưa vào giảng dạy lồng ghép trong bộ môn Giáo dục công dân , tôi nhận thấy hầu như tất cả các nội dung kiến thức của chương trình đều được thể hiện trong tư tưởng và đạo đức của Người qua các tài liệu tham khảo, các mẩu chuyện ngắn và các thước phim tư liệu. 
	Ba là: Trong trường THPT thì môn Giáo dục công dân là một môn học nhằm cung cấp cho các em một số kiến thức về chuẩn mực đạo đức.Vấn đề này lại được thể hiện hết sức rõ nét trong tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính vì vậy việc đưa tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lồng ghép vào giảng dạy ở bộ môn Giáo dục công dân là thích hợp và thuận lợi nhất. 
b) Khó khăn: 
	Tài liệu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất nhiều, để lựa chọn được những nội dung phù hợp đưa vào từng bài, từng ý đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều công sức và thời gian tìm tòi nghiên cứu, chọn lọc ở nhiều tài liệu khác nhau. Hơn nữa, những nội dung đưa vào phải đa dạng phong phú, nhiều thể loại khác nhau để tránh sự nhàm chán, đơn điệu, gượng ép điều này khiến giáo viên gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó nội dung môn Giáo dục công dân với các phạm trù đạo đức cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, pháp luật, các chính sách xã hội vvv. Đây là những phạm trù rất gần gũi với các em trong đời sống hàng ngày, các em phải đối mặt và thực hiện nên hầu như phần đa các em chủ quan và có tâm lý biết rồi. Do đó, học sinh không hứng thú học. Trong thời gian tôi giảng dạy, tôi thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh không có hứng khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại không cao. Từ việc không thích học môn Giáo dục công dân cho nên học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
	Từ thực trạng trên cho thấy cần thiết phải sử dụng phương pháp dạy học theo Hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong dạy và học môn GDCD ở trường THPT để giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong, lối sống cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Công tác chuẩn bị: 
	- Giáo viên: Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học môn GDCD nói riêng việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy, giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao Đối môn Giáo dục công dân lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong việc dạy và học thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh, Bởi vì bài học về đạo đức của Bác là vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ư đến thời gian phân bố trong tiết học. Tuyệt đối giáo viên không được “Tham” kiến thức, sa đà. Tránh tình trạng biến giờ dạy môn giáo dục công dân trở thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
	- Đối với học sinh: 
	+ Tìm hiểu những nội dung mà giáo viên giao trước.
 + Xem trước nội dung sách giáo khoa. 
 + Vận dụng và liên hệ được thực tiễn. 
2.3.2. Phương pháp tiếp cận:
	Khi tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh thông qua lồng ghép kể chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức trong dạy và học môn GDCD ở trường THPT tôi thực hiện lồng ghép bằng các cách sau: 
	- Lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để vào bài mới. 
	- Lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để làm rõ kiến thức bài học. 
	- Lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để củng cố kiến thức chốt lại nội dung kiến thức trọng tâm bài học.
	Bên cạnh đó tài liệu bài học về đạo đức Hồ Chí Minh vô cùng phong phú, để tiết học sinh động hơn giáo viên sử dụng các phương tiện như: Sử dụng hệ thống máy chiếu, trình bày bằng bảng phụ.
	Trong chương giảng dạy giáo dục công dân lớp 10, bản thân tôi lồng ghép bài học về đạo đức Hồ Chí Minh vào chủ đề: Quan niệm về đạo đức và một số phạm trù về đạo đức; Tình yêu hôn nhân và gia đình; Công dân với cộng đồng; Xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Tự hoàn thiện bản thân. 
	* Lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để vào bài mới: Có rất nhiều cách để người dạy dẫn dắt học sinh đi vào tìm hiểu nội dung của bài mới. Tùy theo nội dung của bài giảng mà cách mở bào cùng khác nhau nhưng phải xác định mở bài là một khâu rất quan trọng. Nếu mở bài thuyết phục được học sinh là bước đầu thành công của bài giảng. Thông thường giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, nhưng để tạo hứng thú cho học sinh tôi sử dụng phương pháp kể chuyện hoặc một đoạn tư liệu để dẫn dắt học sinh vào bài mới.
	Ví dụ: Khi dạy bài 10. Quan niệm về đạo đức (SGK giáo dục công dân lớp 10, trang 62). Giáo viên sử dụng câu nói của Bác: 
	Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ,Thu, Đông.
	Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
	Người có bốn đức: Cần, Kiêm, Liêm, Chính.
	Thiếu một mùa, thì không thành trời.
	Thiếu một phương, thì không thành đất.
	Thiếu một đức, thì không thành người. [5]
	Bác Hồ của chúng ta vô cùng giản dị, dù ở cương vị nào lối sống của Người cũng giản dị, một đôi dép cao su, bộ đồ ka ki đã ngả màu theo thời gian. Người sống giản dị nhưng không tầm thường, trên thế giới không có vị lãnh tụ nào mà suốt cuộc đời với bộ đồ kaki đã ngả màu với đôi dép cao su đã mòn gót, sống trong ngôi nhà sàn. Người sống thanh bạch không ham địa vị, không màng danh lợi Người nhiều lần tâm sự: “Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Nếu nhân dân tín nhiệm tôi đứng ra gánh vác công việc nước, không được nhân dân tín nhiệm thì tôi về làm bạn với trẻ chăn trâu và cụ già hái củi.”[5].Trong bữa ăn các món ăn rất giản dị, thịt gà do Người nuôi, cá bắt dưới hồ, có khi Người để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn những quả cà xứ nghệ. Có lúc nhà nước đề nghị phong tặng huân chương và tạc tượng Bác. Bác nói 'Đất nước có chiến tranh các chú để đồng đúc đạn để đánh giặc" [5]. Đức tính giản dị của Bác được nhà thơ Tố Hữu ca ngợi “Mong manh áo vải hồn muôn trượng, hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.Có một nhà báo nước ngoài khi nhận xét về Người “Người giống một thầy giáo ở nông thôn hơn là vị chủ tịch nước”.
	* Lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để làm rõ kiến thức bài học:
- Ví dụ 1: Khi dạy bài 11: "Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học", giáo viên có thể lồng ghép như sau: 
	- Khi dạy phần kiến thức nghĩa vụ, để học sinh hiểu và thực hiện tốt nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay. Giáo viên dùng biện pháp nêu gương qua đoạn trích lời kêu gọi đồng bào trong việc cứu đói .“Hởi đồng bào yêu quý ! Từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc Bộ đã có hai triệu người chết đói Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ Lúc chung ta nâng bát cơm lên mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy. Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó để cứu dân nghèo” [5]. 
	Giáo viên nêu câu hỏi: Thông qua lời kêu gọi của Bác, ngoài việc thực hiện hủ gạo tiết kiện các em rút ra bài học gì? 
	Học sinh trả lời, giáo viên củng cố: Mỗi cá nhân trong xã hội để xã hội phát triển chúng ta có nghĩa vụ chung tay vun đắp xây dựng. 
	- Khi dạy phần kiến thức lương tâm giáo viên có thể sử dụng câu chuyện "Tấm lòng của Bác" [1]: Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đón với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn): - Cô Bi, phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm. Một bữa, đồng em Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi: - Chú Đảnh bị sốt ra sao? -Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc: - Cô phải cho các cô, các c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_tiep_can_bai_hoc_nham_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_t.doc