SKKN Tổ chức dạy học chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Sinh học 10 ban cơ bản THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương

SKKN Tổ chức dạy học chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Sinh học 10 ban cơ bản THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương

Đất nước ta đã và đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề chất lượng nguồn lực con người là vấn đề rất cần được quan tâm. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII đã tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu kinh tế xã hội”. Trọng tâm là “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội hiện nay đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục và đào tạo tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội để đáp ứng được nhu cầu lao động của thời đại công nghiệp 4.0. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục [5].

 Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành nămg lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực thực hành làm việc của người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở các nhà trường [4].

 

doc 27 trang thuychi01 9131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Sinh học 10 ban cơ bản THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT SINH HỌC 10 BAN CƠ BẢN THPT GẮN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Người thực hiện: Phạm Thị Nga
Chức vụ: TTCM
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC LỤC
TRANG
MỤC LỤC
1
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng của đề tài
4
2.3. Giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Xác định mối liên hệ giữa nội dung chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
5
2.3.2. Xác định những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
5
2.3.3. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật”sinh học 10 ban cơ bản THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
6
2.3.4. Biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thông qua dạy học chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” sinh học 10 ban cơ bản THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Đất nước ta đã và đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề chất lượng nguồn lực con người là vấn đề rất cần được quan tâm. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII đã tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu kinh tế xã hội”. Trọng tâm là “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội hiện nay đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục và đào tạo tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội để đáp ứng được nhu cầu lao động của thời đại công nghiệp 4.0. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục [5].
	Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành nămg lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực thực hành làm việc của người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở các nhà trường [4].
	Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo liên tục có những đợt tập huấn cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, có rất nhiều các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai, trong đó có chuyên đề “Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương”. Bản thân tôi nhận thấy đây thực sự là một chuyên đề rất hữu ích, phát huy được tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh (HS), giúp đưa nội dung kiến thức trên lớp vào gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, trong các nội dung của các tài liệu của các đợt tập huấn chỉ mang tính chất khái quát và mang tính định hướng mà chưa có chỉ đạo cụ thể. Đặc biệt, đối với bộ môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều nội dung gắn với cuộc sống hằng ngày của HS. 
Vì vậy bản thân tôi thiết nghĩ, rất cần phải xây dựng một tài liệu cụ thể, chi tiết và xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề dạy học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương để tổ chức hoạt động giáo dục cho HS thêm phấn khích khi được thăm quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương làm bài học trở nên gần gũi hơn, thực tế hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: 
Tổ chức dạy học chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Sinh học 10 Ban cơ bản THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát về tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương ở môn sinh học.
- Xây dựng mối liên hệ giữa chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” ở môn Sinh học lớp 10 Ban cơ bản THPT gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
- Biên soạn kế hoạch dạy học và xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” ở môn sinh học lớp 10 Ban cơ bản THPT gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương. 
- Biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực của HS thông qua dạy học chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” ở môn sinh học lớp 10 ban cơ bản THPT gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức dạy học chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” Sinh học 10 Ban cơ bản THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp thực nghiệm
- Thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Trước hết chúng ta cần hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh là gì? Hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận [3].
	Hoạt động sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến nội dung kiến thức các môn khoa học đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học/giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS [3]. 
Về vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với quá trình dạy học: Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa:
+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS.
+ Giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh tri thức.
+ Kích thích hứng thú nhận thức của HS.
+ Phát triển trí tuệ của HS.
+ Giáo dục nhân cách HS.
+ Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở HS
Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, HS rất cần kỹ năng sống. Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin [3].
Bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động giáo dục ở trường phổ thông như vậy mà hiện nay trong các nhà trường vai trò, thế mạnh của các hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được biết đến và tận dụng. Vì vậy việc tổ chức hoạt động học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương là cấp thiết.
2.2. Thực trạng của vấn đề
	Trước đây, thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”, đã có một số mô hình trường vừa học vừa làm. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lí luận dạy học nên không đem lại hiệu quả giáo dục cao. Gần đây trong mô hình trường học mới, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho HS vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trường vào thực tế sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương được xem như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục ít được quan tâm. Vì vậy, chưa phát huy được vai trò của các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương trong các nhà trường trên địa bàn [3].
	Đặc biệt, đối với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như huyện Như Xuân các hoạt động sản xuất, kinh doanh còn ít, lẻ tẻ, quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ thì việc phát huy vai trò của các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại
địa bàn huyện Như Xuân trong các nhà trường lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
	Trong năm học 2017 – 2018 Sở GD & ĐT Thanh hóa đã tổ chức đợt tập huấn chuyên đề “Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương”. Tuy nhiên tài liệu tập huấn này chỉ mang tính khái quát chung chung mà chưa có kế hoạch giáo dục cụ thể, chi tiết cho từng chủ đề học tập ở từng địa phương. Vì vậy bản thân tôi nhận thấy việc biên soạn tài liệu chi tiết cụ thể, kế hoạch dạy học cho từng chủ đề ở môn học của mình đang giảng dạy gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương là hết sức cần thiết. Từ đó làm tài liệu để các đồng ngiệp tham khảo, vận dụng từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển toàn diện phẩm chất người học dần đáp ứng được nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển như ngày nay.
2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định mối liên hệ giữa nội dung chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
- Rượu là một loại thức uống thường xuyên đối với cuộc sống của người Việt Nam, đặc biệt trong những dịp lễ tết, các bữa tiệc thì không thể thiếu rượu. 
- Muốn có rượu gạo ngon, sạch, đảm bảo an toàn khi sử dụng người dân thường tự nấu rượu để uống, dần dần bán và kinh doanh tại địa phương. Tại Thanh Hóa các cơ sở sản xuất rượu gạo như vậy tương đối phát triển. Tuy nhiên, trước đây hiệu quả sản xuất rượu gạo chưa cao nhưng hiện nay bằng việc kết hợp kinh nghiệm và kiến thức khoa học chúng ta đã có thể sản xuất rượu gạo ngon hơn, hiệu quả sản xuất nâng cao mà vẫn đảm bảo chất lượng và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Rượu gạo được sản xuất nhờ ứng dụng quá trình lên men êtylic.
- Nem chua là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa có vị thơm ngon đặc trưng, được các du khách bốn phương ưa chuộng, ai ai khi tới Thanh Hóa thường mua về làm quà biếu. Vì vậy, nơi đây mọc lên rất nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh nem chua, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều người. Nem chua được tạo ra dựa trên nguyên lí lên men lactic.
2.3.2. Xác định những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
* Đối với giáo viên:
Bước 1: Khảo sát cơ sở
Giáo viên khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh trước. Sau đó, đưa ra những nội dung dạy học để cở sở cùng phối hợp.
Thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Tên cơ sở: Cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu gạo, nem chua Nam Hạnh.
- Hoạt động của cơ sở: sản xuất, kinh doanh rượu gạo, nem chua cung cấp chủ yếu cho người dân khu vực Như xuân, Thanh Hóa.
- Nhân lực: 3- 4 lao động thường xuyên.
Bước 2: Lựa chọn nội dung
- Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (lồng ghép thêm mục II – Bài 23: Quá trình phân giải) có nội dung tập trung vào đặc điểm, môi trường sống của vi sinh vật, quá trình hô hấp và lên men. Quá trình phân giải polisaccarit và ứng dụng vào quá trình sản xuất rượu gạo, sản xuất nem chua.
- Bài 24: Thực hành – Lên men êtilic và lactic có nội dung tập trung vào quy trình sản xuất rượu.
Nội dung giáo viên lựa chọn để dạy tại cở sở: 
- Ứng dụng của quá trình phân giải polisaccarit, thí ngiệm lên men êtylic để sản xuất rượu gạo, ứng dụng thí nghiệm lên men lactic để sản xuất nem chua. Quy trình sản xuất rượu gạo, nem chua.
- Các điểm cần lưu ý trong quá trình sản xuất rượu gạo và nem chua.
Bước 3: Lập kế hoạch dạy học
- Soạn kế hoạch bài học (theo chủ đề).
- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, phương tiện dạy học
- Liên hệ với cơ sở sản xuất để tổ chức dạy học các nội dung đã lựa chọn dạy tại cơ sở. 
- Lập kế hoạch bài học.
* Đối với học sinh:
- Tìm hiểu quy trình sản xuất rượu gạo, nem chua ở thôn, xóm của mình và qua tài liệu hoặc trên Internet.
- Tìm hiểu về cơ sở khoa học của các quá trình trên, những nhân tố ảnh hưởng.
- Chuẩn bị sách vở, bút, máy ảnh,
2.3.3. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” sinh học 10 ban cơ bản THPT gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương [1], [2]
Chủ đề: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Nội dung chủ đề gồm các bài sau trong chương trình hiện hành sinh học 10, ban cơ bản:
- Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (dạy lồng ghép thêm mục II – Bài 23: Quá trình phân giải)
- Bài 24: Thực hành – Lên men êtilic và lactic 
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
 Sau khi học xong chủ đề này, HS cần phải:
1.Kiến thức
+ Trình bày được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
+ Nêu được ba loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
+ Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.
+ Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật nhờ enzim.
+ Biết làm thí nghiệm lên men rượu, quan sát hiện tượng lên men.
+ Nắm được các bước làm sữa chua và muối chua rau quả.
+ Liên hệ thực tế để tạo được sản phẩm ngon, đảm bảo kỹ thuật.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, làm việc nhóm, giao tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, theo dõi, lắng nghe và kỹ năng thực hành.
3. Thái độ
- Biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày để bảo quản thực phẩm và liên hệ với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương.
- Biết chia sẻ, hợp tác, tự tin trình bày trước lớp. 
- Biết quan tâm tới công việc sản xuất kinh doanh của địa phương.
4. Những năng lực cần đạt được
- Năng lực chung: Năng lực làm việc theo nhóm, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực quan sát và thực hành.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Đối với GV
- Máy chiếu đa năng, nam châm, bút dạ
- Giấy A0 đã kẻ sẵn phiếu học tập số 1, 2, 3. 
- Phiếu học tập
	Phiếu học tập số 1
	HS nghiên cứu các thông tin mục II.1 SGK trang 88 và hoàn thành nội dung bảng sau:
Các loại môi trường
Đặc điểm
Ví dụ
Môi trường tự nhiên
Môi trường bán tổng hợp
Môi trường tổng hợp
Phiếu học tập số 2
	HS nghiên cứu các thông tin mục III.1 trang 90 SGK và thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng sau:
Điểm phân biệt
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kỵ khí
Khái niệm
Chất nhận điện tử cuối cùng
Sản phẩm tạo thành
Phiếu học tập số 3
	HS nghiên cứu các thông tin mục II trang 92 SGK và thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng sau:
Điểm phân biệt
Phân giải prôtêin
Phân giải pôlisaccarit
Phân giải trong
Phân giải ngoài
Ứng dụng
Đáp án phiếu học tập
Đáp án phiếu học tập số 1
Các loại môi trường
Đặc điểm
Ví dụ
Môi trường tự nhiên
Bao gồm các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần.
50 ml dung dịch khoai tây nghiền
Môi trường bán tổng hợp
Bao gồm các chất đã biết được số lượng và thành phần hóa học.
50 ml dung dịch glucôzơ 20%
Môi trường tổng hợp
Bao gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học
50 ml dung dịch gồm khoai tây nghiền và 10g glucôzơ
Đáp án phiếu học tập số 2
Điểm phân biệt
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kỵ khí
Khái niệm
Là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ.
Là quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào.
Chất nhận điện tử cuối cùng
Ôxi phân tử.
Một phân tử vô cơ chứ không phải là ôxi phân tử.
Sản phẩm tạo thành
CO2, H2O và năng lượng
Năng lượng
Đáp án phiếu học tập số 3
Điểm phân biệt
Phân giải prôtêin
Phân giải pôlisaccarit
Phân giải ngoài 
Các prôtêin phức tạp được phân giải thành các axit amin nhờ vi sinh vật tiết prôtêaza ra môi trường.
Pôlisaccarit được vi sinh vật phân giải ngoại bào tạo ra đường đơn.
Phân giải trong
Các axit amin được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
Vi sinh vật hấp thụ đường đơn phân giải theo con đường hô hấp hiếu khí, kỵ khí hay lên men.
Ứng dụng
Làm nước mắm, nước tương, 
Sản xuất rượu, sữa chua, nem chua, 
2. Đối với HS
- Nghiên cứu nội dung bài học và các thông tin liên quan trước ở nhà.
- Sách giáo khoa, vở ghi.
3. Đối với chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Chuẩn bị nội dung báo cáo đã thỏa thuận với GV.
- Các dụng cụ, nguyên liệu cần thiết để sản xuất rượu gạo, nem chua.
III.THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Chủ đề được thực hiện trong 3 tiết:
- Tiết 1: Thực hiện trên lớp (thực hiện hoạt động khởi động và hình thành kiến thức)
Bao gồm các nội dung sau:
+ Khái niệm vi sinh vật.
+ Môi trường và các kiểu dinh dưỡng.
+ Hô hấp và lên men.
+ Quá trình phân giải prôtêin, pôlisaccarit và ứng dụng.
+ GV hướng dẫn HS những nội dung cần chuẩn bị, lưu ý khi đi thăm quan tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Tiết 2: Thực hiện tại cơ sở sản xuất, kinh doanh (thực hiện hoạt động thăm quan)
Bao gồm các nội dung sau:
+ Quy trình sản xuất rượu gạo từ gạo.
+ Quy trình sản xuất nem chua từ thịt lợn.
+ Các điểm cần lưu ý trong quá trình sản xuất rượu gạo và nem chua để đạt hiệu quả cao.
HS trong quá trình quan sát theo dõi học tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chú ý ghi chép lại những nội dung chính mà giáo viên đã dặn dò từ tiết trước và viết bài thu hoạch ở nhà theo mẫu giáo viên cung cấp.
- Tiết 3: Thực hiện tại phòng thực hành (thực hành, luyện tập, vận dụng tìm tòi và mở rộng)
Bao gồm các nội dung sau:
+ Thực hành thí nghiệm lên men êtilic.
+ Thực hành thí nghiệm lên men lactic.
+ Hoàn thành bài thu hoạch.
+ Báo cáo kết quả thu hoạch.
+ GV nhận xét đánh giá.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi và mở rộng.
+ GV tổng kết chủ đề và hướng dẫn về nhà.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Tiết 1 (thực hiện trên lớp)
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Tiến trình:
A. Hoạt động 1: Khởi động (4 phút)
1. Mục đích:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho HS tập trung học tập.
- Làm bộc lộ những hiểu biết sẵn có của HS, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có (rượu gạo được sản xuất từ gạo) với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới (gạo nấu thành cơm được lên men nhờ vi sinh vật sẽ chuyển hóa thành rượu, đặc điểm, môi trường sống và các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật).
- Giúp HS huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xe

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_day_hoc_chu_de_chuyen_hoa_vat_chat_va_nang_luon.doc