SKKN Sân khấu hóa trong mục II – HIV/AIDS, bài 30 Sinh học 10

SKKN Sân khấu hóa trong mục II – HIV/AIDS, bài 30 Sinh học 10

Sáng tạo trong phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay là nhu cầu cấp bách nhằm đổi mới trong giáo dục, truyền cảm hứng cho cả thầy và trò trong việc tiếp thu các tri thức. Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề,.; các kĩ thuật dạy học tích cực như động não, bản đồ tư duy,. không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Mặt khác với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0, các giáo viên cũng không ngừng tìm tòi, mạnh dạn đưa vào các tình huống, các tiểu phẩm. tạo ra các tiết dạy sôi động để tiến tới tiếp cận một cách chủ động chương trình SGK mới trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa tìm được "chỗ đứng" của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Cũng chính vì thế nên giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa theo phương pháp truyền thống, chưa "dám" chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Nhiều giáo viên, những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đôi khi lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị "cháy giáo án" do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Mặt khác, trong một tiết dạy học sinh cứ nghe mãi lời giảng của thầy mà không có gì mới mẻ để khuấy động tôm hồn và hình thức hoạt động của các em thì dễ dẫn tới nhàm chán trong giờ học.

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, chúng ta cần phải chủ động, sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Chính vì vậy, tôi muốn đề xuất một hướng mới để gợi hứng thú cho học sinh bằng con đường ‘ Sân khấu hóa’ trong một số tiết học ở chương trình THPT, Thay vì tiếp nhận kiến thức một cách khô khan theo lối dạy học truyền thống, với hình thức sân khấu hóa, các em được trải nghiệm thực tế, được hóa thân vào nhân vật, có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật, vì vậy tôi chọn đề tài ‘ SÂN KHẤU HÓA TRONG MỤC II – HIV/AIDS, BÀI 30 SINH HỌC 10’. Tôi tin rằng với cách thức này học sinh rất hứng thú và thêm yêu môn học.

 

doc 16 trang thuychi01 7953
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sân khấu hóa trong mục II – HIV/AIDS, bài 30 Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sáng tạo trong phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay là nhu cầu cấp bách nhằm đổi mới trong giáo dục, truyền cảm hứng cho cả thầy và trò trong việc tiếp thu các tri thức. Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề,...; các kĩ thuật dạy học tích cực như động não, bản đồ tư duy,... không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Mặt khác với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0, các giáo viên cũng không ngừng tìm tòi, mạnh dạn đưa vào các tình huống, các tiểu phẩm.... tạo ra các tiết dạy sôi động để tiến tới tiếp cận một cách chủ động chương trình SGK mới trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa tìm được "chỗ đứng" của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Cũng chính vì thế nên giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa theo phương pháp truyền thống, chưa "dám" chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Nhiều giáo viên, những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đôi khi lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị "cháy giáo án" do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Mặt khác, trong một tiết dạy học sinh cứ nghe mãi lời giảng của thầy mà không có gì mới mẻ để khuấy động tôm hồn và hình thức hoạt động của các em thì dễ dẫn tới nhàm chán trong giờ học.	
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, chúng ta cần phải chủ động, sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Chính vì vậy, tôi muốn đề xuất một hướng mới để gợi hứng thú cho học sinh bằng con đường ‘ Sân khấu hóa’ trong một số tiết học ở chương trình THPT, Thay vì tiếp nhận kiến thức một cách khô khan theo lối dạy học truyền thống, với hình thức sân khấu hóa, các em được trải nghiệm thực tế, được hóa thân vào nhân vật, có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật, vì vậy tôi chọn đề tài ‘ SÂN KHẤU HÓA TRONG MỤC II – HIV/AIDS, BÀI 30 SINH HỌC 10’. Tôi tin rằng với cách thức này học sinh rất hứng thú và thêm yêu môn học. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Việc nghiên cứu đề tài này giúp học sinh và động nghiệp:
Thứ nhất là hiểu sau hơn nữa các kiến thức lí thuyết về chu trình nhân lên của vi rút, HIV?AIDS.
Thứ hai là nắm được các bước trong thực hiện ‘ Sân khấu hóa một mục hoặc một tiết học’. 
Thứ ba là giúp học sinh cùng nhau luyện tập, biểu diễn các kiến thức trong nội dung bài học và cả những kiến thức ngoài bài học đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Đó không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn viết nên những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, là rèn kỹ năng làm việc nhóm rất hiệu quả cho mỗi học sinh.giúp học sinh củng cố sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giải bài tập trắc nghiệm, nâng cao chất lượng học tập và yêu thích môn Sinh học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài này giúp học sinh thông qua ‘ Sân khấu hóa’ để lĩnh hội kiến thức so với phương pháp thông thường.
 Phát hiện những vương mắc của học sinh khi sử dụng phương pháp này.
 Các bài báo, các tư liệu trên mạng Internet nói về con đường, đối tượng, biểu hiện, biện pháp phòng tránh HIV/AIDS. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Phương pháp điều tra: Thực trạng khi dạy bài 30 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, tham khảo ý kiến của đồng nghiệm cũng như tham khảo các sách tài liệu hiện có trên thị trường.
Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
Phương pháp thống kê, so sánh: thống kê, so sánh kết quả kiểm tra đánh giá theo phương pháp truyền thống và ‘ Sân khấu hóa’.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã tìm ra những điểm mới như sau: 
- Lựa chọn mục bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy học .
- Lựa chọn đội chơi, người dẫn chương trình MC.
- Xây dựng nội dung các bước tiến trình ‘ Sân khấu hóa”.
- Rút ra các bài học, kiến thức liên quan từ ‘ Sân khấu hóa”
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Phân tích cấu trúc và nội dung Bài 30 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, Sinh học 10 - THPT 
 	Nội dung 1 (chu trình nhân lên của virut): Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn:
- Sự hấp thụ.
- Xâm nhập.
- Sinh tổng hợp.
- Lắp ráp.
- Phóng thích.
Ở nội dung này cần làm rõ thêm, thế nào là chu trình tan, chu trình tiềm tan, thế nào là virut độc, thế nào là virut ôn hòa. Vì sao mỗi loại virut chỉ xâm nhập vào một loại tế bào chủ nhất định.
Nội dung 2 (HIV/AIDS): Làm rõ được các nội dung:
- Khái niệm về HIV.
- Các con đường lây truyền HIV. 
- Ba giai đoạn phát triển của bệnh.
- Biện pháp phòng ngừa [1, trang 119].
Ở nội dung này cần mở rộng: Những đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao; Tại sao nhiều người không hay biết mình nhiễm HIV, điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội; Cần có nhận thức và thái độ như thế nào trong phòng tránh lây nhiễm HIV, và đối với người đã mắc HIV trong xã hội?
2.1.2. Sân khấu hóa là gì ?
Theo PGS – TS Trần Thị Tuyết Oanh ‘ Đóng kịch là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung học tập’[2, trang 217]. Trong cuốn Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, tác giả Phan Trọng Ngọ đã đề cặp đến phương pháp đóng kịch ‘Phương pháp đóng kịch là giáo viên cùng với học sinh xây dựng kịch bản, giáo viên kiểm duyệt nội dung và đạo diễn, học sinh hóa thân vào các vai diễn. Qua đó họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng như các kỹ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản’ [3. trang 283].
Đối với môn sinh học ‘ Sân khấu hóa’ các em học sinh được hóa thân vào các nhân vật, trên nền tảng kịch bản đã được giáo viên kiểm duyệt, qua vở kịch các em được thể hiện, được tìm tòi trải nghiệm các tư liệu và các kiến thức ngoài đời sống để nhập vai nhân vật một cách thành công từ đó học sinh chủ động tìm hiểu kỹ bài học, suy nghĩ về những thông điêp của bài học, nhằm trình diễn tốt nhất những thông điệp đó.
Những nhóm học sinh khác không được tham gia vào vở kịch thì làm khán giả, nhưng qua vở kịch các em cần rút ra nhận xét gì? Nội dung vở kịch muốn truyền tải điều gì? 
Giáo viên và học sinh khi cùng nhau luyện tập, biểu diễn là kiến thức trong nội dung bài học và cả những kiến thức ngoài bài học đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Đó không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn viết nên những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, là rèn kỹ năng làm việc nhóm rất hiệu quả cho mỗi học sinh
2.1.3. Xây dựng các nguyên tắc chung khi viết kịch bản và sắm vai (Sân khấu hóa).
Sân khấu hóa ở mức độ nào? Các thủ pháp sân khấu được thực hiện dựa trên hệ thống nguyên tắc nào? Đó là những điều mà giáo viên cần cân nhắc, đánh giá tác động của nó đối với học sinh.
a. Mức độ sân khấu hóa trong tiết học.
Tùy vào nội dung và mục tiêu của từng bài học mà giáo viên sẽ giao cho mỗi nhóm viết kịch bản cho phù hợp: Phù hợp về nội dung, chủ đề; phù hợp về thời gian trình diễn...
Cụ thể trong bài 30 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, tôi đã chon mục II – HIV/AIDS để yêu cầu học sinh viết kịch bản và trình diễn trong vòng 10 đến 15 phút.
b. Nguyên tắc viết kịch và trình diễn sân khấu hóa.
- Đảm bảo sự chuẩn mực: Môi trường giáo dục là một không gian đặc biệt. Học sinh đến trường, một mặt cần có những niềm vui, sự hứng khởi để tiếp nhận những tri thức mới mẻ; nhưng mặt khác, đó cũng là nơi những đứa trẻ được giáo dục các chuẩn mực của cuộc sống. Vì thế, khi các thầy cô giáo nỗ lực để tạo ra những niềm hứng khởi cho học sinh, họ cần đảm bảo sản phẩm của mình không lệch chuẩn, không phản lại các tiêu chí giáo dục.
- Đúng nội dung: Trong vở kịch cần mô phổng, khái quát và truyền tải được nội dung mục, bài học theo yêu cầu đến với học sinh.
- Đảm bảo thời gian: Thời gian vở kịch phải phù hợp trong một tiết dạy, có thời gian nhận xét của giáo viên và học sinh, có sự rút kinh nghiệm của các đội chơi, bạn diễn...
- Có tính sáng tạo: Nội dung kịch bản, quá trình nhập vai và biểu diễn trên sân khấu phải mang tính sáng tạo, không sao chép, bắt chước một cách máy móc.... điều đó mới tạo hứng thú phấn khởi cho người xem.
- Mang tính logic: Nội dung kịch bản và quá trình biểu diễn nhập vai của các bạn học sinh phải có tính logic, liên kết ăn khớp giữa các phần làm người xem luôn có sự hứng khởi, chăm chú theo dõi... từ đó có thể khái hoát hóa, sau chuỗi các sự kiện nhằm chiếm lĩnh tri thức.
- Đảm bảo về cơ sở vật chất: Vở kịch trong sân khấu hóa không đòi hỏi sự đầu tư quá nhiều cơ sở vật chất, cố gắng tận dụng tối đa các dụng cụ, trang phục tự kiếm được, tận dụng được và luôn hướng tới sự an toàn và bảo vệ môi trường.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Từ thực tế trực tiếp giảng dạy học sinh ở trên lớp, sự trao đổi của các đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu hiện có trên thị trường, qua các năm gần đây tôi nhận thấy đại bộ phận học sinh đều học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc, chưa rèn kĩ năng tư duy sáng tạo và trải nghiệm. Tâm lí học sinh còn coi nhẹ môn Sinh học và coi đây là môn phụ trong hệ thống các môn học. Sở dĩ có thực trạng đó theo tôi là do một số nguyên nhân cơ bản sau: 
 - Thứ nhất là do phân phối của chương trình và theo chuẩn kiến thức kỹ năng có giới hạn nên khi dạy trên lớp giáo viên không thể đi sâu vào phân tích một cách chi tiết. Vì vậy đại bộ phận học sinh không thể hệ thống hóa được phươg pháp tối ưu nhất để chiếm lĩnh các kiến thức trong bài học. 
 - Thứ hai là trong các tài liệu tham khảo hiện nay rất ít sách viết về vấn đề “Sân khấu hóa” trong bài học, và đặc biết trong bộ môn sinh học hiện nay lại càng ít tài liệu nói về vấn đề này.
 - Thứ ba là phương pháp truyền thống không phù hợp với cách tiếp cận tri thức như hiện nay và đặc biệt nếu dùng phương pháp thuyết trình thì nhiều bài học sinh sẽ càng nhàm chán môn học hơn.
- Thứ năm là Bộ giáo dục hiện nay cũng chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể nào, quy tắc, chuẩn mực như thế nào về vấn đề “Sân khấu hóa” trong bài giảng, nên nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng, mò mẫn trong cách tiếp cận phương pháp này.
- Thứ sáu là cùng với sự phát triển thông tin internet và mạng xã hội nên lượng kiến thức, thông tin liên quan tới bài dạy là vô cùng phong phú nhưng nhiều giáo viên ngại thay đổi phương pháp tiếp cận giảng dạy nên cũng có sự không ăn khớp về thông tin và về lứa tuổi học sinh.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
 Để khắc phục được thực trạng trên tôi xin trình bày một ví dụ áp dụng sáng kiến của mình trong quá trình giảng dạy trong mục II – HIV/AIDS Bài 30 sinh học 10 cơ bản.
Để tiết học bằng hình thức sân khấu hóa phát huy hiệu quả tối đa, quan trọng nhất là các khâu chuẩn bị, lên ý tưởng. Bước lên lớp chính là buổi nghiệm thu, báo cáo kết quả
2.3.1 Xây dựng các bước cho “Sân khấu hóa”
Có 5 bước cơ bản để thực hiện một giờ dạy theo hình thức cải tiến này: 
Bước 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy học.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động theo nhóm).
Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng cách thức thực hiện và trao đổi với giáo viên.
Bước 4: Giáo viên sửa chữa, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và bổ sung ý tưởng.
Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyện tập chuẩn bị. Giáo viên quan sát, góp ý và chỉnh sửa tiếp để hoàn chỉnh sau đó là tổ chức dạy học trên lớp hoặc trong giờ ngoại khóa
- Trong quá trình giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên có thể nêu thêm các gợi ý để học sinh tìm hiểu hiệu quả hơn. Nên giới thiệu theo hình thức nào? Cần truyền tải những thông tin gì? Và các đội sẽ tự thể hiện ý tưởng của mình.
- Trong tiết học được sân khấu hóa, vai trò của giáo viên sẽ là Ban giám khảo, nhận xét đánh giá kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của các em, động viên khuyến khích tinh thần tự học sáng tạo của các em, đồng thời giáo viên có thể bổ sung thêm các kiến thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót, giúp các em thu nạp tối đa phần kiến thức cần thiết
2.3.2. Sân khấu hoa mục II – HIV/AIDS (có đính kèm đĩa CD).
a. Yêu cầu nội dung cần đạt được
Xây dựng vở kịch cho mục này cần làm toát lên nội dung (Yêu cầu cần đạt):
- Khái niệm về HIV.
- Những con đường lây nhiễm HIV.
- Những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong xã hội hiện nay.
- Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV.
- Thái độ, ứng xử đối với những người bị nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư hiện nay.
b. Giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh.
Trong quá trình giảng dạy tại lớp 10 B tôi đã giao cho em Phạm Tài Nam làm trưởng nhóm và có 8 học sinh khác cùng tham gia nhóm diễn của mình với những yêu cầu sau:
- Em Phạm Tài Nam và nhóm của mình viết nội dung kịch bản.
- Lên các phương án về đạo cụ, sắp xếp lại vị trí chỗ ngồi trong lớp sao cho phù hợp với không gian diễn xuất.
c. Nhóm học sinh xây dựng kịch bản và giáo viên kiểm duyệt nội dung.
Nhóm học sinh đã xây dựng kịch bản, sau đó thảo luận trao đổi với giáo viên, góp ý, chỉnh sửa bổ sung cho kịch bản của mình
(Trang 1 kịch bản, do học sinh viết tay)
(Trang 2 kịch bản)
(Trang 3 kịch bản)
(Trang 4 kịch bản)
d. Nhóm học sinh tập kịch và diễn thử.
Nhóm học sinh, dưới sự giám sát của giáo viên đã diễn thử ở tan hoc cuối buổi học.
e. Tổ chức dạy học bằng ”Sân khấu hóa” trong tiết học (có đính kèm đĩa CD).
Trong bài 30 – Sự nhân lên của viruts trong tế bào chủ, tôi đã triển khai tiết học như sau:
- Ở mục I – Chu trình nhân lên của virut.
+ Giáo viên giới thiệu về các giai đoanh nhân lên của virut trong tế bào chủ và viêt các giai đoạn lên bảng chính
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm học tấp: mỗi nhóm hoàn thành một phiếu học tập (PHT):
PHT1: Đặc điểm của giai đoạn hấp phụ; Vì sao mỗi loại virut chỉ hấp phụ lên một loại tế bào chủ nhất định?
PHT2: Đặc điểm của giai đoạn xâm nhập.
PHT3: Đặc điểm của giai đoạn sinh tổng hợp.
PHT4: Đặc điểm của giai đoạn lắp ráp và phóng thích. Thế nào là chu trình tan? Chu trình tiềm tan.
+ Các nhóm thảo luận và trình bày vào bảng phu trong vòng 10 – 12’
+ Các nhóm cử đại diện lên trình bày ở bảng chính thông qua treo bảng phụ.
+ Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Ở mục II – HIV/AIDS (có đính kèm đĩa CD).
+ Giáo viên yêu cầu lớp kê lại bàn ghế để tạo không gian biểu diễn cho nhóm: Cụ thể kê bàn ghề và sắp xếp lại chỗ ngồi theo hình chữ U để tạo không gian giữa lớp học cho các bạn biểu diễn kịch.
+ Đội chơi biểu diễn Sân khấu hóa: 
Người dẫn chương trình (MC) Phạm Tài Nam lên giới thiệu chương trình và dẫn chương trình.
Trong quá trình MC dẫn chương trình và đọc kịch bản các bạn học sinh trong nhóm sẽ diễn kịch theo nội dung kịch bản: có sự phù hợp giữa nội dung kịch bản, tiến trình kịch bản và các thao tác nhập vai, biểu diễn của các bạn trong nhóm. Trích dẫn thứ tự các ảnh từ vở kích:
 (ảnh gia đình gồm bố mẹ và con)
 (ảnh bố mẹ sau cãi nhau, chỉ còn lại mình con)
 (ảnh nhóm bạn bè rủ rê nhau chơi điện tử, ăn nhậu...) 
 (ảnh khán giả ngồi chăm chú theo dõi)
Ảnh chán nản khi biết mình nhiễm HIV
Ảnh động viên chia sẻ của Cô giáo
 (ảnh động viên, phân tích, chia sẻ của người mẹ và gia đình)
+ Cuối vở kịch MC nói tóm tắt và ý nghĩa của tiểu phẩm.....
 (ảnh MC tóm tắt, kết thúc vở kịch)
+ Các bạn trong lớp theo dõi vở kịch của nhóm diễn.
+ Các bạn trong lớp rút ra nhân xét: Thông điệp của vở kịch là gì?
Những nhận xét, nhữ kết luận rút ra từ vở kịch chính là nội dung cần chiếm lĩnh của học sinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Với việc triển khai ”Sân hấu hóa” như đã nêu trên và tiến hành lấy ý kiến của đồng nghiêp, của học sinh, theo dõi tinh thần thái độ của học sinh trong quá trình học tập và qua bài kiểm tra khảo sát đánh giá thì đại bộ phận học sinh trong lớp dạy đều năm vững được phương pháp, kỹ năng và hứng thú trong tiết dạy. Đồng thời có nhiều học sinh còn có thể tự nghiên cứu sâu hơn các tư liệu liên quan để chuẩn bị cho tiết học.
 - Thực tế giảng dạy tôi cảm thấy rất tự tin với phương pháp sân khấu hóa. Với phương pháp này, học sinh được trải nghiệm, thể hiện năng lực trình diễn, năng lực biểu cảm, năng lực nhập vai.... từ đó học sinh tự tin hơn trong học tập và trong các hoạt động hợp tác nhóm. 
- Với những nhóm học sinh chưa được được sắm vai, các em cũng thấy rất hứng khởi trong từng tiết mục, chăm chú theo dõi, không khí lớp học vui vẻ, sôi động... qua đó các em nhận xét, góp ý và chiếm lĩnh tri thức.
 - Với cơ sở lý thuyết, các bước tiến trình của ”Sân khấu hóa” giúp cho đồng nghiệp, học sinh hiểu sâu sắc một phương pháp mới, với những trải nghiệm tìm tòi của học sinh.
- Thực tế cho thấy, dạy học bằng hình thức sân khấu hóa rất thu hút học sinh. Mọi học sinh đều mong muốn tham gia để thể hiện bản thân, rèn luyện sự tự tin và các kỹ năng khác.
 - Sáng kiến này cũng giúp học sinh tự tin, yêu thích môn Sinh học hơn đặc biệt đối với những kiến thức, nội dung liên quan nhiều tới đời sống hàng ngày.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
 Từ việc vận dụng Sáng kiến trên đã giúp cho học sinh hiểu rõ được bản chất các bài liên quan nhiều đến kiến thức thực tế đời sống. 
 Nhờ những hoạt động cùng tìm hiểu, xây dựng bài học, tập kịch bản, học sinh đoàn kết hơn, tình cảm hơn với thầy cô, bạn bè và có thêm những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thọc trò dưới mái trường. Nó cũng tạo động lực và thoải mái tinh thần giúp các em học hiệu quả hơn ở các môn học khác.
 Tóm lại: Tuy qúa trình thực hiện còn có thể gặp những khó khăn như đã nêu trên, đồng thời việc tổ chức thực hiện với chỉ ở một số tiết học và trong thời gian chưa nhiều. Nhưng với kết quả bước đầu đạt được và cùng với sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp tôi tin tưởng rằng sáng kiến này trong thời gian tới sẽ là tài liệu bổ ích đối với học sinh cũng như các đồng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của quả trình giảng dạy ở bậc THPT.
 Rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các bạn đồng nghiệp
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với tổ chuyên môn
+ Trong quá trình hướng dẫn học sinh sử dụng sáng kiến thì nhất thiết học sinh phải nắm được các bước trong viết kịch bản và triển khai kịch bản mới cho sử dụng.
+ Do số tiết trên lớp không nhiều mà nội dung kiến thức lại lớn đồng thời để bồi dưỡng khả năng tự học của học sinh thì giáo viên chỉ cần hướng dẫn cho học sinh những nội dụng cốt lõi nhất rồi cho học sinh về nhà tự nghiên cứu tiếp sau đó chỉ cần trả lời những vấn đề học sinh còn khúc mắc.
+ Trong quá trình viết kịch và biểu diễn ” Sân khấu hóa” phải đảm bảo các nguyên tắc cốt lõi của nó: Đảm bảo tính sáng tạo, tính logic, tính phù hợp với thuần phong mỹ tục, có tính giáo dục, ... mới cho học sinh triển khai.
 3.2.2. Đối với Sở Giáo Dục
+ Đối với sở giáo dục thì nên triển khai rộng rãi những sáng kiến được ngành xếp giải cho anh chị em giáo viên trong tỉnh được tham khảo, mở mang thêm kiến thức kỹ năng.
+ Cẩn xây dựng, đưa ra hướng dẫn cụ thể, quy tắc, chuẩn mực về vấn đề “Sân khấu hóa” trong bài giảng để tránh hiện tưỡng lệch lạc trong cách viết và cách biểu diễn, nên nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng, mò mẫn trong cách tiếp cận phương pháp này.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
 Người viết SKKN
 Mai Xuân Hội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Sách giáo khoa sinh học 10 – Cơ bản – NXB GD. 
2) Sử dụng phương pháp đóng kịch trong môn Lịch sử - PGS – TS Trần Thị Tuyết Oanh – NXB Quốc gia 2015.
3) Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, tác giả Phan Trọng Ngọ - NXB Sư phạm 2016.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_san_khau_hoa_trong_muc_ii_hivaids_bai_30_sinh_hoc_10.doc