SKKN Tổ chức chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh lớp 8

SKKN Tổ chức chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh lớp 8

Người Việt Nam ta có câu: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" để chỉ những khó khăn trong việc dạy và học phân môn Tiếng Việt. Bởi vậy việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường không chỉ có nhiệm vụ là dạy cho học sinh nói đúng mà còn viết đúng, viết hay tiếng mẹ đẻ của mình. Một trong các khâu để dạy học sinh viết tốt là hoạt động chữa lỗi của chính các em. Chữa lỗi câu là một nhiệm vụ của giáo viên để nâng cao chất lượng diễn đạt cho học sinh. Tuy nhiên, việc chữa lỗi câu cho học sinh chưa thật sự được coi trọng trong nhà trường hiện nay, cách chữa còn tùy tiện. Giáo viên mới chỉ quan tâm đến chữa lỗi của một câu đơn lẻ, độc lập chứ chưa chú ý chữa lỗi câu đặt trong đoạn văn, bài văn của học sinh. Chính vì thế, việc chữa lỗi câu cho học sinh là một điều rất đáng được quan tâm.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người. Công nghệ thông tin càng phát triển, ngôn ngữ càng phát huy được giá trị to lớn của mình. Ngôn ngữ viết càng trở nên quan trọng trong thời đại “số hóa”. Thế nhưng ta đang gặp tình trạng viết sai khá phổ biến trên sách báo và trên bài làm của học sinh. Có thể dễ dàng tìm thấy những cách diễn đạt sai ở nhiều tờ báo, cuốn sách xuất bản hằng ngày. Điều nguy hiểm là tần suất cách diễn đạt sai mà học sinh tiếp xúc hằng ngày rất cao nên nhiều em, trong nhiều trường hợp, không thể xác định được đâu là diễn đạt đúng, đâu là diễn đạt sai.

Vì vậy, cách dạy Tiếng Việt trong nhà trường hiện nay cần thay đổi. Dạy và học câu không dừng lại ở việc học các câu đơn lẻ, viết các câu độc lập mà phải luôn gắn câu với văn bản, với yêu cầu của một hoạt động giao tiếp cụ thể. Vấn đề chữa lỗi câu cũng đòi hỏi phải đặt câu trong văn bản. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn nội dung “Tổ chức chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh lớp 8” làm đề tài áp dụng nghiên cứu SKKK.

 

doc 24 trang thuychi01 9052
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Người Việt Nam ta có câu: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" để chỉ những khó khăn trong việc dạy và học phân môn Tiếng Việt. Bởi vậy việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường không chỉ có nhiệm vụ là dạy cho học sinh nói đúng mà còn viết đúng, viết hay tiếng mẹ đẻ của mình. Một trong các khâu để dạy học sinh viết tốt là hoạt động chữa lỗi của chính các em. Chữa lỗi câu là một nhiệm vụ của giáo viên để nâng cao chất lượng diễn đạt cho học sinh. Tuy nhiên, việc chữa lỗi câu cho học sinh chưa thật sự được coi trọng trong nhà trường hiện nay, cách chữa còn tùy tiện. Giáo viên mới chỉ quan tâm đến chữa lỗi của một câu đơn lẻ, độc lập chứ chưa chú ý chữa lỗi câu đặt trong đoạn văn, bài văn của học sinh. Chính vì thế, việc chữa lỗi câu cho học sinh là một điều rất đáng được quan tâm.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người. Công nghệ thông tin càng phát triển, ngôn ngữ càng phát huy được giá trị to lớn của mình. Ngôn ngữ viết càng trở nên quan trọng trong thời đại “số hóa”. Thế nhưng ta đang gặp tình trạng viết sai khá phổ biến trên sách báo và trên bài làm của học sinh. Có thể dễ dàng tìm thấy những cách diễn đạt sai ở nhiều tờ báo, cuốn sách xuất bản hằng ngày. Điều nguy hiểm là tần suất cách diễn đạt sai mà học sinh tiếp xúc hằng ngày rất cao nên nhiều em, trong nhiều trường hợp, không thể xác định được đâu là diễn đạt đúng, đâu là diễn đạt sai.
Vì vậy, cách dạy Tiếng Việt trong nhà trường hiện nay cần thay đổi. Dạy và học câu không dừng lại ở việc học các câu đơn lẻ, viết các câu độc lập mà phải luôn gắn câu với văn bản, với yêu cầu của một hoạt động giao tiếp cụ thể. Vấn đề chữa lỗi câu cũng đòi hỏi phải đặt câu trong văn bản. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn nội dung “Tổ chức chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh lớp 8” làm đề tài áp dụng nghiên cứu SKKK.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 GS Cao Xuân Hạo đã khẳng định: “ Muốn biết một câu nào đó đúng hay sai không thể không đặt nó trong ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Những tri thức cho phép người bản ngữ thấy trong hoàn cảnh nào thì người nào có thể nói như thế này mà không được nói như thế kia cũng là tri thức ngôn ngữ học và không thể không được nói đến trong sách ngữ pháp” [1]. Chỉ có chữa lỗi câu đặt trong mối quan hệ với các câu khác mới đảm bảo cho câu được chữa đúng không chỉ đúng ngữ pháp của một ngôn ngữ mà còn đúng với quy tắc của tư duy, của hoạt động giao tiếp. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và ngày càng nâng cao chất lượng diễn đạt của học sinh, nâng cao hiệu quả của việc dạy Tiếng Việt ở trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Với lí do mà mục đích như trên đề tài tập trung nghiên cứu về văn bản và câu trong văn bản, thực trạng vấn đề chữa lỗi câu trong bài làm của học sinh lớp 8 Trường THCS Quang Trung và thực tế giảng dạy về chữa lỗi câu trong nhà trường; thực tế học tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt,tâm lí nhận thức lỗi câu và chữa lỗi câu ở học sinh; Những lỗi câu thường gặp để từ đó đưa ra những giải pháp và tổ chức cho học sinh chữa lỗi câu trong bài làm văn nhằm giúp học sinh nhận ra lỗi câu, biết cách sửa chữa, tự sửa chữa được lỗi câu, giúp học sinh linh hoạt hơn khi viết văn.
1.4.Phương pháp nghiên cứu 
 Để thực hiện đề tài này chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết .
 Đọc tài liệu nghiên cứu về cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt để xây dựng cơ sở lí thuyết về câu Tiếng Việt và câu trong văn bản.
*. Pương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 Bằng thực tế giảng dạy cụ thể, qua chấm bài và sửa chữa lỗi cho học sinh hai lớp 8A1 và 8A2 Trường THCS Quang Trung để có những số liệu cụ thể và thực trạng mà chúng tôi có những thông tin cụ thể chính xác .
* Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
 Sau khi khảo sát và thu thập thông tin chúng tôi tiến hành lập bảng và thống kê các số liệu cụ thể để vụ cho đề tài nghiên cứu.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
a.Cơ sở ngôn ngữ học.
Câu là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Nó là đơn vị phức tạp hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Theo ngữ pháp truyền thống, câu được các từ điển Tiếng Việt định nghĩa là “ Chuỗi lời nói có ngữ điệu, diễn đạt một ý trọn vẹn”[4]
Theo các tác giả của cuốn “ Dẫn luận ngôn ngữ học” quan niệm: “ Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm và một cảm xúc”.
Là một đơn vị ngôn ngữ, câu đã được nghiên cứu kĩ trên nhiều bình diện. Những tưởng thành tựu nghiên cứu về câu đã đạt đến sự thống nhất. Nhưng, cùng với sự phát triển của xã hội, người ta càng thấy tính phức tạp của ngôn ngư nói chung và đơn vị câu nói riêng. 
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của ngữ pháp chức năng, câu được nghiên cứu sâu hơn về mặt ngữ dụng. Tuy còn nhiều quan niệm khác nhau, nhưng với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, các nhà khoa học đều thấy “câu” có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Câu có chức năng biểu hiện.
- Câu có chức năng trao đổi, diễn đạt liên nhân.
- Câu có chức năng tạo văn bản, diễn đạt cách tổ chức một thông điệp.
	Để thực hiện ba chức năng trên, câu có các kiểu cấu trúc riêng phù hợp với cách tổ chức đặc thù riêng trong câu. Mỗi cách tổ chức như vậy không trùng lặp với các chức năng khác.
b. Câu trong giao tiếp.
 Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu giao tiếp đặc biệt. Ngôn ngữ thực sự là ngôn ngữ, khi và chỉ khi được sử dụng trong giao tiếp xã hội. Trong giao tiếp, các đơn vị ngôn ngữ đều có những đặc trưng riêng. Câu cũng vậy. Câu khi giao tiếp chính là các phát ngôn. Gọi là phát ngôn để phân biệt với khái niệm “câu” của ngữ pháp cấu trúc. Điều này phản ánh tính “rất ít được quy phạm hoá về mặt hình thức” của câu trong hoạt động giao tiếp.
 Trong hoạt động giao tiếp, câu chịu ảnh hưởng của các nhân tố chính sau:
- Nhân vật giao tiếp: 
- Hoàn cảnh giao tiếp: 
- Đích giao tiếp: 
 Câu (phát ngôn) trong giao tiếp nói năng hằng ngày rõ ràng là rất phong phú. Tất cả sự “lệch chuẩn” của nó sẽ được người nhận, căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, khôi phục, nắn sửa lại để xác định được đúng ý của người nói.
 Vì vậy, chúng ta thấy dạy học câu hiện nay phải và cần phải là dạy học câu trong văn cảnh, trong mối quan hệ lời nói, dạy học câu trong văn bản. Cách tốt nhất để dạy cho học sinh viết câu có hiệu quả, vừa đúng về mặt ngữ pháp, vừa đúng về mặt ngữ nghĩa là dạy qua giao tiếp và bằng giao tiếp.
c. Văn bản và câu trong văn bản.
 Theo GS Đỗ Hữu Châu đưa ra định nghĩa về văn bản: “Văn bản là một biến thể dạng viết liên tục của ngôn bản thực hiện một hoặc một số đích nhất định nhằm vào những người tiếp nhận nhất định thường là không trực tiếp có mặt khi văn bản được sản sinh ra” .[2]
Câu trong văn bản, do chịu tác động của các yếu tố nội dung, liên kết, tu từ nên nó không phải lúc nào cũng đầy đủ các tiêu chí như câu độc lập:có khi nó bị tỉnh lược chủ ngữ; có khi bị lược cả chủ ngữ và vị ngữ.  
 Điều này, có thể thấy xuất hiện nhiều vô kể trong các văn bản. Nếu các câu đó không phải do các nhà văn viết ra thì chắc các thầy cô trong nhà trường sẽ coi đó là các “câu thiếu ý”, “câu cụt ý”. Trần Ngọc Thêm có nhận xét đúng “tuy nhà trường có thể bắt học sinh viết những câu “tiêu chuẩn” nhưng lại hoàn toàn không thể bắt buộc các em chỉ nghe và đọc những câu “hợp chuẩn”. Kết quả là xảy ra một thực trạng nực cười: Có những “câu” hoàn toàn giống nhau nhưng ở bài viết của học sinh thì bị thầy chê là “sai”, còn ở các nhà văn thì được coi là “đúng”, thậm chí “hay” nữa!” [3]
 Từ đó, khi bắt lỗi sai của học sinh cũng không thể tách riêng một cách cơ học các yếu tố được. Nguyên tắc khi xét lỗi của bài văn là phải đặt nó trong tương quan chỉnh thể của cả bài. Điều này cứ ngỡ giáo viên nào cũng biết nhưng thực tế thì không phải vậy. 
 Chương trình Ngữ văn THCS được thiết kế trên nguyên tắc tích hợp ba phân môn: Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn. Quan hệ giữa ba phân môn chưa bao giờ chặt chẽ như thế. Kết quả học Ngữ văn thể hiện rõ nhất trong các bài viết văn. Mỗi bài viết phải thể hiện được sự nắm chắc kiến thức văn học, hiểu và vận dụng tốt kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng trình bày một văn bản theo đúng kiểu bài. Trong mối quan hệ ấy, một câu trong bài viết sai sẽ biểu hiện nhiều mức độ sai khác nhau như: sai về kiến thức văn học, sai về cách đặt câu, về liên kết hoặc về phong cách.. Điều đó đặt ra cho người giáo viên khi chữa câu sai của học sinh phải đồng thời chữa nhiều loại lỗi khác nhau. 
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
a. SGK và vấn đề chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh.
Sách giáo khoa của chương trình đã coi trọng việc chữa lỗi cho học sinh từ chữa lỗi dùng từ đến chữa lỗi đặt câu.( Ngữ văn 8 Tiết 122- Chữa lỗi diễn đạt- Lỗi lô-gíc)[5,6]
Ngoài các tiết có nội dung là chữa lỗi, chương trình hiện nay còn dành số tiết rất đáng kể cho ôn tập, luyện tập. Số lượng các tiết này nhiều hơn rất nhiều so với chương trình và SGK trước đây.
 Số tiết trả bài nhiều đòi hỏi người giáo viên phải coi trọng tiết trả bài. Nhưng thực tế hiện nay không phải như vậy. Do sách giáo khoa và sách giáo viên, chỉ định hướng mà không có hướng dẫn cụ thể cho từng loại bài cho nên nhiều giáo viên đã tuỳ hứng trong soạn tiết trả bài. Vì vậy dẫn đến hiện tượng giáo viên nhận xét chung chung, khen chê đại khái rồi trả bài và gọi điểm vào sổ. Đây là hiện tượng phổ biến trong các tiết trả bài ở các trường phổ thông hiện nay. Qua khảo sát từ giáo án Ngữ văn của đồng nghiệp dạy ở trường THCS, chúng tôi thấy tiết trả bài thường được soạn rất ngắn và hầu như không có những đoạn văn hay, những đoạn văn cần chữa trong giáo án. Ngay cả giáo án các tiết chữa lỗi dùng từ và câu, hiện tượng giáo viên chỉ sử dụng một số ví dụ trong các sách giáo khoa là chủ yếu. Rất ít giáo viên có ý thức tìm tòi các ví dụ khác và càng hiếm những ví dụ được trích trong chính bài làm của học sinh. Hơn nữa, ở nhiều em học sinh trong một bài làm mắc quá nhiều lỗi về câu về chính tả khiến giáo viên có tâm lý ngại sửa, mất thời gian 
b Thực trạng lỗi câu trong diễn đạt hiện nay : Nhận thức của giáo viên THCS về câu và lỗi câu:
- Việc nhận thức về câu của giáo viên THCS còn rất cứng nhắc.
- Thực tế bản thân một số giáo viên trong quá trình viết cũng còn mắc lỗi về câu.
- Khi xét câu đúng hay sai, một số giáo viên chỉ thuần tuý căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp của câu mà không đặt câu vào văn bản.
c. Thực tế của việc giảng dạy về chữa lỗi câu trong nhà trường THCS.
Việc rèn luyện và sửa lỗi câu cho học sinh trong nhà trường hiện nay còn tồn tại một vấn đề như đó là việc xem nhẹ khâu chấm và chữa bài cho học sinh. Nhiều giáo viên dành quá ít thời gian và tâm huyết cho việc chấm bài và chữa lỗi trong bài cho học sinh. Trong khi chấm bài, một số thầy cô lại quá lệ thuộc vào các câu mẫu, đoạn mẫu, bài mẫu. 
Trong các tiết chữa lỗi, học sinh cũng được chữa các lỗi nhưng là các lỗi do giáo viên sử dụng trong sách hay trích dẫn trong sách vở. Vì vậy, học sinh cũng được chữa lỗi nhưng là các lỗi của ai đó chứ không phải của mình. Cho nên học sinh có thể chữa được lỗi nhưng không có ý thức phòng chống việc mắc lỗi. Sẽ là hiệu quả rất nhiều nếu học sinh được chữa lỗi của chính mình hoặc của chính các bạn mình. Khắc phục những hạn chế ấy đòi hỏi một sự cải cách đồng bộ cả nội dung và phương pháp trong dạy bài chữa lỗi về câu.
d. Thực tế việc học tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh .
Có một thực tế là một số các em học sinh THCS nói rất trôi chảy mạch lạc, kể một chuyện các em thấy cho các bạn mình nghe rất hấp dẫn. Nhưng khi yêu cầu kể lại bằng văn viết thì các em lại rất lúng túng, diễn đạt lộn xộn, ngây ngô. Vẫn biết rằng viết khác nói, nhưng hiện tượng trên cũng phản ánh việc thiếu được rèn luyện trong diễn đạt của học sinh THCS hiện nay.
e. Tâm lý của quá trình nhận thức lỗi câu và chữa lỗi.
Học sinh THCS là lứa tuổi phức tạp, các em có khát khao muốn làm người lớn. Vì thế, việc chỉ ra lỗi sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của học sinh. Đây là điều rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải hết sức thận trọng khi chọn lỗi, phân tích và sửa lỗi. Học sinh THCS không phải không có bản lĩnh để nhận lỗi. Nhưng việc chữa lỗi của một số thầy cô lại có sắc thái của sự mỉa mai, chì chiết nên gây tâm lý nặng nề cho học sinh.
g. Những lỗi câu thường gặp trong bài của học sinh.
Câu trong bài làm văn của học sinh bị đánh giá là sai có thể là do hai loại lỗi chính:
- Bản thân từng câu trong văn bản bị tổ chức sai.
- Câu trong mối quan hệ với các câu khác bị tổ chức sai. 
Vì vậy, khi xem xét đánh giá chữa lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh, chúng ta có thể lần lượt tìm hiểu từng loại lỗi này. Loại chữa lỗi câu biệt lập đã được nghiên cứu tương đối nhiều, dưới đây, chúng tôi chỉ xin đi nhanh lại các lỗi đó và chủ yếu tìm hiểu các loại lỗi trong bài làm văn của học sinh ở loại lỗi thứ hai, lỗi trong mối quan hệ với các câu khác của văn bản.
Tóm lại, các câu bị coi là lỗi khi các câu đó dù có đúng ngữ pháp nhưng không diễn đạt được đúng ý của người viết, không bảo đảm được tính mạch lạc của văn bản. Sẽ không coi là lỗi nếu câu đó khi tách riêng có thể không bảo đảm đúng chuẩn ngữ pháp nhưng đặt trong văn bản thì lại chấp nhận được. Trên cơ sở khảo sát các loại câu sai trong bài viết của học sinh, chúng tôi thấy các loại lỗi câu thường gặp của học sinh THCS là:
* Sai về cấu trúc ngữ pháp của câu: Đây là loại lỗi sai phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ lớn trong các loại câu sai mà học sinh thường mắc. 
- Sai do vi phạm nguyên tắc tỉnh lược thành phần câu.
- Sai do thiếu nòng cốt câu.
- Sai do thiếu vế câu. 
* Sai lôgíc giữa các câu, sai lôgíc giữa lời dẫn và lời trực tiếp.
- Sai do vi phạm trật tự giữa nội dung của các câu.
- Sai lôgic giữa lời dẫn và lời trực tiếp.
* Sai do không đảm bảo tính mạch lạc giữa các câu.
- Sai do câu lạc ý. 
- Sai do dùng từ liên kết không phù hợp. 
- Sai do thiếu từ liên kết.
- Sai do dùng thừa từ ngữ liên kết.
* Sai do không phù hợp phong cách văn bản.
- Sai do vi phạm chuẩn phong cách. 
- Sai do không phù hợp giọng điệu chung của văn bản.
* Sai vì không phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Sai nội dung ngữ nghĩa. 
- Sai quan hệ vai trong giao tiếp.
- Sai do cách diễn đạt mơ hồ. 
Thực trạng này có ở một số trường THCS trong huyện Ngọc Lặc nói chung và trường THCS Quang Trung nói riêng. Chính vì vậy, những năm trước đây việc chữa lỗi câu trong bài tập làm văn cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao.
Số lượng học sinh biết sửa lỗi và làm lại bài của mình không nhiều, nhiều học sinh nhận ra lỗi nhờ sự hướng dẫn của thầy cô nhưng lại không biết sửa hoặc cố tình không sửa do lười nhác, hoặc tâm lí ngại làm văn.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm qua bài làm của học sinh lớp 8A1 và 8A2 ở trường THCS Quang Trung năm học 2016-2017 theo hình thức cũ trong tiết trả bài tập làm văn như sau:
Điểm
Lớp
Sĩ số
Điểm 1 - 2
Điểm 3 - 4
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9- 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
36
7
19.4 
9
25
17
47.2
3
8.3
0
0
8A2
33
0
10
30.3
12
36.3
9
27.2
0
0
Bảng số liệu cho ta thấy, kết quả trong bài làm văn của các em rất thấp. Số học sinh có điểm dưới trung bình chiếm tới 44.4% ở lớp 8A1 và 30.3 % ở lớp 8A2. Ở cả hai lớp không có học sinh đạt điểm 9-10. Qua bảng số liệu, và từ thực tế địa phương, ta thấy do một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất là do nhu cầu của các bậc phụ huynh là chỉ cần con học tốt các môn tự nhiên; Thứ hai là do các em ngại học văn (rất ngại viết văn) dẫn đến tâm lí chây lười trong học tập; thứ ba là do một số giáo viên dạy văn cũng không còn nhiều nhiệt huyết với môn văn; thứ tư là trong những tiết trả bài Ngữ văn một số thầy cô chưa thực sự dành thời gian tâm sức chữa lỗi sai cho các em, chưa kịp thời động viên, khích lệ, uấn nắn câu từ cho các em.
Từ thực trạng trên, xét thấy tầm quan trọng của việc chữa lỗi câu cho học sinh, với sự kiểm nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học, tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp kinh nghiệm nhỏ về việc “Tổ chức chữa lỗi câu trong bài Tập làm văn cho học sinh lớp 8”.
2.3.CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 Khi xem xét lỗi câu, ta phải xem xét câu với tư cách là một đơn vị cấu thành của văn bản. Nghĩa là đặt nó trong hệ thống đơn vị lớn hơn nó là văn bản. Có như vậy, ta mới có thể đánh giá câu một cách chính xác trong chức năng hành chức của nó. Ngoài ra, khi xét lỗi, cần phải quan tâm đến mối quan hệ của câu với các nhân tố giao tiếp và phong cách của từng loại văn bản.
 Từ góc độ văn bản để nhìn nhận và đánh giá lỗi câu, ta sẽ dễ dàng lí giải được những trường hợp câu được tạo ra hoàn toàn đúng với quy tắc ngữ pháp, có nghĩa, nhưng lại không thể tồn tại ở một vị trí nào đó trong văn bản vì nó không có giá trị thông báo hoặc phá vỡ tính liên kết của văn bản. Và ngược lại, có những câu tách khỏi văn bản thì không bảo đảm chuẩn ngữ pháp nhưng ở trong văn bản thì hoàn toàn chấp nhận được. Hơn nữa, đứng ở góc độ văn bản để xét lỗi, ta sẽ dễ dàng nhận ra ý đồ của người viết muốn thể hiện trong câu lỗi, từ đó, ta mới có cách sửa lỗi hợp lý, chính xác, đúng với ý của người viết. Để làm sáng tỏ vấn đề, ta đi vào tìm hiểu một số quan điểm và giải pháp tổ chức thực hiện.
a. Quan điểm chữa lỗi câu trong bài văn của học sinh.
 Trước đây, khi xét lỗi câu, chúng ta vẫn thường quan tâm nhiều về mặt cấu trúc ngữ pháp. Khuynh hướng này chỉ chú ý xem xét những câu đơn lẻ, những câu đã được tách ra khỏi văn bản. Trên cơ sở phân tích cấu trúc ngữ pháp, người ta chỉ ra lỗi sai của các câu đó. Cách chữa lỗi câu ở các câu độc lập như vậy không phải là không có giá trị trong dạy tiếng nhưng như Nguyễn Mai Hồng trong bài viết “Mối quan hệ giữa ý và lời trong quá tình hình thành một số kiểu câu sai của học sinh” đã đánh giá “ Việc phân tích cấu trúc nội bộ của từng câu sai riêng lẻ là việc làm đầu tiên, không thể thiếu được. Song nếu chỉ chú ý câu sai trong khuôn khổ một câu riêng lẻ, chúng ta sẽ bị hạn chế tầm nhìn và đi tới việc phân tích nguyên nhân không đầy đủ, đề ra cách chữa không sát hợp”. Vì vậy, khi tổ chức chữa câu sai cho học sinh, chúng tôi chú ý một số điểm sau:
 * Lấy văn bản là cơ sở để xác định các câu sai
Khi nghiên cứu lỗi câu, bên cạnh việc xem xét lỗi câu trên phương diện hướng nội (nội tại câu) phải xem xét câu trên phương diện hướng ngoại (quan hệ của câu đó với các câu khác). Tức là khi xem xét lỗi câu, ta phải xem nó với tư cách là một đơn vị cấu thành của văn bản, đặt nó trong chỉnh thể văn bản.
 Từ góc độ văn bản để nhìn nhận và đánh giá lỗi câu, ta dễ dàng lí giải được những trường hợp câu được tạo ra hoàn toàn đúng với quy tắc ngữ pháp, có nghĩa nhưng lại không thể tồn tại ở một vị trí nào đó trong văn bản. Và ngược lại, có những câu tách khỏi văn bản thì chắc chắn là sai ngữ pháp, tối nghĩa, nhưng ở trong văn bản lại được chấp nhận.
 * Tập trung chữa các câu sai có tính phổ biến cao
 Cũng từ góc độ văn bản, chúng ta thấy biểu hiện của lỗi câu rất đa dạng và phức tạp. Do rất nhiều ràng buộc, người giáo viên không thể tổ chức cho học sinh chữa hết các loại lỗi câu có trong bài viết vì số lượng sẽ rất nhiều. Vả lại, sẽ không khoa học nếu tập trung vào chữa các lỗi có tính cá biệt. Do đó, quan điểm cần được thống nhất là chỉ tập trung vào chữa các loại lỗi có tính phổ biến cao.
 * Tôn trọng ý của học sinh trong bài làm, tránh áp đặt chủ quan của người chữa
 Một câu sai thường là có nhiều cách chữa. Khi chữa câu độc lập, đơn lẻ, chúng ta có thể hướng học sinh đến nhiều cách chữa.
 Ví dụ: Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cho ta thấy cả một xã hội điên đảo vì tiền, bọn đầu trâu mặt ngựa mặc sức hoành hành, bọn quan lại hủ bại.
 Với câu trên, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích và chấp nhận các cách chữa như:
- Bỏ từ “trong”: Câu đã chữa là: “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cho ta thấy cả một xã hội điên đảo vì tiền, bọn đầu trâu mặt ngựa mặc sức hoành hành, bọn quan lại hủ bại.
- Bỏ từ “của”: Câu đã chữa là: Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã cho ta thấy cả một xã hội điên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_chua_loi_cau_trong_bai_tap_lam_van_cho_hoc_sinh.doc