SKKN Tìm hiểu về Trường phái chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca của tác giả Thanh Thảo
Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công sinh năm 1946, có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của thi ca Việt Nam hiện đại, vì thế tìm hiểu và đánh giá thơ Thanh Thảo là việc làm cần thiết. Ông là nhà thơ không ngừng tiếp cận những trào lưu văn học mới, nhằm làm cho sáng tác của mình ngày càng gần với hơi thở đương đại, những nỗ lực này dẫn đến tất yếu là thơ Thanh Thảo ngày càng mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại, đặc biệt là khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực.
Bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca” in trong tập “Khối vuông ru bích” là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của thơ Thanh Thảo: Giàu suy tư, mãnh liệt và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực. Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực là biện pháp nghệ thuật trong thơ nói chung và trong thơ Thanh Thảo nói riêng, đặc biệt trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn tôi rất tâm đắc với tác phẩm, muốn cho học sinh tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ này. Hiện nay chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu về Trường phái chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca của tác giả Thanh Thảo” làm nội dung của sáng kiến để có dịp trao đổi với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca” nói riêng.
MỤC LỤC Nội Dung Trang I. Mở Đầu 3 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu II. Nội Dung Sáng Kiến Kinh Nghiệm 1. Cơ sở lí luận 4 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 19 III. Kết luận, Kiến nghị 20 1. Kết luận 2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo P.G.LOR – CA (1898 – 1936) I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công sinh năm 1946, có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của thi ca Việt Nam hiện đại, vì thế tìm hiểu và đánh giá thơ Thanh Thảo là việc làm cần thiết. Ông là nhà thơ không ngừng tiếp cận những trào lưu văn học mới, nhằm làm cho sáng tác của mình ngày càng gần với hơi thở đương đại, những nỗ lực này dẫn đến tất yếu là thơ Thanh Thảo ngày càng mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại, đặc biệt là khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực. Bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca” in trong tập “Khối vuông ru bích” là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của thơ Thanh Thảo: Giàu suy tư, mãnh liệt và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực. Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực là biện pháp nghệ thuật trong thơ nói chung và trong thơ Thanh Thảo nói riêng, đặc biệt trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn tôi rất tâm đắc với tác phẩm, muốn cho học sinh tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ này. Hiện nay chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu về Trường phái chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca của tác giả Thanh Thảo” làm nội dung của sáng kiến để có dịp trao đổi với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca” nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu. Thực hiện sáng kiến này tôi biết đã có nhiều bài viết, nhiều bài nghiên cứu hay viết về tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca”. (Tuy nhiên trong phạm vi sáng kiến này từ thực tế giảng dạy, tìm tòi của bản thân tự đúc rút được để viết lại) do đó thật khó để cá nhân tôi có thể tìm tòi, phát kiến được những ý tưởng, nhận thức và kinh nghiệm. sâu sắc, độc đáo. Nhận thức rõ điều đó từ ý tưởng đó nên trong phạm vi sáng kiến tôi chỉ đi sâu nghiên cứu tác phẩm với mục đích: Tìm hiểu thêm về nghệ thuật tượng trưng, siêu thực từ đó để thấy được vẻ đẹp tư tưởng của bài thơ. 3. Đối tượng nghiên cứu. Sáng kiến chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật xuất sắc của tác phẩm, cụ thể là chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Từ đó để thấy cách nhìn nhận cuộc sống và con người cũng như quan niệm nghệ thuật của bài thơ. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện sáng kiến này tôi đã vận dụng các phương pháp sau: * Phương pháp thống kê: Chọn lựa và thống kê các ngữ liệu, dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. * Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích ngữ liệu kết hợp với đối chiếu, so sánh nhằm khơi sâu, mở rộng cách tìm hiểu để thấy được ý nghĩa của vấn đề. * Thu thập thông tin, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy ở trường THPT Ngọc Lặc năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận. *Chủ nghĩa tượng trưng: Là một trào lưu nghệ thuật và là một quan điểm triết học – mỹ học xuất hiện ở phương Tây cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, bao gồm hình tượng văn học, nghệ thuật như thơ, kịch, tiểu thuyết, hội họa. chủ nghĩa tượng trưng quan niệm nghệ thuật không phải phản ánh thế giới hiện tại mà là một thế giới siêu tưởng, một thế giới mơ hồ của một sự tương hợp giữa ánh sáng, sắc màu, mùi hương và nhạc điệu. Chủ thể tiếp nhận thơ tượng trưng cùng một lúc có thể cảm ứng tổng hòa thế giới âm thanh, sắc màu, mùi hương bằng tất cả các giác quan tương ứng. Các nhà tượng trưng xem thế giới hữu hình chỉ là hình ảnh, là cái bóng, là biểu tượng cho một thế giới mà ta không thấy được, họ quan niệm chính cái không nhìn thấy đó mới là bản thể của thế giới, nhà thơ nhận thức thế giới bằng trực giác, bởi chỉ có trực giác mới nắm bắt bằng được cái đằng sau, vô hình, mới ứng cảm được thế giới đích thực mà ta không nhìn thấy. *Chủ nghĩa siêu thực: Là một trào lưu văn nghệ xuất hiện vào khoảng sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp và do Andre Brton và P.Soupault đề xướng với sự tham gia của L.Aragon và P.Eluard. Quan điểm và thi pháp của họ chống lại sự sùng bài các trào lưu văn học hiện thực và lãng mạn thế kỉ XIX, đưa ra phương pháp sáng tác mà họ gọi là “lối viết tự động” tức là ghi lại những ảo giác tự phát theo “trạng thái của những người bị thôi miên” Nói tóm lại, theo chủ quan người nghệ sĩ thoát li mọi thực tế xã hội, chủ trương “giải phóng” thơ khỏi những qui cách, lề lối gò bó trước đó mà họ cho là khuôn sáo, hàn lâm chủ trương những từ ngữ kiểu cách, kì lạ, âm luật, cú pháp thất thường. Như vậy nghệ thuật tượng trưng, siêu thực có vai trò quan trọng trong thơ, vì vậy việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thủ pháp nghệ thuật này sẽ giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về bài thơ trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật đồng thời khẳng định sự cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo. 2. Thực trạng của vấn đề. “Đàn ghi ta của Lor-ca” (1985) là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt nam giai đoạn 1975 đến thế kỉ XX. Bài thơ được rút trong “Khối vuông ru-bích” là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc và đương nhiên không dễ hiểu vì ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Bài thơ đưa vào chương trình Ngữ văn THPT với thời gian khoảng 8 năm, 8 năm là một quãng thời gian khá dài nhưng đối với một tác phẩm có giá trị thì chưa thể khám phá hết giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó. Môn Ngữ văn là môn học đặc thù, yêu cầu học sinh đọc – hiểu, phải phát huy trí tưởng của các em là một điều khó khăn, đặc biệt là học sinh miền núi hơn 80% là dân tộc thiểu số, đầu vào thấp, điều kiện để các em học tập còn hạn chế. Như vậy khi học xong bài thơ này học sinh hiểu bài không nhiều,và còn mơ hồ về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Cho nên tôi mạnh dạn áp dụng đề tài, hướng dẫn các em tìm hiểu “Trường phái chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực qua bài Đàn ghi ta của Lor-ca” mong rằng có thể nâng cao chất lượng dạy học ở bài thơ này. 3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 3.1 Cảm hứng sáng tác: Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút đầy bi phẫn trong cuộc đời của Ph.G.Lor-ca (1898- 1936), một nhà thơ nổi tiếng, nhạc sĩ, họa sĩ, kịch gia, nhà hoạt động sân khấu thiên tài, đồng thời là người chiến sĩ chống phát xít kiên cường của xứ sở Espagna thuộc đất nước Tây Ban Nha,một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khuất, một tâm hồn bất diệt. Từ đó Thanh Thảo làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ về chính âm nhạc và thi ca. 3.2 Chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong thơ Thanh Thảo: *Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại, tuy nhiên ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi. Thanh Thảo viết bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” theo phong cách thơ tượng trưng có pha chút màu sắc siêu thực rất gần với phong cách của thơ Lor-ca, đã tạo nên sự khác biệt với thơ cổ điển, thơ lãng mạn trong việc thể hiện vai trò của cái tôi và ở cấu trúc thơ. Ở dòng thơ tượng trưng, siêu thực cái tôi không còn ở vị thế trung tâm khơi nguồn sáng tạo, mất đi vị trí độc tôn để trở thành cái tôi đa ngã. Ở bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca” đã kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc, giữa màu sắc truyền thống và thơ viếng phương Đông, và chất hiện đại mang âm hưởng bi tráng của nhạc giao hưởng phương Tây. Hình ảnh Đàn Ghi ta * Hình tượng Lor-ca, một nhà thơ hiện đại nhưng yêu âm nhạc dân gian Tây Ban Nha đã đưa vào thơ mình âm hưởng An-đa-lu-xi-a. Người nghệ sĩ du ca lãng tử ấy đã dùng tiếng đàn, tiếng thơ của mình để giải bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương nhân dân, chuỗi âm thanh li-la li-la mô phỏng nốt đàn ghi ta tạo âm hưởng ngân nga hòa quện âm thanh với màu sắc, ánh sáng, sự sống, trong sự tưởng vọng loài hoa tử đinh hương (Theo truyền thuyết Tây Ban Nha hoa tử đinh hương là sự hóa thân của người con hiếu thảo để bảo vệ mẹ trước sự tấn công của loài rồng), ý nghĩa cao đẹp và sắc thắm hương thơm đã làm cho chuỗi âm thanh li-la càng thêm thiết tha, sâu lắng. Hình tượng Lor-ca trong môi trường chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX: cuộc đời của Lor-ca là một chuỗi ngày dài rong ruỗi qua những miền kí ức rời rạc, để rồi người ta chứng nhân và truyền lại cho hậu thế là những sáng tác của chính ông. Thanh Thảo đã chắp nối chúng ta thành một cuộc đời và viết tiếp sự giải thoát cho cái chết đớn đau của cuộc đời ấy bằng “ Đàn ghi ta của Lor-ca”. Bi kịch của Lor-ca lại xuất phát từ mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và khát vọng tự do của người nghệ sĩ đứng về phía nhân dân với chế độ phát xít Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX. Hình tượng Lor-ca trong bài thơ là hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thông trị: Một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi thế lực tàn ác, một tâm hồn bất diệt. Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về một xứ sở và về chính âm nhạc và thi ca. 3.3 Nhan đề bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng: Nhan đề bài thơ sử dụng hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng riêng: đàn ghi ta là một nhạc cụ có sáu dây kim loại hoặc nhựa tổng hợp bọc kim loại , mặt cộng hưởng hình thắt cổ bồng, trên có lỗ thoát âm. Ghi ta được coi là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha, vì thế, ngoài tên gọi chính, ghi ta còn được nhiều người gọi bằng một cái tên khác là Tây Ban Cầm. Mặt khác nó cũng được sử dụng nhằm tô đậm hình ảnh nổi bật của Lor-ca lúc sinh thời một nghệ sĩ kép: thi sĩ kiêm nhạc sĩ ông giống như một gã Digan đơn độc, một nghệ sĩ dân gian thường lang thang khắp xứ trên yên ngựa với cây đàn ghi ta, dùng lời thơ và tiếng đàn để giãi bày nỗi đau sâu sắc và khát vọng tự do, khát vọng yêu thương của nhân dân mình. Do vậy Lor-ca với cây đàn hay tiếng đàn ghi ta. Đàn ghi ta của Lor-ca trở thành hình ảnh biểu tượng cho cuộc đời phẩm cách và số phận bi tráng của Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa, phóng khoáng, yêu tự do của dân tộc Tây Ban Nha. Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với Lor-ca- người nghệ sĩ tự do và cô đơn dẫu bị chết Hoa Tử Đinh Hương oan khuất dưới bàn tay của các thế lực tàn bạo nhưng cái đẹp của nhân cách, của tâm hồn và của nghệ thuật thì luôn vĩnh hằng, bất diệt. Bằng con mắt của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực và những tìm tòi nghệ thuật ta thấy hình tượng đàn ghi ta và Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa được hiện lên rất rõ. 3.4 Câu thơ đề từ mang ý nghĩa tượng trưng: Có lẽ trong giới văn nghệ sĩ sẽ chẳng có mấy người thống thiết với tình yêu nghệ thuật đến độ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” (Lor-ca). Người nghệ sĩ ấy khẩn cầu nhân gian chôn mình chung với cây đàn- với tình yêu của mình - để ở đâu đó miền cực lạc, mình được ôm cây đàn cất lên một ngẫu khúc cho đỡ nhớ thương nghệ thuật. Và hãy chôn tôi chung với nghệ thuật của tôi, để nghệ thuật không bị ám ảnh bởi đỉnh cao của ai đó, đừng để thần tượng đổ bóng xuống tương lai, để nghệ thuật vượt lên, tiếp tục hành trỉnh cách tân của mình. Câu thơ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghita” đọc lên ta đã thấy hình ảnh cái chết hiện về, một gương mặt ngậm cười như chấp nhận với cái chết đã đoán trước và đã chuẩn bị đủ mọi hành trang, kể cả di trúc. Nhưng đôi mắt thì tha thiết buồn, khát khao rong ruổi, khát khao cống hiến, khát khao hát và viết. Vì thế mà trong lòng nhân loại, cái chết ấy trở nên tức tưởi, đau đớn. Thanh Thảo đại diện cho nhân loại cất lên tiếng khóc, khắc họa chân dung của Lor-ca, người nghệ sĩ tự do và cô đơn. 3.5 Hình ảnh tiếng đàn và áo choàng qua nghệ thuât tượng trưng, siêu thực: Ngay câu thơ mở đầu hình ảnh những tiếng đàn bọt nước được được tạo bởi một sự kết âm thanh đã gợi ấn tượng về sự trong trẻo nhưng mong manh dễ vỡ của tiếng đàn hay cũng chính là nhân cách và số phận của người nghệ sĩ trước các thế lực bạo tàn: những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li la li la li la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Mỗi chi tiết trong bài thơ đều gợi lại hình ảnh của Lor-ca, chàng nghệ sĩ, người chiến cách mạng có lí tưởng cao đẹp nhưng số phận bất hạnh. Lor-ca là một người Tây Ban Nha, anh sinh năm 1898, đúng vào giai đoạn chủ nghĩa phát xít Franco đang hoành hành trên xứ sở bò tót, cũng như mọi thanh niên khác, anh đảm nhiệm vai trò một người chiến sĩ, chiến đấu hết mình vì tự do. Và với thiên chức trời ban, anh còn là con chim họa mi vàng của xứ Épagna. Tài năng và niềm khát khao tự do đang phát triển, thì anh bị bọn phát xít thủ tiêu. Xác anh được tìm thấy trong đống xác 1500 người bị bắn vào ngày 19/8/1936 trên miệng vực sâu gần Granada. Hình ảnh đấu bò tót Bài thơ mở đầu vời hình ảnh “ những tiếng đàn bọt nước” gợi cho ta cái gì đó mong manh, chông chênh, và vụn vỡ, nói chính xác hơn là cuộc đời Lor-ca mong manh, chứ không phải nghệ thuật của ông mong manh, mà nó mạnh mẽ, khát khao như tình yêu của ông, tác giả cũng giúp người đọc hình dung được một thanh niên choàng trên vai chiếc “áo choàng đỏ gắt” oai vệ chiến đấu với những con bò tót, giữa một đấu trường mấy nghìn khán giả. Và còn một đấu trường lớn hơn trên đất nước bò tót này, đó là đấu trường giữa phe phát xít và dân tộc Tây Ban Nha, cuộc chiến đấu không hề cân sức. Nói cách khác tài năng và khí phách của đấu sĩ được tạc trên lưỡi hái của tử thần. Nhưng đấu trường ở đây chính là đấu trường giữa một bên là nền chính trị độc tài phát xít, một bên là khát vọng cách tân nghệ thuật còn bên kia là sự bảo thủ nghệ thuật già nua. Do vậy, áo choàng đỏ gắt vừa gợi được cái khí chất ngang tàng của người nghệ sĩ yêu tự do, lại cũng vừa gợi được tính chất gay gắt, khốc liệt của cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối, giữa chính và tà trong nền chính trị và nền nghệ thuật đương đại ở Tây Ban Nha. Trong cuộc đấu tranh này lor-ca nổi lên trên cái phông văn hóa đặc trưng Tây Ban Nha như một kị sĩ lẻ loi, một nghệ sĩ tự do mà cô đơn, một ca sĩ dân gian ôm cây đàn ghi ta hát nghêu ngao. Chuỗi hợp âm li-la li-la li-la mang âm hưởng dân ca Tây Ban Nha nghe tha thiết, dìu dặt, mà đau đớn, xót thương. Trong tiếng đàn ấy, Lor-ca được hiện lên với hình ảnh: đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Một miền đơn độc, một vầng trăng chếnh choáng, một yên ngựa mỏi mòn. Tất cả gợi về sự mòn mỏi trong tâm hồn, nhưng bước chân thì không hề chùn lại, hay hẫng hụt. Mỏi mòn trong tâm hồn dễ hiểu bởi những tiên cảm về cái chết, làm sao có thể đừng mệt mỏi khi cái chết luôn chực sẵn ở đâu đó trên mỗi con đường ta qua!? Nhưng vì tình yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, mà chưa bao giờ bước chân Lor-ca chùn lại trước khó khăn nào, thế mới thấy tình yêu nghệ thuật của nghệ sĩ tự do ấy lớn thế nào. Như bao chàng trai trẻ khác, yêu đời, chuộng tự do để có thể nghêu ngao hát trên bất cứ vùng đất nào của đất nước. Là nghệ sĩ, còn gì vui sướng hơn được rong ruỗi trên những con đường mình muốn qua, cất lên lời ca tiếng hát: Tây Ban Nha hát nghêu ngao Nhưng đọc bài thơ dường như ta cảm thấy mỗi nốt nhạc vui đều gợi những dự cảm không lành bỗng kinh hoành áo choàng bê bết đỏ Hình ảnh đấu bò tót Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du Chiếc áo choàng đỏ gắt được nhắc đến với niềm tự hào thì giờ đây bê bết đỏ. Cũng là màu đỏ thôi, nhưng mỗi màu đỏ nó lại khác nhau: một màu đỏ gắt truyền thống, một màu đỏ bê bết của máu, chàng bước ra bãi bắn như người mộng du. Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất cuộc đời Lor-ca để khắc họa, là người mang sứ mệnh cách tân, là người chiến sĩ là chấp nhận cái chết, nhưng sao vẫn thấy uất nghẹn khi nhắc đến, đã sinh ra cái đẹp sao còn có sự bạo tàn?! Đã có tiếng hát yêu đời đến thế của người nghệ sĩ, sao còn có tiếng súng bi phẫn làm tắt lịm câu hát nghêu ngao?. Bọn phát xít đã kết liễu một con người mà suốt đời chỉ biết ngợi ca tự do, yêu thương và sống vì tổ quốc của mình, cái dáng đi như người mộng du của Lor-ca gợi nhiều liên tưởng suy tư: vừa diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, ngơ ngác của Lor-ca không thể hiểu nổi lí do cái chết của mình, vừa thể hiện thái đọ của người nghệ sĩ dám coi thường, chẳng thèm để tâm đến cái thứ cường quyền bạo lực đang cướp đi mạng sống của mình,đồng thời cũng vừa góp phần bộc lộ niềm cảm thông, xót thương và lòng ngưỡng mộ của tác giả đối với người nghệ sĩ không biết cúi đầu này. 3.7 Những hình ảnh biến thể của tiếng đàn Những câu thơ tiếp theo đưa ra một loạt hình ảnh và chi tiết với lối diễn đạt chuyển đổi cảm giác và lối kết hợp tạo hình ảnh đồng hiện khá phổ biến trong thơ tượng trưng. Lor-ca đã có một cuộc hành trình dài trước khi chết. Anh đi qua hết tiếng đàn của mình: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy Có thể suy luận và liên tưởng nhiều chiều về loại hình ảnh biểu trưng siêu thực này “tiếng ghi ta nâu- bầu trời cô gái ấy” phải chăng là một diễn tả ẩn dụ về một tình yêu thương: tiếng ghi ta là khúc hát ngợi ca bầu trời rộng mở của đất nước Tây Ban Nha và đôi mắt đen huyền của người con gái yêu thương “cô gái ấy” ở đây có thể chỉ An-na Ma-ri-a, người yêu của Lor-ca. Tiếng ghi ta lá xanh phải chăng là vẻ đẹp và sức sống ẩn chứa trong nghệ thuật của tiếng đàn, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy phải chăng là biểu trưng về cái chết của nghệ thuật trước các thế lực bạo tàn Cũng có thể suy luận theo một hướng khác: âm thanh tiếng đàn sau cái chết của Lor-ca không còn nguyên vẹn nữa mà đã vỡ ra thành màu sắc (ghi ta nâu, ghi ta lá xanh) thành hình khối (tròn bọt nước vỡ tan) thành dòng máu chảy như một sự đau đớn tiếc thương không thể diễn tả trọn lời. Tác giả không nói thân xác Lor-ca bị tan chảy, không còn nguyên vẹn mà nói tiếng đàn ghi ta tan chảy, vỡ ra đã cho thấy một sự tương giao giữa các yếu tố vật chất và tinh thần. Cái chết và nỗi đau thể xác là của riêng Lor-ca, còn cái chết của nghệ thuật, cái chết của khát vọng tự do và cái đẹp là nỗi đau tinh thần của cả dân tộc Tây Ban Nha và củ nhân loại tiến bộ trước tội ác của các thế lực phát xít bạo tàn. Dường như Thanh Thảo đã khắc họa được đúng cái chết của Lor-ca ngay cả ở vần điệu, âm sắc, hình ảnh. Một nghệ sĩ không ngất ngưởng, không ngông, nhưng yêu tự do, có lí tưởng. Hình ảnh trong bài biến đổi sắc thái liên tục, mới hát nghêu ngao đó, vậy mà đã áo choàng bê bết đỏ. Từ bầu trời cô gái ấy, tiếng ghita đã hiện về như máu chảy ròng ròng, sự biến đổi tự nhiên như chính cuộc đời Lor-ca chảy hết cả đời vào thơ. Tiếng đàn không chỉ còn là âm thanh, mà đã hóa thành màu sắc, và hướng tới bầu trời cô gái ấy. Cô gái nào vậy nhỉ!? Mà bầu trời cô gái ấy tràn ngập gam màu nâu ấm áp, gam màu nâu của gỗ rừng, của sôcola ngọt ngào, của café đắng, của hương va ni dịu ngọt, và gam màu nâu của một tình yêu nồng nàn, say đắm. Hay đó là màu da của những cô gái Digan?Những cô gái đã ấn lá bùa của mình lên trái tim chàng, để chàng tha thiết yêu cuộc đời. Tiếng đàn còn hóa thành màu xanh của lá, đó là tiếng ghita yêu đời của một thời nghêu ngao hát,một thời ngập tràn hi vọng, một thời tha thiết yêu nghệ thuật, tha thiết yêu tự do, nên thấy cuộc đời này thật hạnh phúc. Rồi Lor-ca nhớ về tiếng ghi ta của mình những tháng ngày khủng khiếp: tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy Hình ảnh bọt nước lại xuất hiện, nhưng lúc này bọt nước đã vỡ tan. Tiếng đàn đã có hình khối, có linh hồn mong manh, và có số phận đớn đau, tất cả đã vỡ vụn dưới chân, và ròng ròng chảy, chấp nhận cái chết như một lẽ tự nhiên trong đời chiến sĩ. 3.8 Cái chết của Lor-ca trong cái nhìn của nghệ thuật tượng trưng, siêu thực Hình ảnh Lor-ca
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tim_hieu_ve_truong_phai_chu_nghia_tuong_trung_sieu_thuc.doc