SKKN Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Lịch sử 12)
Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI
với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục
trung học phổ thông phải tập trung phát triển trí tuệ, hình thành những phẩm chất
năng lực công dân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức. Trong phân phối chương trình giáo dục trung học
phổ thông, bên cạnh các tiết học lịch sử chính thống mặc dù không nhiều nhưng
đan xen trong chương trình lịch sử lớp 10, lớp 11 và lớp 12 là những tiết học về
lịch sử địa phương. Bản thân tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp luôn có những băn
khoăn và trăn trở đó là dạy lịch sử địa phương mình sẽ lựa chọn dạy những nội
dung gì, dạy như thế nào để cho tiết học đạt được hiệu quả cao nhất và với những
trăn trở đó trong những năm học vừa qua, tôi đã thiết kế một số bài giảng về lịch sử
địa phương nhằm giúp các em hiểu hơn về lịch sử tỉnh nhà, về mảnh đất nơi các em
sinh ra và lớn lên. Đặc biệt 2019. Tỉnh Thanh Hóa kỉ niệm “990 năm Danh xưng
Thanh Hóa”. Để các em hiểu sâu hơn các di tích lịch sử , từ đó thêm yêu, trân
trọng những giá trị truyền thống của dân tộc . Đó cũng chính là lí do để tôi quyết
định thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi: Sử dụng phần mềm
Microft Power point kết hợp với kiến thức Địa lý, Văn học, Giáo dục công dân để
dạy có hiệu quả tiết 47 lịch sử địa phương “ Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa” ( Lịch sử 12- ban cơ bản), tôi đã áp dụng và tôi nhận thấy
thực sự mang lại kết quả tốt.
1 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài. Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục trung học phổ thông phải tập trung phát triển trí tuệ, hình thành những phẩm chất năng lực công dân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức. Trong phân phối chương trình giáo dục trung học phổ thông, bên cạnh các tiết học lịch sử chính thống mặc dù không nhiều nhưng đan xen trong chương trình lịch sử lớp 10, lớp 11 và lớp 12 là những tiết học về lịch sử địa phương. Bản thân tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp luôn có những băn khoăn và trăn trở đó là dạy lịch sử địa phương mình sẽ lựa chọn dạy những nội dung gì, dạy như thế nào để cho tiết học đạt được hiệu quả cao nhất và với những trăn trở đó trong những năm học vừa qua, tôi đã thiết kế một số bài giảng về lịch sử địa phương nhằm giúp các em hiểu hơn về lịch sử tỉnh nhà, về mảnh đất nơi các em sinh ra và lớn lên. Đặc biệt 2019. Tỉnh Thanh Hóa kỉ niệm “990 năm Danh xưng Thanh Hóa”. Để các em hiểu sâu hơn các di tích lịch sử , từ đó thêm yêu, trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc . Đó cũng chính là lí do để tôi quyết định thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi: Sử dụng phần mềm Microft Power point kết hợp với kiến thức Địa lý, Văn học, Giáo dục công dân để dạy có hiệu quả tiết 47 lịch sử địa phương “ Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” ( Lịch sử 12- ban cơ bản), tôi đã áp dụng và tôi nhận thấy thực sự mang lại kết quả tốt. 1.2 Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đề tài này là giúp tôi có một cách nhìn đa chiều trong dạy học Lịch sử, với một bộ môn mà những năm trở lại đây số lượng học sinh lựa chọn thi không nhiều. Vì thế là một giáo viên tôi luôn trăn trở và cố gắng để thiết kế những giờ dạy tạo được hứng thú và mang lại hiệu quả cao đối với các em học sinh 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi một bài học về môn Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử địa phương cụ thể là tiết 47: “ Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” ( ban cơ bản) 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Căn cứ vào đặc trưng bộ môn, tôi lựa chọn tiết 47 chương trình Lịch sử 12 để thiết kế bài dạy với việc sử dụng phần mềm Microft Power point cùng với các tài liệu về địa lý, văn học, âm nhạc với các phương pháp: Điều tra khảo sát thực tế từ tình hình học tập của học sinh, thu thập thông tin cần thiết khi có kết quả dùng phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng phương pháp đồ họa trong việc thiết kế hình ảnh được sắp xếp một cách khoa học nhằm đem lại một cách tiếp cận mới để làm tăng hiệu quả trong dạy học Lịch sử. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi, đó là việc tôi lựa chọn nội dung cho một tiết dạy lịch sử địa phương mà bản thân tôi tự nhận thấy vừa truyền 2 tải được thông điệp rất nhân văn đến các em là các em phải biết trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa lịch sử của tỉnh nhà đó cũng là những giá trị lịch sử của dân tộc thông qua những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc đối với các em. Đặc biệt là các di tích lịch sử của Hậu Lộc, vốn các em đã đến rồi, các em đã tận mắt thấy rồi, nhưng không phải em nào cũng hiểu rõ về di tích lịch sử đó, thì với bài giảng của mình, tôi sẽ cung cấp kiến thức để các em có một giờ học lịch sử không nhàm chán, những kiến thức lịch sử vừa gần gũi nhưng lại hết sức hấp dẫn và lôi cuốn. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Môn Lịch Sử trong những năm gần đây được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng nói rất nhiều, điểm trung bình qua các kì thi rất thấp. Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử, mặc dù tuổi nghề chưa nhiều và dạy ở một trường thuộc khu vực bãi ngang ven biển, trường THPT Hậu Lộc 4, đa số các em ở đây còn lười học chưa có sự say mê môn Lịch Sử, xem Lịch Sử là môn học phụ, vì vậy thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn này là phổ biến. Để thay đổi thái độ của các em đối với môn Lịch Sử trong những năm học qua, với mỗi tiết học , tôi luôn cố gắng tìm ra các phương pháp tiếp cận bài học ở những góc nhìn mới, lấy học sinh làm trung tâm, không chỉ là những bài giảng về lịch sử chính thống mà bản thân tôi rất chú trọng đến những tiết dạy lịch sử địa phương, bởi tôi nghĩ rằng lịch sử địa phương là những gì gần gũi với các em nhất, những tiết học lịch sử địa phương hấp dẫn không chỉ giúp các em yêu hơn môn học mà hơn thế còn giúpcác em thêm tự hào về mảnh đất sinh ra mình, từ đó các em biết trân trọng những giá trị lịch sử của cha ông cũng như các em sẽ biết định hướng được giá trị sống của mình. 2.2. Thực trạng của vấn đề trƣớc khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong chương trình Lịch Sử lớp 12 ban cơ bản. Tiết 47 lịch sử địa phương . Đây không phải là một bài khó, tuy nhiên vấn đề là ở chỗ không có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy về chủ đề gì cho học sinh, bản thân mỗi giáo viên chúng tôi phải tự thiết kế được bài dạy và qua đó phải giáo dục được truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc đến các em học sinh cũng như gắn vai trò, trách nhiệm của các em trong việc kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trong giai đoạn hiện nay. Đối với bản thân tôi khi dạy bài này trong năm học 2017- 2018 nếu không vận dụng kiến thức liên môn, không soạn bài giảng một cách khoa học thì kết quả giờ học đã không đạt được như mong muốn, học sinh nắm kiến thức thụ động, gượng ép, chưa thấy được sự hứng thú, say mê trong học tập của các em. Cụ thể với cách thức mà tôi đã áp dụng dạy ở 4 lớp 12A3, 12A4, 12A6, 12A7 qua kiểm tra đã có kết quả về mức độ nắm bài của các em như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 12A3 42 2 4,8 10 23,8 22 52,4 8 19,0 12A4 42 1 2,4 9 21,4 23 54,8 9 21,4 12A6 43 2 4,7 7 16,3 28 65,1 6 13,9 3 12A7 46 3 6,5 9 19,6 26 56,5 8 17,4 Từ thực trạng trên để đạt được hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến lại bài dạy và đổi mới phương pháp đó là: Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp để dạy có hiệu quả tiết 47 lịch sử địa phương “Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” ( Lịch sử 12- ban cơ bản) tôi đã áp dụng và tôi thấy thành công. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Xác định phạm vi thực hiện của đề tài. Tôi thực hiện bài dạy của mình với học sinh khối 12. Phạm vi thực hiện là các lớp: 12A1, 12A2 , 12A9, 12A10 2.3.2.Thiết kế bài dạy: Đối với giáo viên thiết kế bài dạy là công việc vô cùng quan trọng trước khi tổ chức hoạt động dạy học, để có một bài giảng bằng thiết kế trên Microft Power point giáo viên phải nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để xác định được mục tiêu dạy học, kiến thức cơ bản kết hợp với các phương pháp dạy học thích hợp nhằm đem đến một bài giảng hiệu quả cao cho học sinh. * Các bƣớc thiết kế bài dạy: a. Xác định mục tiêu bài dạy: Với bài “ Tìm hiểu một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Sau bài học, học sinh phải nắm được: - Về kiến thức: Giáo viên giúp học sinh nắm được: - Về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Hậu Lộc nói riêng. - Về kĩ năng: Kĩ năng tích hợp các môn học : Địa lý, Văn học, Giáo dục công dân vào một tiết lịch sử địa phương. * Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng: + Làm việc cá nhân + Làm việc theo nhóm. + Tích cực và chủ động trong học tập. - Về thái độ, tình cảm: + Hứng thú trong quá trình học tập + Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm. + Giáo dục HS truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” + Lòng biết ơn các nhân vật lịch sử với lòng yêu nước và ý thức dân tộc sâu sắc b. Lựa chọn kiến thức liên môn cơ bản của bài dạy Ở bài này kiến thức Địa lý được vận dụng để xác định các địa danh lịch sử. Đó là bản đồ về Thanh Hóa, các huyện Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hậu lộc nơi có các di tích lịch sử nổi bật Ngoài ra, kiến thức Văn học sẽ hỗ trợ cho các em tìm hiểu rõ về lịch sử, về tinh thần yêu nước của các thế hệ cha anh đi trước , cũng trong bài này tôi sử dụng phần mềm Microft Power point, việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay là vô cùng cần thiết để các em có thể nhớ và lưu giữ lại những hình ảnh về các di tích lịch sử, và cùng với môn Giáo dục công dân để góp phần 4 vun đắp thêm tình yêu của các em đối với quê hương đất nước, niềm tự hào đối với tổ quốc mình và với chính mảnh đất Thanh Hóa nơi mà các em đang sống. c. Xác định các hình thức tổ chức dạy học - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm - Hoat động tập thể: Cả lớp cùng nhau thảo luận và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi d. Xác định các phương tiện dạy học: Máy chiếu e. Xác định phương pháp dạy học: Đàm thoại - gợi mở. Giải quyết vấn đề. Trực quan - tường thuật 2.3.3. Tổ chức dạy học * GV vào bài mới: Hoạt động 1: Mục I. Tìm hiểu về Thanh Hóa vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời Bƣớc 1: Để hiểu được Thanh Hóa là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời trước tiên tôi sử dụng bản đồ Việt Nam kết hợp với kiến thức về địa lý để giới thiệu về Thanh Hóa Qua bản đồ này các em thấy được Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người việt cổ. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km². 5 Bƣớc 2: Tôi sẽ trình chiếu hình ảnh yêu cầu HS đoán sự kiện lịch sử với 1 số hình ảnh sau: Đây là nơi tìm thấy những công cụ của ngƣời tối cổ Nằm bên cạnh Sông Chu KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH Cầu Hàm Rồng Học sinh sẽ trả lời được: Các di tích lịch sử được nhắc đến bao gồm: - Di tích Núi Đọ - Di tích Thành nhà Hồ - Di tích Lam Kinh - Di tích Hàm Rồng Bƣớc 3: Sau khi học sinh trả lời, tôi sẽ khẳng định cho các em thấy được Thanh Hóa là tỉnh có lịch sử văn hóa lâu đời, 1 vùng đất “ địa linh nhân kiệt” , quê hương của “ Tam vương, nhị chúa”, là nơi xuất phát điểm của nhiều vương triều lớn như: Triều đại nhà Lê, triều đại nhà Nguyễn, chúa Trịnh. Đây cũng là mảnh đất giàu truyền thống Cách mạng. Từ đó giúp các em thêm hiểu và thêm yêu mảnh đất nơi sinh ra mình, giúp các em trân trọng những giá trị lịch sử của cha ông để lại, và để các em hiểu về các di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh nhà, tôi sẽ cho các em tìm hiểu về một số di tích lịch sử của Thanh Hóa được công nhận cấp tỉnh và cấp quốc gia 6 Hoạt động 2: Mục II. Tìm hiểu những di tích lịch sử đƣợc công nhận cấp tỉnh và cấp quốc gia: Bƣớc 1: Trong hoạt động này tôi sẽ chia lớp ra thành 3 nhóm yêu cầu HS tìm hiểu những di tích lịch sử được công nhận cấp tỉnh và cấp quốc gia theo nội dung sau: - Nhóm 1: Tìm hiểu nhóm di tích khảo cổ học với di chỉ Núi đọ và di tích Đông Sơn - Nhóm 2: Tìm hiểu nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật với 2 di tích: Thành nhà Hồ và di tích Lam kinh - Nhóm 3: Tìm hiểu nhóm di tích lịch sử cách mạng với 2 di tích: Chiến khu Ngọc Trạo và Cầu Hàm Rồng Tất cả các nội dung trên tôi đã yêu cầu các em tự tìm hiểu trước ở nhà Mục II.1: Nhóm di tích khảo cổ học. Bƣớc 2: Về nhóm di tích khảo cổ học tôi sẽ yêu cầu HS trình bày về di chỉ khảo cổ học Núi Đọ và di tích Đông sơn. Trước hết tôi sẽ đặt câu hỏi cho các em: Em biết gì về di chỉ khảo cổ học Núi Đọ? Các em sau khi tìm hiểu về kiến thức địa lý cùng với việc trao đổi thảo luận ,đại diện của nhóm sẽ đưa ra được câu trả lời đó là: Núi Đọ ở bờ Nam sông Chu, cạnh Ngã Ba Đầu thuộc địa phận xã Thiệu Khánh (Thành phố Thanh Hóa) và Thiệu Tân (Thiệu Hóa). Đây là một ngọn núi nổi tiếng, được nhắc đến nhiều trong lịch sử và trong tâm thức dân gian. Núi Đọ nằm trong vùng đồng bằng do bồi tích của sông Chu và sông Mã tạo nên. Đá ở núi Đọ có tinh thể rất kết thực, hạt rất mịn, màu xanh xám, khá cứng, rất khó ghè vỡ, nhưng khi ghè vỡ lại tạo nên những cạnh rất sắc. Đây là một vật liệu rất tốt, phù hợp trong việc chế tác công cụ, khi mà con người chưa tìm ra những loại vật liệu khác có nhiều ưu điểm hơn. Cuối năm 1960, núi Đọ được các nhà khảo cổ học trẻ tuổi Việt Nam cùng với giáo sư P.I.Boriskovski phát hiện, nghiên cứu và chứng minh rằng, nơi đây đã tồn tại một nền văn hoá sơ kỳ thời đại đá cũ. Người nguyên thuỷ đã từng sinh sống ở núi Đọ, cách ngày nay khoảng 30- 40 vạn năm. Núi Đọ -di chỉ khảo cổ học thời đại đồ đá cũ 7 Sau khi học sinh trả lời xong , tôi sẽ chốt lại kiến thức cho các em bằng việc khẳng định Núi Đọ là di chỉ khảo cổ học thời đại đồ đá cũ và di chỉ khảo cổ học này nằm ở ngay bờ Nam sông Chu, cạnh Ngã Ba Đầu thuộc địa phận xã Thiệu Khánh (T.P Thanh Hóa) và Thiệu Tân (Thiệu Hóa), việc tìm thấy di chỉ khảo cổ học này đã khẳng định Việt Nam là một trong những nơi xuất hiện người tối cổ trên thế giới. Bƣớc 3: Tôi tiếp tục yêu cầu các em tìm hiểu về di tích Đông Sơn bằng việc kết hợp kiến thức lịch sử và địa lý, trước tiên tôi sẽ trình chiếu cho các em xem hình ảnh Di tích khảo cổ học Đông Sơn và văn hóa Đông Sơn Cùng với kết hợp kiến thức lịch sử và địa lý, các em phải trả lời được 2 ý: Thứ nhất vị trí địa lý của di tích này và thứ hai là đặc điểm của di tích.Vì là đã yêu cầu các em chuẩn bị tìm hiểu trước ở nhà, nên nhóm của các em sẽ trả lời được. + Về vị trí: Di tích Đông Sơn gắn liền với tên một nền văn hóa - văn hóa Đông Sơn, di tích nằm ngay bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá. + Về đặc điểm: Nơi đây, những cuộc khai quật năm 1924 đã phát hiện dấu vết của văn hoá đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi học sinh trả lời xong, tôi sẽ bổ sung kiến thức cho các em, bằng việc cung cấp thêm thông tin về di tích lịch sử này: Di tích Đông Sơn gắn liền với văn hóa Đông Sơn , nền văn hoá tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước. Đông Sơn là nền văn hoá khảo cổ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Nói đến Văn hoá Đông Sơn là nói đến trống đồng, đồng Đông Sơn gần như là tuyệt đỉnh của nghệ thuật đúc đồng với kỹ thuật phát triển đạt tới đỉnh cao của thế giới cổ đại mà cho đến nay khiến cả thế giới phải khâm phục. Qua việc cung cấp kiến thức này sẽ 8 giúp các em nắm rõ hơn về di chỉ khảo cổ học Đông Sơn cũng như nền văn hóa Đông Sơn Mục II.2. Nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật Bƣớc 4: Về nhóm di tích kiến trúc nghệ tôi sẽ đặt câu hỏi cho các em Em biết gì về di tích thành nhà Hồ? HS sẽ tìm hiểu kiến thức về địa lý để trả câu hỏi này sau đó tôi chốt ý và đồng thời cung cấp cho các em về kiến trúc của thành nhà Hồ: Thành Nhà Hồ là một tòa thành đá kỳ vĩ của kinh thành nước Đại Việt cuối Trần sang Hồ. Kiến trúc sư tòa thành đá độc đáo này là Thượng thư bộ Lại Đỗ Tĩnh thiết kế và thi công. Hồ Quý Ly dời kinh đô nhà Trần ở Thăng Long vào kinh đô mới Tây Đô trên đất quê hương Thanh Hóa, đổi gọi Thăng Long là Đông đô. Năm 1428, Lê Lợi quét sạch giặc Minh, lên ngôi ở Đông đô - Thăng Long, gọi Lam Sơn - Thanh Hóa là Tây đô. Năm 1430, vua đổi Đông đô làm Đông kinh, và tên Tây đô chuyển thành Tây kinh, cũng để chỉ Lam Kinh. Từ đó thành Tây đô của vương triều Trần - Hồ mang nhiều tên: Thành An Tôn, thành Tây Giai, thành Hồ, Hồ Thành, thành Đá, thành Tây đô... và Thành Nhà Hồ như tên gọi chính thức hôm nay. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày im, có tấm nặng tới 15 - 20 tấn. Thành có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam – Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền- hậu- tả - hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm). 9 Theo UNESCO, thành nhà Hồ đƣợc xem là thành cổ đại diện cho "một ví dụ nổi bật về một phong cách mới của thành phố hoàng gia ở Đông Nam Á”. Năm 2011 – Thành nhà Hồ đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới Để HS hiểu rõ hơn tôi sẽ kết hợp kiến thức lịch sử và kiến thức văn học thông qua bài thơ :" Suy ngẫm về thành nhà Hồ" " Nhà Hồ thành qu ch d ng u phong ng s ng kiêu h ng b t b o gi ng Tiếc n i nh n tình kia b m t Nên đành c nghi p chốc b kh ng Tiền nh n l m l c n di h n H u thế kh n ngoan ngu n kết đồng M i biết l ng d n là thế n c Đ o tr i đ t lu t h ng vong" Qua bài thơ giúp học sinh thấy được một giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc ta vào cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Đó là giai đoạn thế thái nhân tình đầy thác ghềnh, vận nước "ngàn cân treo sợi tóc". Nhà Trần suy vong nhưng họ vẫn cố níu kéo và tham vọng phục hưng. Nhà Hồ mới lên thế đang nghiêng ngả, lòng dân chưa thuận. Những cải cách của Hồ Quý Ly là bước đột phá đầy nghị lực, tâm huyết song không hợp thời. Thật tiếc thay sức người có hạn, thời cuộc không đồng nên chí cả mà lỡ bước. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Hay khi trình chiếu hình ảnh thành nhà nhà Hồ. Học 10 sinh các em vừa có thể quan sát, vừa có thể hình dung về vùng đất Vĩnh Lộc thông qua câu thơ sau: "Tích cũ thành hoang in núi biếc, Đi n x a lúa tốt l p đồng s u” Bƣớc 5: Về di tích Lam Kinh Tôi yêu cầu các em kết hợp kiến thức lịch sử và địa lý để trả lời câu hỏi: Nh ng hiểu biết của Em về di tích Lam Kinh? Vì các em đã được học về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong chương trình lớp 10 nên các em sẽ trả lời được được câu hỏi này. Sau khi các em trả lời xong tôi sẽ nhận xét và chốt ý đồng thời cung cấp thêm kiến thức để các em nắm rõ hơn: Khu di tích Lam Kinh- Thọ Xuân – Thanh Hóa Khu di tích tưởng nhớ các Vua Lê thuộc xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân. Đây là khu di tích Quốc Gia đặc biệt Khu di tích lịch sử Lam Kinh ngày nay được quy hoạch với tổng diện tích 200ha, thuộc địa bàn hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc. Đây là nơi yên nghỉ ngàn thu của người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vị Hoàng đế, Hoàng Thái hậu vương triều Lê Sơ, là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt. Lam Sơn – Lam Kinh là vùng đất thiêng “địa linh nhân kiệt”, quê hương của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh trong 10 năm đầy gian khổ (1418 – 1427). quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt. Mục II.3. Nhóm di tích lịch sử cách mạng Bƣớc 6: Về chiến khu Ngọc Trạo: Trước tiên tôi sẽ trình chiếu cho các em xem hình ảnh và đặt câu hỏi: Nh ng hiểu biết của Em về di tích chiến khu Ngọc Tr o? 11 Chiến khu Ngọc Trạo HS kết hợp kiến thức lịch sử và địa lý các em sẽ trả lời được: Chiến khu Ngọc Trạo thuộc huyện Thạch Thành, nơi đây gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước .Tháng 7/1941, Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định thành lập Chiến khu Ngọc Trạo . Chiến khu du kích chính thức được thành lập đêm 19/9/1941 tại Hang Treo, thuộc địa phận xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành với số lượng ban đầu gồm 21 chiến sỹ cảm tử. Đây là một trong những đội du kích thoát ly tập trung đầu tiên của cả nước được thành lập sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5/1941) và là tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi thành lập, các chiến sỹ du kích Ngọc Trạo đã anh dũng chiến đấu, góp phần tô thắm truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc ta. Sau khi HS trả lời xong ,tôi sẽ bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức bằng việc khẳng định cho các em thấy. Chiến khu Ngọc Trạo là một trong những chiến khu du kích đầu tiên của
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tim_hieu_mot_so_di_tich_lich_su_tren_dia_ban_tinh_thanh.pdf