SKKN Tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm tự sự trong Ngữ văn 11

SKKN Tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm tự sự trong Ngữ văn 11

Ngữ văn là một môn học có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng tình cảm thẩm mĩ, tư tưởng đạo đức của người học thông qua nghệ thuật, ngôn từ, thông qua những hình tượng nghệ thuật nhân vật của tác phẩm văn chương. Chính từ nghệ thuật ngôn từ, từ hình tượng nghệ thuật nhân vật có sức truyền cảm và khái quát cao, người học, người dạy như được tiếp thêm chất liệu hình thành nên những phẩm hạnh cao đẹp của nhân cách. Ngoài việc giáo dục, giáo dưỡng tình cảm thẩm mĩ, tư tưởng, đạo đức, môn ngữ văn còn có tác dụng rất to lớn trong việc truyền đạt cho con người tri thức phong phú và đồ sộ của cuộc sống.

Dạy văn trong trường phổ thông đang là một thử thách lớn đối với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, cho hiệu quả, tạo sự hưng phấn, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học văn. Bởi:

 Môn văn là môn khó học, việc học môn văn phải trực tiếp dựa trên ngôn từ

 ( còn gọi là bản văn) của tác phẩm văn chương. Việc đọc tác phẩm trở nên một yêu cầu cấp thiết của cả người học và người dạy. Bởi vì thông qua quá trình đọc, đọc sáng tạo, đọc kĩ, cảm và hiểu, người học và người dạy mới có thể cảm nhận được giá trị thẩm mĩ vốn có của tác phẩm văn chương. Về mặt phương pháp chăm học, đọc nhiều, đọc thường xuyên ở nhà, đọc trên lớp để nắm bắt được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Từ đó người học mới có thể trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài còn người dạy có thể khai thác và sắp xếp được bài dạy trên lớp của mình. Phải chăng cách học và cách dạy như thế mãi mãi là giáo học pháp cơ bản của môn học này.

Số lượng học sinh học ban khoa học xã hội nhân văn và thi khối C ngày càng ít đi, chất lượng ngày càng giảm. Vấn đề này đang là mối lo chung của toàn nghành, toàn xã hội.

Đáng tiếc là hiện nay với chương trình học quá nặng, chưa có phương pháp thích hợp kích thích sự say mê học, sáng tạo, cảm thụ văn học của học sinh.

 

doc 19 trang thuychi01 9705
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm tự sự trong Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngữ văn là một môn học có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng tình cảm thẩm mĩ, tư tưởng đạo đức của người học thông qua nghệ thuật, ngôn từ, thông qua những hình tượng nghệ thuật nhân vật của tác phẩm văn chương. Chính từ nghệ thuật ngôn từ, từ hình tượng nghệ thuật nhân vật có sức truyền cảm và khái quát cao, người học, người dạy như được tiếp thêm chất liệu hình thành nên những phẩm hạnh cao đẹp của nhân cách. Ngoài việc giáo dục, giáo dưỡng tình cảm thẩm mĩ, tư tưởng, đạo đức, môn ngữ văn còn có tác dụng rất to lớn trong việc truyền đạt cho con người tri thức phong phú và đồ sộ của cuộc sống. 
Dạy văn trong trường phổ thông đang là một thử thách lớn đối với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, cho hiệu quả, tạo sự hưng phấn, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học văn. Bởi:
 Môn văn là môn khó học, việc học môn văn phải trực tiếp dựa trên ngôn từ
 ( còn gọi là bản văn) của tác phẩm văn chương. Việc đọc tác phẩm trở nên một yêu cầu cấp thiết của cả người học và người dạy. Bởi vì thông qua quá trình đọc, đọc sáng tạo, đọc kĩ, cảm và hiểu, người học và người dạy mới có thể cảm nhận được giá trị thẩm mĩ vốn có của tác phẩm văn chương. Về mặt phương pháp chăm học, đọc nhiều, đọc thường xuyên ở nhà, đọc trên lớp để nắm bắt được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Từ đó người học mới có thể trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài còn người dạy có thể khai thác và sắp xếp được bài dạy trên lớp của mình. Phải chăng cách học và cách dạy như thế mãi mãi là giáo học pháp cơ bản của môn học này. 	
Số lượng học sinh học ban khoa học xã hội nhân văn và thi khối C ngày càng ít đi, chất lượng ngày càng giảm. Vấn đề này đang là mối lo chung của toàn nghành, toàn xã hội.
Đáng tiếc là hiện nay với chương trình học quá nặng, chưa có phương pháp thích hợp kích thích sự say mê học, sáng tạo, cảm thụ văn học của học sinh.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Như chúng ta đã biết tác phẩm tự sự đặc biệt là thể loại văn xuôi chiếm một số lượng lớn trong chương trình văn học ở trường phổ thông. Việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm tự sự một cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh. 
Trong trường THPT học sinh thường lúng túng trong việc khai thác tác phẩm tự sự. Đặc biệt là khó khăn trong việc tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học sinh thường thể hiện nhân vật một cách chung chung mà không làm nổi bật được nhân vật. Trong tác phẩm tự sự nhân vật thường thể hiện chủ đề của tác phẩm. Hơn nữa trong khai thác nhân vật học sinh thường khó khăn trong việc tìm hiểu thể hiện nội tâm nhân vật. Chính vì vậy việc tìm hiểu nhân vật từ phương diện nội tâm nhân vật luôn được giáo viên và học sinh chú trọng tiếp cận sâu hơn, và tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng "mở". Học ít hơn nhưng tiếp cận tri thức được nhiều hơn sâu hơn. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ngữ văn trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm tự sự: Có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân vật... Nhưng có lẽ trong tác phẩm tự sự thì nhân vật là một thành phần trung tâm của tác phẩm, là yếu tố quyết định tạo thành cốt truyện, là nơi để tác giả gửi gắm những tư tưởng chủ đề. Nhân vật trong tác phẩm tự sự thường được khắc hoạ qua những khía cạnh như: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, hành động ... Ở đề tài này người viết chỉ đề cập đến một phương diện khám phá nhân vật đó là : Từ khía cạnh nội tâm nhân vật. Bởi vì, nhân vật trong tác phẩm tự sự hầu hết đều được các tác giả khắc hoạ rõ nét yếu tố nội tâm nhân vật được khắc hoạ sâu sắc. Từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể nội tâm nhân vật qua giờ học tác phẩm tự sự và giờ làm văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Người viết sẽ cụ thể hoá vấn đề này trong một số tác phẩm tự sự ở chương trình Ngữ văn 11 nâng cao trong trường phổ thông như: "Đời thừa " của Nam Cao, “Hai đứa trẻ"" của Thạch Lam,
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ việc đọc, tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm tự sự giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính cách nhân vật trong giờ học tác phẩm tự sự và trong giờ làm văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự:
 Từ đó hướng dẫn học sinh thực nghiệm cụ thể về tính cách nhân vật trong hai tác phẩm tự sự: "Đời thừa " của Nam Cao, " Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
B. NỘI DUNG
	Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội tâm nhân vật trong một số tác phẩm tự sự ở trường phổ thông ta cần hiểu rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận xoay quanh thể loại tự sự.
I. Tác phẩm tự sự - và đặc điểm của tác phẩm tự sự
 1. Khái niệm về tác phẩm tự sự.
 Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong: "Từ điển thuật ngữ văn học" (NXB ĐHQGHN- 1997) thì tự sự được hiểu là : "Phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học" (SĐD- trong 317) .
Theo "Từ điển tiếng Việt": "Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua cốt truyện, tương đối hoàn chỉnh".
Trong lý luận văn học thì :"Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản ánh đời sống trong quá trình khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó".
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương:"Tự sự là kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết, có đầu có đuôi, tự sự tập trung chủ yếu vào việc miêu tả thế giới bên ngoài".
Từ các hướng nghiên cứu trên chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về thể loại tự sự như sau: Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết ... có đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
2. Những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự bao gồm:
- Cốt truyện.
- Nhân vật.
- Ngôn ngữ.
Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Nhân vật: Thường là con người, có thể là sự vật, loài vật ... 
- Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm tự sự: Thường được thể hiện qua các khía cạnh: Lai lịch, ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ ...
II. Ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự trong trường THPT.
 1. Trong giờ giảng văn tác phẩm tự sự.
Vấn đề lớn đặt ra là làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm hiệu quả nhất trong giờ học. Trong tác phẩm tự sự tác phẩm nào cũng có nhân vật và nhân vật bao giờ cũng thể hiện chủ đề tác phẩm cho nên tìm hiểu tác phẩm là tìm hiểu nhân vật. Nhưng tìm hiểu nhân vật như thế nào để đạt đựơc hiệu quả cao nhất. Trong khi tiếp cận tác phẩm văn học chúng ta tìm hiểu nhân vật qua nhiều yếu tố như ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ...Như vậy tìm hiểu nội tâm nhân vật để khái quát về nhân vật không phải là một con đường duy nhất. Tuy nhiên nội tâm có vai trò hết sức quan trọng vì ngoại hình và hành động của nhân vật không phải bao gìơ cũng bộc lộ rõ về nhân vật.Ta lấy một ví dụ: Khi tiếp xúc nhân vật Cadimôđô của VicToHuygô trong tác phẩm: "Nhà thờ Đức bà Pari" ai cũng thấy anh ta là một người có ngoại hình xấu xí nhưng lại có một tâm hồn cực kỳ cao đẹp. Như vậy: " nhìn mặt không thể bắt hình dong được".
Vậy nên vấn đề hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự ở trường THPT qua giờ dạy tác phẩm có ý nghĩa hết sức to lớn.
2. Trong giờ làm văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự 
 Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật. Nhân vật chính là nơi chuyên chở nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Bởi thế, phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó. Việc nhận thức một nhân vật cần được soi tỏ dưới các ánh sáng này và khi phân tích nó phải vươn lên khái quát được cái giá trị này.
Không phải không còn những người chưa hiểu thật đầy đủ rằng nhân vật trong tác phẩm văn học là “con đẻ”, là sản phẩm sáng tạo của một nhà văn nhất định. Nó là kết quả của một quá trình khám phá, chiêm nghiệm. Nó là sản phẩm từ sự tổng hợp, nhào nặn. Cũng có thể, nó mang dấu ấn của cá nhân sáng tạo ra nó. Phân tích nhân vật còn để nhận ra tài năng, đặc điểm bút pháp nghệ thuật của nhà văn, để thêm thú vị khi thưởng thức một giá trị thẩm mĩ. Không ít học sinh còn đối chiếu máy móc nhân vật với hiện thực lịch sử, với sự thật cuộc đời để đánh giá đúng sái, hay, dở mà ‘quên” đi một sự thật khác, nhân vật có thể mang sắc thái riêng, có thể đi lối riêng theo cách dẫn dắt, theo ý đồ và bút pháp nghệ thuật của nhà văn.
Nhà văn sáng tạo ra nhân vật văn học để nhận thức về: Con người, xã hội, để thể hiện tư tưởng thái độ của mình đối với con người, xã hội. Hiểu đúng nhân vật trong tác phẩm chính là để tiếp nhận đúng nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm đó. Để hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật qua đó toát lên được nội tâm nhân vật trong giờ làm văn chúng ta có thể thực hiện các thao tác sau:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm , nhân vật, như: Nhân vật thuộc tác phẩm nào? Thuộc thời đại nào ? Của tác giả nào? Như thế mới hiểu sâu về nhân vật.
- Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật qua các phương diện cơ bản như:
+ Hình dáng:
+ Nội tâm.
+ Quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
+ Hoàn cảnh, môi trường sống.
+ Ngôn ngữ nhân vật.
 Trong năm phương diện cơ bản trên thì nội tâm thể hiện một cách sâu sắc nhất nhân vật. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội tâm nhân vật cần lưu ý mỗi nhân vật có nội tâm riêng, cho nên khi tìm hiểu cần có cách khám phá riêng, đặt nội tâm nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể để khai thác.
- Thao tác 3: Những kết luận về nội tâm nhân vật: Nhân vật là loại người nào, đại diện cho vấn đề gì về tư tưởng của tác phẩm, đóng góp về mặt nhận thức và giáo dục thẩm mỹ cho người đọc như thế nào? Nhân vật đã có nội tâm rõ, điển hình chưa ... Cần có những dẫn chứng về nội tâm cụ thể để kết luận về nhân vật mang tính thuyết phục cao. 
 III. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật tự sự từ góc độ nội tâm
 1. Nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
a. Khái niệm: Theo từ điển thuật ngữ văn học: nội tâm nhân vật là những tâm tư tình cảm bên trong của nhân vật.
b . Vai trò của nội tâm nhân vật.
 Nội tâm nhân vật sẽ có vai trò rất lớn trong việc thể hiện một cách toàn diện về nhân vật. Qua nội tâm nhân vật độc giả sẽ hiểu được diễn biến tâm lí nhân vật từ đó sẽ hiểu được tính cách nhân vật.
 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật thông qua nội tâm nhân vật.
a- Lựa chọn nhân vật để phân tích . 
Nhân vật trong tác phẩm tự sự rất đa dạng phong phú. Dựa trên phương diện kết cấu và ý thức hệ có thể chia nhân vật ra thành các loại sau: Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện ... các nhân vật sẽ góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề và nội dung của tác phẩm.
Tuy nhiên trong giờ học ở trường phổ thông chúng ta không có đủ thời gian để hướng dẫn học sinh phân tích hết các nhân vật được nên chúng ta phải lựa chọn các nhân vật để phân tích. Ví dụ trong "Đời thừa" của Nam Cao xuất hiện rất nhiều nhân vật nhưng chỉ có nhân vật nhà văn Hộ thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Cho nên khi phân tích tác phẩm này cần chú ý khai thác kĩ hai nhân vật Hộ. Hay trong tác phẩm“Hai đứa trẻ" của Thạch Lam cũng xuất hiện nhiều nhân vật nhưng nhân vật Liên, An mới là hình tượng nhân vật chính cần phân tích.
b- Xác định nội tâm nhân vật.
 Nội tâm nhân vật được thể hiện trong nhiều thời điểm, có thể trong quá khứ, hiện tại hoặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Trong tác phẩm " Đời thừa" nhân vật Hộ bộc lộ nội tâm trong những hoàn cảnh đời thường của cuộc sống mưu sinh, trong mối quan hệ với bạn văn chương, gia đình.
Trong tác phẩm " Hai đứa trẻ" nội tâm của Liên và An được bộc lộ khá rõ qua tâm trạng của hai chị em Liên trong khung cảnh tối tăm, tù đọng của đời sống phố huyện nghèo và tâm trạng đợi tàu, tư thế nhìn ngắm con tàu của hai chị em Liên và niềm mong ước được sống với một thế giới khác. 
Như vậy qua hai tác phẩm trên chúng ta sẽ tập trung khai thác nội tâm hai nhân vật Hộ và Liên để tìm hiểu toàn diện về nhân vật.	
 IV. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật trong một số tác phẩm tự sự
 1. Tác phẩm " Đời thừa" của Nam Cao
 a. Hoàn cảnh ra đời
 Văn học Việt Nam 1930 - 1945 có rất nhiều biến động. Có thể nói nhân dân Việt Nam phải chịu một cổ ba tròng áp bức bóc lột: Phong kiến, thực dân, phát xít. Nhân dân rơi vào hoàn cảnh sống đầy rẫy những khó khăn, quẫn bách mà điển hình ở hai giai cấp là: Người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Nhà văn Nam Cao đã nhìn thấu được hoàn cảnh xã hội và hiện thực cuộc sống đó, cho nên những sáng tác trước cách mạng tháng Tám tác giả chủ yếu khai thác hai đề tài này. Nhà văn đã thâm nhập vào những bí ẩn trong tâm hồn người trí thức bằng những độc thoại nội tâm trong tâm hồn đau khổ của họ. Tác giả để cho nhân vật tự ngẫm lại mình, tự nhận thức mình, tự mổ xẻ nội tâm của mình, tự phê phán mình, từ đó tác giả khai thác sâu sắc những bi kịch tinh thần của họ: Bi kịch của những con người có những hoài bão ước mơ cao đẹp về cuộc sống và nghề nghiệp nhưng do hoàn cảnh cùng cực của cuộc sống mà phải sống một đời thừa, cuộc sống mòn và có nguy cơ bị xói mòn về nhân phẩm.
Có thể xem " Đời thừa " là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nam Cao trước cách mạng về đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật nhà văn Hộ với những mảng nội tâm phong phú phức tạp để từ đó nổi lên những bi kịch trong cuộc đời của Hộ. Nội tâm của Hộ được bộc lộ trong cuộc sống đời thường thông qua hai bi kịch là: Bi kịch lí tưởng nghề nghiệp và bi kịch tình thương.
 b. Nội tâm của nhà văn Hộ qua bi kịch về lí tưởng và nghề nghiệp.
Để thấm thiá tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ, cần hiểu thật đầy đủ về tài năng và hoài bão cao cả của người trí thức tiểu tư sản này. Lí tưởng nghệ thuật mà Hộ theo đuổẩm tinh thần nhân đạo. Hộ vốn là một nhà văn một trí thức trẻ say mê nghệ thuật: " Đói rét không có nghĩa lí gì với gã tuổi trẻ say mê lí tưởng" Hắn say mê sáng tác, lao động nghệ thuật một cách miệt mài, cần cù, nhẫn nại. Hắn viết lách một cách thận trọng, hắn đọc, suy nghĩ tìm tòi bình luận về văn chương không biết chán. Hắn có những quan điểm đẹp đẽ, đúng đắn về nghề văn:" Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho mà văn chương chỉ dung nạp những người biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có". và " Một tác phẩm thật có giá trị phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn". Nhưng vì gánh nặng cơm áo mà hắn đã vi phạm vào những nguyên tắc, quan niệm về nghề văn: " Hắn viết vội vàng cẩu thả, nhạt nhèo" để cho người ta có thể quên ngay sau khi đọc. Để rồi mỗi lần nhìn lại tác phẩm của mình hắn lại tự mắng mình" Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi ví chính hắn là một thằng khốn nạn, sự cẩu thả trong bất cứ nghề nghiệp gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Hắn là một kẻ vô ích, một đời thừa. Hắn nghĩ thế và buồn lắm. Còn gì buồn hơn một con người tự mình lại chán chính mình, một con người luôn khao khát làm một cái gì đó để nâng cao giá trị đời sống nhưng kết cục chẳng làm được gì cả phải sống một đời thừa vô nghĩa trong cuộc đời.
Có thể nói bằng những lời nói nội tâm gay gắt Hộ đã lâm vào bi kịch đau đớn giằng xé giữa một bên là lương tâm và khát vọng nghề nghiệp với một bên là vòng kim cô khắc nghiệt của sự mưu sinh hàng ngày.
c. Nội tâm của nhà văn Hộ qua bi kịch về tình thương:
Hộ có những suy nghĩ về tình thương rất đúng đắn :" Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ mà kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình". Với Hộ tình thương chính là một nguyên tắc sống, một lẽ sống cao đẹp, một tiêu chuẩn để xác định tư cách làm người. Hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ nhưng hắn không thể bỏ lòng thương. Có lẽ hắn nhu nhược hèn nhát tầm thường nhưng hắn vẫn được coi là người. Phải đặt giữa lí tưởng và tình thương hắn chọn tình thương " Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền, đến khi Từ có một số vốn con để làm ăn...." Nhưng cuối cùng hắn điên lên vì kiếm tiền, điên lên vì con khóc, ốm đau.... Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá, hắn trở lên cáu gắt. Nhiều khi không chịu được hắn bỗng đứng phắt lên, nước mắt chan chứa, mặt hắn hầm hầm, hắn vùng vằng bỏ đi ra phố, vừa đi vừa uất nghẹn. Hắn nhớ đến một cái gì xa xôi ....những mộng đẹp ngày xưa...một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa. Hắn lắc đầu tự bảo:" Thôi thế là hết, ta đã hỏng, ta đã hỏng đứt rồi". Hắn quay về với quá khứ nhưng những hồi ức đó càng làm cho hắn đau hơn, bứt rứt hơn trước cuộc sống của hiện tại. Trong nỗi đau đớn đó Hộ đã trở thành một người chồng vũ phu một người cha tàn nhẫn. Rồi sau khi tỉnh rượu :" Hắn bẽn lẽn kêu mình quá chén" xin lỗi vợ con. Nhưng rồi hắn lại vi phạm vào những lỗi lầm đó sâu hơn. Nhìn dáng nằm của vợ hắn ân hận, hắn đã làm được gì cho đời Từ đỡ khổ hay hắn chỉ làm cho người đàn bà đó khổ hơn. Hắn khóc:" Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh". Hắn cố nói qua tiếng khóc: " Anh chỉ là một thằng khốn nạn". Đây là những giọt nước mắt của tình thương, của sự hối hận, của giây phút xám hối chân thành, và cũng là những giọt nước mắt bất lực. Những giọt nước mắt hói hận ấy đã giữ cho anh không trượt xuống vực thẳm của cuộc đời tăm tối.
Như vậy qua nội tâm ta nhận thấy sự giày vò đến chảy máu trong tâm hồn Hộ: Một con người lấy tình thương làm lẽ sống mà hàng ngày lại vi phạm nghiêm trọng vào lẽ sống tình thương ấy.
Từ tấn bi kịch tinh thần đau đớn của nhân vật Hộ ta nhận thấy kiếp sống mòn, sống thừa của người trí thức tiểu tư sản đang quằn quại trước cuộc sống của chế độ thống trị phong kiến thực dân. Xã hội nghiệt ngã hủy hoại tài năng, bóp nghẹt ước mơ chân chính của người trí thức. Hộ được xây dựng là một phần những suy nghĩ cũng như cuộc sống của Nam Cao. Nhà văn đã gửi gắm nhiều quan niệm tiến bộ, nhân đạo về nghệ thuật. Ông thường mượn các nhân vật để gửi gắm những suy nghĩ đầy tâm huyết của mình. Khi diễn tả tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ, ngòi bút của Nam Cao thể hiện khả năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật thật tài tình như Hộ. Nội dung của Đời thừa không mở ra ở bề rộng mà đi vào chiều sâu. Qua nội tâm một người trí thức tiểu tư sản như Hộ, truyện ngắn khiến người đọc hình dung ra một bối cảnh xã hội, cảm nhận được sự quẩn quanh bức bối và sự cần thiết phải thay đổi xã hội. Vấn đề lớn mà nhà văn đặt ra ở đây là: Trong cuộc sống đó con người phải làm thế nào để giữ gìn được nhân cách và phẩm giá của mình. Đó chính là tiếng nói nhân đạo sâu sắc trong tư tưởng của Nam Cao.
2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam:
a. Hoàn cảnh ra đời 
Trong văn xuôi Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX, có lẽ khó ai tìm ra được những nét đẹp tiềm ẩn trong cái bình thường giỏi như Thạch Lam. Thạch Lam dành tấm lòng ưu ái xót thương cho những lớp người nghèo trong xã hội thời đó. Đời sống cơ cực, bế tắc,số phận tăm tối của những người bình dân hiện lên xót xa, sinh động qua những trang viết đượm buồn của Thạch Lam. Ông viết về lớp người nghèo bằng một nổi buồn man mác, mênh mông, một niềm cảm thông sâu sắc và bằng cả một thái độ mến yêu, trân trọng. Ngòi bút Thạch Lam đã đi sâu vào nội tâm các nhân vật với những tình cảm, cảm xúc mơ hồ, mong manh và qua đấy ta thấy ở ông một tâm hồn đôn hậu tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi đổi thay của lòng người và tạo vật.
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn rất tiêu biểu cho sáng tác của Thạch Lam cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Cũng như nhiều tác phẩm truyện ngắn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tim_hieu_dac_diem_chung_ve_tac_pham_tu_su_trong_ngu_van.doc