SKKN Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 12 qua các bài học Địa lí

SKKN Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 12 qua các bài học Địa lí

 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 –NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa -hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra mục tiêu:

- “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.

- “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.

 - “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”.

 Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông có đặc trưng riêng nhưng đều góp phần vào đào tạo giáo dục thế hệ trẻ. Địa lí là môn học có mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học và môn học khác. Trong mỗi bài học của môn địa lí giáo viên thường “tích hợp” kiến thức của các môn học như : Văn , lịch sử, GDCD, Vật lí, Hóa học để nâng cao hiêụ quả của bài học.

 Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Hà Văn Mao sau nhiều năm, tôi nhận thấy ngoài việc ‘tích hợp” kiến thức các môn học đó, thì việc trang bị những kiến thức về pháp luật cũng rất cần thiết với học sinh THPT- lứa tuổi chuẩn bị trở thành công dân chính thức - vì có nắm được kiến thức pháp luật mới tạo điều kiện để mỗi người tuân thủ, thực hiện đúng pháp luật - một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đặc biệt với đối tượng học sinh của trường Hà Văn Mao đa số là các em con em dân tộc vùng núi thì kiến thức pháp luật hiểu biết pháp luật là vấn đề rất cần thiết trong giáo dục kỹ năng cho các em.

 Nhằm thiết thực đưa những định hướng, chủ trương của Đảng về GD- ĐT vào cuộc sống, góp phần nhỏ bé của mình vào thực hiện nghị quyết TW8 khóa XII, tôi đưa vào áp dụng đề tài SKKN “ Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 12 qua các bài học Địa lí”.

 

doc 19 trang thuychi01 7112
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 12 qua các bài học Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang 
 PHẦN I: MỞ ĐẦU 
1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm........................................................ ........02
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................02
2.1.Mục tiêu........................................................................................................03
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................03
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 03
3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................03
3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................03
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................03
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu........................................................... 03
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của đề tài................................................................................. 04
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu...............................................................04
2.1 Thực trạng chung........................................................................................04
2.2 Khảo sát thực tế học sinh tại trường THPT Hà Văn Mao.....................05
3. Các giải pháp thực hiện................................................................................05
3.1 Nguyên tắc và hình thức thực hiện............................................................05
3.2 Áp dụng........................................................................................................06
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả của việc ứng dụng...........................................................................15
2. Kiến nghị đề xuất..........................................................................................17
 Danh mục tài liệu tham khảo........ ...............................................................18 
 PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm.
 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 –NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa -hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra mục tiêu: 
- “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
- “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
	- “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”.
 Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông có đặc trưng riêng nhưng đều góp phần vào đào tạo giáo dục thế hệ trẻ. Địa lí là môn học có mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học và môn học khác. Trong mỗi bài học của môn địa lí giáo viên thường “tích hợp” kiến thức của các môn học như : Văn , lịch sử, GDCD, Vật lí, Hóa học để nâng cao hiêụ quả của bài học. 
	Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Hà Văn Mao sau nhiều năm, tôi nhận thấy ngoài việc ‘tích hợp” kiến thức các môn học đó, thì việc trang bị những kiến thức về pháp luật cũng rất cần thiết với học sinh THPT- lứa tuổi chuẩn bị trở thành công dân chính thức - vì có nắm được kiến thức pháp luật mới tạo điều kiện để mỗi người tuân thủ, thực hiện đúng pháp luật - một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đặc biệt với đối tượng học sinh của trường Hà Văn Mao đa số là các em con em dân tộc vùng núi thì kiến thức pháp luật hiểu biết pháp luật là vấn đề rất cần thiết trong giáo dục kỹ năng cho các em. 
	Nhằm thiết thực đưa những định hướng, chủ trương của Đảng về GD- ĐT vào cuộc sống, góp phần nhỏ bé của mình vào thực hiện nghị quyết TW8 khóa XII, tôi đưa vào áp dụng đề tài SKKN “ Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 12 qua các bài học Địa lí”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1.Mục tiêu
 Việc thực hiện “Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 12 qua các bài học Địa lí ” nhằm:
 - Góp phần đẩy mạnh hoạt động nhận thức của học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức bài học tốt hơn.
 - Kích thích sự hứng thú tìm hiểu, học tập và phát triển năng lực thực hành, kĩ năng ứng xử tích cực trong cuộc sống cho học sinh .
 - Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về pháp luật.
 - Giáo dục ý thức, trách nhiệm và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh.
 - Góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Tìm hiểu lí luận, vai trò, tác dụng phương pháp tích hợp, tuyên truyền, giáo dục.
 - Nghiên cứu nội dung kiến thức pháp luật liên quan trong chương trình Địa lí 12
 - Lựa chọn nội dung phù hợp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
 - Một số bài dạy trong chương trình Địa lí lớp 12
 - Khách thể: quá trình giảng dạy Địa lí 12-THPT
 - Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 12 –THPT ở Trường Hà Văn Mao
3.2 Phạm vi nghiên cứu
 - Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
 - Bài 14: sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
 - Bài 15: Bảo về môi trường và phòng chống thiên tai
 - Bài 17: Lao động và việc làm.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận
 - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Khảo sát tại đơn vị trường THPT Hà Văn Mao với những lớp trực tiếp giảng dạy. 
 - Điều tra thực tế trong quá trình giảng dạy Địa lí 12- THPT
 - Xử lí kết quả dạy học trong quá trình thực hiện.
 - Đưa ra những kết luận - nhận xét.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
 - Dạy học “tích hợp tuyên truyền pháp luật” phù hợp sẽ nâng cao nhận thức và ý thức cho học sinh.
 - Học sinh có những hiểu biết về pháp luật, về quyền hạn của mình thì những vi phạm pháp luật trong cuộc sống thường ngày sẽ ít đi.
 - Học sinh sẽ có trách nhiệm hơn, có suy nghĩ đúng đắn hơn trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là học sinh khu vực miền núi.
 PHẦN II : NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận của đề tài.
 Giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách cho học sinh đáp ứng yêu cầu cho xã hội hiện tại và tương lai. Tuy nhiên ngoài một dung lượng kiến thức của môn giáo dục công dân về pháp luật thì các môn học trong hệ thống trường phổ thông lại không có phân môn này, để đảm bảo yêu cầu về giáo dục pháp luật cần thực hiện ở nhiều môn học bằng việc“Tích hợp’ để “Tuyên truyền”.
	 -“Tích hợp” là đưa những nội giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo..
- “ Pháp luật” là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, là yếu tố đảm bảo sự ổn định và trật tự của xã hội.
- “ Tuyên truyền pháp luật” là việc công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của pháp luật để mọi người biết, động viên, thuyết phục mọi người tin tưởng và thực hiện đúng pháp luật.
	Từ những khái niệm trên ta thấy: giáo dục pháp luật trong nhà trường được hiểu là hoạt động tuyên truyền pháp luật cho đối tượng cụ thể là học sinh thông qua môn học, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết chào cờ, sinh hoạt, ngoại khóa...Giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức pháp luật, hình thành, nuôi dưỡng, phát triển ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong học sinh. Vì vậy tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh là rất cần thiết, vấn đề cần bàn ở đây là phải tuyên truyền giáo dục những gì và giáo dục như thế nào để thiết thực, hấp dẫn và hiệu quả ? Mỗi môn học có thể áp dụng phương pháp giáo dục khác nhau sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Đối với môn Địa lí, thông qua một số nội dung có thể thực hiện tuyên truyền giáo dục pháp luật và đó cũng là yêu cầu thiết yếu mà Bộ giáo dục đề ra trong nhiệm vụ đổi mới .
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1 Thực trạng chung.
- HS trung học phổ thông đã bước đầu được tiếp cận với kiến thức pháp luật thông qua môn Giáo dục công dân, tuy nhiên qua tìm hiểu chương trình, SGK môn GDCD tôi nhận thấy nội dung kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa của môn GDCD không nhiều, kiến thức có phần mang nhiều yếu tố triết học, hàn lâm chưa gần gũi với thực tế, chưa phù hợp với nhận thức của học sinh ở lứa tuổi vị thành niên.
- Thực trạng số học sinh trung học phổ thông vi phạm pháp luật như đánh nhau, vi phạm luật giao thông , cờ bạc, nghiện ngập... có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Điều này là biểu hiện của tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên, là mối trăn trở lo ngại của toàn xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo. Có những em đã bước lên vành móng ngựa mà vẫn chưa nghĩ là mình phạm tội, hoặc phạm tội vì những lý do rất giản đơn, không đáng có. Nếu như các em được giáo dục, tiếp cận thông tin pháp luật, được nhắc nhở về ý thức pháp luật, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân một cách thường xuyên, nghiêm túc và dễ hiểu thì thực trạng đáng buồn trên có lẽ sẽ xảy ra ít hơn. 
	 Có rất nhiều cách khác nhau để tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh. Với vai trò là một giáo viên bộ môn Địa lí, với đối tượng học sinh số đông là các em, con em đồng bào các dân tộc vùng núi Bá Thước, tôi thông qua mỗi tiết hoc chắt lọc thông tin để tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh những nội dung có liên quan hoặc thực hiện trực tiếp trong chương trình ngoại khóa, giờ sinh hoạt.
 Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này của tôi được thực hiện trong chương trình giảng dạy một số bài Địa lí lớp 12-THPT.
2.2 Khảo sát thực tế học sinh tại trường THPT Hà Văn Mao.
 Đầu năm học 2018-2019 tôi thực hiện một điều tra thực tế về việc tham gia giao thông và chấp hành luật giao thông của học sinh các lớp và thu được kết quả như sau: 
Lớp
H/S thực hiện tốt
H/S thực hiện chưa tốt
H/S chưa thực hiện
12A1
13%
47%
40%
12A3
10%
45%
45%
12A4
8%
50%
42%
 Kết quả khảo sát trên cho thấy con số báo động về ý thức thái độ trong việc chấp hành pháp luật. Nhiều học sinh chưa xác định được nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân với gia đình, nhà trường và xã hội. Không chỉ thực hiện yêu cầu khi tham gia giao thông chưa tốt mà còn nhiều học sinh bị lôi kéo vào thói hư tật xấu như cờ bạc, rượu chè, cá độ, đánh nhau gây mất trật tự cho xã hội, thiếu nghiêm túc trong học tập và rèn luyện.
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1 Nguyên tắc và hình thức thực hiện
 Việc nâng cao nhận thức pháp luật là cần thiết trong nhà trường đối với mỗi môn học và là trách nhiệm của mỗi giáo viên. Để học sinh có ý thức chấp hành pháp luật tốt thì việc thực hiện giáo dục được tiến hành bằng nhiều hoạt động khác nhau. Tham gia thực hiện nhiệm vụ đó, tôi thực hiện thông qua một số nội dung trong bài giảng Địa lí 12, để tuyên truyền, giáo dục pháp luật giúp các em có những hiểu biết về pháp luật, về quyền lợi và nghĩa vụ , phát huy năng lực cần thiết. 
 “Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh” trong chương trình dạy học Địa lí 12 cần đảm bảo nguyên tắc và hình thức cơ bản sau:
 *Nguyên tắc:
 - Đảm bảo mục tiêu bài học, không làm quá tải nội dung
 - Không phá vỡ nội dung môn học
 - Lựa chọn nội dung và hình thức “tích hợp , tuyên truyền” phải phù hợp
 - Không gò ép và chú ý đến liên hệ thực tiễn địa phương
 * Hình thức:
 - Tích hợp từng bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức bài học có nội dung liên quan đến vấn đề cần tích hợp
 - Liên hệ: từ nội dung đã tích hợp, yêu cầu học sinh liên hệ thực tiễn (ở địa phương, ở trường -lớp và chính bản thân mình).
 - Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh.
3.2 Áp dụng “ Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật” vào một số bài học trong chương trình địa lí lớp 12
 Trong mỗi bài học đều có những nội dung có thể tiến hành “tích hợp”. Khi thực hiện “Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật ” trong giảng dạy Địa lí 12, tôi lựa chọn một số nội dung sau đây: 
3.2.1 Tiết 2- Bài 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
- Nội dung thực hiện: Mục 2, phần b. Vùng biển 
- Nội dung tích hợp, tuyên truyền: Hiến pháp và công ước quốc tế về luật biển năm 1982.
Nội dung kiến thức cơ bản
Nội dung tích hợp, tuyên truyền
2. Phạm vi lãnh thổ
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
a.Vùng đất
...
b. Vùng biển
- Vùng biển của Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước (tên các nước)
- Vùng biển nước ta bao gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông.
c. Vùng trời
- Khái niệm về phạm vi lãnh thổ được nêu trong Điều 1 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
- Công ước quốc tế về luật biển 1982 được ký tại Jamaica ngày 10/12/1982 đã được Việt Nam phê chuẩn với 150 nước tham gia, quy định về cách tính diện tích lãnh hải, quyền lợi của quốc gia ven biển 
-GV nhấn mạnh: Lãnh thổ VN là thiêng liêng, được Hiến pháp Việt Nam quy định, được thế giới công nhận. Mỗi công dân Việt Nam đều có trách nhiệm hiểu rõ, hiểu đúng về lãnh thổ, đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ quyền lợi của quốc gia, tham gia vào các chương trình đóng góp xây dựng biển đảo.
 Sau nội dung này học sinh cần :
-Xác định được phạm vi vùng biển nước ta, các bộ phận hợp thành và khẳng định chủ quyền biển nước ta theo công ước quốc tế. 
- Nhận thấy có nhiệm tuyên truyền phổ biến cơ sở pháp luật , khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông, hiểu đúng những văn bản pháp lí về biển đảo Việt Nam đã kí với các nước láng giềng cho nhân dân bằng những việc làm thiết thực góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển với các quốc gia trong khu vực, tích cực tham gia đóng góp viết bài dự thi, ủng hộ , vẽ tranh tuyên truyền..
3.2.2 Tiết 15 - Bài 14. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
 - Nội dung thực hiện: Mục 1 phần a,b; Mục 2 phần a.
 - Nội dung tích hợp, tuyên truyền: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ đa dạng sinh học, Luật đất đai
Nội dung kiến thức cơ bản
Nội dung tích hợp, tuyên truyền
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng
a. Tài nguyên rừng
- Sự suy giảm tài nguyên rừng
+ Năm 1943 cả nước có 70% diện tích là rừng giàu, độ che phủ 43%
+ Năm 1983 diện tích và độ che phủ giảm mạnh.
+ Năm 2005 độ che phủ gần 40% nhưng chủ yếu là rừng non, rừng nghèo, rừng mới phục hồi.
- Nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng
+ Chặt phá, khai thác rừng bừa bãi
+ Phát triển cây công nghiệp tự phát
+ Cháy rừng
+ Chiến tranh
- Giải pháp
+ Cần có sự quản lý của Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng
+ Tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc quản lý, sử dụng và phát triển đối với từng loại rừng ( phòng hộ, đặc dụng, sản xuất)
b. Đa dạng sinh học
- Sự suy giảm
+ Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng cao (số liệu)
+ Sinh vật tự nhiên nước ta đang bị suy giảm (số liệu)
- Nguyên nhân
+ Khai thác quá mức
+ Thu hẹp diện tích rừng tự nhiên
+ Ô nhiễm môi trường nước
- Biện pháp bảo vệ
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ những loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Ban hành quy định trong khai thác.
Điều 3: Khái niệm rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng.
Nội dung quản lý của Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng được thể hiện trong Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 9: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Điều 12: Những hành vi bị nghiêm cấm (16 hành vi)
1. Chặt phá rừng, khai thác trái phép.
2. Săn bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
...
5. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
...
GV nhấn mạnh: là một đất nước có ¾ diện tích là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai, vai trò của rừng và bảo vệ rừng ở nước ta là đặc biệt quan trọng. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ rừng. Trong các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch đến các khu vực có rừng chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ rừng, phòng cháy rừng, tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
...............................................................
- Điều 3 khoản 5 Luật bảo vệ đa dạng sinh học nêu khái niệm đa dạng sinh học.
- Điều 14: “Loài bị đe dọa tuyệt chủng”
- Điều 16: “Loài đặc hữu”
- Điều 4- khoản 1
Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân
- Điều 7: Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học.
GV kết luận: mỗi người chúng ta đều có thể tham gia bảo vệ đa dạng sinh học như không sử dụng các sản phảm từ động vật hoang dã, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường xung quanh, tuyên truyền cho gia đình, người thân cùng thực hiện.
 Sau nội dung này, học sinh cần đạt được yêu cầu cơ bản:
- Nắm được qui định của pháp luật về khai thác sử dụng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
- Liên hệ với thực tiễn địa phương trong việc khai thác sử sụng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
- Thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học theo qui định của pháp luật . Tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi sai trái trong khai thác sử dụng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
Nội dung kiến thức cơ bản
Nội dung tích hợp, tuyên truyền
2.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
a. Sự suy giảm tài nguyên đất
- Tài nguyên đất nước ta không nhiều (số liệu)
 và đang bị suy giảm 
+ Diện tích đất bị đe dọa hoang mạc hóa lớn (số liệu)
+ Hiện tượng đất xói mòn, bạc màu, ô nhiễm.
- Nguyên nhân
+ Mất rừng
+ Canh tác không hợp lý 
+ Nước thải, chất thải xả ra môi trường đất.
+ Biến đổi khí hậu
...
- Biện pháp bảo vệ.
+ Đối với đất đồi núi : các biện pháp canh tác, thủy lợi, cải tạo đất, bảo vệ rừng, định canh định cư.
+ Đối với đất đồng bằng: hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng, thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, canh tác hợp lý, cải tạo đất, phòng chống ô nhiễm đất.
- Điều 11: Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, đúng mục đích sử dụng.
2. Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
- Điều 15: 
Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích,hủy hoại đất.
- Điều 38: Thu hồi đất
GV tóm tắt một số nội dung gần gũi với học sinh
+ Nếu người sử dụng sử dụng không đúng mục đích, làm hủy hoại đất, không thực hiện nghĩa vụ ( thuế) sẽ bị thu hồi.
+ Đất thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Khi nhà nước có quyết định thu hồi phục vụ các dự án an ninh, quốc phòng, kinh tế -xã hội... người sử dụng đất phải có trách nhiệm khẩn trương giao đất đúng thời hạn.
Gia đình chúng ta đều được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất, phải sử dụng đất đúng mục đích, chăm bón, bảo vệ độ phì nhiêu cho đất và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồi đất khi có yêu cầu.
 Sau phần này, học sinh nhận thấy :
 - Quyền hạn và trách nhiệm của công dân trong sử dụng đất đai và hình thành thái độ đúng đắn cho học sinh khi tham gia lao động sản xuất.
 - Tìm hiểu việc sử dụng đất tại địa phương, gia đình có chấp hành đúng pháp luật
 - Đưa ra những ý kiến đóng góp cho việc sử dụng đất tích cực, có hiệu quả.
3.2.3 Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
 -Nội dung thực hiện:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_tuyen_truyen_giao_duc_phap_luat_cho_hoc_sinh_l.doc