SKKN Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 9 Trường THCS Minh Sơn nhằm biến nhận thức của học sinh thành hành động thực tiễn

SKKN Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 9 Trường THCS Minh Sơn nhằm biến nhận thức của học sinh thành hành động thực tiễn

Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc - danh nhân văn hóa của thế giới, cả cuộc đời Người đã dành chọn cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta” Người đã đi xa nhưng để lại cho chúng ta một hệ tư tưởng đạo đức- một di sản văn hoá tinh thần của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã hình thành từ hàng nghìn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Người đã đi xa nhưng để lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng to lớn, một nhân cách đạo đức cao cả. Từ lâu Đảng và nhân dân ta đã xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần giá trị quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam.

Trong công cuộc CNH-HĐH và đổi mới đất nước hiện nay, với xu thế hội nhập chúng ta vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, Bộ Chính trị khoá X đã đề ra Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (năm 2007) để góp phần nâng cao nền tảng đạo đức xã hội. Đặc biệt trong cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 15254
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 9 Trường THCS Minh Sơn nhằm biến nhận thức của học sinh thành hành động thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC
TRƯỜNG THCS MINH SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 9 Ở TRƯỜNG THCS MINH SƠN NHẰM BIẾN NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÀNH HÀNH ĐỘNG THỰC TIỄN”
Người thực hiện: Khương Thị Bình
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Minh Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Phần mục
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
3 -> 4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng hiểu biết về tư tưởng đao đức Hồ Chí Minh của học sinh
2.3. Một số phương pháp về việc tích hợp giáo duc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử
5 -> 18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .
3.1. Kết luận:
3.2. Đề xuất, kiến nghị
18 -> 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
21
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc - danh nhân văn hóa của thế giới, cả cuộc đời Người đã dành chọn cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta” Người đã đi xa nhưng để lại cho chúng ta một hệ tư tưởng đạo đức- một di sản văn hoá tinh thần của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã hình thành từ hàng nghìn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Người đã đi xa nhưng để lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng to lớn, một nhân cách đạo đức cao cả.. Từ lâu Đảng và nhân dân ta đã xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần giá trị quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam.
Trong công cuộc CNH-HĐH và đổi mới đất nước hiện nay, với xu thế hội nhập chúng ta vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, Bộ Chính trị khoá X đã đề ra Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (năm 2007) để góp phần nâng cao nền tảng đạo đức xã hội. Đặc biệt trong cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh.
Tuy nhiên, trên thực tế, với sự tác động không nhỏ của các biểu hiện đạo đức sai lệch hiện nay , nhận thức về đạo đức cũng như lý tưởng sống của thanh thiếu niên – trong đó có HS- vẫn còn nhiều lỗ hổng. Bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp với mức độ ngày càng trầm trọng. Quan hệ thầy trò có dấu hiệu xuống cấp, tinh thần “tôn sư trọng đạo” không được thể hiện rõ nét. Tình trạng gian lận trong thi cử đó đây xuất hiện làm xấu đi hình ảnh nhà trường – người thầy và bản thân học sinh . Lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên không chỉ gây ra mối lo về sự xuống cấp của đạo đức xã hội mà còn là mối nguy về sức khoẻ và sự phát triển của giống nòi Công luận, xã hội lên án nhưng biện pháp ngăn chặn thực sự hữu hiệu vẫn còn thiếu.
Không chỉ vậy, với mặt trái của cơ chế thị trường, nhận thức về chính trị, văn hoá, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh bị tác động tiêu cực bởi những gì họ tiếp nhận được thiếu một “bộ lọc” cần thiết. Do đó, nếu không có sự định hướng tích cực, kịp thời, đúng mực, thì những biểu hiện đó sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức, lý tưởng, tình cảm của các em
Tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ chí minh là một phần rất quan trọng trong mục tiêu giáo dục chung của nhà trường.Tại trường THCS Minh Sơn sau nhiều năm triển khai, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường với nhiều hoạt động phong phú như: thi kể chuyện Bác Hồ, Viết tâm thư gửi Bác đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp đi học, đến truờng. Tuy nhiên để việc giáo dục đạo đức học sinh được duy trì thường xuyên cũng như để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu, trong nhà trương cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, ngoài việc phối kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thì lồng ghép tích hợp vào các bài học là rất cần thiết
Trong các bộ môn khoa học ở trường phổ thông, môn lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những sự kiện lịch sử về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, những tấm gương về người thật việc thật qua sự dẫn dắt của giáo viên nó sẽ tác động đến tâm trí các em hình thành ở các em ý thức tự tôn, lòng tự hào dân tộc.
Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên dạy lịch sử cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước.
Trong các khoá trình lịch sử ở cấp THCS thì chương trình lịch sử lớp 9 (Học kì 2) có nhiều bài, nhiều sự kiện liên quan đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh.Tôi đã tiến hành dạy theo hướng tích hợp các câu chuyện về Người để tăng hứng thú cho học sinh. Tôi nhận thấy có hiệu quả vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài 
“ Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 9 Trường THCS Minh Sơn nhằm biến nhận thức của học sinh thành hành động thực tiễn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
+ Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về hành vi, các chuẩn mực đạo đức xã hội đang bị suy thoái hiện nay. Từ đó nâng cao ý thức và ý chí học tập,rèn luyện bản thân, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân thủ nội quy nhà trương và pháp luật của nhà nước. Tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9A trường THCS Minh Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Đọc và tìm hiểu tài liệu
- Phương Pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra bằng phiếu, bài thu hoạch qua các đợt vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
 - Khảo sát thực tế
- Phương pháp thực nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã kết tinh những truyền thống tốt đẹp; truyền thống chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, truyền thống đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống cần cù lao động Một trong những thành quả tốt đẹp đó chính là ông cha ta đã hun đúc nên một chuẩn mực đạo đức mà các thế hệ con cháu chúng ta ngày nay phải tiếp thu học hỏi và phát huy.
Đó là tình yêu quê hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng, đoàn kết, thuỷ chung, dũng cảm, kiên cường, hiếu học, cần cù, sáng tạoTrong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc,bảo vệ tổ quốc ở thế kỷ XX Đảng ta và Bác Hồ kính yêu luôn chăm lo, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức, và phát triển thành đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền tảng tư tưởng xã hội, là động lực, sức mạnh to lớn để toàn Đảng toàn dân ta vượt qua mọi thách thức, dành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội .
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, chuẩn mực đạo đức của dân tộc đã được phát triển và bổ sung thêm những giá trị mới, tiến bộ, được xã hội thừa nhận như: Có ý thức làm chủ,ý chí chủ động lập thân lập nghiệp, sự năng động sánh tạo,dám nghĩ dám làm, giám chịu trách nhiệm, quyết tâm vượt khó, quyết chí làm giàu chính đáng, đoàn kết giúp nhau cùng phát triển, xây dựng đời sống văn hoá, nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ của công dân
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, đất nước đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN, từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN”. Vì vậy trong các nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực có trí thức, được giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó giáo dục đạo đức luôn được coi trọng.
Từ năm 2007 Đảng ta đã phát động cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thời gian gần đây đã nâng cao thành “ học tập tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ chí Minh”trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Đây là cuộc vận động lớn, một đợt sinh hoạt văn hoá chính trị sâu rộng trong nhân dân. Bởi Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,là di sản văn hoá của dân tộc ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại. Trong đó, nhiều vấn đề có giá trị sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, thiết thực không những đối với lịch sử mà cả với hiện tại và tương lai của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Tư tưởng đó của Người được hình thành, phát triển trên cơ sở khoa học, thông qua tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, được thử thách, tôi luyện trong thực tiễn cách mạng. Những quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm là hoàn toàn đúng đắn. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng của Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng trong suốt tiến trình cách mạng, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa tư tưởng đạo đức tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong nhà trường. Tất cả các môn học ngoài việc cung cấp kiến thức khoa học còn phải thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó môn lịch sử có ưu thế hơn cả bởi lịch sử cung cấp những kiến thức về người thực, việc thực về cuộc đời hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, thông qua đó giáo dục các em học tập tấm gương đạo đức của Người.
 2.2. Thực trạng hiểu biết về tư tuởng đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh
Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Từ nhiều năm học trước Trường trung học cơ sở Định Tân cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tìm hiểu về cuộc đời và tấm gương đạo đức của Bác như: Cuộc thi kể chuyện Bác Hồ, thi tìm hiểu “ Bác Hồ với Thanh Hoá và Thanh Hoá làm theo lời Bác dạy” Thông qua các hoạt động này học sinh đã hiểu và nhận được phần nào những kiến thức và bài học về tấm gương đạo đức, phong cách lối sống của Bác. Tuy nhiên do điều kiện thời gian cho nên các hoạt động không được tiến hành thường xuyên nên việc giáo dục chưa có chiều sâu.
Mặt khác với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay việc các em tiếp cận với các thông tin từ sách báo, tivi, internet là không khó. Nhưng rất ít học sinh chủ động để tìm hiểu những thông tin này cho nên việc hiểu biết của các em về tấm gương đạo đức của Bác đang còn hạn chế.
Sách giáo khoa môn Lịch sử có nhiều sự kiện về Hồ Chí Minh đặc biệt là chương trình lịch sử Việt Nam ở lớp 9. Những sự kiện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò của Người trong việc thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam, trong cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được trình bầy và lồng với kiến thức lịch sử dân tộc. Tuy nhiên nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một cách chung chung, qua loa. Bởi vậy hiểu biết của các em về Bác Hồ còn đơn giản, chưa sâu sắc, nặng về cảm tính, thậm chí một bộ phận học sinh không chiụ tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức còn mang tính đối phó, nên tác động về tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao.
Từ thực tế tiến hành một khảo sát nhỏ trong đối tượng học sinh hai lớp 9 ở trường THCS Định Tân. Tôi thấy kết quả như sau:
Học xong bài “ Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa thánh Tám năm 1945” Tôi đã cho câu hỏi: “ Từ sự kiện Bác Hồ về nước ngày 28/1/1941,em hãy nêu những hiểu biết của em về Bác trong thời điểm lịch sử này? Em học tập được gì từ cuộc sống sinh hoạt của Bác?
Kết quả khảo sát như sau:
Sĩ số
Điểm 0-2
Điểm 3-4
Điểm 5-7
Điểm 7-8
Điểm 9-10
43
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
7,0
15
35
13
30
12
28
0
0
Là giáo viên dạy học lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã gắn liền với chiều dài của lịch sử dân tộc trong thế kỉ XX. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy lịch sử góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh là rất cần thiết.
2.3. Một số phương pháp về việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử
2.3. 1. Một số nội dung cơ bản về tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Minh
Nhìn chung về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có thể khái quát thành 4 nội dung cơ bản là:
Trung với nước hiếu với dân.
Tình yêu thương con người.
Đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
Tinh thần Quốc tế trong sáng.
2.3. 2. Sự chuẩn bị của giáo viên
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép,thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh, Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Tránh tình trạng biến giờ dạy lịch sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
2.3.3. Một số phương pháp lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong bài dạy
Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh, tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Sau đây là một số nội dung và phương pháp có thể thực hiện lồng ghép trong các bài chủ yếu trong một số bài lịch sử Việt Nam ở lớp 9.
* Về lòng yêu nước thương dân, sống giản dị, quan tâm, tôn trọng tới mọi người xung quanh, nghệ thuật chớp thời cơ và tư tưởng độc lập tự do:
Tư tưởng này xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Bác, thể hiện qua nhiều bài dạy. Với nội dung này khi dạy bài : Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm (1917-1925) chúng ta có thể chọn nội dung tích hợp sau đây:
Sau bao nhiêu năm bôn ba khắp năm châu với đủ các công việc vất vả mà người đã trải qua đến năm 1917 Người trở về Pháp. Ở đây Người đã nghiên cứu học tập và tham gia phong trào công nhân Pháp. Năm 1919 thay mặt những người Việt Nam yêu nước Người đã gửi yêu sách đến hội nghị Véc- xai từ đây cái tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. Tháng 7 năm 1920 Người tiếp cận Luận cương về vấn đề dân tộc của Lê-nin. Sự liện này giáo viên có thể trích đoạn thơ của chế Lan Viên để học sinh thấy được Người xúc động như thế nào khi tiếp cận được chân lý cứu nước:
“ Luận cương đến bên Người và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin”
Ngồi một mình trong phòng Người sung sướng muốn phát khóc lên Người nói một mình như đang nói với toàn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản” Như vậy từ một người yêu nước chân chính Người đến với chủ nghĩa Mác –Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đã giải phóng cho dân tộc ta khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến.
Phương pháp dạy học tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khi dạy bài 22 lịch sử 9: “Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” giáo viên giảng đến sự kiện thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện có thể trình bày: “ Sau khi Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp bị đánh bại trên toàn Đông Dương, quân Đồng Minh chuẩn bị kéo vào Đông Dương. Thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Trong lúc Bác đang bị bệnh rất nặng có nguy cơ không qua khỏi. Bác cầm tay các đồng chí cách mạng căn dặn “ Thời cơ đã đến dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng cố giành cho được độc lập” Dù hoàn cảnh nào Bác vẫn nghĩ tới độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
Khi dạy bài 23 - Lịch sử 9 “ Tổng khởi nghĩa thánh Tám và việc thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hoà” . 
 Phương pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khi giảng dạy mục I:" Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố ".
 Trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, ở Châu Âu phát xít Đức đã đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện (5.1945). Ở Châu Á, tháng 8 năm 1945 quân Nhật cũng đầu quân đồng minh; Trong nước, quân Nhật hoang mang tột độ, chính phủ tay sai lung lay tận gốc rễ, thời cơ cho ta giành chính quyền đã chín muồi.Hơn nữa ,chúng ta phải giành chính quyền trước khi quân Anh,quân Pháp và quân Tưởng vào nước ta núp dưới danh nghĩa quân đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo: "Dù có phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải giành chính quyền cho bằng được".
Tiếp đó, từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân trào(Tuyên Quang).Dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã quyết định phát động lệnh tổng khởi nghĩa trong phạm vi toàn quốc.Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào đã nhất chí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa, thông qua mười chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc, quyết định quốc kì, quốc ca....Sau đó lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nỗi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
 Đến đây, để tích hợp nội dung của mục I với việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi đặt câu hỏi :
 Qua tìm hiểu hoàn cảnh thế giới, trong nước và quyết định phát động nhân dân cả nước nỗi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám,em họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_trong_day_hoc_lic.doc