SKKN Tích hợp thơ ca vào giảng dạy chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông
Trong nhiều năm qua việc học tập bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông có nhiều sa sút, biểu hiện rõ nhất là kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, số lượng ít chất lượng làm bài yếu kém. Nguyên nhân do học sinh chưa nhận thức đúng về bộ môn lịch sử, đa phần học sinh làm bài không nắm được trọng tâm kiến thức, các giai đoạn phát triển của lịch sử, các khái niệm Vì vậy trong quá trình làm bài các em thường lúng túng viết sai lệch các sự kiện, không nắm được trọng tâm yêu cầu đặt ra. Điều này được phản ánh rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Giảng dạy và học tập môn lịch sử có sự hấp dẫn riêng của nó, giúp mọi người có thể hiểu biết về một dân tộc trong bối cảnh mà có văn hóa, kinh tế, chính trị. Xã hội phát triển không ngừng theo quy luật song có những giai đoạn đều có sự thăng trầm trong lịch sử của một xã hội, một nhân vật lịch sử mà trong đó có bi hùng, sự hấp dẫn của quyền lực, sự sa đọa hay phát triển của một giai cấp thống trị, sự cùng cực hay phồn thịnh của nhân dân, sự thành công hay cay đắng . đã tạo sức hấp dẫn cho mỗi người, mỗi chế độ qua đó mà ngẫm nghĩ về thời cuộc, số phận và tương lai rồi sẽ ra sao.
Hiện nay cuộc sống con người nặng về yếu tố vật chất, nên việc học tập lịch sử ít được quan tâm. Ở các trường trung học phổ thông hầu như học sinh chỉ chú trọng vào các môn tự nhiên, ít đầu tư cho môn lịch sử cũng như các môn xã hội khác. Nhưng thực tế cuộc sống đòi hỏi các yếu tố tổng hòa của một con người để có đủ tri thức tiếp cận với xã hội một cách hài hòa, tốt hơn bởi các sự kiện trong cuộc sống gắn liền với yếu tố lịch sử, hiểu biết về lịch sử thì mới có lòng tự hào về dân tộc và chúng ta sẽ vững tin trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, vấn đề dạy và học lịch sử luôn được quan tâm, tuy nhiên học sinh còn xem nhẹ môn học, phương pháp truyền tải kiến thức lịch sử nặng về truyền tải thông tin đã làm cho môn học trở nên xơ cứng khô khan, không yêu thích môn học.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong nhiều năm qua việc học tập bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông có nhiều sa sút, biểu hiện rõ nhất là kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, số lượng ít chất lượng làm bài yếu kém. Nguyên nhân do học sinh chưa nhận thức đúng về bộ môn lịch sử, đa phần học sinh làm bài không nắm được trọng tâm kiến thức, các giai đoạn phát triển của lịch sử, các khái niệm Vì vậy trong quá trình làm bài các em thường lúng túng viết sai lệch các sự kiện, không nắm được trọng tâm yêu cầu đặt ra. Điều này được phản ánh rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giảng dạy và học tập môn lịch sử có sự hấp dẫn riêng của nó, giúp mọi người có thể hiểu biết về một dân tộc trong bối cảnh mà có văn hóa, kinh tế, chính trị... Xã hội phát triển không ngừng theo quy luật song có những giai đoạn đều có sự thăng trầm trong lịch sử của một xã hội, một nhân vật lịch sử mà trong đó có bi hùng, sự hấp dẫn của quyền lực, sự sa đọa hay phát triển của một giai cấp thống trị, sự cùng cực hay phồn thịnh của nhân dân, sự thành công hay cay đắng ... đã tạo sức hấp dẫn cho mỗi người, mỗi chế độ qua đó mà ngẫm nghĩ về thời cuộc, số phận và tương lai rồi sẽ ra sao. Hiện nay cuộc sống con người nặng về yếu tố vật chất, nên việc học tập lịch sử ít được quan tâm. Ở các trường trung học phổ thông hầu như học sinh chỉ chú trọng vào các môn tự nhiên, ít đầu tư cho môn lịch sử cũng như các môn xã hội khác. Nhưng thực tế cuộc sống đòi hỏi các yếu tố tổng hòa của một con người để có đủ tri thức tiếp cận với xã hội một cách hài hòa, tốt hơn bởi các sự kiện trong cuộc sống gắn liền với yếu tố lịch sử, hiểu biết về lịch sử thì mới có lòng tự hào về dân tộc và chúng ta sẽ vững tin trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, vấn đề dạy và học lịch sử luôn được quan tâm, tuy nhiên học sinh còn xem nhẹ môn học, phương pháp truyền tải kiến thức lịch sử nặng về truyền tải thông tin đã làm cho môn học trở nên xơ cứng khô khan, không yêu thích môn học. Lịch sử có tác dụng giúp ta hiểu về cội nguồn của dân tộc, một dân tộc anh hùng có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Trong xu thế hội nhập hiện nay Việt Nam ngày càng hòa mình vào tiến trình phát triển của thế giới, song cũng phải đối mặt với những thử thách to lớn, và thực tế đang diễn ra là việc thể hệ trẻ hiểu lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử nước nhà, đó chính là sự thách thức đối với các nhà viết và dạy lịch sử cũng như các nhà quản lí giáo dục. Để tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập môn lịch sử, trong phạm vi đề tài này tôi muốn đề cập đến cách tiếp cận lịch sử thông qua ngôn ngữ thơ ca vì nét độc đáo của lịch sử Việt Nam đã đi vào thơ ca. Lịch sử Việt Nam các giai đoạn đã được đúc kết thành ca dao, thơ và nhờ đó truyền tải thông tin cho thế hệ mai sau và đã đi vào văn hóa của người Việt, thơ ca truyền tải lịch sử không chỉ qua trường lớp mà qua cuộc sống hàng ngày của người dân qua những câu ca. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Thơ ca nói về lịch sử không chỉ thông qua trường lớp mà thông qua ngôn ngữ truyền miệng, các hình thức dân gian đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ăn sâu vào tâm trí mỗi người. Thực tế cho thấy học sinh, được học những kiến thức lịch sử nhưng không nắm được những kiến thức cơ bản, phải chăng có sự xơ cứng trong truyền tải thông tin của giáo dục lịch sử. Trong lịch sử Việt Nam cũng cho thấy những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử không chỉ là những nhà quân sự tài ba mà họ còn là những nhà văn , nhà thơ lớn của dân tộc ... nhất là những tác phẩm thơ của họ luôn gắn liền với sự kiện lịch sử dân tộc. Trong phạm vi đề tài này nghiên cứu phương pháp giảng dạy lịch sử thông qua việc đưa thơ ca vào lồng ghép với nội dung bài học, thông qua ngôn ngữ thơ ca tôi muốn có một cách học lịch sử nhẹ nhàng dễ nhớ, giúp các em cải thiện được sự khô khan trong lịch sử và đam mê với môn học để hướng tới mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy cũng như học tập.Trong xu thế hội nhập như hiện nay mỗi giáo viên không sớm cải cách môn lịch sử ở cấp học phổ thông, khắc phục tình trạng sa sút lãng quên quá khứ thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam. Từ đó để lại những hệ quả rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa trên thế giới. Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “Tích hợp thơ ca vào giảng dạy chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường phổ thông và tăng sự hứng thú học tập môn lịch sử của học sinh . 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận, và thực tiễn sáng kiến đề xuất một số giải pháp tích hợp thơ ca trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường học phổ thông. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Một số giải pháp tích hợp thơ ca vào giảng dạy chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 trong trường trung học phổ thông. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề văn học sử, từ đó rút ra tư tưởng, lập trường trong việc nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra; phỏng vấn; tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Phương pháp thống kê, hệ thống khái quát hóa những vấn đề cơ bản của các tư liệu về lý luận dạy học, phương pháp dạy học các vấn đề liên quan đến thơ ca về lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 12 ở trường trung học phổ thông. Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn có quan hệ sát với nội dung các bài lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cần lưu ý rằng, không phải trong một bài thơ liên quan ta có thể khai thác được hết cả bài mà nên lựa chọn những đoạn thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng. Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn phù hợp với yêu cầu, phương pháp giảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật Lịch sử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố lịch sử, thơ văn trần thuật về tội ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lược Sau khi phân loại, chúng tôi tiến hành sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề. 2. NỘI DUNG . Cơ sở lí luận “Tích hợp ” là gì? Theo từ điển tiếng Anh, Integration - có nghĩa là sự kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng kết hợp được với nhau. Như vậy đây là một khái niệm rộng có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Integration - có nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, các thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau. Tích hợp trong dạy học lịch sử có nghĩa là lồng ghép các nội dung có liên quan vào bài học lịch sử, ví như lồng ghép kiến thức văn học, lồng ghép giáo dục truyền thống dân tộc trong những bài học cụ thể. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi đã chọn lồng ghép kiến thức thơ ca của văn học để làm phong phú bài giảng, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Lịch sử là một trong những bộ môn cơ bản được giảng dạy trong nhà trường phổ thông, nó giữ vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Khoa học lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan. Văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. Như vậy Lịch sử: Là những gì đã diễn ra trong quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Lịch Sử bao gồm tất cả những lĩnh vực trong đời sống xã hội. Có thể nói văn học là nhân học. Văn học dạy con người cách nhận thức về tự nhiên, xã hội. Văn học dạy nhân cách làm người. Hiện nay có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đều hướng tới việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy học Lịch sử hiện nay, từ đó tìm ra nguyên nhân và cuối cùng nêu ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử. Mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất đó là áp dụng việc dạy học liên môn. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông. Đây là cách tìm các nội dung chung giữa những môn học với bộ môn lịch sử, từ đó sẽ bổ sung, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mới cho học sinh. Vậy dạy học tích hợp là phương pháp giảng dạy kết hợp một hoặc nhiều môn học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà giáo viên thấy sự cần thiết trong việc giảng dạy. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, dạy học tích hợp là vừa dạy nội dung lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy. Một điểm quan trọng trong dạy học Lịch sử là tạo biểu tượng, tái hiện lại lich sử để làm cho những sự kiện khô khan trở thành những hình ảnh sinh động, tác động thu hút trí tưởng tượng tư duy của học sinh, qua đó giúp học sinh ghi nhớ. Trong khi đó những đoạn văn, thơ ngắn phù hợp nội dung kiến thức thực sự là những bức tranh về ngôn ngữ hết sức sinh động mà không có ngôn từ hay đồ dùng dạy học nào thay thế được, sự mềm mại uyển chuyển của văn học sẽ dễ dàng lôi cuốn và đi vào cảm xúc của học sinh hơn những sự kiện Lịch sử khô khan. Ngày nay quá trình quôc tế hoá ngày càng mở rộng thì trở về nguồn là xu thế chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là sự tìm tòi phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Như vậy muốn đi theo xu thế chung của thời đại thì dạy học liên môn là hết sức cần thiết với việc sử dụng nội dung các bộ môn khác như văn học, địa lý, hội họa, điêu khắc, nhằm hổ trợ bổ sung những kiến thức lịch sử, trong đó đặc biệt hiệu quả nhất là việc sử dụng các tư liệu thơ ca trong giảng dạy lịch sử. 2.2. Thực trạng của vấn đề Do cơ chế thị trường, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, do không tìm được việc làm vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử ít được quan tâm. Lịch sử là khôi phục bức tranh quá khứ do đó những sự kiện lịch sử thường khô khan với rất nhiều những con số về thời gian (ngày, tháng, năm) hoặc những số liệu kết quả (của các thành tựu hoặc của những cuộc chiến dịch). Nếu giáo viên chỉ dạy cho hết giờ không tâm huyết với bộ môn thì người học sẽ thấy giờ sử quá khô khan, nặng nề và thực tế này đã xảy ra ở nhiều trường, học sinh “chán” học môn sử, điều này thể hiện rõ nhất trong kì thi THPT quốc gia hiện nay. Thực trạng này đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp và để làm bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn giáo viên nên sử dụng thơ ca trong giờ dạy lịch sử. Tài liệu văn học có vai trò hết sức to lớn trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông , góp phần vào việc giáo dục giáo dưỡng và phát triển tư duy học sinh. Vì lịch sử và văn học có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại và bổ trợ lẫn nhau. Lịch sử là cội nguồn sáng tạo của văn học, lịch sử nào thì văn học ấy. Tuy nhiên một phần lớn phụ huynh học sinh xem nhẹ môn lịch sử cho rằng đây là môn học không quan trọng, quan niệm đó có cả trong suy nghĩ của lãnh đạo một số trường, rất quan tâm ưu ái cho môn khoa học tự nhiên còn môn khoa học xã hội nói chung và môn lịch sử nói riêng thì thiếu sự quan tâm đúng mức. Bản thân các em học sinh chưa thật sự ham thích môn học lịch sử, coi môn lịch sử là môn phụ nên thường xem nhẹ. Ngoài ra nếu chọn học lên đại học thì không xin được việc làm, nên thái độ của các em thường là học đối phó, do đó trong giờ học thường thụ động, chưa tích cực xây dựng bài. Mặt khác tài liệu tham khảo văn học cũng còn nằm rải rác ở nhiều nguồn khac nhau, khó sưu tầm. Tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy bộ môn lịch sử rất phong phú như sách hướng dẫn, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, phim tư liệu Mặc dù vậy nhưng chủ trương của Đảng được thể hiện ở Nghị quyết 29-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng, toàn ngành giáo dục thực hiện đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục. Tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn cũng có nhiều trăn trở tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao chẩt lượng môn học Lịch sử 2.3. Một số giải pháp tích hợp kiến thức thơ ca vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT. - Tích hợp các dòng thơ gắn liền sự kiện lịch sử * Ví dụ 1: Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925: - Làm sáng tỏ tội ác của thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột cướp đất lập đồn điền hết sức tàn bạo. “Cao su đi dễ, khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” (Ca dao chống Pháp) hoặc: “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng” (Tố Hữu – SĐD) - Làm sáng tỏ: Thuế khoá trong bất cứ thời gian nào cũng là nguồn bóc lột chủ yếu của thực dân đế quốc nói chung và thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương nói riêng “ Thuế đến cả phấn son phường phố Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt Thắt chặt dần như thắt chỉ xe” (Á tế á ca) Hay để mô tả cảnh nhân dân ta phải nộp sưu thuế. Giáo viên có thể sử dụng 4 câu ca dao sau: “Ôi nhớ những năm nào thuở trước Xóm làng ta xơ xác héo hon Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy.” - Hoặc dạy mục Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Hình ảnh Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Sẽ không có ngôn ngữ nào có thể sinh động hơn, cảm động hơn để diễn tả nỗi vui mừng của Người, khắc sâu sự kiện và làm rõ được ý nghĩa của nó bằng những câu thơ của Chế Lan Viên trong tác phẩm " Người đi tìm hình của nước". "Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin." *Ví dụ 2: Dạy bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930 Mục II : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Sự ra đời của Đảng đối với dân tộc Việt Nam- Là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau Để góp phần làm sinh động giờ học, ghi nhớ cho học sinh tránh sự nhàm chán khô khan có tính chính trị, giáo viên phác hoạ sinh động bằng hình ảnh của đoạn thơ sau, trích : Ba mươi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu) + Trước khi Đảng ra đời: "Thuở nô lệ, thân ta mất nước Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm Một đời đau suốt trăm năm Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao Giặc cướp hết non cao biển rộng Cướp cả tên nòi giống tổ tiên Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền Núi sông một khúc ruột liền chia ba + Đảng ra đời: Đảng ta sinh ở trên đời Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng Đảng ta muôn vạn công nông Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin Đảng ta Mác - Lênin vĩ đại Lại hồi sinh trả lại cho ta Trời cao đất rộng bao la Bát cơm, tấm áo, hương hoa hồn người" Như vậy học sinh sẽ dễ dàng nắm được: Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên, tất yếu quyết định mọi thắng lợi về sau cho cách mạng Việt Nam *Ví dụ 3: Bài 14 : Phong trào cách mạng 1930-1935 Sau khi trình bày cho học sinh diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ - Tĩnh, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ trong “Bài ca cách mạng” của Tố Hữu để minh họa cụ thể là: “ Than ôi, nước mất nhà xiêu Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau. Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh 1 phen dậy rồi . Trên gió cả cờ đào phất thẳng Dưới đất bằng giấy trắng tung ra Chiến trường một trận xông pha Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng” (Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 NXB Văn học) *Ví dụ 4: Dạy bài 15: Phong trào dân chủ 1936 -1939 Để khắc sâu phong trào cách mạng 1936 - 1939 thực sự là một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn từ Bắc đến Nam, lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia với mục tiêu trước mắt "Tự do, cơm áo, hoà bình". Có ý nghĩa là cuộc tập dượt lần thứ hai cho thắng lợi cuộc cách mạng tháng tám. Giáo viên có thể minh hoạ bằng đoạn thơ sau: "Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên Đòi cơm áo, đòi quyền dân chủ. Đường càng đi đội ngũ càng đông. Suối ngàn đã chảy thành sông! Đố ai tát cạn được dòng nước xuôi" (Tố Hữu) * Ví dụ 5: Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945 ) Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Mục 3 (II): Nguyễn ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị Trung ương 8 Ban Chấp hành Đảng cộng sản Đông Dương - Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của Người khi trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, có thể khai thác sử dụng: “Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt Sáng rừng Việt Bắc trắng hoa mơ Người về. Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ Bác đã về đây Tổ Quốc ơi Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người Ba mươi năm ấy chân không nghỉ Mãi đến bây giờ mới tới nơi.” (Tố Hữu-SĐD) - Mở rộng thêm về Mặt trận Việt Minh, để khắc hoạ hình ảnh của chiến khu Việt Bắc, có thể sử dụng thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Có mười chính sách bày ra Một là ích nước, hai là lợi dân Bao nhiên thuế ruộng, thuế thân Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền Hội hè, tín ngưỡng, báo chương Họp hành, đi lại có quyền tự do Nông dân có ruộng, có bò, Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn. Công nhân làm lụng gian nan Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ. Gặp khi tai nạn bất ngờ Thuốc thang Chính phủ bây giờ giúp cho. Thương nhân buôn bán nhỏ to Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền Nào là những kẻ chức viên Cả lương đãi ngộ cho yên tấm lòng Binh lính giữ nước có công Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu Thanh niên có trường học nhiều Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho Đàn bà cũng được tự do Bất phân nam nữ đều cho bình quyền Người tàn tật, kẻ lão niên Đều do Chính phủ cấp tiền ăn cho Trẻ em bố mẹ khỏi lo Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy” (Hồ Chí Minh - Lịch sử nước ta – Tập 3, Tr 152, 153) - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945), để giúp học sinh thấy được không khí cách mạng sôi sục dâng trào, vai trò quần chúng đã làm nên lịch sử và củng cố nhận thức, tư tưởng của các em làm cho các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng của dân tộc. Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy Nước non ơi hết thảy vùng lên Bắc, Trung, Nam khắp 3 miền Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay. - Sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, nhà thơ Tố Hữu viết: “ Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ chim cũng nín Bỗng vang lên câu hát ân tình Hồ chí minh! Hồ chí minh! Người đọc tuyên ngôn rồi chợt hỏi: Đồng bào nghe tôi nói rõ không? Ôi! Câu hỏi hơn một lời kêu gọi. Rất đơn sơ mà ấm bao lòng Cả muôn triệu một lời đáp : Có ! Như Trường Sơn say gió Biển Đông” Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, gần gũi dành cho Hồ Chủ Tịch. * Ví dụ 6: Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) Gi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_tho_ca_vao_giang_day_chuong_trinh_lich_su_viet.doc