SKKN Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Địa lý lớp 12
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người, do đó môi trường có vai trò cực kì quan trong đối với đời sống. Trong những năm gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về vấn đề môi trường. Vì sao con người lại quan tâm đến môi trường nhiều như vậy? Như chúng ta biết, sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, sự gia tăng dân số quá nhanh và việc chặt phá rừng bừa bãi của con người đã làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng vọt lên, cùng với các khí thải từ động cơ giao thông đã thải những khí độc hại được gọi là những khí nhà kính. “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên, gây ra nhiều hậu quả xấu như:
- Làm tan băng và dâng cao mực nước biển, gây ngập úng các vùng sản xuất lương thực trù phú, thành phố ven biển, các đảo thấp.
- Khí hậu Trái Đất biến đổi, làm xáo động điều kiện sống và các hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản bị ảnh hưởng.
Ở Việt Nam nếu mực nước biển dâng lên một mét thì khoảng 20 triệu người sẽ không có nơi sinh sống. Thời gian gần đây, ở nước ta chúng ta nghe quá nhiều về vấn đề môi trường như: Công ty Vedan giết chết sông Thị Vải, công ty Hào Dương đưa nước thải ra các nhánh sông Soài Rạp, nhà máy Hyundai Vinashin làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước và gần đây nhất là sự cố Formosa đã làm cho nguồn nước biển bị ô nhiễm trầm trọng ở miền Trung gây nên tình trạng cá chết hàng loạt. [5]
Bản thân tôi với vai trò là một người giáo viên, đứng trước thực trạng môi trường đang ngày càng xấu đi, tôi ý thức được trách nhiệm của mình là làm sao đó để mỗi học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và từng bước có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường. Đó là lí do tôi chọn đề tài " Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình địa lí lớp 12" nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của môi trường.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 12 Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Diệu Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lý THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 3 1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến 3 2. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học 4 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1. Khái niệm về bảo vệ môi trường 4 2. Giáo dục BVMT qua môn Địa lí trong trường THPT 4 3. Nội dung và hình thức giáo dục môi trường 5 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 1. Kết quả 13 2. Bài học kinh nghiệm 14 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 1. Kết luận 15 2. Kiến nghị 15 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người, do đó môi trường có vai trò cực kì quan trong đối với đời sống. Trong những năm gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về vấn đề môi trường. Vì sao con người lại quan tâm đến môi trường nhiều như vậy? Như chúng ta biết, sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, sự gia tăng dân số quá nhanh và việc chặt phá rừng bừa bãi của con người đã làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng vọt lên, cùng với các khí thải từ động cơ giao thông đã thải những khí độc hại được gọi là những khí nhà kính. “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên, gây ra nhiều hậu quả xấu như: - Làm tan băng và dâng cao mực nước biển, gây ngập úng các vùng sản xuất lương thực trù phú, thành phố ven biển, các đảo thấp. - Khí hậu Trái Đất biến đổi, làm xáo động điều kiện sống và các hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản bị ảnh hưởng. Ở Việt Nam nếu mực nước biển dâng lên một mét thì khoảng 20 triệu người sẽ không có nơi sinh sống. Thời gian gần đây, ở nước ta chúng ta nghe quá nhiều về vấn đề môi trường như: Công ty Vedan giết chết sông Thị Vải, công ty Hào Dương đưa nước thải ra các nhánh sông Soài Rạp, nhà máy Hyundai Vinashin làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước và gần đây nhất là sự cố Formosa đã làm cho nguồn nước biển bị ô nhiễm trầm trọng ở miền Trung gây nên tình trạng cá chết hàng loạt... [5] Bản thân tôi với vai trò là một người giáo viên, đứng trước thực trạng môi trường đang ngày càng xấu đi, tôi ý thức được trách nhiệm của mình là làm sao đó để mỗi học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và từng bước có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường. Đó là lí do tôi chọn đề tài " Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình địa lí lớp 12" nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của môi trường. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 2.1. Mục tiêu: - Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em. 2.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu lí luận của việc dạy tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong các giờ học như thế nào cho có hiệu quả cao nhất. - Nghiên cứu sách giáo khoa xem bài nào có thể tích hợp được và tích hợp vào nội dung nào cho phù hợp. - Nghiên cứu xem có những hình thức hoạt động ngoại khóa nào dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tình giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao nhất. - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các vấn đề môi trường. - Đề ra những giải pháp để nhằm nâng cao việc giáo dục các nội dung bảo vệ môi trường. - Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc giáo dục bảo vệ môi trường thực hiện có hiệu quả. - Thống kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 12C3, 12C4 Trường THPT Lưu Đình Chất 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Áp dụng cho nhiều bài học Địa Lí lớp 12 - Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình sách giáo khoa và các hoạt động ngoại khóa có nội dụng giáo dục bảo vệ môi trường. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp thực địa.... PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến : 1.1. Cơ sở lí luận: Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án " Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. [3] Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo về môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học.[3] 1.2. Cơ sở thực tiễn: Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm thay đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng tưởng kinh tế không ngừng được nâng cao, tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường Việt nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vây, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.[3] Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, thì khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. 2. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học: Những hiểm hoạ suy thoái môi trường đang đe doạ cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. [3] CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm về bảo vệ môi trường: - Bảo vệ môi trường ( theo nghĩa chung) đó là bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo vệ môi trường nhân tạo - Bảo vệ môi trường ( theo nghĩa cụ thể) đó là việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường 2. Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí trong nhà trường THPT: 2.1. Mục đích, nội dung của việc giáo dục môi trường: - Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về môi trường để học sinh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giúp học sinh: + Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên cũng như tự nhiên với xã hội. + Có những hiểu biết tương đối đầy đủ về tự nhiên và môi trường sống của đất nước mình. + Hiểu và nắm những chủ trường và chính sách cơ bản của Nhà nước về vấn đề môi trường. - Về thái độ hành vi: Từng bước xây dưng cho học sinh tình cảm yếu mến thiên nhiên, có ý thức giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc. Phải làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành phong cách sống của các em và phải có thái độ chống các hoạt động phá hoại môi trường. - Về kĩ năng và biện pháp: Trang bị cho học sinh những kiến thức và khái niệm về môi trường, các thành phần của môi trường tự nhiên. + Những kiến thức về sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tránh khai thác, sử dụng bừa bãi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. + Những biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu thêm môi trường tự nhiên, hạn chế tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái trong môi trường, chống những hành động làm ô nhiễm môi trường. 2.2. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông: Mỗi giáo viên phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, kĩ năng và chuẩn bị tốt các phương pháp giảng dạy kết hợp nội dung giáo dục môi trường. Đồng thời giáo viên phải luôn là tấm gương về hoạt động môi trường để học sinh noi theo, biết tổ chức , lãnh đạo học sinh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Vậy nhiệm vụ chính của giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông là: Giáo dục cho học sinh có ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi trường và bảo vệ môi trường. 2.3. Nguyên tắc giáo dục môi trường qua môn Địa lí trong nhà trường: - Phải tôn trọng tính đặc thù của môn học. Nội dung giáo dục môi trường phải lồng ghép vào bộ môn một cách tự nhiên, không gượng ép. - Những kiến thức môi trường đưa vào nội dung bài giảng Địa lí phải tránh trùng lặp, vừa sức học sinh. - Kiến thức môi trường đưa vào môn học phải phản ánh được thực tiễn về môi trường của địa phương cũng như đất nước. Tóm lại: Đó là ba nguyên tắc cần thiết và quan trọng khi đưa nội dung giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 12 trong nhà trường. 3. Nội dung và hình thức giáo dục môi trường: Giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 12 có hai hình thức: - Hình thức ngoài lớp và ngoại khóa - Hình thức trên lớp 3.1. Hình thức ngoài lớp và ngoại khóa: Thông qua bài thực hành, giáo viên có thể giao bài tập cho các em về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài viết về những phong cảnh đẹp của đất nước, các tranh ảnh ô nhiễm môi trường nước, không khí. Tổ chức cho các em chơi trò chơi bảo vệ môi trường như: Thi những bài hát, bài thơ nói về môi trường, hái hoa dân chủ trả lời các câu hỏi về môi trường trong các buổi ngoại khóa về chủ đề môi trường. Tổ chức cho các em tham gia lao động: Vệ sinh trường lớp, chăm sóc, tưới cây ở bồn hoa... Qua đó giáo dục cho các em có ý thức, hành vi xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp và có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Các em học sinh còn tham gia làm sạch đường làng, ngõ xóm vào sáng chủ nhật hàng tuần, vào ngày quốc tế lao động, trong dịp tết Nguyên Đán để góp phần xây dựng làng văn hóa. Qua các buổi lao động này giúp các em có ý thức không vứt rác bừa bãi ra đường, ra trường học, ra ao hồ, biết bảo vệ môi trường. Hằng năm vào dịp cuối năm học, nhà trường còn tổ chức cho những học sinh có thành tích cao trong học tập đi thăm quan, trải nghiệm thực tế như đi Vườn quốc gia Cúc Phương, về thăm quê Bác, thành nhà Hồ, suối cá Thần Cẩm Thủy Qua những chuyến đi này đã giúp các em có những kiến thức bổ ích về tài nguyên thiên nhiên, môi trường của đất nước, từ đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường của đất nước cho các em. 3.2. Hình thức giáo dục môi trường ở trên lớp: Đây là hình thức chủ yếu trong quá trình giảng dạy và học tập. Để giáo dục môi trường qua môn Địa lí ở lớp 12 giáo viên cần xác định được: 3.2.1. Loại bài kiến thức môi trường được tích hợp trong toàn bộ nội dung bài học: Trong chương trình địa lí lớp 12 loại bài kiến thức địa lí đồng thời là kiến thức môi trường không nhiều, chỉ có 2 bài là: bài 14 " Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên" và bài 15 " Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai", ngay trong mục tiêu và nội dung bài học đã thể hiện nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường. Chình vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải đạt được mục tiêu đề ra. Muốn vậy giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt về tài liệu, phương tiên, phương pháp giảng dạy. Ta có thể làm sáng tỏ vấn đề này bằng việc soạn giáo án bài 14 " Sử dụng và bảo bệ tài nguyên thiên nhiên". Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên [1], [4] I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết được tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta với các vấn đề suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và tài nguyên đất cũng như một số tài nguyên khác: Nước, khoáng sản, du lịch, biển. - Phân tích đựơc nguyên nhân và hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng, suy thoái đất và các tài nguyên khác. - Trình bày được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học 2. Kĩ năng: -Phân tích các bảng số liệu trong SGK để thấy được sự biến động về diện tích rừng, suy giảm tính đa dạng sinh vật, sự biến động diện tích đât hoang, đồi trọc... 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam - Hình ảnh về các hiện tượng chặt phá rừng... 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi, tranh ảnh về môi trường.. III. Tổ chức các họat động học tập 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình bài học: Mở bài: GV nêu vấn đề cấp bách của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Một trong những biện pháp quan trong để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ tài nguyên rừng Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật (HS làm việc cá nhân/ Cả lớp) - Bước 1: HS dựa vào SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi: + Căn cứ vào bảng số liệu SGK, nhận xét sự biến động diện tích rừng ở nước ta qua các năm. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó + Cho biết chất lượng rừng + Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, cho biết những nơi có diện tích rừng lớn ở nước ta - Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ, GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Câu hỏi: + Bảo vệ rừng có những lợi ích gì? + Để giữ cân bằng môi trường sinh thái cần nâng cao độ che phủ là bao nhiêu? + Các biện pháp bảo vệ rừng? + HS trả lời, GV chuẩn kiến thức Bảo vệ rừng ngoài ý nghĩa kinh tế, GV nhấn mạnh vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trong điều kiện tự nhiên nước ta nhiều đồi núi, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều GV nêu các qui định của Nhà nước về tỉ lệ che phủ rừng và chiến lược trồng rừng năm 2010. 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật: a. Tài nguyên rừng: - Tổng diện tích rừng đang tăng, nhưng rừng vẫn bị suy thoái vì chất rừng không ngừng giảm đặc biệt là rừng giàu; rừng nghèo và rừng phục hồi tăng - Biện pháp bảo vệ rừng: + Rừng phòng hộ + Rừng đặc dụng + Rừng sản xuất + Triển khai Luật bảo vệ rừng. Phấn đấu trồng 5 triệu ha rừng vào năm 2010 Hoạt động 2: Tìm hiểu về đa dang sinh học ( HS làm việc cá nhân/ cả lớp) - Bước 1: GV yêu cầu HS căn cứ vào bảng: Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật để nhận biết được tính đa dạng của tài nguyên sinh vật nước ta. Sau đó trả lời câu hỏi: + Sự suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta biểu hiện ở những mặt nào? + Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lượng loài động, thực vật ở nước ta? + Những biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh vật ở nước ta? - Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức b. Đa dạng sinh vật: - Sự suy giảm đa dạng sinh vật: + Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao + Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh vật rất lớn + Nguyên nhân do những tác động không hợp lí của con người - Biện pháp: + Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên + Ban hành " Sách đỏ Việt Nam" + Qui định khai thác: Gỗ, động vật và thủy sản Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ( HS làm việc cá nhân/ Cả lớp) - Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hãy nêu các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất ở nước ta ( GV gợi ý để HS liên hệ những hiện tượng suy thoái đất ở miền núi và đồng bằng) + Các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất ở đồng bằng - Bước 2: Sau khi HS trả lời, GV chuẩn kiến thức 2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất: a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất: Diện tích đất hoang, đồi trọc giảm mạnh, do diện tích rừng trồng tăng, tuy nhiên diện tích đất bị suy thoái vẫn còn lớn - Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất năm 2005: + Đất có rừng: Khoảng 12,7 triệu ha + Đất nông nghiệp: 9,4 triệu ha. bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp (0,1ha) + Đất chưa sử dụng: 5,35 triệu ha, chủ yếu là đất đồi núi bị thoái hóa nặng b. Các biện pháp bảo vệ đất: - Vùng đồi núi: Cần chống xói mòn ( làm ruộng bậc thang, kết hợp sản xuất nông- lâm) - Vùng đồng bằng: Có biện pháp quản lí chặt chẽ, sử dụng vốn đất hợp lí, có các biện pháp mchoongs suy thoái đất và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất. Hoạt động 4: Tìm hiểu về việc bảo vệ các tài nguyên khác ( cả lớp) - GV cho HS biết được nước là tài nguyên vô tận, tuy nhiên có sự mất cân bằng nước, nguồn nước ở một số nơi bị ô nhiễm. Sau đó yêu cầu HS đưa ra một số giải pháp chống ô nhiễm nước - GV cho HS biết được khoáng sản là tài nguyên cạn kiệt, cho nên cần khai thác hợp lí, tránh lãng phí và làm ô nhiễm môi trường - Tài nguyên du lịch cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái - Tài nguyên khí hậu và tài nguyên biển cần khai thác sử dụng hợp lí và bền vững 3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác: - Tài nguyên nước - Tài nguyên khoáng sản - Tài nguyên du lịch - Tài nguyên biển 4.Tổng kết và hướng dẫn học tập: Câu 1: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là A. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. B. dù tổng diện tích rừng đang phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm. C. tài nguyên rừng của nước ta đang phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng. D. chất lượng rừng đã phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh. Câu 2: Đâu là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng? A. Trồng rừng trên đất trống đồi trọc. B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. Câu 3: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng là A. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. B. áp dụng các biện pháp nông, lâm kết hợp. C. chống suy thoái và ô nhiễm đât. D. ngăn chặn nạn du canh, du cư. Câu 4:Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là A. chất thải của hoạt động du lịch. B. nước thải công nghiệp và đô thị. C. lượng thuốc trừ sâu và hóa chất dư thừa trong hoạt động nông nghiệp. D. chất thải sinh hoạt của các khu dân cư. Câu 5: Nguyên nhân về tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là A. chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái. B. sự biến đổi thất thường của khí h
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_noi_dung_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_chuo.doc