SKKN Tích hợp liên môn trong dạy học bài “chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình” - Vật lí 10 (chương trình chuẩn) nhằm giúp học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống
Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của con người. Những biến đổi của môi trường sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu.
Sức khỏe là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Con người là chủ thể của xã hội nhưng chính con người lại vừa là nguyên nhân, vừa là nạn nhân của những hành động vô tình hay cố ý do mình gây ra. Thông qua việc sử dụng các dụng cụ lao động, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày mà các chất gây hại cho sức khỏe có thể đi vào cơ thể con người, gây ra những hậu quả khôn lường nếu chúng ta không biết cách hạn chế quá trình đó.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của con người. Những biến đổi của môi trường sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Sức khỏe là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Con người là chủ thể của xã hội nhưng chính con người lại vừa là nguyên nhân, vừa là nạn nhân của những hành động vô tình hay cố ý do mình gây ra. Thông qua việc sử dụng các dụng cụ lao động, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày mà các chất gây hại cho sức khỏe có thể đi vào cơ thể con người, gây ra những hậu quả khôn lường nếu chúng ta không biết cách hạn chế quá trình đó. Vì những lí do trên mà ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người của mỗi cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng. Tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Tháng 01 năm 2005, Bộ giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá... Để đáp ứng yêu cầu đề ra thì tất cả các môn học đều phải sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ này, môn Vật lí cũng không phải là ngoại lệ. Trong chương trình THPT thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và về môi trường xung quanh. Đây là môn học tương đối khó, nếu giáo viên không linh hoạt trong giảng dạy thì dễ gây cảm giác nhàm chán đối với học sinh. Qua những năm thực tế giảng dạy bộ môn Vật lí ở trường THPT Cẩm Thủy 2, tôi nhận thấy nếu chỉ dạy học đơn thuần những kiến thức của môn Vật lí thì giờ học có phần đơn điệu, học sinh học tập tiếp thu một cách thụ động, khả năng tư duy liên hệ nhiều môn học với nhau sẽ hạn chế. Phương pháp tích hợp liên môn chính là một trong những giải pháp phù hợp giúp học sinh vừa hứng thú hơn trong học tập vừa có thể tạo ra những biến đổi tích cực trong ý thức con người. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy năng lực tư duy,suy luận, liên hệ, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống bằng kiến thức môn học của mình. Trên cở sở tính thiết thực của phương pháp tích hợp, bằng những thông tin bản thân tìm tòi được từ nhiều nguồn, tôi quyết định chọn đề tài: “ Tích hợp liên môn trong dạy học bài “ CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH ”- Vật lí 10 (chương trình chuẩn) nhằm giúp học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống” 1.2. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đã học từ các môn học khác để tiếp thu kiến thức mới, từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó có thể giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, có được những hành động cần thiết nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe con người. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Cách tích hợp các môn học trong bài học “Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình” của chương trình vật lí 10(chuẩn) nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, các công văn chỉ đạo về phương pháp tích hợp cũng như các kiến thức bộ môn có liên quan. Phương pháp quan sát sư phạm: Nghiên cứu thực tiễn quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh trường THPT Cẩm Thủy 2 nhằm tìm ra cách phối hợp, vận dụng kiến thức các môn liên quan sao cho hiệu quả nhất. Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng hợp. Phương pháp toán học: Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thu được. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Với việc sử dụng phương pháp tích hợp, những kiến thức của môn học này có thể trở thành công cụ để tiếp thu kiến thức của môn học khác. Dạy học tích hợp liên môn có 2 cấp độ: Mức độ thấp : Tích hợp là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học Mức độ cao : xử lý các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau bảo đảm cho học sinh vận dụng được , tổng hợp được các kiến thức một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong học tập ,trong cuộc sống , đồng thời tránh cho học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các các môn học khác nhau Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp có những đặc điểm sau đây : - Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp. - Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống. - Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt. - Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. - Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng được. Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua theo dõi trong thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường THPT Cẩm Thủy 2, tôi nhận thấy nhiều học sinh học còn thụ động; các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; các em vẫn đang theo xu hướng học lệch nên không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị các giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Vật lí. Giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện Bài “ Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình ” là bài có kiến thức liên quan đến nhiều môn như Hóa học, Địa lí,...nên tôi đã kết hợp tìm tư liệu có liên quan (tranh, ảnh về một số mạng tinh thể, về hiệu ứng nhà kính) đến kiến thức cần tích hợp của bài học qua báo đài, internetĐồng thời với quá trình đó là tôi sắp xếp lại nội dung bài học để vừa đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu của bài, học sinh có thể nhớ, phân biệt được hai loại chất rắn, vừa có thời gian tích hợp thêm kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Cụ thể, bài “ Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình ” như sách giáo khoa đi theo tiến trình tìm hiểu từng loại chất rắn với những nội dung tương tự như : khái niệm, đặc tính, ứng dụng. Trong phần Chất rắn kết tinh thì khái niệm Cấu trúc tinh thể được đưa ra trước và trên cơ sở đó đưa ra khái niệm Chất rắn kết tinh (Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu trúc tinh thể ). Tôi đã sắp xếp lại nội dung bài học theo tiến trình: trước hết tìm hiểu khái niệm Cấu trúc tinh thể (trong đó có tích hợp kiến thức Hóa học về một số mạng tinh thể các em đã học để các em vận dụng tiếp thu khái niệm này), sau đó tìm hiểu hai loại chất rắn với việc yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung trong bảng so sánh ( trong phần này có tích hợp môn Địa lí cho vấn đề bảo vệ môi trường ), phần còn lại tìm hiểu ứng dụng của từng loại chất rắn, đồng thời tích hợp kiến thức Hóa học để cung cấp thêm kiến thức thực tế về việc sử dụng vật liệu rắn trong quá trình đựng, chế biến thực phẩm ( hai loại vật liệu được sử dụng rộng rãi, phổ biến là Nhôm và Nhựa). Trong quá trình thực hiện, tôi tích cực trao đổi với các giáo viên cùng bộ môn, môn học có liên quan để xác định mục đích, giới hạn kiến thức liên hệ cho phù hợp. Thiết lập giáo án bài học với những quy trình, tổ chức các hoạt động phù hợp từng đối tượng học sinh, với những đơn vị kiến thức liên quan giữa các môn để tích hợp hiệu quả. Nghiên cứu thông tin trên internet. Ví dụ như: - Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho sự biến đổi khí hậu. - Những lưu ý khi sử dụng nồi nhôm để chế biến thực phẩm: Bề mặt của đồ nhôm có một lớp ôxit mỏng( do nhôm tác dụng với oxi tạo thành một lớp nhôm oxít Al2O3). Lớp nhôm oxít này bám rất chắc vào bề mặt nhôm có tác dụng cho nhôm không sinh phản ứng hóa học với các chất khác. Nếu làm mất màng này thì sẽ nguy hiểm. Nhôm là kim loại lưỡng tính, tức là có thể phản ứng với cả axit và bazơ, nên các đồ dùng thiết bị có chứa nhôm đều rất dễ bị ăn mòn khi dùng để chứa đựng hoặc chế biến thực phẩm. Khi bị ăn mòn, phản ứng với các thành phần trong thực phẩm, nhôm sẽ theo đường ăn uống đi vào máu rồi tích lũy lại đến mức gây độc cho cơ thể. Ở góc độ dinh dưỡng thì các chuyên gia xếp Nhôm ngang hàng với thủy ngân! Chỉ cần đưa vào cơ thể hàm lượng rất nhỏ, hàng mg thì kim loại này đã gây độc rồi, là nguyên nhân gây ra các bệnh thần kinh, mất trí nhớ, Alzheimer, parkinson Nhôm đi vào cơ thể không chỉ bằng con đường sử dụng đồ nhôm để đun nấu mà còn bằng các con đường như từ thực phẩm giàu Nhôm, từ môi trường, Mức độ an toàn khi sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm: Các vật dụng đựng thực phẩm như các hộp bằng nhựa, xốp cũng tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe. Nguyên liệu chính để chế tạo hộp xốp không an toàn là một loại nhựa nhiệt dẻo có tên là Polystiren phân tử thấp Nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, còn đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ. Vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra một chất độc có tên là monostyren, ngấm vào thức ăn, ăn vào sẽ cực hại cho gan, cũng như gây ra nhiều bệnh khác. Chưa kể, trong quá trình sản xuất, nếu người sản xuất độn thêm các chất phế thải vào để giảm giá thành thì việc đựng đồ ăn càng mất vệ sinh, gây hại cho sức khỏe. Trên thế giới, nhiều nước cấm sử dụng loại nhựa PS này để sản xuất đồ đựng thực phẩm. Các loại hộp nhựa sau một thời gian sử dụng và dùng chất tẩy rửa để làm sạch thường để lại vết trầy xước hay ngả màu. Đây là nơi tích tụ các vi khuẩn, vi trùng gây hại cho sức khỏe dẫn đến người tiêu dùng có thể bị nhiễm độc, hay mắc một bệnh về đường ruột. Ngoài ra, ở các hộp nhựa làm từ nhựa kém chất lượng còn sản sinh chất độc BPA (đây là những chất có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, vô sinh, béo phì, ung thư). Cụ thể những vấn đề trên, tôi đã xây dựng giáo án chi tiết cho bài “Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình” sau khi đã tích hợp các môn học như sau: Tiết 58 – Bài 34: CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Kiến thức của các môn học đạt được là: Môn Vật lí: - Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. - Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng. - Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dựa trên cấu trúc tinh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể. - Nêu được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất , đời sống và cách sử dụng hợp lí các vật dụng sinh hoạt nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Môn Hóa học : Các em biết ý nghĩa những kiến thức đã học (cụ thể trong bài này là kiến thức về liên kết ion, tinh thể ion, tinh thể phân tử, nguyên tử) để tiếp thu kiến thức mới. Các em hiểu được các hiện tượng hóa học xảy ra khi các vật liệu rắn được sử dụng trong đời sống sinh hoạt (cụ thể là nhôm và nhựa) nhằm giải thích được tác hại của nó đến sức khỏe con người. Môn Địa lí: Hiểu được một trong những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu là là do sự chuyển thể của các chất. Từ đó các em sẽ có những hành động tích cực bảo vệ môi trường sống cho mình và mọi người. 2. Kỹ năng - Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Hóa học trong môn Vật lý ; kiến thức Vật lí dùng để giải thích các hiện tượng thuộc lĩnh vực Địa lí. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng. 3. Thái độ - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học. - Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc. - Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học. - Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng suất lao động. 4. Định hướng phát triển năng lực -Năng lực tự giải quyết vấn đề. -Năng lực khai thác kiến thức SGK. -Năng lực làm việc cá nhân, cặp, nhóm. II. Phương pháp dạy học - Trực quan, thảo luận và vấn đáp. III. Chuẩn bị. 1. Giáo viên - Một số hình cấu trúc tinh thể; bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất rắn; hình ảnh về băng tan, hiệu ứng nhà kính; hình ảnh về vai trò và ảnh hưởng của vật liệu rắn đến sức khỏe con người. - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan tới CNTT: Máy chiếu Projecter. - Phiếu học tập. 2. Học sinh Kiến thức về cấu tạo chất; kiến thức về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, phân tử trong hóa học lớp 10. Đặc điểm mạng tinh thể muối ăn, kim cương, than chì; Kiến thức về hai địa cực trái đất, sự biến đổi khí hậu. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Không 3. Tiến trình bài học A. Tình huống xuất phát (khởi động) (2 phút) 1. Mục tiêu : Để học sinh huy động kiến thực tế đã có vào bài học mới. 2. Cách thức thực hiện : cá nhân. 3. Hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh về nước ở 3 trạng thái khác nhau và yêu cầu nêu sự giống và khác nhau giữa chúng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh. Bước 3: HS trao đổi, thảo luận, 1-2 HS đứng lên trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Bước 4: GV cho HS xem hình ảnh về chất rắn, qua đó dẫn dắt học sinh vào nội dung tiết học. B. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu cấu trúc tinh thể - Mục tiêu: Hiểu được cấu trúc, kích thước tinh thể. - Hình thức tiến hành hoạt động: Vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề, chia cặp. - Đặt vấn đề: Chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc tinh thể. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi: C1: Dựa vào kiến thức Hóa Học lớp 10 đã học, hãy nêu các loại tinh thể và cho ví dụ về từng loại. C2: Quan sát 1 số mạng tinh thể của các chất từ đó nêu cấu trúc tinh thể là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên quan sát, giúp đỡ. Bước 3: HS trao đổi, thảo luận theo cặp. 1-2 học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh và bổ sung kiến thức về sự phụ thuộc của kích thước mạng tinh thể vào tốc độ kết tinh. 1, Cấu trúc tinh thể. Khái niệm: Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm : Tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn. Hoạt động 2: (15 phút) Tìm hiểu cấu trúc, đặc tính của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình - Mục tiêu: Học sinh phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa vào cấu trúc bên trong và các đặc tính vật lí của chúng - Hình thức tiến hành hoạt động: Chia nhóm. - Đặt vấn đề: Chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại chất rắn và sự khác nhau giữa chúng. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: - Nhóm 1,2 : tìm hiểu cấu trúc, đặc tính của chất rắn kết tinh. - Nhóm 3,4: tìm hiểu cấu trúc, đặc tính của chất rắn vô định hình. GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi chép kết quả làm việc trong 5 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên quan sát, giúp đỡ. Bước 3: HS trao đổi, thảo luận. Đại diện nhóm1,3 trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung vào bảng so sánh. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh và nói rõ hơn về tính đẳng hướng, dị hướng. GV đưa ra bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất rắn ở áp suất chuẩn để giải thích thêm về sự khác nhau của nhiệt độ nóng chảy các chất. Giáo viên liên hệ ( tích hợp môn Địa lí để giáo dục bảo vệ môi trường) Nước đá rất dễ nóng chảy . Chỉ cần nhiệt độ 00C trở lên là nước đá bắt đầu tan ra, chuyển sang thể lỏng. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng băng(nước đá) tan ở Nam cực và Bắc cực đang là vấn đề đáng lo ngại , được quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới và đã gây ra những hậu quả khôn lường. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: - Nguyên nhân của hiện tượng băng tan ở hai cực? (1 nhóm) - Hậu quả của hiện tượng này là gì? (2 nhóm) - Nêu một số giải pháp bảo vệ môi trường (1 nhóm) 2, Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Chất rắn kết tinh Chất rắn vô định hình Cấu trúc Có cấu trúc tinh thể Không có cấu trúc tinh thể. Đặc tính -có nhiệt độ nóng chảy xác định ở áp suất cho trước. - có tính dị hướng( đơn tinh thể) và tính đẳng hướng (đa tinh thể) - tính chất vật lí khác nhau nếu các tinh thể (cùng loại hạt)có cấu trúc khác nhau - không có nhiệt độ nóng chảy xác định. - có tính đẳng hướng Hình ảnh học sinh quan sát về nguyên nhân, hậu quả của băng tan Hoạt động 3 (13 phút): Tìm hiểu ứng dụng của chất rắn trong sản xuất và đời sống. Giải pháp an toàn cho sức khỏe con người khi dùng vật liệu rắn để đựng, chế biến thực phẩm - Mục tiêu: Hiểu được ứng dụng của chất rắn trong sản xuất và đời sống và giải pháp an toàn cho sức khỏe con người khi dùng vật liệu rắn để đựng, chế biến thực phẩm. - Hình thức tiến hành hoạt động: Phiếu học tập, vấn đáp, giảng giải. - Đặt vấn đề: Chúng ta sẽ tìm hiểu ứng dụng của chất rắn trong sản xuất và đời sống, biết cách bảo vệ sức khỏe khi dùng vật liệu rắn để đựng, chế biến thực phẩm. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Bước 1: GV giao nhiệm vụ: -Điền vào phiếu học tập theo mẫu (phần ứng dụng). Kể tên các đồ dùng để đựng, chế biến thực phẩm trong gia và cho biết nó được làm từ chất liệu gì? (phần Giải pháp) GV yêu cầu ghi chép kết quả làm việc trong 5 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên quan sát, giúp đỡ. Bước 3: HS làm việc độc lập. 1 -2 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung . Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh GV tích hợp môn Hóa học với vấn đề sử dụng vật liệu rắn để đựng, chế biến thực phẩm (hộp xốp, nhựa dùng 1 lần, nồi nhôm): phân tích các phản ứng hóa học, các quá trình biến đổi của các chất (GV phân tích nội dung giống như phần thông tin thu được từ internet đã đề cập ở trên) nhằm đưa ra một số giải pháp an toàn cho sức khỏe. Một số giải pháp an
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_bai_chat_ran_ket_tinh_c.doc
- skkn hue 2019 - Bìa và mục lục.doc