SKKN Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ Năm 1930 đến năm 1954 - Lớp 12 (Ban cơ bản)
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa với học sinh. Khi đó, học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết mà còn phục vụ thiết yếu trong cuộc sống con người, để làm người lao động, công dân tốt. Mặt khác, các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống. Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức cần đánh giá học sinh về khả năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học nhưng lại có những nội dung kiến thức, kĩ năng mà nếu theo một môn học riêng rẽ sẽ không có được.
Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
1. Lời giới thiệu Tích hợp trong dạy học nói chung, lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng , giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên đây. Tài liệu văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học Lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ,Tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ Năm 1930 đến năm 1954 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Tên sáng kiến: “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ Năm 1930 đến năm 1954 - Lớp 12 (Ban cơ bản)”. 3.Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hảo - Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc. -Số điện thoại: 0978.599.120 Email: phamthanhhao.gvtranhungdao@moet.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Thanh Hảo 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Môn Lịch sử -Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra các phương pháp, nội dung tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 03 tháng 12 năm 2017. 7. Mô tả sáng kiến: 7.1 Nội dung của sáng kiến MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tích hợp trong dạy học nói chung, lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng , giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên đây. Tài liệu văn học, Địa lí là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học Lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử. Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của tài liệu Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử cùng những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí trong giảng dạy Lịch sử; với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ,Tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ Năm 1930 đến năm 1954 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Lịch sử với các môn học khác đặc biệt là môn Ngữ văn và Địa lí. Từ đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1930 đến năm 1954 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu việc vận dụng tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954. - Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo- huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic cùng những phương pháp dạy học gắn liền với đặc trưng bộ môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập như: Phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử; phương pháp nhận thức lịch sử 5. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: nghiên cứu phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Lớp 12- Ban cơ bản). - Về khách thể nghiên cứu: trên 164 học sinh ở khối lớp 12 của trường THPT Trần Hưng Đạo -Về thời gian nghiên cứu: năm học 2017 – 2018. 6. Điểm mới của đề tài - Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra các nội dung kiến thức Văn học, Địa lí có thể thực hiện tích hợp trong quá trình dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954. - Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1930 đến năm 1954 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận; Phần nội dung của sáng kiến được cấu tạo thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp Chương 2. Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954. Chương 3. Tích hợp kiến thức Địa lí trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử 1.1 Tổng quan về tích hợp trong dạy học Lịch sử Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa với học sinh. Khi đó, học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết mà còn phục vụ thiết yếu trong cuộc sống con người, để làm người lao động, công dân tốt. Mặt khác, các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống. Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức cần đánh giá học sinh về khả năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học nhưng lại có những nội dung kiến thức, kĩ năng mà nếu theo một môn học riêng rẽ sẽ không có được. Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. 1.2 Vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một trong những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy và học. Theo chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay. Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT ngoài việc cung cấp kiến thức, còn hướng tư tưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. 1.2.1 Về kiến thức Môn Lịch sử sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết tương đối chắc chắn và có hệ thống về lịch sử loài người. Qua mỗi bài học, mỗi lớp học, học sinh sẽ hiểu biết sâu hơn và có hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử loài người, lịch sử dân tộc từ khởi thủy đến nay. Từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay, con người đã trải qua biết bao thăng trầm, bao giai đoạn phát triển. Học sinh sẽ nắm được những giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử dân tộc, những sự kiện có ý nghĩa về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội. Học sinh sẽ hiểu biết được phần nào quá trình sáng tạo, văn minh, những nét lớn của văn hóa các dân tộc trên thế giới, của văn hóa Việt Nam. Nắm được những thành tựu chính về các mặt trong Lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới đồng thời cũng sẽ nhận thức được một số hạn chế của Lịch sử mà chúng ta cần khắc phục. 1.2.2 Về tư tưởng, tình cảm + Lịch sử sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình phấn đấu gian khổ và sáng tạo, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể để vươn lên những đỉnh cao mới của văn minh. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của con người, của các dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao. + Đời sống của các dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau, dù có khi hòa thuận êm đẹp hay có khi trái ngược hoặc xung đột nhau. + Càng ngày càng thấy rõ Trái đất và quê hương là ngôi nhà chung mà mọi người, mọi dân tộc phải phấn đầu xây dựng, bảo vệ. + Nhận thức được những truyền thống cơ bản, tốt đẹp của dân tộc. + Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và niềm tự hào chân chính. + Trân trọng và có ý thức giữ gìn nên văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc đã lao động, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; đồng thời có quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. 1.2.3 Về kĩ năng. Môn Lịch sử góp phần rèn các kĩ năng tư duy phân tích, khái quát, so sánh, nhận xét, đánh giá...về một sự kiện, hiện tượng vấn đề lịch sử. 1.2.4 Định hướng năng lực hình thành Các năng lực chung: - Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. * Năng lực chuyên biệt: - Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến bài học; - Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử. - Năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (Điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống). 1.3 Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một trong những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy và học. Theo chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay. Nhưng nhiều học sinh cho rằng, đó là một môn học phụ, khô khan, kiến thức dài, khó nhớ không có ý nghĩa thực tiễn giúp các em tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 164 học sinh lớp 12 tại trường THPT Trần Hưng Đạo như sau: Thái độ Thích Bình thường Không thích Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) 32 19,5% 49 29,8% 83 50,7% Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh nhưng chỉ có 19,5% số học sinh hứng thú với lịch sử, còn 50,7% số học sinh được khảo sát lại không hề thích lịch sử, đó là một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng giáo viên Lịch sử mà còn là vấn đề mà giáo dục và cả xã hội rất quan tâm. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 12 nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của việc dạy và học để nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạy học. Dạy học tích hợp là một xu thế đang được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm, đề cao và đang triển khai thực hiện. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Trong những năm đất nước và ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt, sau đợt tập huấn về dạy học tích hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức, tôi đã luôn tạo hứng thú cho học sinh bằng cách vận dụng quan điểm dạy học tích hợp liên môn Văn học, Địa lí trong dạy học lịch sử và đã thu được kết quả tốt. Tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp về phương pháp dạy học này. Hơn thế nữa, đa số học sinh coi bộ môn lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở. Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi phương pháp dạy học và kiểm tra đánh gia trong đó việc phát huy tính chủ động, tích cực của học học sinh trong học tập. 1.4 Vị trí, ý nghĩa tài liệu Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu Văn học, Địa lí là một trong những nguồn tài liệu phong phú, có nhiều lợi thế. Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. Giữa Văn học và Sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan, còn Văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh tránh được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử , giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên. Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện kịch sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối. Do vậy kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong dạy học lịch sử. Bài học lịch sử gắn với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí. Việc tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc, phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoạt động học tập của học sinh. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn nội dung: “Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ Năm 1930 đến năm 1954 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Chương 2. Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954. 2.1 Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Trong các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu văn học có khả năng to lớn trong việc tạo biểu tượng cho học sinh bởi lẽ bản thân các tác phẩm văn học đã chứa đựng những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về mọi mặt của đời sống xã hội. Đối tượng của văn học cũng như sử học là toàn bộ thế giới nhưng văn học không miêu tả, tái hiện những con người cụ thể, cá biệt có thật trong đời sống như lịch sử mà xuất phát từ những mẫu hình có thật để dựng nên những hình tượng văn học giàu tính nghệ thuật khiến học sinh dễ hình dung kiến thức và nhớ lâu. Tài liệu văn học được sử dụng sẽ làm cho sự kiện trở nên cụ thể, sinh động. Những hình ảnh văn học sinh động đó chính là cơ sở để tạo biểu tượng lịch sử. Hiệu quả của việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sử dụng tài liệu văn học có lợi thế đặc biệt. Trong dạy học lịch sử, việc miêu tả, tường thuật, giải thích, so sánh, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử v.vrất được coi trọng. Tài liệu văn học có cơ sở để giúp giáo viên lịch sử thực hiện điều đó. Tài liệu văn học với sự phản ánh thực qua cách nhìn, thái độ quan điểm của tác giả đối với hiện tượng được miêu tả nên có tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc. Người đọc sẽ hình thành tình cảm tích cực hay tiêu cực qua tác động của các tác phẩm văn học. Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với văn học mà những hình tượng văn học điển hình còn tạo hứng thú học tập lịch sử cho các em. Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là nhằm làm cho các kiến thức lịch sử dễ tiếp nhận đối với học sinh, các em dường như được tham dự, chứng kiến lịch sử quá khứ. Đây là việc phát huy trí tưởng tượng tái tạo cho học sinh, rất cần cho việc học tập lịch sử bởi nếu không hình dung quá khứ khách quan thì không thể hiểu bản chất lịch sử, dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Do đó việc sử dụng tài liệu văn học trong bài giảng của giáo viên là một việc làm thiết thực, một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 2.2 Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử giúp học sinh nắm kiến thức lịch sử sâu sắc, toàn diện hơn, đặc biệt các em có sự liên hệ, tích hợp kiến thức giữa các môn học, tránh được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, tính hệ thống của các tri thức đó sẽ giúp học sinh hiểu sự kiện, có khả năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, qui luật phát triển của lịch sử. Tuy nhiên không phải cứ đưa tài liệu văn học vào bài giảng lịch sử là giáo viên đã đạt hiệu quả dạy học như trên mà việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử phải tuân thủ theo những nguyên tắc dạy học nói chung và yêu cầu cụ thể sau đây. - Tài liệu văn học phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức của học sinh. - Tài liệu văn học phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình. - Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học. - Tài liệu văn học sử dụng trong sự kết hợp giữa các phương pháp, các loại tài liệu khác nhau. - Tài liệu văn học đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng. 2.3 Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử 2.3.1. Kể chuyện lịch sử Những mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các thao tác sư phạm phù hợp, giáo viên khi kể một câu chuyện lịch sử không những khiến học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ thực sự rung cảm. Khi dạy bài 17 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến tr
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_kien_thuc_van_hoc_dia_li_trong_day_hoc_lich_su.doc
- BIA LOT.docx
- ĐƠN CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.docx
- Phieu dang ky viet sang kien.doc
- Phụ lục.docx
- TRANG BIA.docx