SKKN Tích hợp kiến thức: Sinh học, Vật lý, Hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn Giáo dục công dân 10 theo hướng phát

SKKN Tích hợp kiến thức: Sinh học, Vật lý, Hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn Giáo dục công dân 10 theo hướng phát

Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức của các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể hiện được mà cần vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục trong đó dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.

 Hiện nay, việc dạy học lấy học sinh là trung tâm là nhiệm vụ quan trọng, trong đó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực luôn được giáo viên đặt lên nhiệm vụ hàng đầu . Xuất phát từ mục tiêu đó, trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng tôi luôn tìm tòi khám phá đưa những nội dung mới vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh. Với ý nghĩa đó, tôi nhận thấy rằng: khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học. Mặt khác, trong dạy học cần phải tích hợp kiến thức của nhiều môn học để giải quyết tình huống trong thực tiễn là rất cần thiết trong việc giảng dạy môn GDCD. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: Tích hợp kiến thức: Sinh học, Vật lý, Hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn giáo dục công dân 10 theo hướng phát huy năng lực học sinh ở Trường THPT Nga Sơn

 

doc 19 trang thuychi01 8071
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức: Sinh học, Vật lý, Hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn Giáo dục công dân 10 theo hướng phát ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
------------***------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP KIẾN THỨC SINH HỌC, HÌNH HỌC, HOÁ HỌC, VĂN HỌC, VẬT LÝ VÀO DẠY PHẦN 3. QUAN HỆ GIỮA SỰ BIẾN ĐỔI VỀ LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VỀ CHẤT, BÀI 5: “CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT NGA SƠN.
 Người thực hiện: Lê Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nga Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD
THANH HÓA NĂM 2018
3.	
Mục lục
TRANG
1. Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân và nhà trường .
13
3. Kết luận và kiến nghị.
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Kiến nghị
15
Tài liêu tham khảo
16
Phụ lục
17
1.Mở đầu
1.1.Lí do chon đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức của các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể hiện được mà cần vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục trong đó dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.
 Hiện nay, việc dạy học lấy học sinh là trung tâm là nhiệm vụ quan trọng, trong đó	 áp dụng các phương pháp dạy học tích cực luôn được giáo viên đặt lên nhiệm vụ hàng đầu . Xuất phát từ mục tiêu đó, trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng tôi luôn tìm tòi khám phá đưa những nội dung mới vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh. Với ý nghĩa đó, tôi nhận thấy rằng: khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học. Mặt khác, trong dạy học cần phải tích hợp kiến thức của nhiều môn học để giải quyết tình huống trong thực tiễn là rất cần thiết trong việc giảng dạy môn GDCD. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: Tích hợp kiến thức: Sinh học, Vật lý, Hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn giáo dục công dân 10 theo hướng phát huy năng lực học sinh ở Trường THPT Nga Sơn 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học, Vật lý, Hình học, Hoá học, Ngữ văn để hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức: Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? nhận biết được dấu hiệu về chất của sự vật, cách thức biến đổi nhanh chóng của chất và khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp, trên cơ sở nắm kiến thức, học sinh phải biết liên hệ bản thân trong thực tế cuộc sống đó là: có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Học sinh lớp 10D, 10H Trường THPT Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. 
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp thu thập, xử lí thông tin. 
- Phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại, trò chơi
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1.Cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn GDCD.
Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học dựa trên cơ sở phát triển năng lực của học sinh, là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Dạy học tích hợp góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp là một trong những phương pháp dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc liên tưởng, khả năng vận dụng và khả năng sáng tạo...Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay. Ví dụ như: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, bảo vệ sức khỏevào nội dung các môn học : địa lí, sinh học, văn học, giáo dục công dân
 Như vậy, có thể hiểu Dạy học tích hợp là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn
 Hiện nay, chúng ta cần tích cực dạy học theo hướng tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đó là tính ứng dụng và thực tế của phương pháp dạy học tích hợp. Trong quá trình dạy học, chúng ta có thể tích hợp liên môn ở tất cả các môn học, trong đó có môn GDCD.
 Dạy học tích hợp môn GDCD có nghĩa là: nội dung kiến thức trong bài học của môn GDCD liên quan đến kiến thức nhiều môn học để giải quyết vấn đề nào đó. Trong phạm vi của đề tài này: Tích hợp kiến thức : Sinh học, Vật lý, hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn giáo dục công dân 10 theo hướng phát huy năng lực học sinh ở Trường THPT Nga Sơn. giúp học sinh có kiến thức tổng hợp về cánh thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn, tạo được sự hứng thú trong học tập, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Mặt khác, việc tích hợp kiến thức trong dạy học sẽ giúp học sinh hiểu được quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, nhận thức được bản thân cần có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức :Sinh học, Vật lý, hình học, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn giáo dục công dân 10 theo hướng phát huy năng lực học sinh ở Trường THPT Nga Sơn. 
 2.2.1 Thực trạng tiếp thu kiến thức môn GDCD trên lớp và học bài ở nhà của học sinh lớp 10 trường THPT Nga Sơn.
Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công giảng dạy 2 lớp : 10D, 10H. Qua các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ của học sinh tôi nhận thấy chất lượng học tập môn GDCD lớp 10 của học sinh chưa cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn thấp đó là:
 2.2.1.1. Học tập trên lớp:
 Trên lớp các em chưa chủ động trong học tập, chưa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo, nhiều em chưa mạnh dạn trong trả lời câu hỏi, kỹ năng xử lý và phân tích các tình huống còn hạn chế. Đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống gần với thực tiễn.
 Thiếu kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng phân tích tổng hợp; kỹ năng hệ thống hoá kiến thức sau mỗi bài học. Thường hay ỷ lại hoặc lười hoạt động trong việc tìm tòi kiến thức mới.
 2.2.1.2. Học tập ở nhà:
 Vận dụng kiến thức liên môn trong ôn tập kiến thức ở nhà chưa hiệu quả, làm bài tập và nghiên cứu trước bài mới chưa cao.
 Hầu hết các em chưa biết cách học “chủ yếu học vẹt đọc thuộc lòng” do đó chất lượng kiểm tra bài cũ ở nhà còn thấp “có tới 80% học sinh không thuộc bài” khi đến lớp.
 2.2.2 Thực trạng vận dụng pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy ở trường THPT Nga Sơn.
 Môn GDCD là môn học có nhiều nội dung tích hợp để hình thành kỹ năng sống cho học sinh và nội dung bài học gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em, để hình thành kĩ năng sống cho học sinh qua các bài học phải lựa chọn lồng ghép kĩ năng sống phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng nội dung của bài học trong chương trình GDCD10. 
 Qua các đợt tiếp thu chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức và triển khai thực hiện cuộc thi: “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” , Trường THPT Nga sơn đã tích cực triển khai áp dụng thực hiện, tuy nhiên trong thực tế qua dự giờ thao giảng cũng như dự giờ sinh hoạt chuyên đề chúng tôi nhận thấy nhìn chung giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích hợp vào giảng dạy trong các tiết học còn rất ít. Một số GV còn gặp khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức, thiết kế và sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học. Một số ít GV vận dụng vào giảng dạy một nội dung của bài học nhưng mới dừng lại dưới hình thức giáo viên hỏi, học sinh trả lời sau đó giáo viên chốt lại kiến thức mà chưa hình thành cho các em kỹ năng tự vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn sau đó lên trình bày trước lớp theo cách hiểu riêng. Đặc biệt giáo viên chưa hướng dẫn cho các em cách khai thác nội dung bài học bằng hình thức tư duy tích hợp các môn học liên quan để các em có thể củng cố và khắc sâu kiến thức bài học.Đây chính là lí do để tôi chọn đề tài này: Tích hợp kiến thức: Sinh học, Hình học , Vật lý, Hoá học, Ngữ văn vào dạy học phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, bài 5 : “Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng” môn giáo dục công dân 10 theo hướng phát huy năng lực học sinh ở Trường THPT Nga Sơn 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các phương pháp, phương tiện giáo viên sử dụng trong bài dạy
 2.3.1.1. Các phương pháp sử dụng trong bài dạy:
Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp/kỹ thuật khác nhau . Ở bài này, sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp: điều tra, khảo sát thực tế; nêu vấn đề; đàm thoại;thảo luận nhóm, trò chơi.
- Kĩ thuật: xử lý tình huống, làm bài tập trắc nghiệm.
 2.3.1.2 .Phương tiện dạy học: 
 - SGK,SGV GDCD10
 - Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD THPT 
 - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD10 
 - Sơ đồ, bảng biểu, bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm, video
 - Máy chiếu
 - Bảng hệ thống tuần hoàn.
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
 2.3.2 .Nội dung kiến thức tích hợp trong phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
 - Phần1. Khởi động
 * Tích hợp với môn sinh học.
 Giáo viên trình chiếu video về sự nảy mầm của hạt. để kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về chất, lượng và giữa chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo phát huy năng lực phát triển và giải quyết vấn đề của học sinh.
 - Phần 2. Hoạt động hình thành kiến thức
 * Tích hợp với bộ môn vật lý.
 - Ở điểm a mục 3 giáo viên sử dụng sơ đồ các trạng thái tồn tại của nước và đặt câu hỏi để học sinh hiểu được: 
 + Sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng và sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần.( không phải ngay lập tức chúng ta có nước sôi mà phải có sự tích luỹ dần dần về nhiệt độ)
 + Muốn làm cho chất của sự vật và hiện tượng thay đổi đòi hỏi lượng của sự vật, hiện tượng phải biến đổi đến một giới hạn nhất định.
 Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là “Độ” tức là trạng thái nước ở khoảng giới hạn từ 
0oC < độ<100oC
 Giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là “Điểm nút” tức là tại điểm 0oC và 100oC
Độ
0oC
100oC
to
Trạng thái
Nước
Rắn
Lỏng
Hơi
Điểm nút
* Tích hợp với bộ môn hóa học.
 Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ SGK trang 31. Trong điều kiện bình thường đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, đồng sẽ nóng chảy. Ở ví dụ này, độ là khoảng giới hạn trong đó nhiệt độ của đồng chưa đạt tới 10830C và điểm nút là nhiệt độ 10830C.
 Giáo viên cho các em sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn để lấy thêm ví dụ về độ, điểm nút.
- Phần 3: hoạt động luyện tập
* Tích hợp với môn hình học.
Bài 1. Cho hình chữ nhật có chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo hai phía để giải thích sự biến đổi của hình học.
Hỏi:
 a. Lượng thay đổi của hình chữ nhật như thế nào?
 b. Chất mới của hình chữ nhật là gì?
 c. Xác định độ, điểm nút.
Trả lời. Giáo viên hướng dẫn để học sinh có thể trả lời được:
Lượng thay đổi phụ thuộc và chiều rộng từ 0 – 50cm.
Chất mới của hình chữ nhật là: 
 + Hình vuông.
 + Đường thẳng.
Xác định
+ 0 < độ < 50
+ Nút: 0 và 50
- Phần 5: Hoạt động mở rộng
 *Tích hợp với môn văn học
Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm các câu ca dao tục ngữ, câu thơ nói về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
+ Chín quá hoá nẫu.
 + Có công mài sắt có ngày nên kim.
 + Góp gió thành bão
 + Tích tiểu thành đại.
 + Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
2.3.3. Giáo án minh họa. : Phần 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, Bài 5 - tiết 2(Tiết PPCT 8): Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. 
Giáo án minh họa.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	Học xong bài này học sinh cần: 
1. Về kiến thức:
Học sinh biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
2. Về kĩ năng:
Chứng minh được cách thức của sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.
Vận dụng sự biến đổi của lượng và chất trong các sự vật, hiện tượng.
3. Về thái độ:
Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh nôn nóng trong cuộc sống.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực tư duy sáng tạo
Năng lực giao tiếp
 Năng lực hợp tác
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
Phương pháp: đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, trò chơi
Kĩ thuật: xử lí tình huống, làm bài tập trắc nghiệm
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.	
Sự chuẩn bị của giáo viên:
SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD lớp 10.
Sơ đồ, bảng biểu, bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm, video
Máy chiếu
Sự chuẩn bị của học sinh:
SGK GDCD lớp 10, giấy A4.
Bảng hệ thống tuần hoàn.
Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học.
Sưu tầm thơ, ca dao, tục ngữ nói về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh
Nội dung
 bài học
Khởi động
*Mục tiêu:
Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về chất, lượng và giữa chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát triển và giải quyết vấn đề của học sinh.
*Cách tiến hành:
GV: trình chiếu video về sự nảy mầm của hạt và hỏi: 
Em có nhận xét gì về hình ảnh mà các em vừa xem?
HS: 2 đến 3 HS trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung nếu có
GV chốt lại: Đó là quá trình biến đổi về lượng làm thay đổi về chất (Hạt → Cây).
Điều đó cho thấy lượng và chất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy mối quan hệ giữa lượng và chất được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời qua tiết học hôm nay.
Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm, giáo viên sử dụng sơ đồ chiếu lên màn hình, tìm hiểu về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
*Mục tiêu: 
Trình bày được quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi.
Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
*Cách tiến hành: 
 - Chia lớp thành 3 nhóm
 GV cho HS quan sát sơ đồ các trạng thái tồn tại của nước và yêu cầu các em trả lời các câu hỏi.
Độ
0oC
100oC
to
Trạng thái
Nước
Rắn
Lỏng
Hơi
Điểm nút
? Có phải ngay lập tức có thể có nước sôi?
? Việc tăng dần nhiệt độ diễn ra như thế nào?
? Đó là sự tích luỹ về lượng hay về chất?
 ? Thế nào là độ? Thế nào là điểm nút?
- Các nhóm thảo luận. và cử đại diện nhón trình bày.
 GV giảng giải: Muốn làm cho chất cơ bản của sự vật hiện tượng thay đổi (nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí) đòi hỏi lượng của sự vật, hiện tượng (nhiệt độ) phải biến đổi đến 1 giới hạn nhất định.
Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi chất cơ bản của sự vật, hiện tượng được gọi là “ĐỘ” 
GV: Khi sự biến đổi (tích lũy) của lượng đạt đến giới hạn của ĐỘ thì điều gì sẽ xảy ra.
HS: Sự vật, hiện tượng sẽ chuyển sang chất mới.
GV giải thích: Khi đó sự vật, hiện tượng sẽ không còn là nó nữa. Sự vật, hiện tượng cũ sẽ bị thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.
Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là “Điểm nút”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ SGK trang 31
GV kết luận: Sự biến đổi về lượng đạt đến 1 giới hạn nhất định (giới hạn của độ), phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, chất cơ bản của sự vật sẽ thay đổi, chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
Hoạt động 2: Đàm thoại để tìm hiểu chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng.
 *Mục tiêu:
HS trình bày được chất mới ra đời gắn liền với 1 lượng mới tương ứng.
Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.
 *Cách tiến hành:
GV: Em hãy cho biết khi nước ở trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái khí thì có còn những thuộc tính ban đầu không?
HS: Không
GV giải thích: Trạng thái lỏng và trạng thái khí là 2 thuộc tính biểu hiện về mặt chất, còn nhiệt độ, tốc độ vận động của các phân tử là mặt lượng việc chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí là chất đã thay đổi và làm cho các thuộc tính về lượng như nhiệt độ, tốc độ vận động của các phân tử của chúng thay đổi.
GV kết luận:
 Lượng mới biến đổi đến 1 giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi, khi 1 chất mới ra đời lại quy định 1 lượng mới tương ứng với nó. Do đó, chất và lượng của sự vật, hiện tượng không tách rời nhau.
Sự biến đổi không ngừng của sự vật, hiện tượng đã dẫn đến sự biến đổi về chất của chúng, khi chất mới ra đời lại quy định 1 lượng mới tương ứng với nó. Lượng mới lại dần dần biến đổi trong sự vật, hiện tượng mới để tạo ra những biến đổi về chất và ngược lại  Cứ như thế các sự vật, hiện tượng trong thế giới không ngừng vận động và phát triển. Đó chính là cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.
GV: Trình chiếu video về toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây để thấy rõ về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
Hoạt động 3: Đóng kịch, xử lý tình huống rút ra bài học từ quy luật: Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
 *Mục tiêu:
Từ tình huống HS hiểu rằng để có sự biến đổi về chất phải bắt đầu biến đổi (tích lũy) dần về lượng theo đúng quy luật.
Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
 *Cách tiến hành:
GV: Nêu tình huống mà đã yêu cầu HS nghiên cứu trước và tổ chức đóng kịch.
Tình huống: Minh và Quân là đôi bạn thân từ nhỏ, lên cấp 3 hai bạn thi đậu vào một trường và học chung một lớp. Do gia đình có điều kiện nên Minh được cha mẹ đầu tư cho đi học thêm rất nhiều nơi với các thầy cô dạy có tiếng trong huyện. Minh cho rằng chỉ cần học vậy là đủ không cần qua tâm đến bài tập dễ ở trên lớp và trong sách giáo khoa vẫn có thể đậu đại học

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_sinh_hoc_vat_ly_hinh_hoc_hoa_hoc_ngu.doc